Tóm Lược: Trước thềm năm mới 2016 chúng ta hãy tạm ngưng mọi hoạt động để ôn cố trước khi tri tân. Trong năm 2015, trang mạng Dân Làm Báo (DLB) đã phát triển mạnh mẽ kể cả số lượng và phẩm chất các bài đăng. Số lượng độc giả gia tăng 20% so với năm 2014. Số người viết lời phê có đăng ký và avatar cũng gia tăng. Sự đóng góp của các còm sĩ rất quan trọng trong việc duy trì DLB là một nguồn thông tin chính xác. Lý lịch và các sự kiện hoặc câu chuyện về 45 còm sĩ đóng góp thường trực trên DLB trong năm 2015 được trình bày. Hầu hết các chi tiết này là hư cấu, dựa vào những tưởng tượng, với mục đích đem lại chút vui tươi trong thôn trong những ngày cuối năm và đầu năm mới.
Trước hết, năm mới 2016 sắp đến, trong dịp đầu năm, tôi xin kính chúc tất cả các bạn trong Ban Biên Tập (BBT) Dân Làm Báo (DLB), các tác giả, còm sĩ, và độc giả một năm mới thịnh vượng, bình an, và hạnh phúc.
Đã có vài bài tổng kết tình hình Việt Nam, hoạt động của nhóm cầm quyền cộng sản, và hoạt động các phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ. Trong bài này, tôi sẽ chỉ đề cập đến chuyện "nội bộ," tức là những câu chuyện, "biến cố," và "nhân sự" trong thôn DLB.
Trước hết, chúng ta phải cám ơn các bạn trong Ban Biên Tập (BBT) DLB đã có công xây dựng, duy trì, và vun sới một sân chơi cho độc giả khắp nơi trên thế giới. Tôi tin rằng ai cũng trân trọng những nỗ lực không ngừng của BBT trong việc lựa chọn, chỉnh sửa, dàn xếp, trình bày bài vở, kiểm soát nội dung lời phê, và giao tiếp với độc giả và tác giả về những đề tài và nội dung thích hợp trong công cuộc đấu tranh và đóng góp cho việc xây dựng một quốc gia không cộng sản trong tương lai rất gần. Công việc đó đòi hỏi sự chăm sóc và chú tâm 24/7.
Thứ nhì, chúng ta phải cám ơn các tác giả đã bỏ công nghiên cứu, biên soạn, góp nhặt, trình bày, và viết những bài có giá trị, từ các biếm họa, ca khúc, thơ, văn, cho tới các bài bình luận, khảo luận, phân tích, nhận xét, báo cáo, và bày tỏ ý kiến. Những bài này giúp truyền bá thông tin, kiến thức, và trao đổi quan điểm. Một điểm quan trọng mà chắc ai cũng biết, có lẽ trừ những người cộng sản, là tất cả các tác giả đóng góp bài vở hoàn toàn không có thù lao hay bất cứ một hình thức bồi hoàn nào. Tất cả đều do tự nguyện. Việc này có thể khó hiểu cho những người cộng sản, nhưng đó là sự khác biệt giữa quốc gia và cộng sản, hoặc "lề dân" và "lề đảng."
Thứ ba, chúng ta phải cám ơn độc giả DLB, âm thầm hay năng động (qua việc viết lời phê). Không có độc giả, không có tờ báo tự do nào có thể sinh tồn. (Báo chí quốc doanh không có độc giả nhưng sinh tồn được vì chúng được nuôi dưỡng bởi nhóm cầm quyền và do đó không phải là báo chí tự do.) Quan trọng nhất là sự đóng góp tích cực của các độc giả viết lời phê hay còm, còn được gọi là còm sĩ.
Bài này sẽ "ôn cố" và "tri tân" bằng những câu chuyện và lai lịch các độc giả viết lời phê trên các diễn đàn trên trang mạng DLB. Bài viết có phần nghiêm trang và khôi hài, với mục đích bày tỏ lòng cám ơn các còm sĩ và xả stress với những chi tiết hoặc câu chuyện vui tươi. Phần lớn các chi tiết, câu chuyện, hoặc sự kiện dựa vào những tưởng tượng hư cấu, tuy có một ít dữ kiện coi là "sự thật" như được các còm sĩ tiết lộ trong các lời còm.
