Danh hiệu: Moderate
Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC) Bài viết: 1,657
Cảm ơn: 1 lần
Thi hào người Đức Goethe trong vở kịch Faust có viết “Không có gì nhàm chán bằng một chuỗi ngày nhàn rỗi vô tận.” Lúc gần đây câu nói này đột nhiên lại trở lại trong đầu tôi nhiều lần. Người ta có thể thấy rõ rằng các lực của toàn cầu hóa và tiến bộ kỹ thuật đã uốn nắn lại không những nền kinh tế mà cả xã hội các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia phát triển tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt hậu quả của những tác động này được cảm thấy nhiều nhất tại tầng lớp đông đảo nhất của lực lượng lao động, những cá nhân và gia đình nằm trong cái mà người Mỹ gọi là giai cấp trung lưu. Rất nhiều những công việc truyền thống cho những người này đã biến mất tại các nước giàu có và những công việc còn lại thì lương bổng trì trệ không tăng kịp theo với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự kiện rằng khối trung lưu càng ngày càng bị khoét rỗng tại hết nước này đến nước khác là một điều đáng quan ngại. Một tầng lớp trung lưu đông đảo, ổn định và sung túc là một điều quan trọng cho một xã hội văn minh và nếu theo các nhà nghiên cứu chính trị học, là nền tảng của một nền dân chủ. Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng khối người trung lưu là khối chính làm cho xã hội bao dung, dân chủ và nhân đạo cũng như nhiều cái tốt khác của xã hội. Trên phương diện kinh tế, họ cũng là nguồn chính trong việc cung cấp nguồn tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất. Một xã hội có một số lượng đông đảo những gia đình sung túc một cách tương đối cung cấp một sức mua lớn hơn nhiều so với một xã hội mà một thiểu số thật giầu trong lúc đa số nghèo mạt. Nhưng cái gì xảy ra khi những công việc vốn là cơ sở cho sự hiện diện của tầng lớp trung lưu biến mất? Triết gia người Pháp Voltaire có một câu trả lời đầy tính tiên tri: “Công việc giúp ta tránh được ba cái xấu lớn: nhàm chán, tội ác và nhu cầu.” Ba cái xấu này, cái người ta khỏi phải lo nhất là nhu cầu. Kinh tế các quốc gia giàu có nay đã phát triển đủ để người ta khỏi lo thiếu thốn. Vấn đề đặt ra là phân phối các thành quả. Đa số chúng ta kiếm đủ tiền để mua những gì chúng ta cần. Nhưng người ta sẽ ra sao khi những cơ hội làm việc càng ngày càng hiếm hoi? Thế còn nhàm chán và tội phạm thì sao? Một trong những điều đáng báo động được thể hiện qua các công trình nghiên cứu của nhà chính trị học Charles Murray về những thay đổi trong xã hội Mỹ trong vòng 50 năm qua. Ông Murray cho thấy trong lúc tầng lớp thượng lưu hay phần trên của tầng lớp trung lưu hầu như không thay đổi thì phần dưới của tầng lớp trung lưu đã có những thay đổi lớn: Tỉ lệ ly dị tăng vọt cùng với tỷ lệ phạm tội; con số trẻ em sinh sống trong các gia đình đơn thân tăng vọt cùng với con số những người đàn ông tách rời ra khỏi cuộc sống gia đình và xã hội Những căn bệnh xã hội đó đến cùng với việc tan biến những công việc của thời