logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/04/2013 lúc 08:03:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Họp báo về tình hình nhân quyền Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 10/4/2013.
Một ngày trước khi khởi sự cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ với Việt Nam ở Hà Nội, Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ mở cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Một trong những người khởi xướng cuộc vận động nhân quyền lần này là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, cũng là đồng sáng lập viên của CAMSA, liên minh bài trừ nô lệ ở Châu Á.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết cuộc điều trần hôm nay tập trung vào 3 lĩnh vực:

“Thứ nhất là đàn áp tôn giáo, thứ hai là tra tấn và bạo hành bởi công an, và thứ ba là vấn đề buôn người.”

Trong cuộc điều trần hôm nay, liên minh CAMSA đưa ra một số nhân chứng là nạn nhân, hay thân nhân các nạn nhân bị đàn áp, hoặc của nạn nhân của nạn buôn người.

Trong số những người ra làm chứng tại trụ sở quốc hội Mỹ hôm nay có cô Danh Hui, chị ruột của Huỳnh thị Bé Hương, một trong 15 nạn nhân bị buôn sang Nga và buộc hành nghề mại dâm, trước khi cô Bé Hương được Liên minh CAMSA giải cứu. Nói chuyện với Ban Việt ngữ-VOA, cô Danh Hui cho biết về mục đích khi ra làm chứng tại cuộc điều trần:

“Em sẽ trình bày, nói hết tâm nguyện của em, của bé Hương và tất cả các nạn nhân… Em đã được cứu về Việt Nam rồi và muốn cho làm sao để giải cứu cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ ở bên Nga, sớm được trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.”

Về ý nghĩa cuộc điều trần, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phát biểu:

“Ý nghĩa và mục đích quan trọng nhất vào ngày 12 tháng Tư của cuộc điều trần là Quốc hội muốn tìm hiểu, cập nhật về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam để rồi dựa vào đó sẽ có những hành động về lập pháp, nghĩa là đưa ra luật, để thúc đẩy Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Bên cạnh đó, quốc hội Hoa Kỳ cũng muốn tạo áp lực lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bởi vì trong tuần này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một phái đoàn về Việt Nam để có cuộc đối thoại về nhân quyền với chính quyền Việt Nam. Và ý nghĩa thứ 3 cũng rất là quan trọng, tập trung vào vai trò của các tổ chức tôn giáo, các giáo hội trong vấn đề đưa đến dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ở trong nước đang có một chiến dịch kêu gọi người dân đồng loạt lên tiếng để mà đòi hỏi những sự sửa đổi về hiến pháp. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã làm việc với Quốc hội Hoa Kỳ để có cuộc điều trần ngày thứ Năm.”

Liên Minh CAMSA tố cáo tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow đã bao che cho những kẻ buôn người và nói rằng các nhân chứng có mặt tại cuộc điều trần sẽ chứng minh điều đó với các nhà lập pháp Mỹ quan tâm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói: “Cô Danh Hui sẽ là nhân chứng để giải thích cho quốc hội biết rằng Việt Nam, đặc biệt là tòa đại sứ Việt Nam ở Moscova, đã toa rập và bao che cho kẻ buôn người, thay vì bảo vệ cho nạn nhân.”
Source: VOA
xuong  
#2 Đã gửi : 11/04/2013 lúc 08:18:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt mở lại sau nhiều tháng gián đoạn

Ngày 12/04/2013, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ mở lại đối thoại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam bị gián đoạn từ tháng 12/2012. Phái đoàn Mỹ do trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách nhân quyền Daniel Baer đã đến Hà Nội từ ngày 10/04/2013 trong bối cảnh Việt Nam bị lên án gia tăng trấn áp trong nước.
Trước khi sang Việt Nam, trưởng đoàn Mỹ đã trao đổi ý kiến với bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chủ tịch Ủy ban Quốc tế Yểm trợ Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam. Từ Washington, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cho biết một số chi tiết :

