logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/12/2015 lúc 08:10:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dark money

Dark là u ám hay đen tối. Money là tiền. Dark money là đồng tiền không minh bạch. Đại khái đó là lối nói diễn nôm khi ta đặt khái niệm dark money vào bối cảnh sinh hoạt hậu trường sâu khấu chính trị khắp nơi (trong đó có Hoa Kỳ). Bởi đây là số tiền mờ ám. Số tiền under the table. Số tiền thậm thụt, dù chẳng phải là ném đá giấu tay. (Vốn khác hẳn với một số nước chiến dịch vận động tranh cử không cần thiết vì vị trí ghế ngồi đã được sắp đặt trước. Và bầu bán chỉ là chuyện hình thức. Nên sẽ không có chuyện dark money – thay vào đó là những dark plan and dirty tricks có dính líu đến tiền!)

Năm 2016 đã đến. Happy New Year đã qua. Resolution – điều chúng ta tuyên hứa sẽ thực hiện trong năm mới đã được set up. Vấn đề ở chỗ có thực hiện trọn vẹn hay không? Đó là chuyện riêng. Còn chuyện chung: Sân khấu chính trị năm nay tại Mỹ – Chà, chuyện lớn đây! Sẽ có những cuộc bầu phiếu rầm rộ tháng 11 năm 2016. Không nói đến cuộc đua chạy vào Bạch ốc nữa vì hơn hai năm nay báo chí đã rùm beng lên, khởi đầu là chuyện bán tín bán nghi xem Cựu Đệ nhất Phu nhân Hilary Clinton có tham gia cuộc đua. Giờ thì mọi cái đã ngã ngũ. Sẽ là một cuộc chiến một mất một còn. Bà đã vào cuộc. Hiện còn là ứng viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ. The last act of her huge legacy!

Quả nhiên vậy, tháng 11 năm 2016 sẽ gay cấn bởi những cuộc bầu phiếu. Trước tiên đó là cuộc đua giành chìa khóa dọn vào Bạch ốc. Bên cạnh đó hơn một chục những ghế thống đốc tiểu bang sẽ được tranh giành. Thượng viện có đến 34 ghế sẽ được đem ra giằng co. Tất cả 435 ghế của Hạ viện được bầu cử lại. Rất nhiều ghế Thị trưởng của các thành phố lớn tại Hoa Kỳ (cũng sẽ) được dân chúng quyết định trong cuộc bầu cử này. Vì thế năm nay là năm đầy sôi nổi của những ai sính nói đến chuyện chính-trị-chính-em tại Mỹ.

Trở lại chuyện dark money – Lẽ ra nó không ầm ỹ lắm vì chúng ta biết rõ bầu cử tại các quốc gia có nền dân chủ phát triển, tranh cử và vận động từng-lá-phiếu-một đã trở thành một sinh hoạt tốn kém. Không tiền làm sao vận động có hiệu quả. Từ quảng cáo TV cho đến tờ bướm (flyer). Nào là các chiến dịch email đại trà. Điện thoại. Billboard. Đủ cả. Tiền. Tiền. Tiền. Hàng tấn tiền. Không tiền (thì) không thể vận động tranh cử. Câu hỏi được đặt ra: Tiền đâu các ứng cử viên có được? Phải chăng họ có mạnh thường quân? Và mạnh thường quân này đã sử dụng dark money của họ như thế nào?

Nỗi lo của những ai quan tâm đến tính bình đẳng của bầu cử: Liệu số tiền dark money có tạo ra những ảnh hưởng bất công đối với xã hội chung? Dù sao cũng là tiền mờ ám? Tiền lũng đoạn. Tiền mua chuộc. Tiền trao đổi tit-for-tat (mà). Lợi ích của người nghèo có bị giật phăng đi (sau đó) ấn vào tay người giàu. Và rồi những khoản tiền dark money ấy, thậm thụt và khó truy ra tận gốc, sẽ ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của các chính khách? Ảnh hưởng nhiều hay ít? Khái niệm rõ ràng (transparency) liệu có được bảo vệ? Nhất là vòi bạch tuộc của những cá nhân và tổ chức tiền-thừa-bạc-thãi có thể vươn xa đến tận cùng những ngõ ngách của nước Mỹ.

