logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/04/2013 lúc 02:05:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
VRNs (16.04.2013) – Sài Gòn – Hiện nay Viện kiểm sát tỉnh Long An đã có bản cáo trạng đối với sinh viên tên Nguyễn Phương Uyên, người Bình Thuận đã “rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam tại cầu vượt Quang Trung (quận 12, TP HCM), vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tội tuyên truyền chống Nhà nước” (theo VOV). Phương Uyên bị công an Long An tạm giam đến nay gần 6 tháng. Tuy nhiên, Phương Uyên cho thân nhân biết rằng cô không đồng ý 2 điểm quan trọng sau khi được xem bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An.

1. Bản cáo trạng quy chụp Phương Uyên nhận tiền nước ngoài 100 USD để mua máy ảnh phục vụ cho việc rải truyền đơn. Bản cáo trạng, chắc chắn chỉ dựa trên kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An hoàn toàn không nói rõ số tiền đó là của ai. Theo Phương Uyên cho biết, một người bạn học cũ của Uyên thời tiểu học tên Hạnh, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ đã có ý định tặng Phương Uyên nhân dịp sinh nhật một máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên nếu mua máy ảnh ở Hoa Kỳ gửi về khá nhiêu khê nên Hạnh đã gửi cho Phương Uyên 100 USD để mua máy ảnh. Thế nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Viện kiểm sát tỉnh Long An đã cố tình không ghi rõ rằng số tiền 100 USD này là của ai mà chỉ ghi chung chung là “từ nước ngoài”. Đây có thể là điều mà tòa án sẽ dùng để kết tội Phương Uyên đã nhận trợ giúp từ “nước ngoài” để thực hiện việc rải truyền đơn. Trong thực tế Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An không thu thập được bằng chứng gì để kết tội Phương Uyên vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự cả.

2. Bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An đã che giấu sự thật khi không nói rõ nội dung Phương Uyên viết trên miếng vải là “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông”. Bản cáo trạng chỉ viết rằng Phương Uyên “đã viết một số nội dung không hay về Trung Quốc”. Sinh viên Phương Uyên bức xúc: tại sao họ (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Viện kiểm sát tỉnh Long An) không ghi nhận việc chống Trung Quốc của con?

Hiện nay theo thông tin trên báo đảng cộng sản thì Phương Uyên đã “nhận tội”. Nhưng ai cũng hiểu hoàn cảnh mà Phương Uyên “nhận tội”: hoàn toàn không có tự do. Đúng hơn, Phương Uyên đã thừa nhận những việc mình làm là có thật nhưng nhằm mục đích chống Trung Quốc xâm lược và có thể chống đảng. Nhưng với những hành vi đó, không thể cho rằng Phương Uyên vi phạm Điều 88 Bộ luật hình sự. Vì Điều 88 Bộ luật hình sự quy định như sau: “
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.“

Những việc làm của sinh viên Phương Uyên không hề chống nhà nước hay chống đất nước Việt Nam này. Còn nếu có chống đảng thì không vi phạm pháp luật, vì đảng chỉ là một tổ chức cầm quyền, không phải là dân tộc và đất nước Việt Nam.

Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng từ gia đình, sinh viên Đinh Nguyên Kha, người bị bắt cùng vụ án với Phương Uyên, mới đây đã bị truy tố theo Điều 84 Bộ luật hình sự với tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Tuy nhiên Bộ luật hình sự quy định về tội danh này như sau:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.

Những hành vi của Đinh Nguyên Kha không thuộc bất cứ trường hợp nào trong 4 khoản trên, không hiểu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An lấy đâu ra chứng cứ để quy chụp Kha?

Dư luận trong nước và quốc tế đang quan tâm đặc biệt trường hợp của hai sinh viên này, vì có dấu hiệu lạm dụng quyền lực của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An theo lệnh từ trung ương.

PV. VRNs
song  
#2 Đã gửi : 16/04/2013 lúc 04:54:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luật sư Hà Huy Sơn: Phương Uyên vô tội

UserPostedImage
Công an canh gác trước TAND TPHCM trong phiên xử các blogger bị kết tội "Tuyên truyền chống nhà nước" hôm 24/9/2012, ảnh minh họa. AFP photo

Tải để nghe

Tháng 10 năm 2012, sinh viên Nguyễn Phương Uyên sinh viên Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh bị bắt khẩn cấp cùng với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học kinh tế công nghiệp Long An.

