logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/12/2015 lúc 07:07:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mùa lễ cuối năm đã rộn ràng ở những khu thương mại. Không khí lễ hội đã hiện lên trên những chiếc mũ len của trẻ nhỏ với màu sắc tươi vui. Còn người lớn không có gì mới mẻ. Người homeless nói tiếng Việt vẫn ngồi trước cửa ra vào của tiệm hủ tiếu Mỹ Tho góc đường Plano Dr với đường Walnut Rd, ở thành phố Garland, Texas. Anh ta còn trẻ và trông khoẻ mạnh. Nhưng khi anh ta cất tiếng với các thực khách ra vào nhà hàng thì người không có kinh nghiệm gì về cơ thể học cũng dễ dàng nhận ra sự khác thường trong giọng nói của anh. Đó là giọng nói của người bị một chứng bệnh nào đó cản trở cho sự phát âm. Anh ta nói với tôi khi tôi đi ngang qua anh ta để vô nhà hàng, ăn tô hủ tiếu với bạn bè, “đại ca, thương em…”, rồi nghẹn lời vì tắc khí quản.

Những ghi nhanh bằng cảm nghĩ như luồng điện chạy qua đầu óc tôi. À! Thì ra món nợ con người với nhau là vạn tuế, có trốn ở nhà thì bên ngoài vẫn thế! Nhưng con nợ bây giờ dửng dưng hơn, từng người nhanh chân hơn để vô nhà hàng cho khỏi ướt mưa và gió lạnh. Người homeless đồng hương vẫn ngồi đó!

Tô hủ tiếu Mỹ tho kém ngon mặc dù vẫn được ngồi ăn chung với bạn bè trong một sáng mưa sa gió giật. Những đồng hương ấm cúng trong khói thơm của thức ăn nóng, ở bàn của gia đình kia có từ cụ già tới trẻ nhỏ còn ẵm trên tay; ở bàn của bạn bè nói cười rôm rả; ở bàn của đôi tình nhân rù rì, lúng liếng trao nhau ánh mắt nụ cười… Có ai còn nhớ tới trời mưa và gió lạnh với người homeless đồng hương ngoài cửa không? Phải chăng người Việt làm từ thiện vì tên tuổi, mặt mũi hơn là lương tâm, tri ân những hồn ma, tưởng niệm người khuất bóng, và dửng dưng với người sống, bất kể đồng hương hay tật nguyền. Cả tiếng đồng hồ trôi qua, người đồng hương bất hạnh chỉ nhận được lời đáp từ một người Mỹ có vợ Việt nên có mặt nơi này, là người duy nhất cho anh ta một đồng đô la bất hạnh!

Tôi viết lại một sự thật cay đắng trong mắt một nhà báo để từ nay có thể sẽ không còn ai đọc tôi nữa với tội vạch áo cho người xem lưng. Nhưng nghĩ cho cùng, đâu có người Mỹ, người tây phương nào đọc tiếng Việt đâu!
Cảm ơn người bạn đã mời tôi đi ăn sáng. Một cựu sĩ quan đã từng nếm mùi cải tạo. Nay gần đất xa trời rồi… mà còn đi làm 16 tiếng/ ngày. Không biết để làm chi!

Buồn quá! Về nhà đọc truyện của Christa Holder Ocker. Người tây phương đối xử với một con chó còn hơn đồng hương Việt nam đối xử với một đồng hương tật nguyền…
“Ta sẽ chẳng bao giờ quên chú mày được”, ông già lẩm bẩm. Một giọt nước mắt lăn dài trên gò má nhăn nheo của ông. “Ta đã già rồi. Ta không thể lo cho chú mày được nữa.”

Nghiêng đầu qua một bên, con chó nhìn ông chủ. “Gâu gâu! Gâu gâu!” Nó vẫy đuôi tíu tít, nó muốn biết ông chủ đang định làm gì.
“Ta không thể lo cho ta được nữa, đừng nói gì đến phải lo cho chú mày.” Ông già húng hắng ho. Ông lấy một chiếc khăn tay và hỉ mũi thật mạnh.
“Ta sắp phải tới nhà dưỡng lão, ta không thể đem theo chú mày được. Ở đó người ta không cho nuôi chó, chú mày biết đó!”
Với tấm lưng còng xuống vì tuổi tác, ông già cúi xuống vuốt ve đầu con chó.