A. Trong năm 2015, thôn DLB có nhiều "biến cố" và gia tăng số lượng còm và còm sĩChỉ còn vài ngày nữa là năm 2015 sẽ hết và chúng ta bước qua năm mới. Như thường lệ, chúng ta đón mừng năm 2016 với niềm tin và hy vọng cho một tương lai sáng sủa. Đó là sự tiêu hủy chế độ cộng sản tại Việt Nam và sự thành lập một thể chế tự do dân chủ để đất nước Việt Nam có cơ hội tiến lên hùng mạnh trên thế giới.
Nhìn lại năm qua, chúng ta đã trải qua một quãng đường dài. Chúng ta đạt được những thành quả cụ thể trong sứ mạng truyền bá thông tin. Mỗi người trong chúng ta đóng góp trong việc là một chiến sĩ thông tin, từ việc đọc bài, viết bài, cho đến việc viết lời phê và thảo luận với nhau. Bên cạnh những thành quả đó, có những "biến cố" nội bộ và sự gia tăng độc giả, còm sĩ, và số lượng và phẩm chất lời phê.
Có những đề tài tạo nhiều tranh luận, thể hiện qua số lượng và nội dung các lời phê. Tôi không nói đến những đề tài thời sự, mà chỉ đề cập đến các đề tài "nội bộ" hoặc "nhân sự." Những đề tài này thường liên hệ đến một vài cá nhân hoặc còm sĩ, nội dung của lời còm, và phản ứng mọi người. Phần lớn những cuộc tranh cãi này xoay quanh vấn đề biên giới "quốc cộng," cách thức đối phó với Dư Luận Viên (DLV), hình thức trình bày còm, và các phương tiện "xả stress."
Đã có ít nhất hai bài chủ với tổng số lời phê vượt quá một ngàn. Đây quả thật là một kỷ lục. Một mặt, đó là tin vui vì nó cho thấy mức độ chú ý của độc giả và còm sĩ. Một mặt, đó là tin buồn vì đề tài tranh cãi liên hệ thuần túy về các khía cạnh "nhân sự" có tính chất cá biệt hơn là tổng quát. Tôi sẽ không nhắc lại chi tiết cuộc tranh cãi, nhưng có nhận xét là kết quả của các "biến cố" này có phần tốt đẹp vì chúng ta có dịp hiểu nhau hơn, và có dịp thẳng thắn bày tỏ quan điểm trong tinh thần tự do dân chủ. Đương nhiên vẫn còn có những bất đồng ý kiến, bực bội, buồn bực, tức giận, hoặc hận thù. Nhưng tôi đề nghị chúng ta hãy gác bỏ mọi khác biệt và hãy chú tâm vào mẫu số chung của cuộc đấu tranh.
Ngoài các "biến cố" đó, chúng ta sống hòa thuận là một cộng đồng tràn đầy tình thương yêu, kính trọng lẫn nhau, và vui vẻ qua những hoạt động thư giãn, các lời còm hỏi thăm đầy tình người, và những lời chọc ghẹo dí dỏm. Số lượng người đọc cũng gia tăng. Tôi vừa làm vài tính toán trên Excel spreadsheets cho số lượng người viếng thăm (visitors) và số lượng trung bình đọc (flag counter views) và xin phép báo cáo các bạn.
Trước khi báo cáo các con số này, ta nên hiểu thống kê về số người đọc được ghi nhận thế nào. Mỗi trang mạng thường dùng một dịch vụ thâu thập người viếng thăm (visitors) hay độc giả đến từ đâu. Nguồn gốc đến thường dựa vào địa chỉ IP phản ảnh quốc gia trên thế giới. Để ghi nhận quốc gia, các dịch vụ này dùng lá cờ (flag) quốc gia đó. Vì vậy, số đếm (counter) cho các thống kê viếng thăm dựa vào nguồn gốc quốc gia được gọi là flag counter. Dịch vụ cung cấp thống kê này cho trang mạng DLB có tên là FLAG COUNTER. Muốn coi thống kê, bạn bấm ô chữ nhật có hàng chữ "213 flags collected" trong cột phải, dưới hình các members.