Ví dụ như cuộc vận động tranh cử ghế Thống đốc tiểu bang Rhode Island năm 2014 đã khiến người ta quan ngại. Ứng cử viên Đảng Dân chủ bà Gina Raimondo thắng cử. Một kỳ tích sít sao. Nhưng nếu dân chúng biết đến một nhóm giấu tên tại Ohio đã bỏ ra một số tiền khổng lồ. Gần 1 triệu Mỹ kim (chính xác là $730.000) ủng hộ cho ứng viên Đảng Cộng hòa người Mỹ gốc Hoa Allan Fung; họ sẽ thấy chiến thắng của bà là hy hữu. Nghi vấn được đặt ra: Tại sao nhóm thân Đảng Cộng hòa này của Ohio có hứng thú đặc biệt với một cuộc bầu cử cách nơi họ sống đến 600 dặm. What is going on? Why they have such a deep interest on this election? Khi soi kỹ hơn, người ta thấy là tổ chức này còn gởi tiền hỗ trợ cho các ứng cử Đảng Cộng hòa trong các chiến dịch vận động tranh cử tại Arkansas và Illinois.
Hum. Kinda fishy here.

Được biết tiểu bang Rhode Island là nơi có luật lệ rõ ràng về số tiền ủng hộ cho các cuộc vận động tranh cử so với nhiều tiểu bang khác. Thế nhưng số tiền dark money kiểu này vẫn lọt qua được những lỗ hổng (loophole) chữ nghĩa của các chính sách. Số tiền bỏ ra bao nhiêu thì có. Nhưng do ai đứng phía sau chẳng ai biết đến.
Tất nhiên những ai có tâm huyết muốn thấy tính công bằng của những lá phiếu – đã tìm mọi cách để có được tên tuổi của những mạnh thường quân. Nôm na họ muốn có sự rõ rệt. Trắng ra trắng. Đen ra đen. Công đạo và minh bạch. Để làm gì? Khá dễ hiểu. Chỉ cần có danh sách chủ nhân những khoản tiền dark money này họ sẽ biết ngay kẻ-đứng-sau có dụng ý gì. Điều này sẽ giúp các cử tri quyết định sáng suốt hơn. Trên danh nghĩa mọi lá phiếu đều bình đẳng. Họ cho rằng người giàu có tiền quẳng ra, tung hỏa mù, các chiến dịch quảng cáo tinh vi vô tình lèo lái chủ kiến của nhiều cử tri (vì họ đã bị đánh lạc hướng)

Tất nhiên việc đi tìm tên tuổi của kẻ đã vung tiền tài trợ cho các chiến dịch vận động tranh cử rất khó khăn. Vì nhiều tiểu bang đang áp dụng những chính sách không mấy thân thiện với những nỗ lực bới-lông-tìm-vết này.

Chẳng hạn như tại Wisconsin, Thống đốc Scott Walker đã ký một đạo luật hôm 16 tháng 12 năm 2015 khiến việc đi tìm chân tướng kẻ-đứng-sau trở nên phức tạp hơn. Tất nhiên đây là quyền riêng của cấp tiểu bang. Dĩ nhiên chẳng ai trong giới chính trị (bất kể là đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ) chịu vạch áo để thiên hạ xem lưng. Theo lời John Pudner – người sáng lập tổ chức Take Back Our Republic cho biết nếu các tiểu bang khác nối gót Mr. Scott Walker thì nền dân chủ Mỹ sẽ bị biến dạng bởi sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Nguyên văn lời của John Pudner: Disclosure is important and fair. If we want to get people away from their cynicism, let them know everything. Nếu minh bạch thì việc gì phải thậm thụt. Cứ toạc móng heo. Cứ thế mà làm. Giấy trắng mực đen. Cây ngay không sợ chết đứng.
Còn nhớ năm 2010, Tòa Tối Cao Mỹ đã cho phép các tập đoàn (corporations), công đoàn (unions), và những nhóm có hứng thú đặc biệt (interest groups) được quyền ủng hộ vô hạn số tiền đối với các cuộc vận động. Thế là những cá nhân có dụng tâm lung lạc những mùa phiếu từ đó chuyển số tiền dark money của mình vào các tổ chức trên.

