logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/01/2016 lúc 10:15:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thưa, người tin vào Thượng đế, tức ông Trời, thì cho rằng: Adam và Eve, thủy tổ loài người, là do Thượng đế tạo ra.

Người tin vào khoa học thì cho rằng: Adam và Eve vốn từ một hành tinh khác trong vũ trụ bay đến địa cầu để ‘du lịch’. Hỏng

ngờ phi thuyền bất ngờ chết máy; đành phải ở lại đây.

Ở lại! Lúc trái đất, thuở hoang sơ, thời tiền sử, rồi làm sao mà sống? Thì hái, lượm… ăn! Chớ sao?!
Hái hết trái; cây tàn mùa thì đi chỗ khác tiếp tục hái. Cái đó bà con mình gọi là du canh, du cư…
Sau nầy sanh con đẻ cái, đông… thành bộ lạc! Có tù trưởng nầy, tù trưởng nọ! Rồi đánh nhau loạn xà ngầu để giành ngôi bá

chủ, thành lập một quốc gia, một nước.

Chưa cầm quyền thì mở miệng ‘phe’ ta; lúc được rồi thì phe ‘tao’, phe nó…Giành ăn ráo trọi… làm dân đói đến nỗi phải bỏ

nước ra đi… thành di dân.

Như cái nước Mexico, phía Nam nước Mỹ, dân cứ chạy vào Mỹ hoài; vì ở lại mấy băng đảng bán xì ke ma túy, vác súng rượt

nhau bắn bùm bùm tối ngày thì làm ăn gì được nữa chớ?

Nên mấy Chú Sam cười he he chọc quê chánh phủ Mexico không lo được an ninh cho dân ngu khu đen mà tối ngày chỉ lo

chơi bời, ăn nhậu, gái gú tùm lum tùm la bằng câu hỏi như vầy:
“Tại sao nước Mexico không đủ lực sĩ để thành lập một đội đi thi Thế vận hội?”

Câu trả lời là: “Bất cứ người Mexico nào biết chạy, biết nhảy và biết bơi đều dùng cái năng khiếu của mình để chạy, nhảy, bơi

vào nước Mỹ hết trơn hết trọi rồi!”

Tương tự, dân Ý chạy trốn Mafia ở đảo Sicily, đến Mỹ! Chú Sam cũng tự hỏi như vầy: “Tại sao những di dân người Ý có rất

nhiều người tên Tony?”

Rồi Chú Sam tự ên, trả lời: “Cứ cắt hai chữ Tony ra làm hai! To (nghĩa là tới) và Ny (tức New York) được đóng trên trán của di

dân Ý. Tony nghĩa là tới New York… để làm Bố Già!

Thưa, Có đứa cầm quyền còn ác hơn; đánh đập, bắt nhốt dân lành tá lả! Làm người ta buộc phải đào thoát khỏi đất nước của

mình và không thể quay về vì sợ bị khủng bố, ngược đãi hay hành hạ.
Và theo Công ước về Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc ký năm 1967, ai đang được xét đơn, thì gọi là người tầm trú, là bị Úc nó

nhốt ở đảo Chirstmas hay Nauru chờ…! Chờ ôi thôi cho mãn kiếp chờ luôn…!
Thưa tại sao nhốt người ta vậy? Chúa cũng là người tỵ nạn và tất cả chúng ta đều là thuyền nhân mà!
“Đêm Đông lạnh lẽo chúa sinh ra đời/ Nằm trong hang đá nơi máng lừa…”
Nơi đó, Chúa Hài Ðồng được sinh ra. Chúa đã ra đời trong hoàn cảnh là người tỵ nạn nghèo khó, thống khổ… đến nỗi không

có được một chỗ tạm dung.

Thưa, nếu bây giờ có người đến gõ cửa nhà bạn xin cho được ở trọ, bạn có mở cửa đón vào không trong đêm Đông lạnh

lẽo? Có cho ăn, cho mặc không?