Tôi chưa có dịp tìm hiểu tỉ mỉ ý nghĩa của các thông số báo cáo bởi Flag Counter, nhưng tôi có đọc qua phần nào các thảo luận về các thông số này. Sau đây là sự hiểu biết của tôi, không chắc là chính xác hoàn toàn nhưng phản ảnh ý nghĩa chính của các thông số.
Flag counter là số đếm người từ quốc gia nào. Flag counter view cho biết tổng số đọc từ quốc gia đó. Số lượng đọc không phân biệt người đọc cá biệt mà chỉ đếm lượng đọc. Theo tôi nghĩ, dịch vụ FLAG COUNTER chỉ dựa vào địa chỉ IP để phân biệt. Do đó, nếu ông A dùng 6 địa chỉ IP khác nhau để vào đọc DLB trong một ngày thì dịch vụ FLAG COUNTER sẽ đếm là 6 người. Tuy nhiên, việc này thường ít xảy ra. Ít ai có thì giờ thay đổi địa chỉ IP để đọc bài. Do đó, ta có thể coi số người viếng thăm (visitors) phản ảnh khá trung thực số người thực sự khác nhau vào đọc DLB trong một ngày. Số lượng đọc (flag counter views) không phân biệt địa chỉ IP mà chỉ đếm số lần người vào đọc DLB. Thí dụ, bạn vào DLB ba lần trong một ngày với cùng địa chỉ IP. Số người viếng thăm sẽ ghi là một, nhưng số lượng đọc sẽ ghi là 3. Tôi không rõ dịch vụ FLAG COUNTER có đếm số lần log in và log out không, nhưng thống kê đó thực ra cũng không quan trọng.
Sau đây là thống kê tôi dùng Excel spreadsheet để tính toán cho hai năm 2014 and 2015. Các con số là con số trung bình trong cả năm. Nên để ý tôi dùng dấu phẩy cho phần ngàn theo thói quen ở Hoa Kỳ. Các bạn ở các quốc gia khác có thể thay dấu phẩy bằng dấu chấm.
Số người viếng thăm (độc giả) trung bình mỗi ngày: 17,354 (2014), 20,878 (2015)
Số lượng coi (đọc) trung bình mỗi ngày: 98,932 (2014), 104, 126 (2015)
Do đó, số độc giả trung bình mỗi ngày gia tăng từ 17,354 trong năm 2014 đến 20,878 trong năm 2015. Mức gia tăng là 20%. Đó là mức gia tăng rất đáng nể.
Về số lượng coi, ta có thể suy ra rằng trung bình trong một ngày, một độc giả vào DLB 5.7 lần trong năm 2014 (98,932/ 17,354), và 4.9 lần trong năm 2015 (104, 126/ 20,878). Tôi nghĩ thói quen độc giả vào DLB mỗi ngày chắc không thay đổi nhiều một cách trung bình. Có thể lý do cho sự suy giảm số lần vào là cách dịch vụ FLAG COUNTER đếm dưới sự thịnh hành của kỹ thuật điện thoại di động.
Ngoài số lượng độc giả gia tăng, tôi có nhận xét là số người viết lời phê cũng gia tăng, nhất là số người có ghi danh viết lời phê đăng ký (có nick xanh) và có avatar. Các diễn đàn trên các bài chủ không còn bị chiếm đa số bởi những nick đen không có avatar, mà được vui tươi và tưng bừng sức sống với các tên thanh tao, dễ thương như Saigonnho, Ba Sài Gòn, Thùy Dương, và hình ảnh màu sắc vui nhộn của lá cờ vàng ba sọc đỏ, các bông hoa vàng tím xanh, v.v.
