logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/01/2016 lúc 10:02:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hiện có nhiều đồn đoán về khả năng giành “ghế” của các ứng viên hàng đầu hiện nay như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…

Việt Nam vừa bế mạc Hội nghị 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào chiều 13/1, cho biết đã thông qua việc đề cử các trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử và hoàn tất công tác đề cử nhân sự cho các chức danh lãnh đạo chủ chốt cho nhiệm kỳ XII.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong phát biểu bế mạc hội nghị, cho biết Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số trường hợp “đặc biệt” tái cử với “số phiếu rất tập trung” và sự “thống nhất cao”.

Tuy nhiên, danh sách những người được đề cử vào các vị trí chủ chốt, đặc biệt là 4 vị trí “tứ trụ” - tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội - vẫn chưa được tiết lộ, khiến cho công chúng đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về khả năng giành “ghế” của các ứng viên hàng đầu hiện nay như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…

Việc bầu chọn chính thức sẽ diễn ra tại Đại hội Đảng Cộng sản lần XII tại Hà Nội từ ngày 20 – 28/1.

Trong phát biểu bế mạc hôm 13/1, ông Nguyễn Phú Trọng nói công việc chuẩn bị cho Đại hội XII đã cơ bản hoàn tất theo “đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra”.

Theo TTXVN, VOV.
phai  
#2 Đã gửi : 13/01/2016 lúc 10:06:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bế mạc Hội nghị Trung ương 14 Đảng Cộng sản Việt Nam

UserPostedImage
Hội nghị Trung ương 14 Đảng Cộng sản Việt Nam trong ngày làm việc hôm 13/1/2016. Courtesy chinhphu.vn

Hội nghị Trung ương 14 Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc ba ngày làm việc vào chiều tối nay.

Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị, ông Nguyễn Phú Trọng - tổng bí thư hiện nay cho biết ban chấp hành trung ương đã thảo luận và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số ủy viên trung ương khóa 11 thuộc trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử khóa 12 và danh sách những người ứng cử vào các chức danh lãnh đạo khóa tới mà nhiều người gọi là ‘tứ trụ’.

Một nội dung được cho là lớn trong bài phát biểu bế mạc hội nghị là thống nhất cao về chủ trương ký kết, phê duyệt hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, do Hoa Kỳ chủ xướng.

Hôm qua, trong bài diễn văn Thông điệp Liên Bang, tổng thống mỹ Barack Obama cũng kêu gọi cơ quan lập pháp Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp định này
Theo RFA
phai  
#3 Đã gửi : 13/01/2016 lúc 10:08:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi?

UserPostedImageLãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau cuộc bầu cử Đại hội Đảng lần thứ 11 tại Hà Nội ngày 19 tháng 1 năm 2011.

Nhân dịp ở Việt Nam người ta đang bầu dàn lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và chính phủ, chúng ta thử bàn về vấn đề thế

nào là một nhà lãnh đạo giỏi.

Ở Việt Nam, nói đến người lãnh đạo, người ta chỉ hay đề cập một cách chung chung, trong đó, hầu như chỉ có hai yếu tố

được nhấn mạnh là lòng yêu nước và sự trung thành đối với đảng cũng như đối với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đó không

phải là những phẩm chất thiết yếu đối với một nhà lãnh đạo. Thì đảng viên nào, ngay cả đảng viên thuộc loại thấp nhất, chỉ là

những đảng viên quèn, lại không được/bị đòi hỏi phải có tình yêu và những sự trung thành như thế? Nhưng một người lãnh

đạo thì khác. Khác với các đảng viên xoàng, một đảng viên được bầu vào vị trí lãnh đạo cần có tài và cần có tâm. Nhưng thế

nào là tài và tâm của người lãnh đạo? Tài và tâm có nhiều loại. Tài và tâm của một người hoạt động trong lãnh vực văn học

nghệ thuật, chẳng hạn, khác với tài và tâm của một người hoạt động trong lãnh vực chính trị. Trong lãnh vực chính trị, tài và

tâm của người làm cố vấn khác với một lãnh tụ.