Ngày 29 tháng ba, bà Nhung là mẹ của Phương Uyên, hiện đang bị giam tại trại “tạm” giam xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã đến thăm con. Tại đây gia đình đã được Phương Uyên cho biết ý kiến của cô về bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An đã đưa cho cô đọc. Phương Uyên không đồng ý về hai điểm, thứ nhất là việc số tiền 100 đô la Mỹ của một người bạn biếu cho Phương Uyên không được ghi rõ trong cáo trạng, thứ hai là khẩu hiệu mà Phương Uyên viết bày tỏ thái độ chống sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông phải được xem như là một tình tiết giảm nhẹ. Chị Nhung cho biết như sau,

“Cháu đã đọc cáo trạng bốn năm lần và không đồng ý 2 điểm, thứ nhất là chiếc máy ảnh được một người bạn cũ hồi còn học cấp một hứa tặng, và người đó nói là nếu gửi máy ảnh qua hải quan thì phức tạp phiền phức nên bạn đó gửi tiền, rồi Uyên mua máy ảnh để phục vụ việc chụp hình lưu niệm trong gia đình, chứ không phải để làm chuyện rải truyền đơn như trong cáo trạng nên Uyên không đồng ý.

Điều thứ hai là Uyên có viết trên một mảnh vải là Trung Quốc cút khỏi Biển Đông, thì điều đó thể hiện lòng yêu nước, phải là một tình tiết giảm nhẹ, mà sao không thấy ghi.”

Về điều thứ nhất, Luật sư Hà Huy Sơn, người sẽ bào chữa cho Phương Uyên trong phiên tòa sắp tới cho biết,

“Phương Uyên có nói là trước đó được một người ở nước ngòai tặng 100 đô chứ người ta không có nói là làm cái gì cả, rồi sau đó khi đi rải truyền đơn với Đinh Nguyên Kha thì Kha mượn cái máy ảnh để chụp hình, tức là không phải Phương Uyên mua máy ảnh để làm cái việc ngày hôm đó, việc mua máy ảnh đã có trước rồi.”

Về điều thứ hai, luật sư Hà Huy Sơn nói,

“Phương Uyên có viết Hòang Sa Trường Sa Việt Nam, thì đây là những điều đáng biểu dương, chứ không phải truy tố theo luật hình sự Việt Nam”

Khi nói về tình tiết giảm nhẹ ông nói,

“Không phải tình tiết giảm nhẹ vì theo quan điểm của tôi là Phương Uyên không có tội, những hành động như vậy là đáng khuyến khích.”

Ngày 15 tháng tư gia đình Phương Uyên lại đến thăm con nhưng không được gặp mặt. Về phía trường Đại học công nghiệp thực phẩm thì chị Nhung nói rằng,

“Họ chẳng hỏi han gì cả, tôi có nói với họ rằng họ vô lương tâm và vô trách nhiệm. Tôi biết là con đường học vấn của Phương Uyên là không thể cứu vãn được rồi.”

Về phiên tòa sắp tới, luật sư Hà Huy Sơn cho biết,

“Tôi thì cho là không có tội, nhưng chuyện đó còn phụ thuộc vào Tòa, mà theo kinh nghiệm của tôi thì phụ thuộc vào những chuyện ngòai tòa nữa.”

Sau khi sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt một cách bất minh, một số nhân sĩ- trí thức, trong đó có giáo sư Ngô Bảo Châu, có kiến nghị gửi văn phòng chủ tịch nước yêu cầu trả tự do và giải thích về việc bắt giam sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Các bạn sinh viên cùng trường Đại học công nghiệp thực phẩm cũng có thư gửi chủ tịch nước nói về người bạn của họ, cho rằng bạn ấy vô tội.

Ngược lại, nhà nước Việt Nam cũng công bố một đọan video trong đó có cảnh Phương Uyên đọc bản nhận tội, trang mạng báo Giáo dục cũng đăng bài, theo đó trình tự bắt giữ và tố tụng đều theo đúng pháp luật.

Theo gia đình Phương Uyên dự đoán thì phiên tòa sẽ được mở vào cuối tháng này hoặc đầu tháng tới, một phiên tòa với tội danh nêu trong cáo là “Tuyên truyền chống nhà nước".
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.