B. Trong tinh thần vui tươi, hãy tạo dựng "lý lịch" và các sự kiện, câu chuyện liên quan đến các còm sĩ có "thành tích" trong năm 2015Phần này sẽ trình bày các khía cạnh liên quan đến các còm sĩ có "thành tích" viết còm trong năm 2015. Tôi không dùng tiêu chuẩn đặc biệt gì để lựa chọn còm sĩ, mà chỉ dùng tiêu chuẩn rất chủ quan, dựa vào ấn tượng của tôi về các còm sĩ. Đương nhiên các độc giả sẽ có nhiều ấn tượng khác biệt, và rất có thể đối nghịch với ấn tượng và cảm nghĩ của tôi. Tôi không có trí nhớ hoàn hảo, và chắc chắn là sẽ bỏ sót nhiều còm sĩ có gây ấn tượng mạng trong năm qua. Với các còm sĩ này, tôi xin có lời thành thật xin lỗi trước.
Đại khái, tôi sẽ cố tạo dựng lý lịch các còm sĩ dựa vào các chi tiết đặc thù của mỗi còm sĩ như tên (nick), avatar, những lời phê của họ, và trí tưởng tượng của tôi. Có những chi tiết "có thật" dựa vào tiết lộ của chính còm sĩ. Có những chi tiết diễn giải, bịa đặt, hoặc sáng chế hư cấu do trí tưởng tượng. Có những câu nhận xét và lời tri ân chân thành của tôi.
Nội dung có thể nghiêm trang hoặc hài hước. Vì óc hài hước của tôi hơi "kỳ cục" và có chút dzô dziên, tôi tiên đoán sẽ có vài phản đối. Nếu bạn không hiểu ý nghĩa hài hước, bạn hãy tin rằng tôi không bao giờ có ý xấu, mà hoàn toàn là có ý tốt về tất cả mọi người. Để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, tôi xin khẳng định rằng tất cả những câu đùa giỡn hoàn toàn phản ảnh lòng thương mến và kính trọng tất cả mọi người. Nếu có gì xúc phạm, mong các bạn thứ lỗi.
Tôi thành thật xin lỗi là không kịp viết về tất cả còm sĩ trong thôn vì có quá nhiều còm sĩ mà thì giờ quá eo hẹp, và không có đủ tài liệu để gợi ý, nhất là các còm sĩ dùng nick đen hoặc nick xanh nhưng giữ lời phê riêng tư. Đặc biệt, sau đây là các còm sĩ đã đóng góp đáng kể qua số lượng và phẩm chất lời phê, nhưng tôi không kịp viết về họ trong bài này: Aaaa, DĐB-YD, Em Gái Hậu Phương, Free Duck, Giăng Mắc Toi, Hồ Âm Mao, Ichlam, K59, Lê Dân Việt, người chuyển lửa, người xa xứ, Nguyên Thạch, Quỷ Đỏ Bán Nước, Thùy Dương, v.v. Ngoài ra, bài này chỉ chú trọng đến các còm sĩ nên tôi không viết về các tác giả. Mong các tác giả thứ lỗi vì có nhiều tác giả rất đáng được nói đến qua những lời tri ân, khen tặng, và biết ơn. Sau đây là vài thí dụ: Babui, Hoàng Thanh Trúc, Huỳnh Tâm, Lê Nguyên, Lê Dủ Chân, Nguyễn Bá Chổi, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Gia Phụng, Trần Trung Đạo, Vũ Đông Hà, v.v.
Sau đây là "lý lịch" hoặc các sự kiện liên quan đến các còm sĩ trong năm 2015. Tôi sắp xếp dựa vào tên của còm sĩ theo thứ tự mẫu tự số và ABC. Có còm sĩ có "lý lịch" hoặc sự kiện dài dòng vài đoạn. Có còm sĩ chỉ có vài câu. Mức dài ngắn không liên hệ gì đến tính chất quan trọng hoặc ấn tượng về còm sĩ.
1. 4khuong:
4khuong tuy viết còm có vẻ là người hay tán tỉnh các cô gái, thực ra là người rất có đạo đức. khuông (框) có nghĩa khung, vành, ý chỉ quy luật. Do đó, 4khuong có nghĩa Tứ Đức, là bốn nét đạo đức của người con gái Việt Nam, đó là Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Anh có khiếu về mỹ thuật, và thường cho ý kiến về avatar của các còm sĩ, hoặc cách ăn mặc màu sắc của phái nữ. Anh còn là người con chí hiếu, phụng dưỡng mẹ già.