Vậy thế nào là tài và tâm của một lãnh tụ?

Trước hết, nói về tâm.

Trong cái gọi là tâm của những người lãnh đạo, điều quan trọng nhất là sự lương thiện. Xin nói ngay, theo cách nhận định

thông thường, nói đến sự lương thiện của các chính khách cũng giống như việc nói đến trinh tiết của các cô gái điếm. Ở các

xứ nói tiếng Anh, người ta thường cho có hai giới bị xem là ít đáng được tin cậy nhất: những người bán xe cũ và những người

làm chính trị. Dù vậy, người ta không thể lãnh đạo nếu không được tín nhiệm; và người ta không thể được tín nhiệm nếu

không lương thiện. Đó là lý do tại sao ở Tây phương, trong các cuộc điều tra dư luận, người ta hay đặt ra câu hỏi về sự lương

thiện (và mức độ khả tín) của các chính khách. Trong chính trị, khái niệm lương thiện ấy được hiểu theo nghĩa: việc làm phải

đi đôi với lời nói. Người dân có thể không đồng ý với những gì các chính khách nói nhưng người ta vẫn khâm phục và tin cậy

nếu các chính khách ấy hành động đúng với những gì họ nói.

Điểm thứ hai trong cái tâm của người lãnh đạo là phải có lý tưởng, hơn nữa, lý tưởng lớn, kết tinh được những mơ ước chung

của cả đất nước. Muốn được vậy, người ta phải hiểu được ý nguyện của dân chúng và có tầm nhìn rộng không những chỉ giới

hạn trong những vấn đề cấp bách trước mắt mà còn bao quát cả những vấn đề có tính chiến lược lâu dài. Hơn nữa, lý tưởng

ấy phải nhắm đến việc phục vụ cho mọi người. Ở Tây phương có một thông lệ rất hay: sau mỗi cuộc bầu cử, người chiến

thắng bao giờ cũng, một mặt, cám ơn các cử tri đã bỏ phiếu cho mình; mặt khác, hứa hẹn sẽ phục vụ cho tất cả mọi người,

kể cả các cử tri đã bỏ phiếu cho phe đối lập.

Điểm thứ ba trong cái tâm của người lãnh đạo là phải biết trân trọng tài năng của người khác. Không có một nhà lãnh đạo nào

có thể làm được mọi chuyện. Công việc lãnh đạo và quản trị đất nước cần phải có một đội ngũ đông đảo những người vừa

có thiện chí vừa có tài năng. Người lãnh đạo phải sáng suốt để phát hiện ra tài năng của người khác, độ lượng chấp nhận

những tài năng ấy, và sau đó, biết cách sử dụng những tài năng ấy đúng chỗ.

Về tài, người lãnh đạo càng có nhiều tài càng tốt, nhưng theo tôi, có mấy tài năng cần thiết nhất:

Thứ nhất, nhạy cảm trong việc phát hiện ra ước nguyện của dân chúng cũng như những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự

phát triển của đất nước. Thiếu sự nhạy bén này, người ta trở thành, một mặt, xa cách quần chúng; mặt khác, lệch hướng so

với xu thế của lịch sử.

Thứ hai, cần có tầm nhìn chiến lược. Nên lưu ý người lãnh đạo khác với người quản trị. Người quản trị chỉ cần khôn khéo giải

quyết những vấn đề trước mắt, nhằm đạt đến những quyền lợi trước mắt, trong ngắn hạn. Người lãnh đạo một quốc gia,

ngoài tài năng của một người quản trị, cần có một tầm nhìn phóng chiếu đến tương lai để định hướng cho việc phát triển. Bởi

vậy người ta mới cho một nhà lãnh đạo giỏi là người đưa ra những dự án cho cả nhiều thế hệ, người thiết kế tương lai của đất

nước.

