logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/04/2013 lúc 08:29:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một dư luận viên (cầm loa tay) khuyên người biểu tình nên giải tán (Credit: ABC) .

Chính quyền Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tranh thủ dư luận dù họ đã và đang phá website đối kháng,

đàn áp các blogger và các nhà báo tự do, và nay họ tin tưởng rằng vũ khí mới nhất là một đội quân dư luận viên

hùng hậu có thể lái dư luận về hướng thuận lợi cho họ.

Nhà báo tự do Trương Duy Nhất cho biết lần đầu tiên ông biết về đội quân dư luận viên (DLV) là lúc ông Hồ

Quang Lợi, trưởng ban tuyên giáo thành phố Hà Nội tiết lộ vào đầu năm 2013. Tuy nhiên ông Nhất “không ngạc

nhiên về điều này”.

Dư luận viên là ai?

Sau Hà Nội, quan chức thành phố Đà Nẵng cũng tiết lộ họ đã thành lập DLV từ năm 2010. Tại cuộc họp triển khai

nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2013, ông Mai Mộng Tưởng, phó ban tuyên giáo Đà Nẵng chỉ thị cho các DLV dưới

quyền “hãy nắm bắt về việc góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp, theo dõi chuyển biến thực hiện Nghị quyết Trung

ương 4, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”

“Dù không tuyên bố thì lâu nay người ta cũng đã làm rồi. Buồn cười vì hóa ra đầu óc mấy ông ngồi đó nghĩ toàn

chuyện vớ vẩn, bá láp, bá xàm như vậy,” ông Nhất nói.

Ông Nhất cho biết: “Chưa gặp người nào dám nhận là DLV ngoài đời, mà cũng chưa thấy ai công khai danh tính

rõ ràng trong các bình luận trên mạng. Thành viên của đội ngũ này chỉ thường dùng các tên giả. Tuy nhiên qua các

lần làm việc với công an, thanh tra sở thông tin truyền thông, họ thừa nhận có đưa phát biểu (comment) vào các

trang cá nhân, bài viết của tôi.”

Vậy ông Nhất ứng xử như thế nào? “Chỉ cái phát biểu nào đàng hoàng mới để. Cái nào nói tào lao, kích động,

xuyên tạc, v.v… thì tôi xóa hết,” ông Nhất nói.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) nhận định: “Chủ trương kiểm soát thông tin cũng như ý tưởng sử

dụng DLV có nguồn gốc rất lâu từ tuyên giáo các cấp. Nếu trước đây họ chỉ có tuyên truyền qua sách, báo,

miệng, thì giờ đây trước thông tin đa chiều trên internet, họ bị buộc phải tăng cường thêm lực lượng mới để tuyên

truyền trên mạng.”

Mẹ Nấm kể: “Chỉ gặp DLV qua các bài viết, bình luận, nhưng khi tranh luận đuối lý các bạn DLV thường ngụy biện,

đi vào đả kích cá nhân tôi như không lo chăm con, không lo coi sóc quán nước mía, nhận tiền từ nước ngoài. Có

lẽ các bạn DLV nghĩ mình cũng như các bạn – được trả tiền để làm việc này.”

Bà Bùi Thị Minh Hằng (blogger Bùi Hằng) khẳng định: “Trong giai đoạn này nhà nước đã thất bại về tuyên truyền

trên các trang mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Twitter, và các trang blog có hoạt động tại Việt Nam nên

bây giờ họ tuyên bố tăng cường lực lượng DLV là điều dễ hiểu.”

Tại hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2012, chính phủ Việt Nam đã đưa ra con số gần 80 nghìn

‘tuyên truyền viên miệng’ để làm DLV. Đó là một con số lớn và khó được kiểm chứng vì DLV không hẳn là một

nghề chuyên môn mới trong bộ máy tuyên truyền. Họ có thể là những cán bộ an ninh và truyền thông hiện dịch

được biệt phái để làm công tác trên mạng.

Bút chiến hay tranh luận?

05/05/2010, tại một hội nghị toàn quốc trung tướng công an Vũ Hải Triều, khoe rằng bộ phận kỹ thuật của công an

đã ‘phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân xấu”.

09/12/2012, Hồ Quang Lợi, trưởng Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội tại Hội Nghị Tuyên Giáo Toàn Quốc cho hay

Hà Nội đã thành lập một đội ngũ “tuyên truyền miệng” với 900 “dư luận viên”, “tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến

trên Internet, mở hơn 400 tài khoản trên mạng”. Ông Lợi nói: “DLV tham gia bút chiến trên internet chống các luận

điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”.

