logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/01/2016 lúc 12:33:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. REUTERS/Kham

Báo chí trong nước hôm nay, 24/01/2016, đồng loạt đưa tin : Ông Nguyễn Tấn Dũng được đề nghị tái cử bổ sung vào Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Việc ông Dũng được đề cử vào Ban Chấp Hành khóa mới dấy lên hy vọng đối với không ít người : thủ tướng mãn nhiệm có thể sẽ trở thành tổng bí thư nhiệm kỳ tới, cho dù khả năng này được xem là vô cùng nhỏ.
Trong phiên thảo luận tại các đoàn đại biểu, ông Nguyễn Tấn Dũng là một trong số 62 người được đề cử, ngoài danh sách 199 người (ứng cử vào chức vụ ủy viên chính thức) do Ban Chấp Hành cũ đề nghị. Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, phó ban Tuyên Hiáo Trung ương, một nửa trong số những người mới được đề cử là các ủy viên Ban Chấp Hành cũ, trong đó có ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, hay ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội.

Theo nhận định của Reuters, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được nhiều người nhìn nhận như là "một nhà lãnh đạo cải cách", người ủng hộ một xã hội Việt Nam cởi mở, phát triển, thân phương Tây, cho dù cũng không ít người nhìn nhận ông Dũng phải chịu phần trách nhiệm không nhỏ trước tình trạng Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc và khủng hoảng chính trị, xã hội trầm trọng hiện nay.

Cho đến trước hai kỳ hội nghị cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam, cuối 2015, đầu 2016, rất nhiều chuyên gia cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 66 tuổi, là người ở thế thượng phong trong cuộc chạy đua vào chức vụ tổng bí thư, vị trí cao nhất trong đảng Cộng sản. Tuy nhiên, Hội Nghị Trung Ương 14 đã xác định ứng cử viên duy nhất là Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi. Ông Dũng xem như bị loại.

Trong bối cảnh thông tin về các hoạt động bầu cử, ứng cử trong nội bộ đảng trong giai đoạn tiền Đại hội được xem là hoàn toàn bí mật, có rất nhiều đồn đoán cho rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị phe ủng hộ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tìm mọi cách triệt hạ, đặc biệt thông qua quyết định 244 về bầu cử trong đảng. Một quyết định bị khá nhiều người lên án là phản dân chủ.

Đối với nhiều người, việc ông Nguyễn Tấn Dũng vừa được tái đề cử vào Ban Chấp Hành mới làm sống lại hy vọng là ông sẽ còn có cơ hội được bầu vào vị trí người đứng đầu của Đảng khóa tới, cho dù các quy định hiện hành đang mang lại lợi thế tuyệt đối cho ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, ứng cử viên chính thức của Ban Chấp Hành khóa trước.

Trước mặt ông Dũng và những người ủng hộ sẽ còn nhiều cửa ải để vượt qua. Trước hết là cuộc bỏ phiếu ngày mai. Theo quy định, ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng như những ủy viên Ban Chấp Hành cũ – không nằm trong danh sách tái cử - sẽ buộc phải « xin rút ». Việc « xin rút » sẽ phải được Đại hội cho ý kiến.

Một khi qua được vòng này (tức Đại hội « không cho rút »), những ứng cử viên – có thể gọi là « bất đắc dĩ », như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - còn phải trải qua một vòng bầu cử sơ bộ để chọn ra các ứng cử viên vào Ban Chấp Hành. Mục đích của vòng này là để chọn ra một danh sách các « ứng cử viên chính thức », với số lượng không vượt quá 30% số 180 ủy viên Ban Chấp Hành mới.

Trong khi chờ đợi kết quả bỏ phiếu ngày mai, một số thành viên ban lãnh đạo đảng, một mặt kêu gọi các đại biểu « dồn phiếu » cho tổng bí thư Trọng, mặt khác gián tiếp hướng đại biểu không bỏ phiếu cho các ứng viên không được Ban Chấp Hành cũ giới thiệu.

Dù có sự thiên vị rõ ràng đối với ứng cử viên chính thức, có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, thành phần ban lãnh đạo khóa mới đã không dễ dàng được sắp đặt theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cũ như trước. Theo chuyên gia về chính trị Việt Nam Edmund Malesky, đại học Duke, Hoa Kỳ (được Reuters dẫn lời), « Đại hội (XII của đảng Cộng sản Việt Nam) đã không được lên kịch bản ngay từ đầu, và đầu mối của bất luận giải pháp nào cũng là một Ban Chấp Hành Trung Ương "mạnh hơn rất nhiều" so với tổ chức tương tự ở các quốc gia cộng sản ».
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 24/01/2016 lúc 12:52:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thủ tướng Dũng 'được đề cử nhiều nhất'

UserPostedImage
Thủ tướng VN ông Nguyễn Tấn Dũng nhận được đề cử bổ sung nhiều nhất tại Đại hội 12, theo truyền thông Việt Nam.

Đương kim Thủ tướng Việt Nam được 'đề cử nhiều nhất' tại Đại hội 12 trong số hàng chục trường hợp được giới thiệu nằm ngoài 'danh sách đã chốt' của Hội nghị Trung ương 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo truyền thông trong nước.

Hôm 24/01/2016, tờ Vietnamnet.vn đưa tin kèm dẫn lời của ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSVN, cho biết:

"Trong số các nhân sự được giới thiệu, đề cử thêm, có khá nhiều người trong nhóm uỷ viên Bộ Chính trị quá tuổi đã xin rút trước đó.

"Đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.

Được biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất. Danh sách được giới thiệu đề cử còn có thêm Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa…VietnamNet
"Được biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất.