“Chú mày đừng có lo. Chúng ta sẽ tìm một căn nhà thật đẹp cho chú mày.” Ngẫm nghĩ một lúc ông già nói thêm, “Mà với vẻ bề ngoài đẹp trai của chú mày, chúng ta sẽ chẳng có khó khăn đâu. Ai cũng thích có một con chó đẹp.”
Con chó đập đuôi thật mạnh. “Gâu, gâu, gâu, gâu.” Vào lúc đó, mùi của ông già trộn lẫn với mùi thức ăn thơm phức tạo cho con chó cảm giác ấm cúng. Nhưng sau đó một cảm giác sợ hãi lại xuất hiện. Con chó cụp đuôi đứng lặng.
“Lại đây nào.” Khó nhọc, ông già quỳ xuống sàn và âu yếm kéo con chó lại gần. Ông buộc một sợi dây màu đỏ thành một cái nơ lớn quanh cổ con chó. Sau đó ông buộc một mảnh giấy vào sợi dây. Con chó lo lắng không biết có cái gì ghi trong mảnh giấy đó.
“Trong giấy ghi là, ông già đọc lớn, “Giáng Sinh Vui Vẻ! Tên tôi là Monsieur DuPree. Tôi khoái ăn sáng với thịt hun khói và trứng – cả bắp rang nữa. Tôi khoái ăn chiều thịt với khoai tây nghiền. Chỉ vậy thôi. Tôi chỉ ăn hai bữa mỗi ngày. Đổi lại, tôi sẽ là người bạn trung thành nhất.”

“Gâu gâu! Gâu gâu!” Con chó bối rối và đôi mắt nó như muốn hỏi, điều gì đang xảy ra vậy?
Ông già lại hỉ mũi vào khăn tay một lần nữa. Bám vào thành ghế, ông từ từ đứng dậy. Vừa mặc áo khoác, ông với tay lấy cái xích của con chó và nói nhẹ nhàng, “Lại đây nào, anh bạn già.”

Ông mở cửa bước ra bên ngoài không khí lạnh lẽo và gió rít, kéo theo con chó. Bóng chiều nhập nhoạng. Con chó kéo ghì lại. Nó không muốn đi!
“Đừng làm ta khó xử mà. Ta hứa với chú mày, sống với người khác chú mày sẽ sung sướng hơn ở với ta.”
Đường phố vắng hoe. Tuyết bắt đầu lác đác rơi. Ông già và con chó cất bước đi trong cơn gió rét. Rất nhanh tuyết bắt đầu phủ lên lề đường, cây cối và những tòa nhà xung quanh.
Sau một lúc lâu, ông già và con chó đến trước một tòa nhà lớn được bao quanh bởi những cây cao đang quay cuồng và rú rít trong cơn gió. Ông già dừng lại. Con chó cũng dừng lại. Run lên vì lạnh, họ lại gần tòa nhà. Ánh sáng lung linh chiếu ra từ mọi cửa sổ, còn từ trong nhà vang ra tiếng ca mừng Giáng sinh.

“Đây sẽ là tòa nhà cho chú mày đó.” Ông già nói, nghẹn ngào với từng lời của chính mình.