Gần đây không thấy anh xuất hiện. Có thể anh đang có chuyện buồn về chị Mylinh Nguyễn quên không đổi avatar sáng sủa theo đề nghị của anh. Cầu nguyện mọi việc tốt lành xảy đến cho anh và mẹ anh.
2. Administrator:
Administrator của trang mạng Dân Làm Báo có tông tích bí mật. Tuy nhiên, còm sĩ Nguoiduatin đã khám phá ra đó là một bà giáo già về hưu chưa chồng và còn nguyên si.
3. Ba Sài Gòn:
Ba Sài Gòn cùng với Lâm Viên, Lê Cửu Long, và Cao-Đắc Tuấn, bị nhiễm vi khuẩn "xuống thuyền rồi lại lên thuyền." Vi khuẩn này khiến người bị nhiễm có ý muốn rời bỏ thôn và tuyên bố ý định đó một cách cương quyết; nhưng sau đó lại đổi ý và không những ở lại thôn mà lại còn viết hăng hái hơn trước.
Ba Sài Gòn là người thẳng tính và lịch sự. Anh ban đầu dùng avatar giống hệt avatar của Cánh Dù lộng gió. Có lúc hai người viết còm bên cạnh nhau, với hai avatar giống nhau là cánh dù đỏ của binh chủng Nhảy dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), làm độc giả không hiểu chuyện gì xảy ra. Nhưng ngay sau đó, cả hai anh Ba Sài Gòn và Cánh Dù lộng gió đổi avatar để tránh trùng hợp. Anh Ba Sài Gòn viết lời xin lỗi nhã nhặn với anh Cánh Dù lộng gió, nhưng anh Cánh Dù lộng gió không để tâm chuyện đó.
4. Bảo Như:
Bảo Như là một nhân vật kỳ bí. Cô là một nhạc sĩ tài hoa, viết đủ loại nhạc, tình cảm đến đấu tranh. Với tính chất "ướt át" nghệ sĩ như vậy, cô còn có tài lý luận tuyệt vời. Tôi có dịp "đụng độ" với cô trong một tranh cãi về một đề tài về tác phẩm và tác giả, và rất thán phục khả năng lý luận của cô.
Sự kỳ bí của Bảo Như là những chiêu mê hồn trận không cho biết giới tính của mình. Trong một còm cho Nguoiduatin, cô viết "Hiểu lầm rồi, NĐT phải gọi N là ‘chú’ mới đúng đó, cha nội." Gần đây, trong bài "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ," cô cho biết tại thời điểm 5:42 của video clip có hình của Bảo Như trong góc cho thấy giới tính. Nhưng hình đó là hình sư tử đực. Tuy nhiên không có gì bí mật mãi. Nhờ tài điều tra của FBI special agent ngocgia, Trần Bảo Như được xác nhận là phái nữ. Thực ra, tên Bảo Như, dù tên thật hay bút danh, có hàm ý phái nữ. "Như" có nghĩa "nguyên thủy" (如). "Bảo" có nghĩa "quý báu" (寶). Bảo Như, do đó, có nghĩa nét "nguyên thủy quý báu," thường ám chỉ nết na đoan trang của phái nữ.
Không phải ai cũng hiểu và thích nhạc của cô. Cũng như không phải ai cũng thích hết nhạc của Trúc Phương, Lam Phương, hoặc Trần Thiện Thanh. Người ta nhớ đến các nhạc sĩ này qua những bài hát nổi tiếng và thịnh hành, trong khi họ có biết bao nhiêu ca khúc mà rất ít người biết. Theo ý kiến chủ quan của tôi, Bảo Như viết nhiều ca khúc đặc sắc lộ ra một tài năng khác thường và độc đáo. Với tôi, những khía cạnh khác thường và độc đáo đó quả thật là sự "nguyên thủy quý báu" của một cô gái Việt Nam.