Nước Úc có cho ăn, cho mặc nhưng cũng cho ở tù nữa. Thiệt là bậy bạ quá!
Tuy nhiên cũng nên thông cảm cho chánh phủ Úc một chút!
Đào mỏ bán; Chệt không mua nhiều như trước nữa. Kinh tế xuống!
Ăn xài lớn đã quen. Từ đây xuống Geelong, cách chỉ 60 cây số, mà bà Chủ tịch Hạ viện Úc đi trực thăng cho khỏi mỏi cẳng vì

bước lên xe.

Từ bên Perth gọi về Canberra, cho chuyên cơ qua rước bà Ngoại trưởng về! Tốn … xỉu xỉu, tiền dân, chỉ 50 ngàn đô thôi! Hỏi

sao không mạt chớ?

Do đó xin mấy ông bà và con nít tầm trú hãy đợi đấy! Mở cửa xả cảng! Ai vô cũng nhận… Thì còn tiền đâu mà kham cho nổi

hỡi Trời?!
Thưa, chính vì vậy hay hỏng bằng hên! Dân tỵ nạn vượt biển tới Úc giờ xui quá chớ người Việt mình xưa lại hên!
Như năm 1975, khi Miền Nam sụp đổ vào tay của CS Bắc Việt thì ở Úc đây, người Việt mình chỉ có 382 ‘mống’, là sinh viên

du học; là vợ lính Úc hoặc trẻ mồ côi được di tản khỏi Sài Gòn trước ngày 30 tháng Tư.
Rồi khi Trần văn Trà còn ba hoa trước thềm dinh Độc Lập: “Chiến tranh nầy! Người Việt nào cũng thắng hết ráo chỉ có đế

quốc Mỹ là thua thôi!”

Thì năm 1976, chiếc thuyền đầu tiên của người Việt tỵ nạn đã thẳng tới Bắc Úc. Ba năm tiếp sau đó, lần lượt rồi lũ lượt có tới

53 thuyền đến hải phận Úc.
Bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc ở Sydney còn trưng bày cho công chúng xem chiếc thuyền KG (tức Kiên Giang), năm 1977,

đã chở 31 người vượt biển từ Rạch Giá tới thẳng Darwin đó!

Bà con mình còn kẹt lại trong nước thì bị đi học tập cải tạo; rồi bị đánh tư sản, bị cải tạo công thương nghiệp quái quỷ gì

đó…vân vân và vân vân… bèn liều chết tràn ra biển.

Bốn chục năm sau cuộc biển dâu đó, số người Việt ở Úc hiện có hơn 300 ngàn người trong 24 triệu dân Úc (nghĩa là cứ 100

người Úc thì ta thấy có hơn một ông ăn nước mắm), chủ yếu ở hai thành phố lớn là Sydney và Melbourne.
Người Việt ở Melbourne đông, vì xưa nó có nhiều nhà tạm trú (hostel) như: Eastbridge ở Nunawading, Enterprise ở

Springvale, Midway ở Maribyrnong và Wiltona ở Altona.

Xung quanh những nhà tạm trú nầy là khu lao động, nhiều hãng xưởng cần ‘cu li’, không cần tiếng Anh gì ráo! (biết nói tiếng

Em thôi cũng được).
Nhà mướn lại rẻ, sống được; nên bà con mình như chim lạc bầy giờ gom về một tổ!
Nên có chuyện vui rằng: Một em tỵ nạn đến Úc, lập gia đình với một anh Úc. Tiếng Anh của em dĩ nhiên rất nghèo, rất bèo chỉ

đủ để đàm đạo với anh Úc yêu bằng động từ to ‘quơ’.
Một hôm đi chợ, em muốn mua một ký thịt mông heo. Em bèn vạch váy em lên, chỉ vào cái mông trắng hếu của em. Tay bán

thịt hiểu ngay, bèn gói cho em một ký xách về nhà.

