logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/11/2015 lúc 10:41:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Từ khi có những trang mạng xã hội mà facebook là tiêu biểu, có người ý kiến là phương tiện giao tiếp hiện đại này đã phần

nào làm cho con người mất đi khả năng giao tiếp truyền thống của loài người. Chẳng hạn như trước đây, hai người không

quen biết, nhưng đứng đợi xe bus ở cùng trạm, khả năng họ nói chuyện với nhau là rất cao. Họ nói về thời tiết, hay sẽ nói về

thể thao từ gợi ý ở cái mũ của một anh cho biết anh là ủng hộ viên của một đội nào đó, hoặc về một ban nhạc nếu chiếc áo

một cô mặc mang hình ban nhạc mà cô ta yêu thích. Họ nói chuyện để ít nhất cũng không nhàm chán với thời gian chờ xe bus

tới. Nhưng cũng hai người ấy bây giờ khi đợi xe bus, mỗi người dán mắt vào cái điện thoại của mình, chứ không trò chuyện

với nhau nữa. Thậm chí vợ chồng cùng ngồi đợi được dọn thức ăn ở nhà hàng thì mỗi người cũng dán mắt vào cái điện thoại

cá nhân, ít trò chuyện hơn xưa. Nên chúng ta đã quen mắt với những người ngồi đâu cũng căng mắt với cái điện thoại cá nhân;

từ người đợi ở văn phòng bác sĩ, tới người đứng sắp hàng đợi trả tiền ở chợ cũng lướt mạng tin tức, thể thao, hay facebook,

về chuyện họ đang theo dõi, hoặc quan tâm.

Facebook, ít nhất theo tôi không đơn thuần là một thế giới ảo như nhiều nhận xét của những người am hiểu. Riêng tôi vẫn nghĩ

facebook là một thế giới ảo thật nhất so với thế giới thật. Bởi ở đó, nếu bạn có thể nổi giận khi thấy hết sự khiếm nhã của

người này, thì bạn lại cảm thấy tự xấu hổ về mình trước lòng bao dung hay tính khiêm nhường của người khác…

Cái độc đáo của facebook là sự đáp ứng được nhu cầu của mọi giới; và tính dân chủ. Nếu những người nổi tiếng có hàng

triệu lượt người đọc một câu họ viết ra, thì người thấp cổ bé miệng nhất cũng có vài bạn bè chia sẻ những vui cùng buồn…

Tôi có câu chuyện về một người bạn Mỹ trắng thoát chết nhờ facebook. Anh ta bị tâm thần nhẹ nên hãng xưởng vẫn nhận anh

ta vô làm công nhân. Nhưng ước mơ của anh ta từ bé là khi lớn lên, anh muốn trở thành một chiến binh trong Lực lượng đặc

biệt của Mỹ. Dĩ nhiên anh ta bị từ chối, nhưng lòng đam mê của một người lớn ngây thơ nên anh làm được bao nhiêu tiền, chỉ

dùng vào việc mua những bộ quần áo thật đắt tiền của biệt kích Mỹ, những đôi giày đặc biệt của họ cũng rất đắt. Mắc nhất là

súng. Những cây súng thường thấy trong phim ảnh lại càng mắc tiền… Rồi anh ta mặc đồ biệt kích, mang giày ống cầu kỳ lên

tới đầu gối, mà ngay trên đôi giày cũng có trang bị cây súng nhỏ xíu để thoát hiểm khi nguy nan, còn bên giày kia là lưỡi dao

găm bé tẹo nhưng cắt được cả dây kẽm gai. Nói tóm lại là rất tốn tiền. Sau đó anh hóa trang như biệt kích trong phim. Nhưng

phục kích ở nhà bếp, hay ngoài vườn sau nhà anh. Rồi nhờ mẹ anh ta chụp hình để khi đi làm thì anh khoe bạn bè làm chung.

Anh làm chuyện này từ thời còn cực khổ chụp hình bằng phim Kodak và phải đi rửa hình nữa.

Từ khi thị trường Mỹ có bán máy chụp hình digital thì anh ta mặc sức tung hoành; và khi máy quay phim không còn quá đắt đỏ

thì anh mua về nhà để đặt máy quay phim rồi tự diễn vai “siêu biệt kích Mỹ”. Và cú đột nhập ngoạn mục nhất của anh là đột

nhập vô phòng ngủ của ba mẹ anh qua đường cửa sổ; làm ba mẹ anh phải một phen khiếp hãi. Họ chỉ còn có nước đưa anh

vô viện tâm thần. Nhưng cha mẹ của anh rất thương con, nhất là anh không được bình thường như anh em trong gia đình anh.