Họ là ai? Họ hoạt động trong lĩnh vực nào? Mục tiêu của họ là gì? Họ nổi tiếng với những phát biểu nào… Những thông tin về họ (loại này) từ nay sẽ mờ nhạt. Thành ra cử tri sẽ khó biết ai đứng sau lưng các ứng viên. Nếu cử tri biết được chân tướng của kẻ-đứng-sau, họ sẽ sáng suốt hơn với những lá phiếu của mình. Bởi lẽ các ứng viên một khi đã nhận tiền của mạnh-thường-quân sẽ phải đáp nghĩa. Ăn cơm chúa không thể không múa. Kết quả là thông điệp của những chiến dịch vận động (cứ ngỡ rất ý nghĩa và cao cả) vô tình là bao tay nhung bọc bên trong những bàn tay sắt.

Thẩm phán Anthony Kennedy của Tòa Tối Cao nhận định: Tính minh bạch trong số tiền chi tiêu từ tay các mạnh thường quân (ủng hộ các ứng viên) sẽ giúp cử tri có đủ thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn trách nhiệm đạo đức của các ứng viên cũng như của các tập đoàn ủng hộ họ. (Prompt disclosure of expenditures can provide shareholders and citizens with the information needed to hold corporations and elected officials accountable for their positions and supporters).
Lý thuyết nghe rất đao to búa lớn như thế, tuy nhiên chính quyền Liên bang và Tiểu bang đều không có những yêu cầu cụ thể về con số và danh tánh của kẻ-đứng-sau được công bố. Kết quả là những vòng vèo, rồng rắn đã xuất hiện. Việc đi tìm chân tướng của chủ nhân số tiền dark money trơn như bắt lươn khi bàn tay xoa mỡ! Mọi cái bây giờ mập mờ hơn khi số tiền dark money ẩn nấp dưới danh nghĩa các nhóm chung.
Mùa phiếu lại đến. Nước chưa đến chân nhưng nhiều ứng viên đã lo nhảy từ xa. Năm 2016 sẽ là năm sôi động với những biến cố lớn của sân khấu chính trị Hoa Kỳ. Có người nói: Chẳng ăn nhập gì đến những thường dân như chúng ta. Có lý lắm. Mấy ai giữ được lời hứa hồi tranh cử. Đắc cử rồi mới thấy lý tưởng của mình là bất khả. Lực bất tòng tâm. Muốn lắm nhưng đâu làm được gì. Cái nọ giằng cái kia. Bị kềm hãm. Quăng lên quật xuống. Tả tơi như tornado. Để rồi không ít đã bị mang tiếng là tráo trở, là quay lưng phản bội…

Dark money. Tiền đen. Tiền không rõ ràng. (Trong khi đó) vẫn xuất hiện. Lặng lẽ. Âm thầm. Giới tài phiệt hiểu rõ những khoản tiền đầu tư ấy chẳng đi đâu mà mất. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Giới đầu nậu chính trị thừa hiểu điều này. Các ứng cử viên thừa hiểu nguyên tắc này. Cử tri cũng thừa hiểu điều này. Có điều chẳng ai (có thể) làm gì khác hơn để thay đổi.

Cuối cùng là hy vọng vào công đạo. Thiên la địa võng. Trời không dung cho kẻ xấu trục lợi dân đen mãi. Như trường hợp năm 2014, ứng viên Đảng Dân chủ Gina Raimondo, dù bị đối thủ Allan Fung mượn bàn tay sắt của kẻ-đứng-sau (là tiền) tấn công nhưng bà vẫn thắng ghế thống đốc bang Rhode Island. (Cũng) mong thay những người đắc cử sẽ đừng đi quá xa, đừng chối bỏ những điều họ đã hứa hẹn với cử tri trước đó (đơn giản vì họ đã trót gian díu với những đồng bạc có khả năng đâm toạc tờ giấy).