5. Cánh Dù lộng gió:
Cánh Dù lộng gió là người rất lịch sự và nhã nhặn. Khi có người viết còm quá khích hoặc sai quấy theo ý anh, anh phản hồi một cách nhẹ nhàng, và dùng lời lẽ lịch sự. Khi thấy Ba Sài Gòn sơ ý dùng avatar giống avatar của mình, anh không phiền hà gì và dùng avatar khác. Anh viết còm thông báo và xin lỗi mọi người.
Anh đã từng phục vụ trong binh chủng Nhảy dù của QLVNCH, tham gia nhiều trận đánh ác liệt. Dường như anh là người Bắc, nhưng sống trong miền Nam đã lâu. Ngoài bản tính nhã nhặn và lịch sự, anh còn có tài viết xuất sắc. Những bài anh viết đăng trên DLB có chủ đề thực tế, đánh thẳng vào các vấn đề rõ rệt tại Việt Nam, về chính trị, xã hội, và văn hóa. Anh viết bài và còm rất hay và thường có ý nghĩa. Anh viết còm thường xuyên. Do đó mỗi khi không thấy còm anh, ai cũng lên ruột và lo lắng cho anh. Cũng may, anh chỉ thỉnh thoảng vắng mặt vài ngày hay vài tuần, rồi sau đó trở lại tiếp tục viết còm hoặc bài chủ.
6. Cao-Đắc Tuấn:
Tôi trước đây không biết máu mình thuộc loại gì. Khi nghe Lam Mai Quế phân tách bản tính con người qua loại máu, tôi thích thú và yêu cầu bác sĩ cho thử máu xác định máu tôi trong kỳ thử máu thường xuyên ba tháng một lần. Kết quả thử máu cho biết Cao-Đắc Tuấn thuộc máu D.
7. Dân Quê:
Dân Quê đoạt giải kỷ lục thế giới Guinness về tiết mục "nông dân tài giỏi" vì là người sống tại đồng quê, cày bừa, chăn trâu, mà biết rõ sự khác biệt giữa cơ cấu máy vi tính dùng kỹ thuật pipeline và systolic array. Khi được phỏng vấn tại sao anh biết về pipeline và systolic array khi anh chỉ là một nông dân cày sâu cuốc bẫm, Dân Quê trả lời, "Mèn đét. Chiện đó có dzì khó? Tui mới lấy dzợ và áp dụng kỹ thuật cơ cấu vi tính wài hà. Đến tối thì tui dzới bả thực tập systolic array. Bi giờ tui dzới bả thực tập pipelining chờ có kết quả sau cái pipeline lâu tới 9 tháng 10 ngày nè."
8. daubetangthuong:
daubetangthuong là một nhân vật đặc biệt. Có rất nhiều khía cạnh đặc biệt về anh. Trước hết, anh sinh trưởng trong xã hội chủ nghĩa cộng sản và hấp thụ nền giáo dục tẩy não và nhồi sọ của cộng sản; nhưng sọ và não của anh quả thật cứng và tinh khiết như kim cương nên không thể bị tẩy hoặc nhồi được. Anh thấy rõ sự lừa đảo trong nền giáo dục cộng sản và đã thoát ra khỏi ngục tù trí tuệ đó. Anh viết nhiều bài hay và có ý nghĩa đăng trên DLB. Đặc biệt, anh viết một bài rất hay và thấm thía cho tuổi trẻ nói về kinh nghiệm bản thân. Anh còn có tài âm nhạc ca hát, và giúp đỡ các sinh viên học sinh từ Việt Nam để hướng dẫn đường ngay lẽ phải.
Có vài điểm "đặc biệt" khác của anh mà tôi cứ suy nghĩ hoài mà vẫn không tìm ra diễn giải thích đáng. Đó là tên daubetangthuong và avatar của anh. Tại sao "dâu bể tang thương"? Có thể anh nói đến cuộc đời chìm nổi của anh, hoặc của con người nói chung. Chuyện đó không có gì lạ hay đặc biệt. Nhưng cái lạ hay đặc biệt là "dâu bể tang thương" dính líu gì đến Frederick the Great, avatar của anh? Có thể anh ngưỡng mộ tài năng và đức độ của Frederick the Great, và tiếc thương cho vị vua xứ Phổ này đã bị quân Nazi lạm dụng hình ảnh làm giảm uy tín của ông trong lịch sử. Tuy nhiên, cái ý nghĩa "dâu bể tang thương" khó mà liên kết được với Frederick the Great. Tôi hy vọng nếu anh có dịp rảnh rỗi sau giờ vui chơi với cậu con trai một tuổi, anh sẽ giải thích bạn đọc mối liên hệ, hoặc không có mối liên hệ, giữa "dâu bể tang thương" và Frederick the Great.