Hôm sau, em muốn mua hai cái ức gà, em bèn vạch áo em ra… chỉ vào hai cái ức trắng hếu của em. Tay bán thịt hiểu ngay,

bèn gói cho em hai cái ức để em xách về nhà.
Hôm sau nữa, em muốn mua một khúc xúc xích… Cha ngặt dữ nha!
Thế là em dắt chồng của em theo…Vì thằng chả biết nói tiếng Anh… He he!
Còn vợ chồng người Việt nào qua cơn sóng gió ba đào: “Chàng đi cho thiếp theo cùng! Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp

cam!”

Thì vô hãng, anh làm ‘cu li’ cho Ford, cho Holden; em thì may nệm ghế cho xe!
Tiếng Anh của đôi lứa đôi ta, nghèo, ít… chưa đầy cái lá mít nhưng khoan khi dễ nha.
Sau ba, bốn chục năm, con trai hay con gái của người Việt tỵ nạn bèo nhèo khi xưa giờ đã là kỹ sư, luật sư, bác sĩ, dược

sĩ…’Sư, sĩ’ là chuyện rất thường… ngày ở huyện!
Ai cũng có; nên khỏi có khoe với Úc vàng. Chỉ có khoe với Úc trắng, Úc đen… mà thôi!
Lâu lâu bà con cô bác giựt mình thấy ‘thằng chả’ trên chiếc Mercedes ‘xì po’ cáu cạnh, đời 2015, ngồi vểnh râu trước tay lái!

Con vợ mặc xì cớt (skirt) ngồi sát cạnh anh yêu!

“Đừng thấy ta làm hãng mà ‘gừ’… Con ta là một kỹ sư hóa dầu… He he!”
Thưa, rồi ngày lại ngày qua, đường Victoria ở Richmond, đường Springvale ở Springvale, đường Hopkins ở Footscray…

vươn vai Phù Đổng biến thành một Sài Gòn nhỏ, Little Saigon! Từ những ngoại ô thưa vắng, đầy ma…(ma túy, ma nữ và ma

le…) như Richmond, Footscray và Springvale nay đã trở thành những trung tâm mua bán sầm uất mà Hong Kong cũng hông

dám đọ?!.
Cái gì cũng có! Từ rau muống, rau húng, bắp chuối, giá, rau má, cà d…dê…
Rồi tiệm phở, tiệm bún bò Huế, tiệm cơm, tiệm bán bánh mì kiểu Pháp mà Úc nó khoái ăn thấu trời! Mặc sức mình ăn nhe!
Ăn cho đã rồi cao máu, cao đường thì có phòng thử máu, phòng khám của bác sĩ, phòng nha sĩ chăm sóc răng để mình ăn

tiếp…!

Ăn hoài mà hỏng hết tiền… liền mua vàng đeo chơi… nên cũng có tiệm kim hoàn, bán vàng thiệt!
Thưa bà con! Em yêu của tui giờ tự nhiên hết khoái vàng. Em nói nặng quá đeo mỏi cổ, trặc tay. Em chỉ khoái đô la Mỹ, đô la

Úc thôi! Cho nó dễ đút dưới nệm mà giấu anh yêu…
Thưa bà con! Đời tui cũng vậy! Cũng ‘cu li’! Cũng dời nhà năm lần bảy lượt; rồi cuối cùng trôi sông lạc chợ xuống Footscray,

cách nội thành Melbourne chưa tới 10 phút lái xe về hướng Tây, nơi tiếng Việt là sinh ngữ một và tiếng Anh là sinh ngữ hai.

Bà con cứ tới siêu thị Little Saigon ở Footscray, bữa nào trái cây bán ế, nghe mấy em kêu la thảm thiết: “Two đô la! Two đô

la! Mại vô! Mại vô!”
Còn dân Úc cũng rất dễ thương không kém, dù không biết tui là ai, vẫn vui vẻ chào, rồi hỏi tui có điếu thuốc lá nào dư không?