« Chúng tôi trao (cho trưởng đoàn Hoa Kỳ) một danh sách đầy đủ tên tuổi những nhà tranh đấu đang bị giam giữ tại Việt nam. Danh sách đó do nhà tranh đấu Nguyễn Bắc Truyển gửi ra và những lời đề nghị của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bản tường trình về tình trạng nhân quyền tồi tệ trong ba tháng đầu năm 2013…Tôi thấy năm nay sự hiểu biết và quyết tâm (của phía Mỹ) về nhân quyền tại Việt Nam, có vẻ tốt hơn bốn, hay năm năm về trước… »

Tải để nghe bác sĩ Nguyễn Quốc Quân- Mỹ


Source: RFI
song  
#3 Đã gửi : 11/04/2013 lúc 05:18:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam

UserPostedImage
Buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam diễn ra ở văn phòng quốc hội Hoa Kỳ hôm 11/4/13.
Hôm 11/4/13, một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam diễn ra ở văn phòng quốc hội Hoa Kỳ. Qua cuộc điều trần lần này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng bị vị phạm một cách trầm trọng.

Một ngày trước sự kiện “Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ” diễn ra ở Hà Nội, cuộc điều trần về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam do Dân biểu Chris Smith chủ trì được tổ chức ở văn phòng Quốc Hội Hoa Kỳ.

Phái đoàn tham dự cuộc điều trần lần này gồm có Cựu dân biểu Joseph Cao; ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam; Cô Anna Buonya, phát ngôn nhân của Tổ chức Nhân quyền Người Thượng; cô Danh Hui, đại diện cho các nạn nhân trong đường dây buôn bán phụ nữ; ông Trần Tiến, nạn nhân Công giáo trong vụ cưỡng chế đất đai ở Cồn Dầu và ông John Sifton, Giám đốc Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - Human Rights Watch.

UserPostedImage
Dân biểu Chris Smith (giữa) tại buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam diễn ra ở văn phòng quốc hội Hoa Kỳ hôm 11/4/13. RFA photo

Việt Nam không có tự do


Sáu đại diện của phái đoàn lần lượt trình bày về tình trạng người dân Việt Nam ở trong nước phải chịu đựng sự sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm do chính quyền Hà Nội ngày càng hà khắc hơn trong nhiều lãnh vực của đời sống xã hội người dân. Các diễn biến mới nhất được tường trình để minh chứng cho ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam không có tự do. Điển hình là trường hợp gia đình blogger Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy là nạn nhân bị quấy nhiễu vào hôm mùng 3 tháng 4 bằng hình thức quăng phân thối vào nhà lúc nửa đêm; trường hợp 14 thanh niên Công giáo - Tin lành ở Vinh bị án tù; trường hợp của phật tử lê Công Cầu bị thẩm vấn và bị buộc tội theo điều luật 87 và 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam do đăng bài trên internet kêu gọi Nhà nước công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất…

Ông Trần Tiến, một nạn nhân trong vụ cưỡng chế đất đai ở Cồn Dầu bị đánh đập, bắt bớ đã chạy trốn sang Thái Lan, vừa được định cư tại Hoa Kỳ, tường thuật lại cho các Dân biểu Hoa Kỳ nghe về hoàn cảnh của 100 gia đình giáo dân còn bám trụ ở giáo xứ Cồn Dầu đang tiếp tục bị chính quyền địa phương cô lập, bức hại do không đồng ý trong việc bị ép buộc di dời. Ông Trần Tiến cũng nêu lên trường hợp giáo dân Nguyễn Hữu Danh bị đánh đến chết trong vụ cưỡng chế đất sai trái này. Nạn nhân Trần Tiến nói trong buổi điều trần:

