logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/12/2015 lúc 06:20:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Vào chiều Chủ Nhật 29/11/2015, tại hội trường VIện Việt Học (Little Saigon Quận Cam) đã có buổi hội thảo, xoay quanh chủ đề Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
Một số các nhà hoạt động, nhà báo, giáo sư, trí thức nhân sĩ đã có bài tham luận, tham gia thảo luận tại buổi hội thảo như: Giáo Sư Lê Xuân Khoa, Giáo Sư Đoàn Thanh Liêm, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, nhà báo Đỗ Quí Toàn, Trần Trung Dũng, Đỗ Như Điển, Cao Minh Châu, Trần Thị Thức, Trương Quốc Huy, Giang Hữu Mai. Nguyễn Bá Tùng...

Nội dung hiệp ước TPP đã được 12 nước thành viên thông qua. Nếu nó có hiệu lực thi hành, thì TPP sẽ tạo nên một khu vực thương mại tự do lớn nhất của toàn cầu, với 800 triệu dân và 40% sản lượng toàn cầu. Việt Nam đang được đánh giá là sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp ước này.

Tuy nhiên, buổi hội thảo không bàn thảo sâu vào nội dung kinh tế của TPP, mà xem xét khía cạnh TPP sẽ có thể ảnh hưởng như thế nào đến quá trình dân chủ hóa Việt Nam. Đây cũng là điều mà người Việt tại haỉ ngoại, cũng như các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong nước Việt Nam đang hết sức quan tâm. Để được tham gia vào TPP, chính quyền CSVN đã phải nhượng bộ một số điểm liên quan đến nhân quyền như quyền lập hội, quyền được thành lập công đoàn độc lập… Tuy nhiên, việc chính quyền CSVN có muốn thực tâm cho áp dụng những quyền này hay không lại là một việc khác. Do đó, sức ép từ cộng đồng người VIệt hải ngoại, từ chính người dân trong nước sẽ đóng vai trò quan trọng để tận dụng thời cơ này để từng bước hình thành một nước VIệt Nam dân chủ, pháp trị.

Diễn giả Lê Minh Nguyên nói rằng TPP sẽ buộc Việt Nam phải xây dựng pháp trị, điều này sẽ dẫn tới nền tư pháp độc lập. Việt Nam nếu thay đổi, Trung CỘng cũng sẽ bị tác động. Ông lạc quan cho rằng sẽ chỉ mất từ 5 năm tới 10 năm để dân chủ hóa Việt Nam. Vấn đề là chúng ta phải biết vận dụng cơ hội.

Diễn giả Đỗ Thái Nhiên cho rằng Mỹ muốn hợp pháp bao vây Trung Cộng với TPP. Việt Nam vào TPP là cơ hội để thoát vòng kềm xiết của Hoa Lục. Trong một kịch bản tốt đẹp, nếu vận dụng được, TPP sẽ gỡ bỏ nanh vuốt độc tài CSVN.

Trong khi đó, diễn giả Huỳnh Việt Lang cảnh giác rằng Việt Nam hiện đã có 11 hiệp định thương mại tự do trước khi tham gia TPP. Nhưng yếu tố dân chủ hóa thì phải cần dân trí và người hoạt động. Hiện nay 66% dân số VN ở nông thôn, 97.2% không được đào tạo nghề nghiệp...

Nhà báo Đỗ Quý Toàn cũng cảnh giác rằng, các nước lớn như Mỹ-Nhật chỉ nhìn TPP như quyền lợi kinh tế. Nếu người dân Việt Nam không khéo, có thể mất tới 200 năm sau mới chuyển xong từ độc tài cộng sản sang nền dân chủ. Nhưng nếu khéo thì may ra 10 năm, 20 năm... Ông nói rằng có TPP vẫn còn hơn là không có, nhưng cần thấy TPP là vì nhu cầu kinh doanh. Khi Mỹ đòi Việt Nam phải cho lập tự do công đoàn, chỉ vì doanh nghiệp Mỹ cần cạnh tranh bình đẳng (vì hãng Mỹ trả lương cao hơn, cho lập công đoàn tự do). Họ cho rằng Việt Nam cấm công đoàn độc lập, thì các hãng Việt Nam sẽ sản xuất với giá rẻ hơn, thế là thiếu bình đẳng. TPP sẽ ảnh hưởng tới công đoàn, tới quốc doanh... chỉ vì quyền lợi hãng Mỹ. Việt Nam sẽ không tự động có dân chủ được. Nếu CSVN cho lập công đoàn thân chính (tức là về phe CSVN), chế độ CSVN vẫn có thể kéo dài thêm... Ai là người bật lên thế dân chủ? Phải khai dân trí là ưu tiên hàng đầu.

Diễn gỉả Đoàn Viết Hoạt nói TPP cho chúng ta cả cơ hội và thách thức. Thấy rõ, TPP sẽ cho Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường thật sự. Nhưng để có một xã hội dân sự độc lập và trưởng thành – yếu tố để chuyển hóa dân chủ - thì phải là do chính chúng ta. Miến Điện là trường hợp đẹp nhất, vì chuyển hóa dân chủ từ 2 chiều, từ trên xuống và từ dưới lên. Cũng vì Miến Điện đã có sẵn lực lượng đối lập do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Theo ông, TPP sẽ thúc đẩy ra một xã hội đa nguyên, trong đó có thể từ 2/3 hay ½ các hội đoàn xã hội dân sự là thân chính, và còn lại là 1/3 (hay ½) may ra là độc lập. Nguyên tắc hoạt động của phe độc lập là tránh đối đầu trực tiếp, vì đòi hỏi chính trị lộ liễu sẽ bất lợi. Chúng ta cần hòa đồng cả với các xã hội dân sự thân chính, phải hòa vào đời sống của nông dân, công nhân, ngư dân. Đặc biệt TPP có nói rõ về tham gia của quần chúng, và chúng ta cần hoạt động với các hội NGO (hội ngoài chính phủ) của 11 quốc gia khác để thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam. Hy vọng là từ 5-10 năm sẽ có dân chủ tại Việt Nam.

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân là chuyên gia về phát triển của LHQ, mới bay từ Kabul về Nam California. Ông Quân nói rằng qua những kinh nghiệm ông chứng kiến ở Afghanistan, nơi Mỹ đổ hàng tỷ đôla vào để giúp phát triển. Nhưng rồi ai cũng thấy, đó chỉ là một mớ những bất bình, không như ý. Ông chứng kiến các guồng máy vận hành của Mỹ và quốc tế trong nỗ lực giúp các nước phát triển, và giúp các nước gây dựng dân chủ, nhưng lại không thể thành công như ý... Ông nói rằng thực hiện hay không là do 2 chính phủ VN và Mỹ. Nếu chính phủ Việt Nam muốn làm bồi cho Tàu, chúng ta sẽ bó tay. Ông Quân còn nói trước giờ các hội NGO ở Mỹ vào Việt Nam là bị hải ngoại chụp mũ là Việt Cộng. Nhưng thực tế là người bên ngoài vào hoạt động tại Việt Nam càng nhiều càng tốt, mới có thể thay đổi Việt Nam được.

Buổi hội thảo đã đem lại nhiều cái nhìn bổ ích, khác nhau về TPP và tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.041 giây.