Cho tao xin một điếu! He he!
Úc là vậy đó, nên khi nhìn về bên kia biển, quê nhà, tui e rằng: Nếu sáng mai, Thủ tướng Úc cao hứng tuyên bố sẽ tiếp nhận

vô điều kiện những người vượt biên, vượt biển đến Úc vì bị đàn áp về chính kiến, về tôn giáo, về nhân quyền chẳng hạn, thì

chắc mẻm là Việt Nam sẽ không có cá biển mà chiên; dằm nước mắm ớt cay nữa… Vì thuyền đánh cá sẽ dong buồm tới Úc

ráo trọi cho coi!
Cả đất nước Việt Nam sẽ chìm trong bóng tối lúc đêm về vì ngay cả cái cột đèn nó cũng sẽ lũ lượt rủ đi luôn!
Xa quê bấy lâu, thằng bạn Úc cùng chung sở, hỏi tui có về lại Việt Nam không cho nó ké, đi theo chơi. Tui trả lời là: “Ngày ở;

đêm về!”

Nó ngạc nhiên hỏi: “How?” (Hao)
“Đâu có ‘hao’! Đâu có tốn cắc nào!”
“Khỏi cần thông hành, nhập cảnh hay vé máy bay hoặc hai chục đô Úc, tiền đấm mõm Hải quan gì hết ráo!”
Đêm, sau hai cái ‘sec’ Jack Daniel’s, bỏ thêm cục đá, là tui cứ về.
Cứ: “Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa/ Cho tôi về đường cũ nên thơ/ Cho tôi gặp người xưa ước mơ…!”
Dẫu vậy! Nhưng anh bạn nhà thơ của tui đây lại hỏng có vui; vì ảnh cứ mặc kẹt hoài trong quá khứ! Gỡ hỏng ra mới chết!…

Ảnh thơ rằng:

“Chiều cuối năm chạy xe ra biển/ Nén hương lòng anh, ngút nhớ thương/
Xác em yêu, phương nào sóng vỗ/ Nguyện dùm anh ước vọng tương phùng
Chiều cuối năm gởi tiền cho má/ Nồi thịt kho, dưa giá năm nào/
tết vui, đừng nhắc, con nhảy mũi/ Lỡ bịnh rồi, má khóc… con xa.
Chiều cuối năm anh đi cắt tóc/ Cắt dùm anh cho hết nỗi buồn/ Quê nhà nhớ, tóc ngày mỗi bạc/ Buồn rất xanh… làm tóc phai

luôn!

Chiều cuối năm với đầu tóc ngắn/ Bảnh bao anh, xuống phố một mình,
thấy em vui… với người yêu mới/ Tình mình… theo tiền bạc… linh đinh.
Chiều cuối năm đi lui đi tới/ Vì anh không biết sẽ đi đâu?/ Nhạc xuân nghe… người vui quá đỗi/ Mặt anh. như mất của… rầu

rầu.

Chiều cuối năm đi mua chai rượu/ Uống cạn đêm nay, cạn nỗi sầu/ Sáng mai thức dậy, đi cày nữa/ Tiếp tục đi cày, một kiếp

trâu.
Anh hỏi anh? Sao khùng quá sá?/ Buồn chi than, thở nỗi tha hương,
Footscray, ngàn kẻ tha phương đó/ Họ vẫn vui… ai rảnh sầu thương?
Cứ giả bộ như cây với cỏ/ Nghĩ suy gì? như đá trơ trơ/ Đất quê người hay trời quê cũ/ Ai cũng đau một kiếp, phận người.

Ghép lại đời ta bao mảnh vỡ/ Trở thành méo mó một chân dung!
Vâng, chân dung của tụi tui ở Úc là như vậy đó! Bà con ơi!
“Chúc mừng năm mới! Happy New Year!” !

Melbourne
Đoàn Xuân Thu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.190 giây.