logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 17/12/2015 lúc 10:18:10(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Câu nói cửa miệng của tuyệt đại đa số chúng sinh, nghe được hầu như ở khắp mọi nơi và mọi thời điểm: “Ðời là bể khổ.” Cụ

Nguyễn Công Trứ hạ bút viết hai câu thơ được truyền tụng rộng rãi trong dân gian: “Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe, trần có vui

đã chẳng cười khì!” Khoa học ngày nay chứng minh hài nhi khóc khi lọt lòng mẹ là động thái đầu tiên của hai lá phổi tí hon mở

ra hít thở ngụm dưỡng khí đầu tiên, chẳng liên quan gì đến vui buồn của thế gian. Thêm nữa, cứ nghe thở than “đời là bể khổ”

nhưng sao người ta tham sống, sợ chết quá vậy? Có ai muốn sớm lìa bỏ cõi đời này đâu dù lắm khi cuộc sống bát cơm chan

nước mắt?

Hôm qua, một học trò cũ thương cô giáo như con trâu đầm trong ao, không có điều kiện đi du lịch, gửi cho cô giáo cái

website giới thiệu nhiều địa điểm du ngoạn thần tiên trên thế giới, khiến đêm một mình của cô giáo trong góc căn phòng nhỏ ở

thị xã Santa Ana mở ra đẹp lung linh, chân không thể đặt lên những cảnh quan mê đắm ấy nhưng tâm hồn bay bổng, thấy

mình đi giữa đất trời rực rỡ và hạnh phúc con người chói chang.

Wow! Này là Tết âm lịch trên đường phố New York với những con rồng giấy màu đỏ bay lượn trên những cánh tay/đôi chân

của đám trẻ trình diễn múa lân, vui ơi là vui! Này là Tạo Hóa công bằng cho nước Mỹ mượn cảnh trí đồng quê nước Anh xanh

tươi, êm ái, mịn như nhung, đem về thung lũng Shenandoah ở Virginia cho tôi gối đầu lên cỏ, hát với nhà thơ Phạm Thiên Thư

“đánh giấc bên đồi dạ lan.” Này là ngôi làng cổ Vail của Thụy Sĩ, vẫn đẹp, vẫn nên thơ và yên bình ở Colorado, rất giống Bạch

Mã của tuổi thơ tôi những mùa Hè cũ, trẻ con tập xe đạp loanh quanh trong khu phố nhỏ, dưới mắt cha mẹ bồi hồi đứng nhìn

con khôn lớn theo những vòng bánh lăn... Này là vẻ đẹp băng giá của mùa Ðông nước Mỹ tại công viên quốc gia Great Smoky

Mountains ở Tennessee với con đường lòng chảo thẳng tắp chạy giữa hai hàng cây phủ tuyết trắng xóa, tinh khôi, như ngày

vừa mới ra đời. Này là vườn Quốc Gia Crater Lake ở Oregon với hồ nước xanh như không còn thứ gì trên đời có thể xanh

hơn, nằm lọt thỏm trong vòng đai trắng xóa của những triền đồi ôm kín yêu thương. Này là những hang động thạch nhũ trong

veo như thủy tinh, ngập ngừng buông xuống “lệ ngàn hàng” trong công viên Quốc Gia Apostle Islands National Lakeshore,

tiểu bang Wisconsin. Ôi chao, còn nữa, này là Bắc Cực Quang ở công viên quốc gia Denali, Alaska, với những tảng màu

xanh, trắng, tím huyền ảo, hoang mang, tan vào nhau, đẹp đến tắt thở. Này là núi Tatoosh bạc đầu ở Washington, với chân trời

ửng ráng hồng, với ánh nắng cuối ngày đang hắt lên đá, nhuộm cả không gian với những gam màu đỏ thẫm, trắng, hồng, xanh

đậm và với mây xuống thấp như khăn lụa quàng vai... Chưa hết đâu! Này là thị trấn cổ Rothenburg ob der Tauber, Ðức quốc,

với con phố nhỏ yên lặng và những khung cửa sổ tiệm buôn sáng đèn như một lời chào mời rụt rè, những khung cửa sổ

quyến rũ vì cuộc sống ẩn mật phía trong bao giờ cũng làm tôi tần ngần câu hỏi những người bên trong vui, buồn, hạnh phúc

hay khổ đau thế nào?