Thứ ba, nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng thuyết phục quần chúng để quần chúng ủng hộ mình. Ở Tây phương, người ta cho

một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo là phải biết cách “bán” các chính sách, nghĩa là làm sao cho dân

chúng chấp nhận các dự án mình đưa ra. Song song với việc “bán” các chính sách, nhà lãnh đạo giỏi còn phải biết cách, qua

các chính sách ấy, xây dựng một “tự sự” (narrative) cho mình và cho đất nước của mình. Với các “tự sự” ấy, người dân biết

rõ mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu.

Ứng dụng những cái tâm và những cái tài nêu trên vào giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy gì?

Trước hết, về cái tâm, giới lãnh đạo Việt Nam hầu như không có bất cứ điểm nào cả. Họ không lương thiện bởi họ thường nói

một đàng làm một nẻo. Dân chúng Việt Nam từ lâu đã biết rõ điều đó. Về lý tưởng cũng vậy. Có thể thế hệ lãnh đạo đầu tiên

của Việt Nam có chút lý tưởng về chủ nghĩa xã hội, nhưng với các thế hệ về sau, đặc biệt hiện nay, lý tưởng ấy chỉ là một ảo

tưởng, được sử dụng như một chiêu bài để tự biện hộ cho sự lãnh đạo độc tôn của đảng mình. Không ai còn vẽ lên bức

tranh không tưởng về viễn ảnh một xã hội không có giai cấp nữa. Cuối cùng, người ta cũng không còn biết trân trọng tài năng

của nhau. Không những không tôn trọng, người ta còn đố kỵ nhau. Bởi vậy, trong hệ thống đảng, những người sắc sảo nhất

thường bị loại trừ rất sớm. Chỉ còn lại những người tài năng xoàng xoàng bậc trung và vô hại.

Về tài năng, không có người nào trong bộ máy lãnh đạo tại Việt Nam hiện nay có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cần thiết.

Tất cả đều rất thiếu nhạy bén. Người ta không biết ý dân và cũng bịt mắt trước xu thế phát triển của lịch sử khi khăng khăng đi

theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa cho dù nó đã bị vất bỏ ở Liên Xô và Đông Âu cả mấy thập niên về trước. Cũng

không có ai có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Và cũng không ai có tài năng thuyết phục dân chúng. Người ta chỉ sử dụng lực

lượng tuyên truyền để nhồi sọ dân chúng, đánh lạc hướng dân chúng chứ không phải để tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng.

Có thể nói một cách tóm tắt, cho dù, trong cuộc Đại hội đảng tuần tới, ai được bầu lên những chiếc ghế cao nhất, điều hầu

như chắc chắn là họ không phải là những nhà lãnh đạo giỏi mà đất nước chúng ta đang cần.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
phai  
#4 Đã gửi : 13/01/2016 lúc 10:10:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đại Hội của các bô lão lẩm cẩm?

UserPostedImage
Các quan chức đếm phiếu trong phiên bầu chọn tại Đại hội đảng lần thứ 11 ngày 17/1/2011.

Thế là Đại Hội XII của đảng cộng sản sắp khai mạc. Về nội dung sẽ không có gì thay đổi. Đây là điều nguy hiểm nhất. Vì vẫn là cái cùm Mác-xít đã hoen rỉ, cái cùm chủ nghĩa xã hội viễn vông, cái cùm chủ nghĩa cộng sản bị thế giới gọi là tội ác chống nhân loại, cái cùm độc đảng cổ lỗ trơ trẽn, cái cùm «ruộng đất của toàn dân» thực tế là biến nông dân thành vô sản, cái cùm «quốc doanh là chủ đạo» thực tế là phá hoại nền kinh tế tận gốc.

Một chuyện đau buồn và ô nhục sẽ diễn ra là toàn bộ học thuyết, đường lối chính sách cơ bản kể trên sẽ được thông qua dễ dàng, trôi chảy, khi tất cả các thứ ấy đã bị cả loài người lắc đầu phủ nhận từ lâu, không ai còn nghĩ đến, viết đến, coi là rác rưởi đã thối rữa do loài người đào thải, mà nay lại được hơn 1.500 nhân vật được coi là tinh túy của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) hân hoan nhai đi nhai lại, nuốt trọn một cách ngon lành.