Tuy nhiên các công dân mạng bị gọi ‘lề trái’ không nghĩ như ông Lợi.

“Tôi không nghĩ là có bút chiến giữa blogger tự do và DLV và chúng tôi cũng không muốn chiến đấu kiểu này,”

blogger Mẹ Nấm phát biểu. Blogger này nói tiếp: “Nếu có thì đó là một cuộc chiến không cân sức: họ ăn lương để

làm việc ấy; trong kho đó blogger và nhà báo tự do thì chỉ viết theo suy nghĩ của mình, và còn làm việc khác để

sinh sống, tức là họ không xem việc lên mạng là một cái nghề. Và cuộc chiến buộc chúng tôi phải bảo vệ lý lẽ của

mình. Các bạn DLV có quyền định hướng dư luận theo cách của họ, nhưng đây là suy nghĩ của tôi và xã hội sẽ

nhìn thấy có những người suy nghĩ khác với cái dư luận mà chính quyền muốn DLV bảo vệ.”

Không đồng ý với từ ‘bút chiến’, nhà báo Duy Nhất cho rằng xã hội cần những trao đổi, đối thoại, tranh luận. Ông

nói gần đây có các vấn đề nóng mà trước đây bị báo chí dìm thì nay lại được các trang cá nhân đưa ra tranh luận

lại. “Bản chất của tranh luận là dần tiếp cận sự thật, chân lý. Nhưng tại sao không tranh luận công khai, đàng hoàng

đi? Nếu vấn đề tôi viết ra đúng hay sai, anh cứ tranh luận với tôi rõ ràng. danh có chính thì ngôn mới thuận được.

Nói kiểu núp bóng giấu tên này là tầm bậy tầm bạ không đáng quan tâm,” ông Nhất nói.

Blogger Bùi Hằng nói: “Tôi mời tất cả các DLV, các blogger của các phe phái, cùng tranh luận và dành sự phán

xét đúng sai cho độc giả.”

DLV có làm không công?[.b]

Dù không nói rõ số DLV bao nhiêu người, số tiền phải bỏ ra bao nhiêu, nhưng cuối tháng 12/2012, UBND thành

phố Hồ Chí Minh thông báo sẽ trả tiền phụ cấp 0,3 mức lương cho các cộng tác viên dư luận xã hội.

Tại hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền miệng 2012, tỉnh Lào Cai cho biết địa phương này trả 0,1 mức lương

cơ bản cho DLV cấp xã phường. Nhà báo Duy Nhất nói ông cảm thấy “buồn cười vì tốn tiền bạc cho việc này.”

Một blogger có tiếng nhưng không muốn nêu tên nhận định: “Chẳng ai làm không công cho công việc này, nếu

không có tiền trực tiếp thì cũng có các lợi ích khác. Nhưng dù làm DLV vì tiền hay vì lý tưởng thì nó là công việc

khá an toàn vì họ không lo bị chế độ làm khó dễ, không sợ bị bỏ tù, vì họ được chính quyền bảo kê”. Blogger này

cho rằng: “DLV là cái lỗi của ban tuyên giáo. Nó là thêm một cái cớ cho công chúng xỉ vả chính quyền.”

[b]DLV có hiệu quả?


Blogger Lê Diễn Đức cho rằng sách lược dùng tin tặc để đánh phá các trang như Bauxite, Dân Làm Báo, Dòng

Chúa Cứu Thế, Ðàn Chim Việt, Anh Ba Sàm, v.v… dường như không đạt được mục tiêu vì các trang web bị tấn

công đã có thể phục hồi nhanh chóng hoặc cho ra trang mới.

Trong khi đó việc dùng DLV cũng có vẽ như không mang lại kết quả mà nhà nước mong muốn. “Đa phần dư luận

viên kiến thức rất kém, không có khả năng phản biện, khi tranh luận thường sử dụng các ngôn ngữ dung tục, cố

tình quậy phá. Bản mặt của chúng không thể tồn tại được ở những trang tử tế, đàng hoàng, chúng bị nhận diện và

phải tháo chạy,” blogger Lê Diễn Đức viết.

Thêm vào đó, dù nhà nước Việt Nam nắm trong tay toàn bộ hệ thống truyền thông Việt Nam, họ cảm thấy dư luận

đang ngày càng vượt xa tầm kiểm soát của họ.

Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Ðỗ Quý Doãn than vãn trên báo Lao Ðộng (10/01/2012): “Tại sao

chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng

ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động

bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân?” Ông tự kết luận: “Báo chí đang đánh

mất niềm tin của bạn đọc.”
Source: ABC Australia
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.