Chao ôi, Ðịa Cầu đẹp đến nao lòng vậy sao? Còn nữa, còn nhiều nữa, kể sao cho hết? Một nơi nữa thôi nhé! Tôi muốn bạn

cùng nhìn ngắm với tôi thị trấn Stramberk, Cộng Hòa Czech, bám trên lưng một ngọn đồi nhìn xuống biển. Trong đêm, ánh

đèn từ ngôi làng dân cư sống cận kề, chen chúc bên nhau, hừng hừng như lửa từ một hỏa diệm sơn hiền lành tỏa sáng

không gian, là bức tranh độc đáo đầy sức sống chỉ nhìn thấy một lần từ một họa sĩ kỳ tài với óc sáng tạo phi phàm.

Cuối cùng (cho bài này) là thị trấn Funes nép mình dưới chân rặng núi Alps, tới tận biên giới Ý Ðại Lợi, khiến tôi chợt hiểu ra vì

đâu có những tấm bưu thiếp - postcard - mà bao lâu nay, tôi cứ yên trí là sản phẩm tưởng tượng cùng với Santa Claus.

Phải thấy là cuộc đời đẹp quá, thần tiên quá! Chả thế mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lúc thảng thốt kêu lên tiếng kêu thơ dại từ

trái tim chan chứa đam mê “Tôi là ai mà yêu quá đời này?” Chả thế mà buổi sớm mai thức dậy, tay kéo rèm cửa sổ để bất

ngờ chạm mắt một bông hồng đỏ thắm vươn cao, đứng đấy từ đêm qua, chờ đợi bình minh về cho nhau nụ cười chào hỏi

đầu ngày.

Vậy thì nỗi khổ mà con người không ngớt ta thán, từ đâu tới?

Sóng biển là chuyển động của đại dương trong thiên nhiên, tự chúng không vui, không buồn. Thi sĩ với trái tim tan nát, khoác

lên chúng niềm đau riêng “Giấc ngủ đêm qua anh về với biển, sóng nghìn con vỗ mãi một cơn đau.” Hàng cây lệ liễu nên thơ

ven hồ đùa vui với gió nhưng mắt buồn của nhà thơ làm chúng buồn theo “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, tóc buồn buông

xuống lệ ngàn hàng...” Ngay cả mùa Xuân là thời điểm của đất trời rạng rỡ, vạn vật hồi sinh nhưng ông Chế Lan Viên vẫn

khăng khăng trách móc “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu, đem chi xuân tới để gây sầu, với tôi tất cả như vô nghĩa, tất cả không

ngoài nghĩa khổ đau.” Như thế, xem ra con người đã tự làm khổ mình chứ không phải cuộc đời vốn là bể khổ. Dẫu sao, ngoài

tự thân con người, chắc phải nên kể tới những yếu tố ảnh hưởng tới nó nữa?

Sau Ðệ Nhất Thế Chiến, triết gia Jean Paul Sartre viết trong vở kịch Huis Close: “L'enfer c'est les autres,” địa ngục là tha

nhân. Câu viết trở thành một thứ tuyên ngôn được dùng rộng rãi hầu như mọi nơi: gia đình, chòm xóm, chợ búa, xe buýt, sở

làm, v.v... khi người ta bất mãn trong quan hệ với người xung quanh. Nghịch lý khó giải thích là con người kêu đòi và đi tìm

hạnh phúc nhưng lại không nhận diện được hạnh phúc, bắt đầu trong chính bản thân mình. Hạnh phúc không là ước vọng vu

vơ hay điểu gì hoang tưởng mà thậm chí ta chạm mắt, chạm tay vào được. Nó cũng không từ lòng đại lượng của người khác

như một món quà hậu hĩ để khi ta không nhận được (có khi nhận được mà không biết) thì oán than mà nó phản chiếu từ hạnh

phúc nơi chính ta. Một bà vợ có 10 con, chồng hiền lành hiếu thuận, mẹ chồng khắc nghiệt, chị em chồng ngoa ngoắt song lúc

nào cũng thấy bà nhẹ nhõm, tươi tắn, hỏi sao giỏi vậy? Bà cười, trả lời: “Chị ơi, gánh trên vai em nặng quá rồi, bớt một thứ gì

cũng không được, gánh thêm chính em nữa chắc sụm nên lấy vui đổi buồn, riết quen, thấy vui dễ sống hơn, không biết buồn

là gì nữa!” Ở tuổi ngoài 70, chị vẫn còn đi làm, năng động, linh hoạt, trông chỉ chừng ngoài 60. Thỉnh thoảng chồng to tiếng,