Phần nội dung chính trị của đại hội sẽ xuôi chiều mát mái, tán thành 100 %, trừ phi có một vài tiếng nói trẻ dũng cảm bộc phát trước sự ngơ ngác của hội trường và sự ủng hộ của tuổi trẻ và toàn thể trí thức dân tộc và toàn dân. Sao lại không như thế được? Tôi xin hỏi và đặt vấn đề với gần 200 đại biểu nam và nữ trẻ, có độ tuổi từ 20, 22 đến 38, 40 có mặt trong đại hội này. Các bạn đâu cả rồi? Ai bịt mồm các bạn?

Tôi hy vọng điều bất ngờ ấy sẽ xảy ra, theo đúng quy luật của tự nhiên và xã hội. Một cây lúa chín mãi ắt phải chết để nhường cho vụ lúa khác. Vì sao trong các Đại hội VII, VIII, IX, đã thảo luận rất nhiều về hạn tuổi vào Trung ương và Bộ Chính trị, 60 tuổi, 65 tuổi coi là hạn tuổi cao nhất, với tinh thần rất tiến bộ, rất khoa học là coi trọng tuổi trẻ đất nước ta, «hậu sinh khả úy», trẻ hóa lãnh đạo. Thế mà nay các bô lão trên 60 tuổi là thiểu số vẫn đóng vai trò quyết định mọi thứ, vẫn áp đặt mọi mặt, từ nội dung đến nhân sự, theo quan điểm già cỗi cổ hủ của họ cho đại hội này, còn nặng nề, trơ tráo hơn cả các đại hội trước nữa.

Trong Đại hội IX đã có lúc trước các ý kiến xin được tiếp tục phục vụ của một số bô lão trên 65 tuổi, đại hội đã quyết là nguyên tắc phải tôn trọng, không có chuyện du di, 9 bỏ làm 10, du di mãi thì các lão già trên 70 hoặc 80 tuổi vẫn sẽ tại vị, vậy thì đề ra hạn tuổi làm gì nữa? Năm nay các bô lão lại đề ra trong một quyết định về du di và châm chước, để cho 5, 6 bô lão trong Bộ Chính trị không chịu về nghỉ hưu, lại còn tại chức trên các cương vị cao nhất.

Vậy thì tại sao một số đại biểu trẻ không nổi giận một cách chính đáng, đòi thay đổi hẳn nội dung các văn kiện cho thật trẻ trung, đổi mới, hợp thời đại, hủy bỏ 5 gông cùm quái ác, và đề ra một dàn lãnh đạo mới thật trẻ từ 50 đến 60 tuổi, kể cả trong độ tuổi 40? Đây sẽ là một đề nghị rất chính đáng, đúng lúc, hợp lòng dân, hợp thời đại, một cuộc cách mạng trong phòng họp, chuyển biến và đột phá lên phía trước, bù đắp bao thời gian đã bỏ phí.

Để hỗ trợ cho ý kiến trên, tôi xin kể một số nhà chính trị trẻ trong thời đại chúng ta.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hiện tại, được bầu tháng 10/2015 khi 44 tuổi. Vậy mà ông cũng không phải là thủ tướng trẻ nhất của Canada: năm 1979, ông Joe Clark lên làm thủ tướng lúc 39 tuổi. Hiện nay nước Estonia có Thủ tướng Taavi Roivas mới 34 tuổi. Ở Georgia năm 2013, ông Irakli Garibashvili nhậm chức thủ tướng lúc 31 tuổi. Thủ tướng Nhật Bản hiện nay là ông Shinzo Abe lên làm thủ tướng khi 58 tuổi. Nước Singapore có ông Lý Hiển Long được bầu làm thủ tướng khi 52 tuổi. Tổng thống Barack Obama nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ ngày 20/1/2009 khi 48 tuổi, năm 2012 lại tái đắc cử khi 51 tuổi. Ở Pháp, có ông Laurent Fabius làm Thủ tướng từ năm 1984, khi mới 36 tuổi; hiện nay ông cũng là ngoại trưởng Pháp. Ở Anh, Thủ tướng hiện nay là ông David Cameron nhậm chức thủ tướng năm 2010, khi 43 tuổi.