Cha mẹ anh lại khá giả nên họ chỉ bán hết súng đạn thật của anh. Từ đó, anh chỉ được chơi đồ biệt kích và súng… nhựa.

Nhưng facebook ra đời kịp thời để cứu mạng anh vì anh có cơ hội tâm sự về sở thích cá nhân. Và hậu quả là anh bị kẻ xấu lợi

dụng, tìm cách kết thân với anh để dụ anh đi làm chuyện xấu. Cha mẹ anh phát giác kịp thời nên báo cảnh sát. Anh cũng may

mắn là mới đồng ý chứ chưa tham gia một cuộc đột kích nhà bank nào nên anh thoát được chuyện tù tội…

Cuối cùng là facebook đã cứu mạng anh. Từ một tâm sự là anh sẽ tự tử vì đời biệt kích Mỹ mà chơi súng nhựa thì chết

sướng hơn sống. Nhưng cha mẹ anh đã bán hết rồi!

Thế là có một người phụ nữa còn rất trẻ, cô ấy đã tìm cách liên lạc với cha mẹ anh để ngăn chặn một cuộc tự sát của người

biệt kích ảo tưởng. Thiên thần đến từ facebook ấy đã tin tưởng không có người đàn ông nào thánh thiện hơn anh ta ở trên đời

vì anh ta rất thành thật và ngây thơ; hai là cô tin cô sẽ giúp anh loại bỏ được tư tưởng tự tử với tình bạn chân thành mà cô sẽ

giữ mối quan hệ thường xuyên với anh ta…

Câu chuyện về anh bạn Mỹ nhà giàu nhưng bị té ngựa hồi nhỏ làm râm ran dư luận đồng nghiệp trong hãng. Riêng tôi suy nghĩ

về hai mặt tốt cũng như xấu của facebook. Từ thế giới ảo mà giống như thật nhất đó đã làm nên những chuyện đáng khen

cũng như những chuyện đáng trách. Chuyện nhỏ như con kiến về một người thích nổ, thị order một con cá nướng ở nhà hàng,

đem về nhà ăn thì đâu có gì để nói. Vui với chồng con bằng cách của người vợ, người mẹ không biết nấu nướng đâu còn là

chuyện dễ sợ trong thời đại này! Nhưng thị lại chụp hình con cá nướng rồi đưa lên facebook cá nhân là tự mình làm. Còn vẽ

rắn thêm chân cho những người muốn học hỏi về món cá nướng. Chuyện nổ ra, um xùm một xóm Việt Nam trong hãng.

Nghĩ về facebook. Tôi chỉ có lời xin lỗi những người ham thích vì tôi cũng thấy có hay có dở. Chuyện thường tình trong đời

sống có gì không hai mặt đâu? Nhưng tôi vẫn không dùng facebook… là điểm bất phùng thời của tôi. Dù tôi cũng thỉnh thoảng

lướt qua để biết chuyện bàng dân thiên hạ, như đoạn facebook khá ngộ nghĩnh sau:



“Ai bảo selfie là khổ. Selfie sướng lắm chớ!” Thử nhuộm tóc, cạo râu, mang mắt kiếng John Lennon tự sướng, tự đa tình với

thơ tình, với người tình ảo; rồi thử coi phản ứng phụ của mấy cô em zợ, bà zìa zợ, rồi “mụ zợ”. Biết chết liền.



“Anh đừng nên selfie nhiều nữa

Người ta bảo như thế là ám ảnh về mình

Không tốt cho vận hạn thời gian

Tự kỷ hoài sẽ sinh ra bệnh

Anh đừng ôm facebook nhiều nữa

Vì như thế sẽ lộ cô đơn

Và đừng like nhiều gái đẹp

Người ta bảo cuộc đời không hạnh phúc

Ðừng “còm” tào lao nữa

Anh sẽ bơ vơ

Như người tâm thần ngoài chợ

Như cô hồn hết rú đến la

Ðừng thích những món ăn ngon bằng hình

Những đùi những ngực những mắt những môi

Sẽ lộ ra cái đói

Ðồ cúng chỉ dành cho thế giới bên kia

Thôi anh đừng làm thơ nhiều nữa

Ðừng nhớ em nhiều nữa

Ðất nước này chỉ sống bằng thơ

Nơi nào cũng có rất nhiều kịch sĩ

Hôm nay người ta đọc thơ tự do mà không dân chủ

Khi trên cao không còn tôn giáo

Chúng ta chỉ có bầy đàn tôn vinh Ðảng

Nhớ đừng selfie…

Đặng Hiền (trích fb)



Và tôi rất thích đọc những trang facebook của người trong nước như một cách tìm hiểu về quê cũ mà không cần thông qua

báo chí nhà nước để có phần trăm khả tín cao hơn… Đọc facebook của người trong nước giống như chơi ráp puzzle. Những

mảnh ghép muôn hình vạn trạng từ những trang facebook, nhưng kết nối lại thì thấy được bức tranh toàn cảnh trong nước mà

mình đã xa xăm. Đoạn văn mới nhất trên facebook mà tôi đọc được là:



Tức mà phải phì cười!