sẵn nụ cười trên môi, chị dỗ anh: “Ðừng nóng, hại sức khỏe anh! Từ từ nói, chuyện gì rồi cũng ổn thỏa mà!” Có hạnh phúc

trong tâm, hình như con người sáng suốt hơn, khôn ngoan hơn, đáng yêu hơn, dễ dàng dập tắt lửa “địa ngục” vây quanh. Trái

lại, một bà khác nhìn thấy trong siêu thị, đoán chỉ ngoài 40, mắt môi lạnh băng, cả khuôn mặt hầm hầm, với người bên cạnh

không oán thù; với người bán thịt đang tử tế giúp mình; với người thu ngân chẳng có lý do gì phải hứng chịu bộ mặt khó đăm

đăm kia, làm cho ngày mất vui một cách oan uổng. Với kẻ gây ra sự hằn học, khó chịu nơi bà, chắc chắn càng không hóa giải

được luôn vì cả hai đều “thấy cái bản mặt của nhau mà phát ghét, muốn đào đất chôn đi” thì làm sao có hòa bình, nói chi đến

hạnh phúc? Sơn hào hải vị ê hề trong chợ, bà chọn món gì, nấu nướng cách nào cho có bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho

cả nhà?

Ðến thăm người vợ góa ở tuổi 80, nghe cụ than: “Khó quên quá cô ơi! Không biết bao giờ mới quên được?” Tôi vội xoa xoa

bờ vai nghiêng lệch của cụ, trả lời: “Tại sao chị phải quên và làm sao mà quên? Chị vẫn có anh với chị luôn mà! Em mới bước

vô, nghe chị hớn hở kêu “Anh ơi, có cô H. tới chơi nè!” y như lúc anh còn ngồi đọc sách ở bàn nước (và bây giờ anh ngồi trên

bàn thờ cách đó ba bước chân). Chị không thấy anh bằng hình hài xương thịt nhưng cảm anh trong tim chớ có mất anh đâu?

Cứ thế cho em, chị sẽ thấy vui và ấm áp như anh vẫn kề bên. Gần sao xa vậy, đi đâu, làm gì, mang anh theo với chị chớ làm

sao mà đòi quên anh?” Nghe chừng hữu lý, ấm trà nhỏ run run rót trà ra hai tách, chị uống giùm anh một với nụ cười in trong

chén nước. Chẳng thế mà cảm ơn Trời cho trí nhớ, có ai muốn đổi với Alzheimer đâu?

Vòng đời sinh, lão. bệnh, tử, không ai tránh khỏi. Biết không tránh được mà cứ ưu sầu, là căn bệnh ghê gớm thứ hai do chính

mình chuốc vào thân, chi bằng an nhiên sống tràn đầy những giây phút hay năm tháng còn lại như Trịnh Công Sơn nhắn nhủ

“mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.” Chính quyền trong nước “hầm” hai chữ “tôi chọn” lắm vì nó biểu lộ Tự Do, coi thường gông

xiềng của chế độ (và coi nhẹ gông xiềng của số phận.) Chi bằng dè sẻn chút sinh lực còn lại để sống có ý nghĩa hơn quãng

thời gian cuối đời quý báu như nhà văn Mai Thảo “Gối tay lên bệnh nằm thanh thản, thành một đôi ta rất đá vàng.”

Thượng Ðế tạo sinh con người, cho nó có đủ phương tiện để tự bảo vệ. Hoặc chúng ta không khám phá ra, không tin vào

những khả năng nội tại ấy hoặc là lạm dụng chúng vào những mục tiêu khác, khi cần đành bó tay. Y học rọi ánh sáng vào hệ

thống miễn nhiễm của cơ thể, chỉ cho mọi người cách bảo dưỡng nó để chống lại sự xâm hại của bệnh tật. Tri thức rọi ánh

sáng vào hệ thống miễn nhiễm của tâm linh, chỉ cho mọi người cách tu tập để bảo dưỡng nó hầu ngăn ngừa phiền não.

Có Trời mà cũng có ta, cho nên, sướng hay khổ đều do tự thân mỗi người chọn lựa. Mãi mãi xin cảm ơn bài học thầy giáo cho

ở tuổi hai mươi: “Cuộc đời có những hạt ngọc và những viên sỏi; có những hương thơm và mùi uế tạp. Hãy nhặt lấy những hạt

ngọc và đón lấy những hương thơm.”


Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.