Ở gần Việt Nam, Indonesia có ông Joko Widodo làm tổng thống từ tháng 10/2014, khi 53 tuổi. Ngày 16/1/2016 sẽ có cuộc Tổng tuyển cử ở Đài Loan; ứng cử viên Thái Anh Văn là Chủ tịch đảng Dân Tiến khi 51 tuổi, năm nay 58 tuổi, có phần chắc sẽ đánh bại đối thủ là Chủ tịch Quốc Dân Đảng Chu Lập Luân với tỷ lệ 45% trên 39 %, (theo AP, Reuteurs 3/1/2016).

Ở nước ta đến bao giờ giới trẻ và phụ nữ mới được giao trách nhiệm lèo lái con tàu quốc gia như các nước xung quanh? Đảng ra bao nhiêu nghị quyết, bồi dưỡng tuổi trẻ, nhưng chỉ những những người trẻ là con cháu các cụ bô lão mới được chiếu cố. Những người này lười học ham chơi, tư duy già nua, lẩm cẩm hơn cả các cụ, bảo hoàng hơn vua, thì làm sao đất nước tiến lên được!

Lẽ ra theo đúng quy luật, Đại hội XII nên ra quyết định cám ơn giới bô lão từ 60 tuổi trở lên, mời tất cả về nghỉ hưu, để cho giới trẻ thực sự tham gia lãnh đạo đất nước. Như thế mới chấm dứt được tệ bảo thủ, giáo điều, cực đoan và tham nhũng, mới giải thoát cho nhân dân khỏi 5 chiếc cùm học thuyết và đường lối già nua cổ hủ, vốn là nguyên nhân của mọi khổ ải bất công lạc hậu trong xã hộI.

Mong rằng tuổi trẻ trong toàn xã hội ta bật dậy và yêu cầu các đại biểu trẻ trong đại hội cần dứt khoát loại bỏ khỏi lãnh đạo giới bô lão cằn cỗi về tư duy để thay bằng một thế hệ lãnh đạo mới mẻ, năng động, làm động lực cho Tổ quốc VN hồi sinh mạnh mẽ.

Xin đừng để cho đại hội này trở thành diễn đàn riêng của các bô lão trên dưới 60, 70 tuổi, lẩm cẩm hết cỡ, tư duy cằn cỗi như đã phơi bày một cách lộ liễu trước công luận suốt mấy tháng qua.

Theo Blog của nhà báo Bùi Tín
phai  
#5 Đã gửi : 13/01/2016 lúc 10:28:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng Dũng "giận" tổng bí thư Trọng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giận công khai ra mặt đối với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị trung ương 14.


Sau khi TBT Trọng kết thúc bài diễn văn kèm theo lời chúc mừng năm mới, hầu hết các uỷ viên trung ương đảng đều vỗ tay rào rào, riêng chỉ có thủ tướng Dũng chỉ vỗ tay gượng gạo, thậm chí có lúc không thèm vỗ tay.

phai  
#6 Đã gửi : 13/01/2016 lúc 10:34:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kết thúc hội nghị 14: Ban chấp hành trung ương “đối đầu” bộ chính trị?

UserPostedImage
Nguyễn Tấn Dũng không vỗ tay khi TBT Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài diễn văn

Sau 3 ngày nhóm họp, hội nghị trung ương 14 của đảng cộng sản đã chính thức bế mạc mà không đưa ra một kết quả rõ rệt.


Theo dõi bản tin thời sự tối 13/1/2015 trên VTV, người ta dễ dàng thấy được bầu không khí căng thẳng hiện rõ trên khuôn mặt các uỷ viên trung ương đảng.