Tôi từ Sàigòn ra Hà Nội đến Hồ Gươm xem xong, gọi xích lô hỏi đi đến chợ Đồng Xuân giá bao nhiêu?Anh đạp xích lô bảo

70 nghìn, tôi trả 50 nghìn anh ta đồng ý chở tôi đi. Đến cách chợ Đồng Xuân chừng 300 mét anh bảo tôi xuống. Tôi hỏi anh ta

sao lại xuống đây? Anh ấy trả lời 50 nghìn chỉ đến đây thôi! Tôi hỏi sao anh đồng ý giá ban đầu là 50 nghìn mà bây giờ anh nói

thế? Rồi anh ta đáp gọn hơ: “Anh thông cảm cho ở đây, Đảng lừa dân cho nên dân chúng em phải lừa nhau mà sống!”

Tôi vừa tức mà phải cười rồi trả tiền và bỏ đi. Anh ta còn nói thêm: “Không lừa không phải Cộng Sản, không đi chàng hảng

không phải Việt Minh, không ăn nói linh tinh không phải ủy viên bộ chính trị, không có học vị mới vào trung ương”.

Chán thật, nhưng vụ này có thật nha!

Theo Facebooker Lai Nguyễn



Nói tới cười, theo những nhà khoa học, nhà tâm lý học, thì cười là một biểu hiện hạnh phúc của con người; và ngược lại thì

khóc là một biểu hiện đau khổ của con người. Nhưng trong đời sống, chúng ta từng chứng kiến một người hay tin mình được

tuyển chọn vào trường đại học mơ ước; sao người đó không cười như điên như dại mà bật khóc? Hiểu theo một cách nào đó

thì khóc không hẳn là biểu hiện đau khổ mà đôi khi hành động khóc lại biểu hiện một niềm hạnh phúc bất ngờ đến; lớn hơn sự

mong đợi. Nên cười, cũng không hẳn là biểu hiện hạnh phúc tuyệt đối, mà đôi khi, chẳng biết nói gì với sự trớ trêu thì người ta

nở một nụ cười… cay đắng, chua chát, tùy người.

Nhưng tức mà phải phì cười như anh Lai Nguyễn trong đoạn facebook ở trên, thì chúng ta nên đọc ra những ẩn ngữ trong

chữ nghĩa vì anh còn sống trong nước! Một đoạn văn kể chuyện với chữ nghĩa, giọng kể của một người có tính hóm hỉnh, tính

khôi hài như anh Lai Nguyễn thì chắc chắn anh là một người vui tính; người dễ có thiện cảm cho những người có giao tiếp với

anh. Và vui tính, hóm hỉnh, thường đồng nghĩa với thông minh. Bởi một người si khờ không tạo được tiếng cười sâu sắc,

duyên dáng như anh – nhất là qua chữ viết.

Chỉ là một chuyện kể ngắn, một chuyện cười (có thật hay không cũng tùy người đọc); một chuyện cười trong đời sống ở Hà

nội bây giờ. Nhưng qua nội dung và cách chọn từ để trình bày sao cho duyên dáng để gây cười. Tác giả đã gởi tới người đọc

một bối cảnh xã hội bát nháo, mất gốc, đứt rễ… tới vô phương. Trong câu, “đảng lừa dân cho nên dân chúng em phải lừa

nhau mà sống!” Đọc xong chẳng nhịn được cười, nhưng là cười ra nước mắt với một dân tộc tự hào về văn hóa, truyền thống

lâu đời. Thế mà bây giờ người dân phải lừa nhau mà sống; chỉ vì cái đảng cầm quyền, có lực lượng công an trị hùng mạnh để

khống chế mọi con đường sống cho đàng hoàng tử tế như truyền thống. Nói cách gì cũng không thể phủ nhận là đảng đã

thành công trong quá trình lưu manh hóa nhân dân.