9. emSAIGON:
emSAIGON là một cô gái cư ngụ tại Sài Gòn. Cô vẫn thường chăm sóc sức khỏe của tôi, thường gửi mì gói, sâm Đại Hàn, rượu đế ngon, giúp tôi có sức khỏe để viết bài hăng hái. Có một dạo cô không viết còm, khiến tôi lo lắng mất ăn mất ngủ. May sao, sau đó cô viết còm trở lại, tuy không còn tha thiết gửi đồ ăn thức uống cho tôi như xưa, khiến tôi "lòng buồn dạt dào nhớ hôm nào đăng bài trên báo cho em vui đọc chơi, em thương em cho anh gói mì nước ngọt ngào." Nhưng tôi cũng vui khi biết cô bình an vô sự.
10. hai xe ôm:
hai xe ôm ở bên Úc gần 40 năm nhưng lúc nào anh cũng trăn trở nghĩ đến Việt Nam và những người đang chịu đựng dưới chế độ cộng sản. Anh từng phục vụ trong ngành Hải quân của QLVNCH và anh luôn luôn thương yêu những chiến sĩ VNCH còn ở lại Việt Nam, nhất là những thương binh. Anh là người rộng rãi và có lòng bác ái bao la. Anh không hành nghề xe ôm. Thực ra, tên hai xe ôm là do hai người tàn tật đội ơn anh đã cho xe lăn giúp họ thêm tiện nghi trong cuộc đời. Hai người đó ôm hai chiếc xe lăn mà anh tặng họ mỗi khi họ nghĩ đến anh. Một trong hai người là một thương binh VNCH mà anh tình cờ gặp tại Việt Nam.
11. Hạt Sương Khuya:
Hạt Sương Khuya (HSK) không biết rằng cô đã được Hồn thiêng Sông núi Khấn nguyện phù hộ ngấm ngầm, để cô có sức khỏe trong việc đấu tranh cho tự do, dân chủ, và nhân quyền tại Việt Nam.
12. Hoài Việt:
Hoài Việt là người đáng kính phục nhất trong thôn. Tuy là Tony Blair (TB = Tám Bó), anh vẫn hoạt động mạnh mẽ, và là người rất thông minh. Ở tuổi anh, không ai có thể gõ còm lâu được. Vậy mà không những anh viết còm hăng hái và có ý nghĩa, anh còn biết cách post các hoạt hình, trong một thời gian ngắn. Dường như anh là cựu học sinh Taberd và từng phục vụ trong QLVNCH.
Anh có cuộc sống tình cảm tốt đẹp. Anh thường nói đến bà xã thương yêu anh, đưa anh ra cửa đi làm mỗi ngày. Nhưng điều đó cũng cho thấy anh là người bay bướm vì bà xã anh ghen tuông với mấy cô hàng xóm thèm thuồng anh. Bà xã anh chắc đâu ngờ là anh đâu có bay bướm với các cô hàng xóm, mà anh bay bướm tung tăng trong vườn hoa thơ mộng Dans Le Bleu. Tuy nhiên, chuyện tình giữa anh và cô "Lê Mỹ Quyên" trong vườn hoa thơ mộng Dans Le Bleu hơi có chút kỳ bí. Không ai biết chuyện gì xảy ra, nhưng hình như hai người đã chia tay. Mong hai người trở lại bên nhau để dân trong thôn được dịp học hỏi tiếng Pháp trữ tình.