Ông già cúi xuống cởi xích ra khỏi cổ con chó, rồi mở cửa rào thật nhẹ để nó không kêu. “Tới đi. Tới cào cánh cửa kia kìa.”
Con chó nhìn tòa nhà và nhìn lại ông chủ rồi lại nhìn lại vào tòa nhà. Nó không hiểu. Nên “Gâu gâu! Gâu gâu!”
“Tới đi.” Ông già đẩy con chó. “Ta không còn giúp gì cho chú mày được nữa,” ông già gắt “Tới ngay đi!”
Con chó đau lòng. Nó nghĩ ông chủ nó không còn thương yêu nó nữa. Nó không thể hiểu nổi rằng, mặc dù ông già thương yêu nó hết mực, ông không thể lo cho nó được nữa. Từ từ, nó rụt rè bước tới, leo lên bậc thềm. Nó cào lên cánh cửa… “Gâu gâu! Gâu gâu!”
Ngoái lại, nó thấy ông chủ nó nấp sau một cái cây khi cánh cửa mở ra. Một cậu bé xuất hiện trong cánh cửa lấp loáng bởi ánh đèn hắt ra từ đằng sau. Khi cậu bé thấy con chó, cậu giơ hai tay lên trời và la lớn, “Trời ơi, Ba mẹ ơi, xem ông già Noel đem lại cho con cái gì nè!”

Nước mắt lưng tròng, ông già nhìn cảnh đó từ phía sau cái cây. Ông thấy người mẹ đọc mảnh giấy rồi nhẹ nhàng âu yếm kéo con chó vào bên trong. Mỉm cười, ông già lấy tay áo khoác đã lạnh cứng chùi nước mắt rồi ông biến mất vào bóng đêm, chỉ thoảng nghe, “Chúc Giáng Sinh Vui Vẻ, anh bạn của tôi.”

Trời vẫn mưa bên ngoài cửa garage réo rắt, cái heater nhỏ dưới gầm bàn con không đủ ấm đôi chân. Nhớ tới người homeless đồng hương ngoài tiệm hủ tiếu Mỹ tho sáng nay, không biết anh đã kiếm được đủ tiền để độ nhật hôm nay chưa? Lạy Chúa thương xót cho con người khốn khổ hơn tật nguyền là anh ta nói tiếng Việt – với những người Việt thích mặc đồ hiệu, đi xe xịn, ăn ngon… Xin Chúa toàn năng hãy ban cho anh một ông già không có tiền đi ăn hủ tiếu Mỹ tho vào một sáng mưa sa gió lạnh, nhưng còn chút tình người với cả một con chó.

Mùa lễ đã rộn ràng mua sắm nơi nơi, đã thấy những chiếc xe trên đường cột kỹ những cành thông để chở về nhà. Mùa onsale tràn lan trên phố, trên mạng internet… Nhưng có những thứ không bao giờ hạ giá được, như truyện của Bà Đầm già thỏ thẻ từ quê xa…,
Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử. Tất tần tật đều đại hạ giá! Tôi, cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victo Huygo, Lev Tolstoi, Tagor, Dostoievski, đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng vang bóng mộ thời, tôi thầm hỏi: “Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?”

Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Ilustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.

Ngoài bìa và một số trang ruột mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque – Đô Bi – Professeur”. A, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu – tài sản phải rứt ruột bán đi. Ngoái mại mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
Chiều 25 Tết. Cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
“Anh mua bánh bò bánh tiêu?”

Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chú mục vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
“Anh có bán… trả góp không?”

“Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách xôn, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?”
“Tôi cần mua cả – chị tiếp – xin anh giữ, đừng bán cho ai. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.”
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao lăm, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.

Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám: “Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng vốn mà thôi, chị à!”

“Nhưng…”
“Đừng ngại, chị góp dần sau cũng được.”
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền. “Chao, quý hoá quá ! Cảm ơn… Cảm ơn… anh nhá!”
Mai lại, chị Tám góp tiếp. Chị kể, “Thấy Bi thảm lắm! Gần Tết, cô lại ngã bệnh. Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à! Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!…

Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét tướng, “Hỡi ông Vic, ông Lev, ông Dos… ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô… ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi: Tấm lòng!”
Giáng sinh vui vẻ của con chó có người chủ tử tế … Giáng sinh vui vẻ với với những con chữ… là trật lòng ra, thì cũng có những con chữ đáng đọc.

Thèm quá một hơi thuốc lá. Nhưng mò lại túi áo lạnh thì gói thuốc với cái quẹt đã cho người homeless chỉ nói được, “Đại ca. Thương em…” rồi tắc họng, nhưng hai ngón trỏ và ngón giữa đưa lên miệng…
Chúc Giáng sinh vui vẻ!

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.