Nguyễn Thơ Sinh
Comments (0)
Án mạng khó hiểu ở khu thương mại PATH
Today, December 31, 2015, 12 hours ago | Tuấn Hoàng
Chu Nguyễn

Một lần nữa Robert D. Hare, một chuyên gia tâm lý ở Vancouver, tác giả cuốn Without Conscience: The Disturbing World of the Psychopaths Among Us (Thế giới xáo trộn của kẻ cuồng trí quanh ta) đã nói đúng, chung quanh chúng ta không thiếu người cuồng trí và mức “cuồng” của họ có thể nặng nhẹ khác nhau và trong một số nhỏ trường hợp, vì giấu bệnh không chịu trị liệu, một số khác có dạng hoang tưởng (paranoia) một lúc nào đó có thể phát tác và gây ra những vụ bạo hành vô cùng tai hại.
Theo Hare phần lớn những tay giết người hàng chuỗi (serial killers) và những kẻ bạo hành nguy hiểm đều là kẻ cuồng trí hay tâm trí bất thường (psychopath) nhưng họ chỉ là thiểu số trong nhóm cuồng trí. Còn kẻ phạm tội ác có thể có động cơ khác nhau hoặc vì tiền, vì tình hoặc vì thù…

Năm 1993, Hare đã cho xuất bản một cuốn sách tiếng nổi về đề tài này, như đã nói trên, cuốn Without Conscience: The Disturbing World of the Psychopaths Among Us.
Trong kiệt tác trên, Hare đã gián tiếp cho chúng ta khái niệm về kẻ cuồng trí: đó là những kẻ máu lạnh, hoang tưởng tự đại (megalomaniacs) vô lương tâm coi người khác như công cụ tùy tiện sử dụng hay loại bỏ. Một tâm lý gia khác lại thêm đặc tính cho kẻ cuồng trí là hoang tưởng, hành động không biết đúng sai và thường cho kẻ khác sai, chỉ có mình là đúng.

Ngay từ thập niên 1980, Hare đã nghĩ ra một thứ trắc nghiệm, sau này trở thành khuôn thước để định xu hướng cuồng trí (psychopathic propensity).

Tiêu chuẩn để đo mức cuồng trí gồm hai mươi (20) tính cách căn bản trong đó có những điểm như bề ngoài “thơn thớt nói cười”, ngông cuồng tự cao, dối trá, mánh mung lợi dụng, táng tận lương tâm, nhị trùng nhân cách…

Với các tiêu chuẩn trên, kẻ bình thường chỉ có thể ở mức chưa tới số 5, còn kẻ tâm thần bệnh ở mức 20 và như Hannibal Lecter (nhân vật sát nhân và ăn thịt người trong phim ảnh do Anthony Hopkins đóng) thì lên tới 30. Thước đo bệnh tình tâm lý này của Hare được gọi là PCL-R (Psychopathy Checklist Revised) và phải do các chuyên viên tâm lý sau các cuộc trắc nghiệm tỉ mỉ và nghiên cứu tinh vi về một cá nhân mới đoán định kết quả chính xác. Chứ chúng ta đừng vội gán cho một người là kẻ cuồng trí.
Nghiên cứu của Hare đã đưa ra một kết luận mới đánh đổ thành kiến vốn có về những kẻ sát nhân hãng chuỗi (serial killers). Hare cho rằng: “Kẻ cuồng trí thường được phim ảnh xếp vào hạng giết người hàng chuỗi, nhưng trong thực tế đa số họ không phạm tội sát nhân.” Hare chỉ cho chúng ta thấy một sự thực khá đe dọa: “Họ, kẻ cuồng trí, bề ngoài có thể sống cuộc đời bình thường. Mặc dầu là kẻ cuồng trí, họ có thể thành công trong xã hội, nhưng thường là nhờ lừa lọc, gian xảo, lợi dụng kẻ khác mà có được, chứ không hẳn là do hành vi tội phạm tạo nên.”

Mới đây, tháng 12, 2015, một vụ án xảy ra ở khu mua sắm trung tâm tài chính Toronto khiến mọi người ngạc nhiên. Một vụ sát nhân vô cớ mà bị cáo là một trí thức xinh đẹp và nạn nhân chỉ là một phụ nữ trẻ tình cờ gặp trên đường.

