logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 14/12/2015 lúc 09:40:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Nguyễn Công khế (trái) cùng “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ. Hình: Một thế giới


Tuần qua, mạng xã hội lan truyền khá rộng loạt bài của “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” tấn công quyết liệt ông Nguyễn Công Khế - nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên. Đã kéo dài đến 4 kỳ, loạt bài này đang gân hiệu ứng xã hội với việc đề cập chi tiết những vụ việc ông Khế chiếm đoạt tập đoàn báo Thanh Niên ra sao, chiếm dụng vốn của phóng viên công chức báo Thanh Niên trong dự án nhà ở như thế nào…, và còn hứa hẹn sẽ đi tiếp về vấn đề “lịch sử” của ông Khế.
Có lẽ đây là lần đầu tiên, người được xem là “trùm báo chí” ở Việt Nam như Nguyễn Công Khế mới nhận thức được về báo chí là con dao hai lưỡi như thế nào. Nhưng vào lúc này, sự thể đã không còn nằm trong tay ông Khế, mà có vẻ tùy thuộc vào một thế lực chính trị nào đó, với bức bình phong “Câu lạc bộ nhà báo trẻ”.

Bởi nếu sự việc trên chỉ dừng lại ở ông Khế thì cũng chẳng có gì phải đáng bàn. Vấn đề là loạt bài tấn công Nguyễn Công Khế nổ ra đúng thời điểm Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 13. Theo một thông báo ngắn gọn của ông Nguyễn Phú Trọng với cử tri Hà Nội thì đại hội 12 của đảng này sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2016, tức không có gì thay đổi về lịch tổ chức so với dự kiến.

Ông Trọng cũng cho biết công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội 12, mặc dù “còn nhiều khó khăn”, nhưng “thận trọng, bài bản và chắc chắn”. So với những thông báo miệng tương tự một năm trước, vào lần này có thể nhận ra khẩu khí của ông Trọng đã có chút tự tin. Và nếu liên hệ vài lời của ông Trọng với một bài viết về công tác nhân sự của ông Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức trung ương vào cuối tháng 11/2015, có thể nhận ra một sự đồng pha: cả hai ông này đều có vẻ chủ động hơn là sự thất thế của chính họ vào cuối năm 2014.

Cũng cho đến nay, một thông tin cho biết cuộc đấu quyền lực tranh chức tổng bí thư đảng vẫn chủ yếu xoay quanh hai nhân vật Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Tại Hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015, nhiều thông tin cho biết hai nhân vật này cũng xếp thứ nhất và nhì trong cuộc thăm dò uy tín chức vụ tổng bí thư đảng.

Bị trang mạng Chân dung quyền lực tấn công quyết liệt vào cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhưng có vẻ ông Sang vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Còn vào lần này, cú ra đòn của “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” chưa xoáy vào bất cứ nhân vật nào trong Bộ chính trị, mà bắt đầu bằng Nguyễn Công Khế.

Ông Khế lại được đồn đoán có mối quan hệ gần gũi với ông Trương Tấn Sang.

Như vậy, một khả năng có thể xảy ra là loạt bài tấn công Nguyễn Công Khế của “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” sẽ kết thúc với một bài nhằm vào ông Trương Tấn Sang, chẳng hạn như “Ai chống lưng?”… Có thể đây sẽ là một đòn khá hiểm nhằm hạ uy tín của ông Sang trước đại hội 12 và trong ban chấp hành trung ương.

Tuy thế, vấn đề mà độc giả có thể tò mò chờ đợi là nếu loạt bài của “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” nhằm phục vụ lý do chính trị, liệu bài viết trong loạt bài này có thể chứng minh được mối quan hệ “chống lưng” của ông Sang với ông Khế hay không.

Một câu hỏi khác cũng đương nhiên xuất hiện: Ai đứng sau “Câu lạc bộ nhà báo trẻ”?
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.031 giây.