đại công nghiệp cũ. Hiện đang có một cuộc tranh cãi trong các giới kinh tế và xã hội học rằng sự mất mát của những công việc này là nguyên nhân tạo ra những bệnh trạng xã hội đó hay cả hai là những hậu quả của những yếu tố khác. Đối với tôi hai hiện tượng này chắc phải có một quan hệ nhân quả chứ không thể nào chỉ ngẫu nhiên trùng hợp. Một công trình nghiên cứu vừa được công bố của nhà kinh tế được giải Nobel năm 2015 Angus Deaton và cộng sự viên Anne Case cho thấy một khuynh hướng còn đáng báo động hơn là suy thoái xã hội. Tài liệu này cho thấy trong lúc tỉ lệ tử vong cho đại đa số những người Mỹ đều đã giảm mạnh trong những thập niên gần đây thì tỉ lệ tử vong cho những người Mỹ da trắng ít học nhất lại gia tăng. Họ khám phá ra rằng giữa 1999 và 2013 tỉ lệ tử vong trong nhóm này tăng 134 trên 100,000 người, một tỉ lệ tăng vọt khiến Giáo Sư Deaton phải viết: “Chỉ có bệnh HIV/AIDS trong xã hội hiện đại của chúng ta mới tạo ra được một sự thay đổi lớn như vậy.” Cái gì đã tạo ra sự tăng vọt này? Các Giáo Sư Deaton và Case cho thấy đại đa số sự tăng gia này có thể truy ra qua ba nguyên nhân: Tự tử; bệnh gan và nhiễm độc vì rượu hoặc ma túy. Nói một cách khác những người trong nhóm này đã cố ý hoặc vô tình tự giết mình hoặc mau hoặc chậm. Tuy rằng còn phải nghiên cứu thêm nữa để xác định nguyên nhân của sự kiện này, nhưng chắc hẳn tình trạng thê thảm trong triển vọng công việc của nhóm này phải đóng góp một phần, vì chắc không phải là một sự trùng hợp khi mà tỉ lệ những người có công ăn việc làm chỉ đạt 54% trong số những người Mỹ chỉ có bằng trung học. Điều đáng chú ý là trong công trình của các giáo sư Deaton và Case, tỉ lệ tử vong của những người Mỹ gốc Hispanic và da đen ở cùng điều kiện xã hội không tăng như người da trắng. Có thể vì họ đã sẵn bị loại ra ngoài lề và vì vậy ít bị cú sốc khi những công việc mà người da trắng trước đây được ưu tiên hưởng nay biến mất. Lê Mạnh Hùng
Di chuyển
Diễn Đàn
Tổng Quát
- Announcement-Thông Báo
Thông Báo Cộng Đồng
- Thông Báo Cộng Đồng
Kinh Tế Chính Trị
- Đệ Ngũ Quyền
- Kinh Tế Chính Trị
- Hệ thống đa đảng
- Chế độ độc đảng
- Mô hình nào tốt nhất cho Việt Nam?
- Nhà Bất Đồng Chính Kiến
Văn Thơ
- Tác Phẩm Văn Học
- Truyện
- Thơ Ca
- Video-Audio
Nghệ Thuật
- Âm Nhạc
- Phim Ảnh
- Các bộ môn khác
- Thắng Cảnh Khắp Nơi
Khoa Học & Xã Hội & Giáo Dục
- Kiến Thức Phổ Thông
- Khoa Học Kỹ Thuật
- Khoa Học Xã Hội
- Khoa Học & Huyền Bí
- Y Khoa Thường Thức
- Gia Ðình & Học Ðường
- Nghệ Thuật Sống
- Chuyện Lạ Đó Đây
- Nghệ Thuật Nấu Ăn
- Mẹo Vặt
Dự Đoán Học
- Dự báo theo khoa học
- Bói Toán
Giấc Mơ
- Tìm Hiểu Giấc Mơ
- Giải Mã Giấc Mơ
- Giấc Mơ Tiên Tri
Thể Thao
- Võ Thuật
- Bóng Đá
- Các Môn Thể Thao Khác
Ebook
- English Ebook
- Ebook Tiếng Việt
- Thủ Thuật - Hướng Dẫn
Tôn Giáo
- Phật Giáo
- Công Giáo
- Tin Lành
- Hòa Hảo
- Cao Đài
- Các Tôn Giáo Khác
- Bạn Cần Phải Theo Tôn Giáo
- Bạn Không Theo Tôn Giáo
Game
- Game
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.