Quyền được bày bỏ ý kiến trên các mạng xã hội tại Việt Nam lại được nói đến nhiều trong những ngày gần đây khi xảy ra vụ
việc bị phạt do có ý kiến về lãnh đạo tỉnh qua Facebbok.
Chủ tịch tỉnh An Giang, ông Vương Bình Thạnh - Ảnh: Chí Quốc/VTC.VN
Thực tế ra sao? Phản ứng của cư dân mạng và các cấp lãnh đạo thế nào trong lĩnh vực này.
Vụ việcVào ngày 15/11/2015 cô giáo Lê Thị Thùy Trang ở Long Xuyên đã bị phạt 5 triệu đồng vì đã có lời bình luận trên Facebook
đối với chủ tịch tỉnh An Giang.
Cô này có bình luận “nhìn cái mặt kênh kiệu” mà theo UBND tỉnh An Giang cô giáo Trang đã xúc phạm đến danh dự của chủ
tịch tỉnh An Giang.
UBND tỉnh An Giang phạt cô giáo Trang chiếu theo nghị định 72 của chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng, dịch vụ Internet
và thông tin trên mạng.
Có thông tin nói cô giáo Trang bình luận vậy vì có xích mích cá nhân với ông chủ tịch tỉnh.
Cô giáo Trang không những bị phạt về hành chính mà còn bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo luật viên chức.
Dưới sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng và sự lên tiếng của công luận nên quyết định xử phạt cô giáo Trang đã
được UBND tỉnh An Giang rút lại vào ngày 23/11.
Phản ứng của cộng đồng mạngSau khi UBND tỉnh An Giang đã đưa ra mức phạt 5 triệu đồng đối với cô giáo Lê Thị Thùy Trang thì nhiều Facebookers đã tỏ
ra không đồng tình với cách làm đó. Theo họ mỗi cá nhân có quyền đưa ra nhận xét, đánh giá người khác. Hơn thế nữa đối
với các cấp lãnh đạo thì đó là người được dân bầu cử lên, nên dân có quyền theo dõi, đánh giá.
Em Nguyễn Thị Hồng Vân một sinh viên đang học tại trường đại học sư phạm Đà Nẵng cho biết mọi người có quyền nói lên
suy nghĩ và nhận xét của mình, kể cả cái quyền nhận xét tốt xấu của mình giống như phê bình một bài văn khi cô giáo chấm
bài của mình:
“Em thấy cái lời bình luận đó không có gì đáng bị phạt, mà cô giáo đó chỉ đưa ra nhận xét của cá nhân cô, đó là một điều bình
thường, giống như em có thể khen ai đó đẹp hay xấu hay cô giáo khi chấm bài của em có thể phê là bài tốt hay không. Còn
nghị định 72 đó theo em nghĩ đó là việc bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của người dân”
Còn chị Nguyễn Thị Thảo ở Hà Nội lại cho biết cô giáo Trang đã đánh giá theo cảm nhận của cô ấy, nên không có gì đáng để
phạt, khen ai tốt, ai xấu đó là quyền của cô ấy chứ không thể dựa vào nghị định 72 để phạt cô ấy được.
Chị Thảo tiếp lời:
“Đánh giá ai tốt xấu đó là quyền riêng của cá nhân họ, họ có quyền thích người này hay không thích người kia, chứ đụng một
xí rồi phạt có phải là quá đáng lắm không”
Anh Hoàng Văn Bình một người đấu tranh dân chủ ở Sài Gòn chia sẻ hiến pháp và pháp luật Việt Nam có quy định về tự do
ngôn luận nên người dân có quyền phát biểu, hơn nữa đây là ông chủ tịch tỉnh An Giang nên người dân có quyền đánh giá họ,
cũng theo anh Bình cô giáo Trang chỉ chỉ bình luận là vẻ mặt kênh kiệu; điều này không xúc phạm đến danh dự nhân phẩm
của ông chủ tịch tỉnh theo như nghị định 72, nên đây là việc làm sai trái của UBND tỉnh An Giang.
“Cô Trang chỉ đưa ra nhận xét của cá nhân cô ấy khi nhìn vào bức hình của ông chủ tịch tỉnh, mà đây không phải là xúc phạm
hay nói xấu ông ấy được nên không thể phạt cô ấy được”
Facebooker Tung Do “ Nếu với chỉ một bình luận nhìn vẻ mặt kênh kiệu mà bị phạt 5 triệu đồng thì khoảng 80% những người
đang sử dụng Facebook sẽ bị phạt hết ah.”
Công luận lên tiếngKhông chỉ các facebookers và cư dân mạng có phản ứng về biện pháp xử phạt của cơ quan chức năng đối với một bình luận
trên facebook như vừa nêu, một số người quan tâm trong xã hội cũng lên tiếng.
Luật sư Nguyễn Duy Bình, văn phòng luật sư Duy – Trinh, đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, trong trả lời phỏng vấn đài BBC nhấn
mạnh, việc xử phạt như thế là một tiền lệ hết sức nguy hiểm. Theo vị luật sư này thì hiến pháp và pháp luật quy định người
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và họ có quyền giám sát đánh giá năng lực phẩm chất, phong cách của nhà lãnh
đạo mà người dân đã bầu, hơn nữa họ đánh giá ông chủ tịch này kênh kiệu không phải là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của ông ấy được. Hơn nữa muốn kết luận một ai đó có xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một người thì phải coi người
đó có còn uy tín, danh dự nữa hay không.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cũng được báo Thanh niên dẫn lời hôm 20/11 cho biết thì việc xử lý thì phải theo pháp
luật và theo ông thì bình luận của cô giáo Trang không có gì là vu khống hay xúc phạm đến nhân phẩm của ông chủ tịch tỉnh
An Giang cả mà đó chỉ là cảm nhận của cô, hơn nữa việc cô giáo Trang khen ông này đẹp hay xấu đó là quyền của cô và của
mọi người dân.
Phản ứng của chính quyềnVào ngày 16/11 bộ trưởng bộ thông tin Nguyễn Bắc Son phát biểu là không được nói xấu cả trong đời thường và trên mạng.
Cư dân mạng sau đó vào ngày 21/11 cũng tung ra một văn bản của phòng GD & ĐT Tp Châu Đốc tỉnh An Giang với nội dung
cấm giáo viên trên địa bàn like, bình luận “nhạy cảm” trên Facebook. Tuy nhiên sau đó dưới phản ứng của cộng đồng mạng
nên văn bản này đã được phòng GD & ĐT Tp Châu Đốc rút lại.
Trong thời gian qua các cấp lãnh đạo Việt Nam có một số phát biểu về vấn đề sử dụng công cụ mạng xã hội được báo giới
trong nước trích dẫn.
Nhân ngày Việt Nam kết nối Internet 19/11 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi cộng đồng mạng đấu tranh vì lẽ phải, hãy
đưa những thông tin, hình ảnh, số liệu có ý thức và trách nhiệm.
Xin được nhắc lại năm 1997 Việt Nam chính thức kết nối Internet và cho đến cuối năm 2014 Việt Nam có gần 45 triệu người
sử dụng Internet. Con số 35 triệu tài khoản Facebook tại Việt Nam được cho là cao hơn mức trung bình của thế giới, và cao
hơn nhiều trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo RFA