logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/12/2015 lúc 09:35:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sau lễ Tạ Ơn cuối tháng 11, nhiều ngôi nhà xung quanh chỗ tôi ở (và có lẽ khắp nơi trên thế giới) bắt đầu chăng những dây đèn màu quanh mái hiên, những khung cửa ra vào, những khung cửa sổ, những thân cây, những bụi hoa trong vườn để chào đón Giáng Sinh. Tại những khu phố sang trọng, người ta trang trí mặt tiền nhà với máng cỏ, thiên thần, xe tuần lộc, ông già Noel, người tuyết, với hàng nghìn bóng đèn lớn nhỏ, sáng lung linh trong đêm mùa Ðông. Ở các khu thương xá lớn, cây Giáng Sinh nhân tạo to tướng, cao vút, ngự ngay lối vào, cành lá chi chít đồ chơi và chen chúc những bóng đèn màu tráng thủy ngân, đẹp ơi là đẹp. Ngày còn bé, nằm trong lòng mẹ nghe kể chuyện thần tiên cành vàng lá ngọc, trí tưởng tượng non nớt không hình dung được, chỉ lơ mơ hơi áo mẹ rồi chìm vào giấc ngủ. Lớn lên chút nữa, ngỡ cành vàng lá ngọc là hoang đường nên không cất vào bộ nhớ. Bây giờ, nai cao xuống rừng thấy cành vàng lá ngọc đầy hai bên những lối đi trong khu South Coast Plaza, bàng hoàng nhận ra thần tiên ở giữa trần ai.

Hàng xóm của tôi là những gia đình lao động. Sáng sớm, con phố vắng tanh, trơ hai bờ lề không một chiếc xe đậu vì xe đưa người tới nơi làm việc. Sẩm tối, những chiếc xe ấy như đàn trâu ban ngày ra ruộng lo việc đồng áng, lại lục tục kéo nhau về chuồng, đậu ngay ngắn, êm ả, thẳng tắp dưới lòng đường, đợi bình minh hôm sau trở lại để đi cày tiếp. Thế nhưng mùa này, chỉ nhoáng một cái trong buổi chiều, tôi thấy đèn Giáng Sinh đồng loạt lấp lánh sáng suốt dãy phố từ đầu này tới đầu kia con đường ngắn. Vài chú hươu non lóng lánh như thếp vàng, đong đưa thân mình trong khu vườn hoa hồng chỉ bé bằng một vuông chiếu. Những chùm chuông đỏ rực buộc nơ hai màu xanh trắng chờ báo tin mừng nửa đêm Giáng Sinh. Những bàn tay lam lũ, bụi bặm, chai sạn, chủ nhân những cái tổ ấm khiêm nhường chấp chới lũ chim bay đi bay về mỗi ngày, đã vui sướng treo chúng lên, bày chúng ra, như một cách bộc lộ niềm hạnh phúc có bát cơm ăn, có tấm áo mặc suốt năm qua, như một lời tạ ơn Ðấng quan phòng chăm sóc họ trong cuộc sống nhiều khổ đau song cũng nhiều ân sủng. Sáng danh Chúa Cả trên trời hay Ðem ánh sáng vào nơi tối tăm, phải chăng đó là ý nghĩa những giây đèn Giáng Sinh cháy lên trong mùa cứu chuộc?

Trong hành trang tôi mang theo ngày rời quê hương đến xứ người, có cây vú sữa già đổ bóng xuống góc khu vườn nhỏ nhà bà Tư, đối diện với nhà tôi trên đường Phan Ðình Phùng, từ Lò Heo ra chợ Bà Chiểu. Cây vú sữa cằn cỗi ấy mỗi năm chỉ đẹp một lần vào mùa Giáng Sinh, khi con cháu bà Tư treo lên ngọn nó chiếc đèn lồng hình ngôi sao năm cánh bằng giấy màu xanh da trời với một chùm tua màu vàng nhạt. Không biết vì sao, từ góc sân nhà tôi bên này con đường chật, mỗi tối mùa Giáng Sinh, tôi hay nhìn lên ngôi sao ấy, mường tượng như nó mở ra cho tâm hồn tôi một lối đi, cho cuộc đời tôi một hy vọng và làm tôi khóc lặng lẽ. Những giọt nước mắt vì chờ đợi, vì hạnh phúc, vì tuyệt vọng, vì tất cả những gì làm nên đời sống tôi như một ân huệ từ Trời hay một tội tình trong cõi trầm luân. Những giọt nước mắt không cầm được vì vẻ đẹp bao la của đêm thánh vô cùng ngập tràn ơn bí nhiệm.

Ðã 40 năm trôi qua, tôi chỉ còn nhìn thấy cái đèn ngôi sao ấy trong tâm tưởng cùng với mấy con đường chạy vòng quanh Vương Cung Thánh Ðường Saigon, lũ lượt người đi bộ, nam thanh nữ tú dập dìu trong những đêm Noel đã bị cơn lốc thời cuộc cuốn đi. Bà Tư chắc đã về nước Trời với những sáng, những chiều chăm chỉ lần chuỗi và đi nhà thờ trong những tấm áo dài đẹp nhất của bà, với đôi dép lúc nào bà cũng giữ gìn thật sạch để bước vào giáo đường. Ngôi nhà cũ kỹ, mái ngói xô lệch ấy giờ đây ai ở và đèn ngôi sao có còn được thắp lên mỗi mùa Giáng Sinh không?