Thật ra, anh Lai Nguyễn viết đến đó đã đủ giá trị cáo trạng trong ý văn ngầm; đủ sức gây cười cho người đọc hời hợt mua vui;

và đủ thấm thía cho người đọc tư duy. Anh không cần phải đưa thêm lời nói thêm của người đạp xích lô vào, “không lừa

không phải Cộng sản, không đi chàng hảng không phải Việt minh, không ăn nói linh tinh không phải ủy viên bộ chính trị, không

có học vị mới vào trung ương”.

Có thể do người Việt thích ăn nói văn vẻ nên hay đặt vè cho người bình dân dễ nhớ. Chứ ai đọc câu văn, “đảng lừa dân cho

nên dân chúng em phải lừa nhau mà sống”. Một câu văn bình dị ấy thôi đã nói lên được hai thế lực đối trọng trong xã hội Hà

nội, (xã hội trong nước) là một bên bị trị là người dân; bên cai trị là đảng. Và đảng phái chính trị nào chả muốn chiếm lòng dân

để làm hậu thuẫn cho đảng mình; chỉ trừ đảng cướp là muốn lưu manh hóa người dân để dễ dàng chấp nhận mình.

Dù sao, cũng cảm ơn anh Lai Nguyễn đã kể chuyện trên facebook cho người Việt muôn phương biết được đồng bào của

mình ở đất ngàn năm văn vật bây giờ là như thế đó! Cái nôi văn hóa của dân tộc không còn trăm họ một nhà như xưa. Người

người, ngày ngày, phải lừa nhau mà sống dưới bóng cờ đỏ sao vàng. Đó là thảm họa diệt vong.

Cũng xin hầu chuyện cùng bạn đọc, về một câu chuyện tôi nhớ mãi về nguyên quán của mình. Được sinh ra ở Sài gòn, nhưng

nghĩ về nguồn gốc con nhà di cư nên dịp nghỉ hè năm 1978, tôi nghỉ hè nê rủ một người bạn thân trong trường trung học,

cùng tôi làm một chuyến ra Bắc để tôi được tận mắt thấy nguyên quán của tôi.

Chúng tôi chu du từ Hà nội về Nam định, rồi lang bạt ra tới Hải phòng để cố tìm thăm người dì ruột của tôi. Chuyện thứ nhất là

cô hàng cà phê gấp đôi tuổi chúng tôi lúc bấy giờ, khi nghe bạn tôi trả lời câu hỏi “hai bác dùng gì?” Gặp tên bạn Nam bộ rặt

nên tỉnh bơ nói, “cho hai ly cà phê đá”. Sau đó, cô và những người ngồi quán cùng cười chúng tôi vì ngoài Bắc không uống

nước đá.

Nhưng cô hàng cà phê khá tử tế, hay tại tôi đến chỗ cô ngồi để xin trả tiền chứ không dám hách dịch gọi cô ra tận bàn chúng

tôi mà tính tiền, nên cô thương hại, không “hét giá” hai ly cà phê đen nóng. Tôi thấy cô tử tế nên đưa địa chỉ của dì tôi ra, và

hỏi thăm bao xa.

Cô nói luôn một hơi, “Hai bác trẻ khỏe. Đi bộ một thoáng cũng tới. Nhưng ngặt là không biết ngõ. Đành đi xích lô vậy! Nhưng

đám xích lô ở đây khoác bốn nghìn (tôi không nhớ tiền tệ lúc bấy giờ nên xin nói tượng trưng thôi!) thì hai bác trả dưới hai

nghìn là vừa.”

Nhưng khi tôi trả giá với anh xích lô thì anh ta đòi tới tám nghìn. Tôi làm sao dám trả dưới bốn nghìn. Nên tôi trả giá là bốn

nghìn. Anh ta nắm ngực áo anh ta kéo ra cho tôi xem… có biết anh ta là ai không? (Tôi chỉ biết đó là cái áo của bộ đội. Còn

anh ta là bộ đội thật hay giả thì làm sao tôi biết!) Nhưng anh ta đồng ý bớt giá xuống sáu nghìn.

Tôi còn đang phân vân thì tên bạn tôi thúc cùi chõ hắn vào hông tôi, đại ý là không đáng. Thế là chúng tôi lên xe đi. Nhưng anh

xích lô đạp xe chậm hơn cả người đi bộ. Tôi nghĩ là anh cố tình làm cho chúng tôi nản, thì xuống xe đi bộ, nhưng vẫn phải trả

tiền.

Nhưng tên bạn tôi bắt đầu giở trò đểu Nam bộ ra chơi với Bắc kỳ mới là không biết lượng sức mình! Nó nói với anh xích lô,

“chừng nào tới, nhớ kêu dậy dùm nha. Đừng chạy quá xa địa chỉ nhà là nó không có tiền trả đâu?”