13. Hoàng Hạc:
Hoàng Hạc là một người đa tài (và có lẽ cũng đa tình như sẽ viết sau). Anh làm thơ rất hay và chớp nhoáng, như thể xuất khẩu thành thơ. Tuy có máu nghệ sĩ, anh là một kỹ sư về máy bay, và rất am tường về kỹ thuật máy móc dùng trong các phản lực cơ, kể cả các phi cơ chiến đấu hoặc thả bom của quân đội. Ngoài ra, anh có những thú tiêu khiển thanh khiết như đi câu cá, cho thấy một tâm hồn tao nhã và cao thượng. Anh còn là người đa tình như sau.
Hoàng Hạc hào hoa hào hiệp hảo hán, hân hoan hăng hái hăm hở hỏi han Hoa Hồng Hepburn. Hoàng Hạc hẹn hò hàn huyên Hoa Hồng. Hoa Hồng ham hội họa, hiền hậu, hồng hào hây hây, hớp hồn Hoàng Hạc. Hoàng Hạc háo hức hào hứng hí ha hí hửng hát hò. Hoa Hồng hời hợt hững hờ hổng hăng hái hồ hởi. Hoàng Hạc hết hồn hắt hơi hụt hẫng héo hon hẩm hiu, hứa hẹn hầu hạ Hoa Hồng. Hoa Hồng he hé hoãn hòa hợp. Hoàng Hạc hết hoan hỉ, ho húng hắng, héo hắt hốc hác hình hài hoi hóp. Hoa Hồng hối hận, hài hước Hoàng Hạc. Hoàng Hạc hoàn hồn hết hãi hùng, hả hê, hề hề hềnh hệch, huy hoàng. Hoàng Hạc hên. Hoan hô Hoa Hồng - Hoàng Hạc.
14. HoustonTX:
HoustonTX cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas. Năm nay anh 61 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh như được phản ảnh qua sức làm việc tung hoành trên trang DLB, hỗ trợ các còm sĩ phe ta, dạy dỗ DLV, khích lệ tác giả. Anh là người lịch sự và luôn luôn dùng lời lẽ ôn hoà nói chuyện với các còm sĩ, cho dù có bất đồng ý kiến. Anh là bạn đồng hành với anh JU MONG Sinh Sự trong việc trừ tà ma cộng sản.
15. JU MONG Sinh Sự:
JU MONG Sinh Sự khiến nhiều người bực bội vì cái tên nghe có vẻ lãng nhách. Có người ganh ghét chế tên đó thành Chổng Mông. Thực ra, ai mà không hiểu ý nghĩa của tên JU MONG Sinh Sự mới là người không biết coi phim Hàn. JU MONG là vị vua trị vì xứ Goguryeo bên xứ Hàn từ năm 37 trước công nguyên (TCN) cho tới năm 19 TCN.
Tại sao anh ta dùng tên JU MONG Sinh Sự? Đó là biệt danh của anh mỗi khi anh cãi lộn với dư luận viên (DLV) cộng sản. Mỗi khi bị đuối lý, DLV cộng sản nói với nhau, "Mình không cãi lại cha nội chu mỏ sinh sự đó." Khi nghe được biệt danh "chu mỏ sinh sự," anh kể cho cô con gái nghe. Cô con gái, một người mê coi phim Hàn, phá lên cười, nói, "Chu Mỏ tức là Chumo-wang, là ông vua Chumo đó ba à. Ổng còn có tên là Jumong, là vị vua đầu tiên của vương quốc Goguryeo, nằm ở phía Bắc của ba vương quốc Hàn nổi tiếng thời xưa." (Wikipedia 2015).
Thế là từ đó anh dùng tên JU MONG và say đắm coi phim Hàn. Việc anh mê coi phim Hàn có thể được chứng minh qua việc anh tặng Mỹ Tiên
đóa hoa hồng xanh và hình ảnh cặp tài tử trong phim Hàn Hoa Hồng Xanh (Xem, lời phê trong, Bạn 2015).
Kết luận: "quyentran" chính là "Quyên Trần" và vì "Quyên" là tên con gái, bạn "quyentran" chính là phái nữ.
Sửa bởi người viết 31/12/2015 lúc 10:37:56(UTC)
| Lý do: Chưa rõ