Bỗng nhiên bị cáo dùng dao đâm chết nạn nhân. Nguyên nhân nào vậy? Hiện chưa tìm ra động lực sát nhân và dư luận đành cho rằng nạn nhân chết oan bởi một người cuồng trí dạng nặng từng nằm bệnh viện tâm thần vào 2014.

Bị cáo Rohinie Bisesar là ai?
Rohinie Bisesar, tuy ở tuổi 40 nhưng trông rất trẻ và là một khuôn mặt quen thuộc của khu tài chính đường Yonge và Adelaide ở Toronto.

Quen thuộc nhưng với hai bộ mặt khác nhau. Một Bisesar xinh xắn, lịch sự, với khuôn mặt tươi vui trong bộ đồ thời trang màu đen, một thứ thời trang kín đáo của những chuyên viên tài chính, mà thiên hạ đều trầm trồ khen ngợi và ao ước được làm quen khi Bisesar bước vào quán cà phê nổi tiếng Starbucks trong khu Yonge và Adelaide, nơi Thị trưởng John Tory thường lui tới hoặc lúc ghé khách sạn sang trọng Ritz-Carlton với chiếc tablet trong tay như một chuyên viên tài chính thứ thiệt.

Nhưng nhiều lúc “nàng công chúa vùng Caribbean” biến thành con Lọ lem chính hiệu bụi đời thường xuất hiện ven đường khu trù phú Toronto ngửa tay xin bố thí. Lúc đó Bisesar quần áo tồi tàn, ăn miếng bánh khô, ngủ ở ga subway hay một góc phố hiu quạnh nảo đó. Tại sao vậy? Một nữ quý phái trí thức giả dạng hay một người ăn xin vô gia cư muốn lừa gạt thế nhân?

Như đã nói người ta thường thấy cô nàng lai vãng Starbucks tại số 1 Adelaide St. E, trong những tháng gần đây. Bisesar tới rất sớm vào buổi sáng và có mặt tới giờ đóng cửa mới chịu đi.
Thực ra, không phải bao giờ Bisesar cũng đóng vai trò giả dối mà cô từng than với một người quen lớn tuổi thường giúp cô những bữa ăn ngon và chút tiền dằn túi, rằng cô thất nghiệp và không còn cách nào ngoài sống bụi, sống bờ.

Cũng có nguồn tin cho biết Bisesar, đóng tiền cho một câu lạc bộ thể dục không xa trung tâm thành phố nên hàng ngày tới tắm rửa và giặt bộ đồ “vía” mà cô thường diện khi xuất hiện ở khu tài chính với một mớ danh thiếp mời mọc kẻ qua đường tham gia một công ty ảo nào đó. Chắc hẳn Bisesar có thần kinh không bình thường và bạn bè thân thiết cho biết cô nàng từng vào bệnh viện nhưng ít lâu sau từ chối việc trị liệu.

Phải chăng tất cả là giả dối ở con người Bisesar?
Không, Bisesar thực sự là một trí thức. Cô gái gốc người Guyana có cha mẹ ở gần Woodbine Ave. và họ có một cửa hàng nhỏ trên đường Danforth.

Bisesar từng tốt nghiệp đại học và sau đó lấ bằng MBA ở trường thương mai Schulich School of Business trực thuộc đại học York vào năm 2007.
Vào khoảng 2010 Bisesar làm việc ngành tài chính cho GMP Capital khoảng tám tháng rồi nghỉ việc và rơi vào cảnh nghèo túng, vì tiêu pha quá mức lại bị bạn trai bỏ rơi. Hình như giữa Bisesar và cha mẹ không thuận hay vì cuồng trí nên cô ta bỏ gia đình ra đi như lời đồn đại
Từ đó người phụ nữ học thức trở thành sống bờ, sống bụi và trông cậy vào sự giúp đỡ của bạn bè và đôi khi người lạ khi cô mở miệng xin xỏ.

Rồi hành vi bạo động xuất hiện bất ngờ nhất ở Bisesar.