“Tôi tha thiết xin quý vị lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay mưu toan xóa sổ giáo xứ của chúng tôi; chấm dứt việc tra tấn đánh đập bạo hành của công an; và nhất là chấm dứt việc tịch thu tài sản của công dân. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý vị đã cho tôi có cơ hội lên tiếng cho đồng bào của tôi với tư cách là một người trong đất nước tự do”.
Cô Danh Hui, đại diện cho 15 cô gái nạn nhân trong vụ buôn người ở Nga có sự tiếp tay của các quan chức ngoại giao Việt Nam. Cô Danh Hui cho biết cuộc giải cứu 15 nạn nhân do cảnh sát Nga thự hiện bị trở ngại vì bà chủ chứa Nguyễn Thúy An được được các nhân viên thuộc cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Nga thông báo trước. Cô Danh Hui nói lời cảm ơn các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã góp phần vào việc cứu giúp các em. Cô Danh Hui phát biểu:

“Tôi hy vọng sau buổi điều trần này quý vị sẽ lên tiếng để cứu 8 em nạn nhân đang bị giam giữ ở Nga sớm được trở về sum họp với gia đình và bắt bà chủ nhà chứa ra chịu tội trước pháp luật, không để bà ta hoành hành hại người nữa. Hiện nay Hương và 6 em khác đã hồi hương, đang cần sự giúp đỡ và bảo vệ. Hiện nay Hương đang gặp tình trạng rất nguy hiểm, không dám trở về nhà để tìm việc làm mà phải lẩn trốn ở Sài Gòn bởi vì bà chủ nhà chứa hăm dọa sẽ cho người tìm và hại các em không để các em sống yên thân. Xin hãy nghĩ đến họ cũng như chính là con gái của quý vị”.

Kêu gọi gia tăng sức ép
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, ông Võ Văn Ái lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ cần có những hành động để đảm bảo Việt Nam “không sử dụng cuộc đối thoại nhân quyền như tấm chắn để lung lạc sự kiểm tra quốc tế trước những cuộc đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền thái quá”. Trong phần khuyến nghị ông Võ Văn Ái nhấn mạnh về yêu cầu Hoa Kỳ đặt VN trở lại trong danh sách CPC cũng như không hậu thuẫn cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 nếu Việt Nam chưa có cải tiến nhân quyền thật sự.

Trả lời phỏng vấn của đài RFA sau cuộc điều trần, chủ tọa Chris Smith cho biết:

“Chúng tôi sẽ gia tăng sức ép lên chính phủ Việt Nam để họ làm điều đúng đắn. Hiện chúng tôi có hai luật, luật bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người, mà chính phủ Việt Nam đã vi phạm. Các biện pháp chống lại việc buôn bán nô lệ, sự phức tạp nhân sự trong chính quyền Việt Nam trong nạn buôn người cho mãi dâm, chính phủ Mỹ phải trừng phạt họ về các vấn đề đó. Vấn đề thứ hai là tự do tôn giáo, đây là lúc cần đặt Việt Nam trở lại CPC. Có 18 vụ việc có thể đặt dưới luật Tự do tôn giáo. Chúng tôi cố vận động cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Sự tái phạm của Việt Nam về các vấn đề nhân quyền phải được ghi nhận bởi tổng thống Obama, bộ trưởng Kerry, Thượng viện, các quốc gia tôn trọng nhân quyền. Chúng tôi muốn cả Việt Nam phải nận biết điều đó, bà chúng tôi nói rằng chúng tôi không thể chịu đựng nữa sự im lặng vô cảm.”

Đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - Human Rights Watch, ông John Sifton nói rằng Việt Nam nên khôn ngoan cần phải cải tiến tình trạng vi phạm nhân quyền ở đất nước họ, chấm dứt vi phạm luật nhân quyền thế giới. Việt Nam nên theo trào lưu chung khi Miến Điện đã thay đổi, cả thế giới đã đổi thay về hướng dân chủ, nếu Việt Nam không muốn bị tụt hậu và Đảng cầm quyền không muốn bị loại trừ.