Thế là nó ngã người ra tối đa, và ngủ.

Anh xích lô đạp thêm được chừng vài trăm thước. Đúng là con đường đau khổ đã tới ngã rẽ, như một ngõ hẻm ở Sài gòn.

Anh ta nói với tôi, “Xin hai bác xuống đây cho. Hai bác trẻ khỏe thì đi bộ mươi bước, rẽ vào cái ngõ trước mặt (theo tay chỉ của

anh ta). Hai bác chỉ nhìn số nhà là tìm được họ hàng”.

Tên bạn tôi thức giấc đúng như đồng hồ Thụy sĩ. Nó chu mỏ Nam kỳ ra đấu khẩu với Bắc kỳ mới càng là không biết lượng

sức, “Anh đã ăn tiền để đưa chúng tôi đến nơi. Sao lại bỏ chúng tôi dọc đường?”

“Mẹ mày thằng ranh con. Mày có biết ông là ai ở đây không? Tiên sư bố mày lếu láo. Ông vặn cổ mày đằng trước ra đằng

sau…”

Anh xích lô chửi tràn giang đại hải, tục tĩu vô song đến không dám viết lại dù tôi rất nhớ. Nhưng tôi thấy thua rồi khi quanh xe

xích lô chúng tôi đi là một bọn đầu gấu với gậy gộc đã vây quanh.

Tôi gạt bạn tôi sang một bên để tôi nói chuyện. Tôi gạt bỏ chuyện anh xích lô khoác lác về việc anh đi đánh Trung quốc ở biên

giới Tây bắc để bảo vệ hòa bình cho chúng tôi. Bây giờ thương tật trở về, còn phải đạp xích lô để kiếm sống qua ngày. Sao lại

đối xử với anh… như tàn dư Mỹ Ngụy!

Đúng là tức mà phải phì cười với cái chính trị ba xu của dân miền bắc. Nhưng tiến thoái lưỡng nan. Tôi đành đồng ý trả sáu

ngàn… cho một vụ lường gạt thấy rõ. Nhưng miền Bắc xã hội chủ nghĩa tượng trưng cao độ nhất trong tôi muôn đời là khi anh

xích lô – cựu bộ đội cầm sáu ngàn của tôi. Anh nói thêm, “Bác cho cháu xin thêm sáu nghìn nữa?”

Tôi hỏi anh, “Thì chúng ta thỏa thuận là sáu ngàn. Bây giờ tôi đưa cho anh sáu ngàn. Anh còn muốn gì nữa?”

“Cơ khổ cho bác bị Mỹ Nguỵ đầu độc tới u mê. Ban nãy cháu thưa với bác là sáu nghìn cho mỗi người. Bác đi xe cháu hai

người thì phải trả cho cháu mười hai nghìn mới phải chứ!”

Tôi tức cành hông, tức ói máu Nam bộ. Nhưng bốn bề thọ địch Bắc kỳ nên đành móc thêm sáu ngàn… để từ đó, cho vàng

cũng không về quê tôi nữa!

Kể lại chuyện xưa với anh Lai Nguyễn và bạn đọc để chia chung nỗi buồn, niềm đau… là chúng ta đã thực sự mất miền Bắc

dưới màu cờ đỏ sao vàng từ ngày 2 tháng 9 năm 1945. Không phải lỗi của đồng bào miền Bắc mà là lỗi của đồng bào miền

Nam vui hưởng thanh bình dưới thể chế cộng hòa, tự do của hai nền Đệ nhất và Đệ nhị cộng hòa ở miền Nam. Cái giá phải trả

là chúng ta phải chịu đựng hậu quả về người anh em bệnh hoạn suốt đời do đảng Cộng sản Việt Nam và chủ nghĩa cộng sản

thế giới đầu độc.

Hài hước hay dí dỏm trên sân khấu hay trang viết cũng chung một nụ cười. Còn giọt đắng đọng lại trong mắt mỗi người lại tùy

lương tri cá nhân. Facebook. Nghĩ cho cùng cũng chỉ là một tấm gương phản chiếu. Người viết lên đó tốt hay xấu thì tấm

gương phản chiếu cũng chỉ làm được công việc duy nhất của nó là phản chiếu trung thực. Từ đó, đồng bọn thì bất phân phải

trái; nên người biết phải trái sẽ không có đồng bọn trên facebook. Nên sử dụng một phương tiện giao tiếp hiện đại, ngoài khả

năng kỹ thuật cần thiết, người ta cũng cần tới tri thức và nhân tâm. Đừng viết lên facebook những điều mụ mị vì đó là bằng

chứng mụ mị nhất của người viết.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.411 giây.