Vào 3 giờ chiều thứ sáu 11 tháng 12, 2015, Bisesar với một con dao làm bếp giấu trong túi xách vào trong tiệm Shoppers Drug Mart ở thương xá PATH system, số 66 Wellington Street West, ngay trung tâm thành phố và bất ngờ đâm một phụ nữ trẻ có tên là Rosemarie ‘Kim’ Junor, 28, một nhân viên một công ty y tế, nhiều nát dao vào ngực. Nạn nhân Junor gục ngã trong vũng máu đào mà không biết vì sao mình bị giết.

Được biết Junor, cựu sinh viên York, làm việc cho công ty Medcan, gần đây vào tháng 8, mới lấy chồng và là một phụ nữ được bạn bè yêu quý vì lịch sự và hòa nhã. Điều đáng nói là cô không hề quen biết bị cáo. Junor lập tức được chở tới bệnh viện nhưng vì vết thương quá nặng nên từ trần sau mấy ngày hôn mê.
Bisesar tẩu thoát khỏi hiện trường và bốn ngày sau, vào 15-12, mới bị bắt và bị tống giam. Nghi can bị truy tố ra tòa về tội sát nhân cấp hai (second degree murder) vào 16-12-15.
Bị cáo sẽ ra tòa lần sau vào đầu năm 2016.

Tình trạng Bisesar dù đáng trách nhưng cũng đáng thương.
Xưa sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường!
Một giáo sư toán học ở York là tiến sĩ Trueman MacHenry, hiện đã về hưu, tiết lộ rằng ông quen biết Bisesar từ lúc cô ở tuổi 20, lúc đó đang làm việc tại đại học York, tỏ ra rất có khiếu về computer, và thông minh, dễ mến. Ông nhớ lại khi nghe tin phụ nữ này bị cáo về tội vô cớ giết người thì ngạc nhiên cực độ.

Tại sao lại xảy ra việc ghê gớm như thế?
Một chuyên gia bệnh tâm thần là Robert Whitley, Giáo sư tại đại học McGill cho rằng những người bị bệnh thần kinh rất ít trở nên bạo hành nếu được điều trị đúng mức. Xảy ra trường hợp Bisesar có thể bệnh nhân không chịu chữa trị, từ chối việc được săn sóc bệnh tình, nên dần dần xa lánh xã hội và trở nên chống đối người xung quanh.

Các nghiên cứu cũng cho thấy giới làm việc bàn giấy nếu mắc chứng tâm bệnh cũng thường che giấu và lúc bệnh phát ra nặng sẽ xảy ra hành động đáng tiếc.
Bisesar có thực sự và thực tâm là sát thủ hay không hay bị cáo đã hành động trong lúc không biết mình đã làm gì?

Tờ National Post nhận được vài hàng gửi từ địa chỉ email của Besesar trước khi bị cáo bị bắt mươi phút. Trong thư Bisesar có những câu hàm ý không nhận trách nhiệm trước cái chết của Rosemarie ‘Kim’ Junor nhưng cũng không hoàn toàn phủ nhận: “Việc gì đã xảy ra với tôi và không phải là do con người bình thường của tôi gây ra và tôi muốn biết vì ai và tại sao nó xảy ra…Tôi ân hận việc đã xảy ra… Bình thường không bao giờ tôi làm một việc như thế.”

Vào buổi sáng hôm 16-12, Bisesar ra tòa với dáng điệu hiền lành, ăn mặc tươm tất và không ai tưởng tượng một cô gái có vẻ nhu mì và mảnh khảnh như thế lại can tội giết người một cách vô cớ.
Luật sư bênh vực bị cáo là Calvin Barry, mô tả thái độ của bị cáo là “rất buồn rầu” khi bị buộc tội giết người và tỏ ra “rất bối rối chẳng khác nai vàng ngơ ngác bị đèn pha rọi vào mặt”
Tương lai của Bisesar sẽ ra sao, vào dưỡng trí viện suốt đời hay lãnh bản án 25 năm tù mới hy vọng xin khoan hồng tại ngoại quản thúc?

Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.246 giây.