Hòa Ái tường trình từ Quốc Hội Hoa Kỳ.
Source: RFA
song  
#4 Đã gửi : 11/04/2013 lúc 05:22:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phong trào Giáo Dân Hải Ngoại vận động cho nhân quyền Việt Nam

Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với ông Đỗ Như Điện, Điều hợp viên của Phong trào Giáo dân Hải ngoại.
UserPostedImage
Ông Đỗ Như Điện, Điều hợp viên của Phong trào Giáo dân Hải ngoại đang phát biểu tại cuộc họp báo tại Trụ Sở Quốc Hội Hoa Kỳ sáng 10/4/2013.RFA photo
Vũ Hoàng: Thưa ông, hôm nay về cùng với cộng đồng người Việt Nam ở đây trong chương trình vận động này thì ông đánh giá một cách tổng quan như thế nào về sự vận động của tổ chức cũng như là của cộng đồng người Việt ở hải ngoại khi quá trình sửa đổi Hiến pháp đặt ra những vấn đề liên quan đến tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ạ?

Đỗ Như Điện: Đầu tiên cái vấn đề vận động hôm nay thì phong trào Giáo dân là một trong những tổ chức tham gia vào cuộc vận động chung này vì nó cũng chung một chiều hướng. Giáo dân ở trong nước cũng như ở hải ngoại rất là phấn khởi khi nhận được bản góp ý, sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây có thể là sự kiện mà hơn 50 năm qua chưa bao giờ Hội đồng lên tiếng một cách mạnh bạo, rõ ràng như vậy.Vì vậy chúng tôi tham gia cuộc vận động để làm cho cuộc vận động của người dân trong nước và đặc biệt của Hội đồng Gíam mục và Gíao dân Việt Nam lên tầm mức cao hơn và hiệu quả hơn

Vũ Hoàng: Thưa ông Đỗ Như Điện, như ông vừa nói là muốn có một phong trào mạnh hơn và rõ hơn thì những biện pháp nào trong Phong Trào có thể thực hiện những công việc đó ạ?

Đỗ Như Điện: Riêng về Phong trào giáo dân thì khi chúng tôi nhận được bản góp ý của Hội đồng Gíam mục thì lập tức chúng tôi đã thông báo cho tất cả các cơ sở của phong trào ở khắp nơi vì chúng tôi có cả bên Âu châu cũng như bên Úc châu và Hoa kỳ để nhập cuộc liền. Có nghĩa là nơi nào có người Việt thì anh em đến để mà hợp tác, để vận động cho người ta lên tiếng và ký vào những góp ý, những thỉnh nguyện thư...Đó là những công việc thực tế chúng tôi làm. Hôm nay chúng tôi đến đây là vận động bên Quốc hội về vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do tôn giáo. Tôi sẽ là người trình tóm tắt về những điểm như là quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam bị đàn áp. Thành ra trong cuộc vận động này,tôi lên Hoa Thịnh Đốn theo chiều hướng đó, thưa anh.

Vũ Hoàng: Thưa ông với câu hỏi cuối cùng, xin được hỏi là ông đã cùng với phong trào một thời gian và cũng đã từng vận động nhiều lần và dường như kết quả cũng chưa được thay đổi gì nhiều. Vậy ông có nghĩ là trong thời gian sắp tới chiều hướng vận động của mình như thế nào để đạt được một hiệu quả cao hơn, cụ thể là ủng hộ để đưa được luật nhân quyền ra Quốc hội một cách nhanh nhạy hơn ạ?

Đỗ Như Điện: Tôi nghĩ các cuộc vận động trong quá khứ có nhiều khó khăn nhưng bây giờ với chiều hướng thay đổi về toàn diện cục bộ của Đông Nam Á, của Á châu và sự chuyển hướng của Hoa kỳ cũng như sự tương quan của Hoa kỳ với Việt Nam ở một mức độ khác. Do đó, tôi tin là cuộc vận động này sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn trong quá khứ.

Vũ Hoàng: Vâng, một lần nữa, cảm ơn ông Đỗ Như Điện rất nhiều và cảm ơn quý khán thính giả của Đài Á châu tự do đã theo dõi cuộc phỏng vấn của chúng tôi

Đỗ Như Điện: Cảm ơn anh Vũ Hoàng và cảm ơn quý khán thính giả.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.