Từ kinh nghiệm đau thương tàn khốc của Thế Chiến Thứ Hai, sáu nhân vật uy tín thuộc các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội toàn cầu, với trái tim từ nhân, tấm lòng tôn trọng Nhân Quyền đã cùng soạn thảo bản văn về Quyền Con Người vào năm
1948 - Từ văn bản này được hiến chế nên thành Hiến Chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc có mục tiêu bảo vệ Quyền Con
Người đối với những hành vi sát hại, bạo hành, đày ải con người hiện thực trong hai cuộc chiến đầu thế kỷ 20.
Năm 1993 tại Vienna, 170 quốc gia cùng với 1,000 tổ chức bảo vệ nhân quyền phi chính phủ (NGO) đã cùng nhau pháp lý
hóa Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, bằng cách xác nhận Luật Quốc Tế Nhân Quyền bao gồm ba văn kiện: Tuyên Ngôn
Quốc Tế Nhân Quyền 1948, và hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền 1966 về Dân Sự Chính Trị, và về Kinh Tế-Văn Hóa-Xã
Hội.
Dù đã được định chế hóa qua các văn kiện pháp lý vừa kể ra, Nhân Quyền qua thế kỷ 21 vẫn bị các cá nhân độc tài, nhà nước
chuyên chế, những tổ chức khủng bố vi phạm một cách có hệ thống, bất chấp đạo lý nhân sinh, và pháp lý toàn cầu định đặt.
Trước tình hình tệ hại về Nhân Quyền đã khiến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ky Moon nêu lên cảnh báo nghiêm trọng
qua thông điệp toàn cầu nhấn mạnh rằng Nhân Quyền phải được thể hiện qua lăng kính Tự Do thuộc 4 chủ điểm sau đây:
1/ Tự Do Ngôn Luận: Hiện tại, hàng triệu người trên thế giới bị tước bỏ đặc quyền này, chẳng những thế còn bị đe dọa nếu
muốn thể hiện đặc quyền này.
2/ Tự Do Tín Ngưỡng: Trên thế giới hiện nay, quân khủng bố đã cướp danh nghĩa, phản bội tinh thần của tôn giáo để giết
người nhân danh tôn giáo. Những kẻ khác thì tấn công vào các tôn giáo thiểu số, và khai thác sự sợ hãi vì mưu đồ tranh lợi
thế chính trị.
3/ Tự Do Sống Lành Mạnh: Do quá trình ham muốn vật chất đã đưa nhân loại trên bờ vực hủy hoại môi trường. Hồi tháng 9
vừa qua, các lãnh tụ thế giới đã cùng đồng thuận Nghị Trình Phát Triển Bền Vững vào năm 2030 nhằm mục đích chấm dứt
tình trạng nghèo khổ và kiến tạo một địa cầu hòa bình, lành mạnh để cho nhân loại sống trong danh dự, xứng đáng phẩm giá
của Người.
4/ Tự Do thoát khỏi sự sợ hãi: Sự việc hàng triệu người tị nạn và di tản vì xung khắc nội tại của các quốc gia chính là sự thất
bại khi không thể hiện được Quyền Tự Do sống không sợ hãi. Kể từ sau đệ nhị thế chiến, hiện nay số người phải bỏ chạy
khỏi nơi mình cư ngụ nhiều chưa từng có. Họ bỏ chạy băng qua các lục địa và biển cả, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng vì
chiến tranh, bạo lực và tình trạng vô pháp luật
Qua thông điệp của người đứng đầu tổ chức Liên Hiệp Quốc, như thế vấn đề Nhân Quyền không chỉ là trách nhiệm tuân thủ
của các chính phủ, tổ chức cầm quyền của các quốc gia, mà đây cũng là nghĩa vụ từ mỗi cá nhân, toàn thể các xã hội thành
viên cấu tạo nên cộng đồng nhân loại. Trong tinh thần và nội dung khẩn thiết hàm xúc nầy, thật vô cùng quan ngại khi nhìn lại
tình hình địa cầu bị nhiệt hóa, môi trường sống bị hủy hoại với tốc độ đáng sợ, chủ trương cực đoan thực hiện chiến tranh, đe
dọa khủng bố của nhà nước Hồi Giáo ISIS. Tất cả tạo nên thảm cảnh hàng triệu người Hồi Giáo vùng Bắc Phi, Trung Cận
Động vượt biên, vượt biển, kết thành mối khủng khoảng di dân khắp thế giới..
Trong tình thế bi thảm, bế tắc như trên, nhìn lại Việt Nam, thật đau thương để thấy dân tộc bất hạnh gánh chịu đủ phần nặng
nhất của cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu giữa hai khối Tư Bản-Cộng Sản qua chiến tranh khời đi từ 1956 với chấm dứt của
ngày 30 tháng 4, 1975. Để từ đây khởi đầu thảm nạn vượt biển, vượt biên trước tiên của nhân loại trong thập niên 70, 80 thế
kỷ trước với 600,000 người thiệt mạng trên đường ra khỏi nước để được sống Tự Do, có được Quyền Làm Người.
Và hiện nay, niềm mong ước kia càng thêm khần thiết qua cảnh tượng người tranh đấu trẻ tuổi Đỗ Minh Hạnh bị bạo hành do
kêu gọi thành lập Nghiệp Đoàn Lao Động Tự Do như quy định của tổ chức TPP khi thuận cho nhà nước VN gia nhập. Tuyên
cáo về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của TTK Ban Ky Moon càng thêm xác đáng, vì Luật Sư nguyễn Văn Đài đã bị hành
hung do gióng lên tiếng nói bất diệt về Nhân Quyền, Tiếng nói Quyền Làm Người muôn thuở dậy lên từ 10 tháng 12, 1948.
Thật cảm phục những tấm gương tranh đấu của những người trong nước dám lên tiếng cho Nhân quyền, Dân chủ tại Việt
nam. Tiếng nói của họ là biểu hiện quyền đầu tiên của Nhân quyền theo thông điệp của Liên Hiệp Quốc, Quyền Tự Do Ngôn
Luận.
Đến đây lại nhớ đến tinh thần của nhà tư tưởng Voltaire: Tôi bất đồng quan điểm của bạn, nhưng tôi sẵn sàng hy sinh cả tính
mạng để bạn có quyền lên tiếng nói lập trường của mình.
SBTN