Nguyễn Tấn Dũng không vỗ tay

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ đầu đến cuối đã luôn xuất hiện với nụ cười khinh khỉnh quen thuộc. Trong khi những gương mặt còn lại đều tỏ vẻ mặt khá nghiêm nghị, thậm chí là u tối.


Ngay khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu đắc thắng, ông Dũng cũng đã vỗ tay một cách đầy gượng gạo.


Trong lúc những tràng pháo tay vẫn đang kéo dài rào rào, ông Dũng bèn buông hai cánh tay đặt xuống ghế, người cũng ngả ra sau một cách mệt mỏi.


Chỉ đến khi nhận thấy đang bị ống kính truyền hình quay cận cảnh, ông Dũng mới chịu vỗ tay trở lại như những người chung quanh.


Chi tiết này cũng phản ánh được phần nào sự ngột ngạt sau 3 ngày hội nghị. Dường như phe nào cũng đang tự tin cầm chắc chiến thắng.


Trong bài phát biểu ngắn gọn kéo dài chưa đầy 5 phút, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết vấn đề nhân sự thuộc diện “trường hợp đặc biệt” cũng đã được hội nghị biểu quyết thông qua “với số phiếu rất tập trung”.


Khi dùng chữ “số phiếu rất tập trung”, chắc hẳn ông Trọng đang muốn che dấu một bí mật quan trọng tại hội nghị 14 sẽ được trình bày dưới đây.
UserPostedImage

Tin đồn “lật đổ”?
Giữa lúc cuộc chiến quyền lực quanh chiếc ghế tổng bí thư đang trở nên bế tắc thì hàng loạt tin đồn khác nhau cũng đã được tung ra.


Theo một tin đồn chưa thể kiểm chứng, kịch tính đã xảy ra tại hội nghị 14 khi các uỷ viên trung ương đảng không chấp chận để cho tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra tái cử tại đại hội đảng 12.


Thông tin này còn cho rằng, phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện một cuộc “lật đổ” ngoạn mục, khiến cho đội hình “bộ tứ quyền lực” được đưa ra trước đó (Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân) đang phải đứng trước nguy cơ phá sản.


Khoảng 140 vị quan chức – chiếm 70% số ghế trong ban chấp hành trung ưởng đảng đã bỏ phiếu chống lại phương án nhân sự do bộ chính trị đưa ra biểu quyết.


Nếu thông tin trên là đúng, thì đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản xảy ra sự kiện ban chấp hành trung ương đảng - bị thâu tóm bởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - công khai đối đầu với bộ chính trị do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.


Điều này cũng đã được phản ánh qua thông cáo của hội nghị trung ương 14, theo đó các uỷ viên trung ương sẽ “bỏ phiếu kín đề cử nhân sự” cho các chức danh “tứ trụ”. Quyết định cuối cùng về nhân sự sẽ được đưa ra tại đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản.

Trái với dự tính ban đầu, ông Trọng đã không thể áp đặt lên ban chấp hành trung ương đảng về vấn đề nhân sự định sẵn, mà thay vào đó sẽ là một cuộc đề cử bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nguy cơ ông Trọng không được đề cử hoàn toàn có thể xảy ra.


“Trung ương đã thảo luận kỹ, thông qua dự thảo báo cáo công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương khoá 12 trình Đại hội; thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Trung ương khoá 12 xem xét, giới thiệu QH khoá 14 quyết định theo quy định của pháp luật”, bản thông báo hội nghị trung ương 14 cho biết.


Như vậy, sự chống đối của ban chấp hành trung ương đã khiến cuộc chiến quyền lực quanh chiếc ghế tổng bí thư vẫn chưa thể kết thúc. Phe Nguyễn Tấn Dũng đang dần thoát khỏi tình thế bất lợi và vẫn còn cơ hội để lật ngược thế cờ.


Đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản sẽ là trận sống mái cuối cùng cho cả hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Hãy cứ để chúng chém giết lẫn nhau, vì dù sao đây cũng là đại hội cuối cùng trước ngày chế độ cộng sản cáo chung.


13/11/2016.
Hoàng Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.196 giây.