Tôi cũng nhớ những Noel xa xôi hơn nữa khi cha mẹ còn tại thế. Mỗi Giáng Sinh, bao giờ mẹ tôi cũng làm món ăn Réveillon cho bố tôi mở rượu champagne uống cùng bằng hữu sau lễ nửa đêm. Năm tháng rơi rụng dần, bạn bè rơi rụng dần, phú quý rơi rụng dần, sức khỏe rơi rụng dần. Những nửa đêm Noel cuối đời, bố tôi chỉ bày champagne ra bàn cho rượu không tủi thân, nhìn ông ăn bát cháo trắng thanh đạm và hiểu kiếp người không lên men như rượu.

Hôm qua xem TV, thấy chiếu lại hình ảnh những đội quân Ðức và Anh từ hai chiến tuyến đối nghịch trong Ðệ I Thế Chiến, thực hiện lệnh ngưng bắn tạm thời trong ngày lễ Giáng Sinh. Họ vẫn ở tư thế nai nịt sẵn sàng, để gây sự hay phản công nhưng từ dưới chiến hào và sau những ụ cát, họ gọi nhau chúc mừng Giáng Sinh trong khoảng cách không gian mà sự yên lặng khác thường làm cho sâu lắng hơn, những lời chúc mừng tôi tin là rất chân thật trong giờ phút thiêng liêng ấy. MERRY CHRISTMAS! MERRY CHRISTMAS! We don't shoot! We don't shoot!

Tinh thần Giáng Sinh là Thương Yêu và Hòa Bình. Qua hai thế kỷ, Giáng Sinh vượt lên trên nghi thức tôn giáo để trở thành một ngày lễ cả thế giới tôn vinh những giá trị cao quý của loài người, ca tụng cuộc sống đùm bọc và lòng biết ơn nhau.

Lang thang trên mạng, bắt được câu chuyện kể về cây tầm gửi thường bị văn hóa Á Châu nói chung, Việt Nam nói riêng, chê bai sự nương tựa vào người khác, lẽ ra, sự nương tựa ấy là ưu điểm, là niềm tin của kẻ yếu, là chia sẻ của kẻ mạnh để cùng nhau tồn tại. Tầm gửi quấn quít thân tùng bách nhưng tươi tốt bằng nhựa sống luân lưu trong chính vóc vạc gầy gò của nó, như giây trầu không quấn vào thân cau để làm biểu tượng cho nhân duyên vợ chồng. Ðẹp quá đi chứ, đâu có gì sai?

Từ thời Trung Cổ, tầm gửi nguyên thủy tượng trưng cho sức sống và khả năng sinh sản. Thế kỷ 18, tầm gửi đường bệ bước vào vị thế một thứ trang sức ngày Giáng Sinh, lý do vì sao hiện vẫn chưa hết tranh cãi. Tuy nhiên, sự tích vinh quang của tầm gửi được lưu truyền tới nay thì chao ôi là dễ thương!

Thoạt tiên, đây là tập quán trai gái hôn nhau dưới cây tầm gửi, bắt đầu từ giới tôi tớ Anh Quốc trước khi lây lan qua giới trung lưu. Ngay lúc khởi đầu, người nam được phép hôn bất cứ người nữ nào đang đứng bên cây tầm gửi và nếu cô từ chối, có nghĩa là cô bỏ qua vận may. Một phần khác của tập quán cho và nhận này có lẽ nhằm giới hạn lòng tham của người nam nên căn dặn chàng cứ sau mỗi nụ hôn vội vàng kia, phải ngắt xuống một nụ tầm gửi và khi cành hết sạch nụ thì chàng phải ngưng đi tìm cơ hội. Có ai biết trước khi đáo hạn, có bao nhiêu lứa đôi đã trở thành bạn trăm năm?

Câu chuyện cho tôi vài suy nghiệm ngộ nghĩnh. Có phải tầng lớp tôi tớ dễ dàng chia nhau thiện ý từ trái tim họ vì đó là của báu duy nhất họ có thay vì giới thượng lưu quý tộc không biết lựa chọn gì giữa quá nhiều thứ họ sở hữu nhưng lại khó định giá mỗi thứ? Có phải giới trung lưu vai vế xã hội vốn cao hơn giới tôi tớ, hân hoan tiếp nhận ngay tập quán này không một chút câu nệ đẳng cấp là vì tiếng gọi hồn nhiên của trái tim làm rung động lòng người nên có sức thu hút mãnh liệt? Có phải hàng giáo phẩm tổ chức nghi thức chào mừng Giáng Sinh đã cho tầm gửi góp mặt với những vật dụng trang trí ngày đại lễ là vì ý nghĩa nó biểu trưng rất gần với thông điệp tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu xóa nhòa mọi biên giới ngăn cách của đời thường?

“Vinh danh Chúa Cả trên trời, bình an cho người dưới thế.” Mơ ước hiền hòa ở vế thứ hai ấy có bao giờ thành sự thật? Giáng Sinh năm nay thế giới đau buồn vì những vụ khủng bố ghê rợn trong đó tình mẫu tử thiêng liêng nhất được dùng như một mặt nạ ngụy trang tội ác. Hàng triệu nạn nhân chiến tranh ở Syria chạy trốn tham vọng và sự tàn nhẫn của con người, không tìm được nơi tá túc vì sự nghi kỵ và chán ghét bạo lực của dân cư những xứ sở có thể mở cửa. Xã hội văn minh từ lâu không còn chấp nhận giáo dục bằng roi vọt nhưng các quốc gia văn minh vẫn hô hào biện pháp răn đe/trừng phạt các mâu thuẫn bằng vũ khí và chiến tranh.

Không biết nếu đèn, hoa, bong bóng, dây kim nhũ mừng Giáng Sinh không được gỡ xuống sau mùa lễ, nếu nhạc Giáng Sinh vẫn vang vọng khắp nơi trong không gian Ðêm Thánh vô cùng, liệu bộ mặt trái đất có đổi thay hay con người sẽ như con nghiện chợt tỉnh cơn say, thấy trống vắng và nhớ rượu đi tìm?
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.