"Danh sách được giới thiệu đề cử còn có thêm Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa…"

Tờ báo này cũng cho biết thêm chi tiết về bốn trường hợp ủy viên trung ương Đảng khóa 11 đã quá tuổi nhưng được Trung ương và Đại hội đề nghị tiếp tục ở lại khóa 12.

Gọi đây là những trường hợp 'đặc biệt', tờ VietnamNet dẫn lời của ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết thêm:

"Về 4 trường hợp ủy viên TƯ đặc biệt (quá tuổi) được Ban Chấp hành TƯ khoá 11 giới thiệu tái cử gồm Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Đỗ Bá Tỵ, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam... tại Hội nghị TƯ diễn ra trước Đại hội, TƯ đã bàn các trường hợp nhân sự này, thấy có một số lý do, sức khoẻ vẫn đảm bảo, rồi yêu cầu công việc đó đang lúng túng về nhân sự thay thế nên đã quyết định giới thiệu cho 4 trường hợp uỷ viên này tái cử."

Giới thiệu ngoài danh sách

Cũng hôm Chủ nhật, tờ Pháp luật TPHCM đưa tin về Đại hội 12 cho hay đã có 62 người được 'giới thiệu thêm' ngoài danh dách Trung ương đề nghị. Cùng dẫn lời ông Vũ Ngọc Hoàng, tờ này khẳng định:

"Nhiều Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI thuộc diện quá tuổi như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa… đều đã được đại biểu ở nhiều đoàn đại biểu dự Đại hội XII tiếp tục giới thiệu tái cử vào Trung ương khóa XII.

"Ngoài ra, nhiều đảng viên không phải là Ủy viên Trung ương khóa XI cũng được đại biểu các đoàn giới thiệu thêm, bổ sung vào danh sách mà Trung ương khóa XI gửi tới Đại hội trước đó."

Danh sách bổ sung này sẽ được chọn từ trên xuống dưới, theo tỷ lệ ủng hộ, đảm bảo tổng số ứng viên do Trung ương khóa XI giới thiệu và số giới thiệu bổ sung tại Đại hội không dư quá 30% con số được bầu, tức 200 ủy viên trung ương cả chính thức và dự khuyết của Trung ương khóa XIIPháp luật TPHCM
Theo tờ báo này, công việc giới thiệu bổ sung nhân sự và tiến hành bầu chính thức vẫn tiếp tục còn chờ quyết định thêm của Đại hội.

"Như đã thông tin, thực hiện Quy chế bầu cử 244 của Trung ương khóa XI và Quy chế bầu cử của Đại hội XII, tất cả ủy viên trung ương khóa XI, nếu không được Trung ương giới thiệu tái cử, thì tới Đại hội này, dù được đại biểu các đoàn giới thiệu tiếp, thì cũng phải từ chối," tờ Pháp luật TPHCM cho biết thêm.

"Tuy nhiên, việc họ có được rút khỏi đề cử hay không sẽ phải qua một quy trình để Đại hội biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín để quyết định. Nếu đa số yêu cầu họ ứng cử tiếp, thì những người này sẽ được đưa vào danh sách bổ sung.

"Danh sách bổ sung này sẽ được chọn từ trên xuống dưới, theo tỷ lệ ủng hộ, đảm bảo tổng số ứng viên do Trung ương khóa XI giới thiệu và số giới thiệu bổ sung tại Đại hội không dư quá 30% con số được bầu, tức 200 ủy viên trung ương cả chính thức và dự khuyết của Trung ương khóa XII.

"Sau đó, cuộc bỏ phiếu chính thức để bầu ra Trung ương khóa XII mới được tiến hành."
'Giọt nước tràn ly'
Đã và đang có các nhận định, bình luận khác nhau của dư luận và các giới quan sát về bầu chọn nhân sự cao cấp của kỳ Đại hội.

Trên FB của mình hôm 24/01, blogger Osin Huy Đức - Trương Huy San, trong một bình luận, nêu quan điểm:

"Cho dù kết quả thế nào thì Đảng CSVN đã không còn như trước nữa (ít nhất về mặt thông tin, mọi diễn tiến đều được các bên cập nhật)."

Trước đó, vài giờ đồng hồ, cũng blogger này nêu bình luận:

"Khi 75% ủy viên TW quay lưng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dồn phiếu cho TBT Nguyễn Phú Trọng (trong BCT cũng chỉ duy nhất 1 phiếu giới thiệu ông Dũng vào chức vụ TBT), có nghĩa là "giọt nước đã tràn ly". Đảng đang cầm quyền chứ không phải chỉ một người hay một gia đình chia chác và cầm quyền.

Khi 75% ủy viên TW quay lưng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dồn phiếu cho TBT Nguyễn Phú Trọng (trong BCT cũng chỉ duy nhất 1 phiếu giới thiệu ông Dũng vào chức vụ TBT), có nghĩa là "giọt nước đã tràn ly". Đảng đang cầm quyền chứ không phải chỉ một người hay một gia đình chia chác và cầm quyềnFB Osin Huy Đức
"Tôi nghĩ, nếu ông Dũng ra đi, chính quan chức các tỉnh miền Tây, miền Đông, sẽ là những người mừng nhất. Từ nay, lượng các ông hoàng, bà chúa mà họ phải phục dịch giảm đi rất nhiều.

"Đại hội vẫn còn 3 ngày then chốt. TS. Nguyen Duc Thanh, trên FB của mình, đưa ra một dự đoán rất táo bạo về kết quả phiếu bầu đối với TBT Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta cũng nên dự đoán số phận chính trị của cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị. Liệu đại hội đại biểu toàn quốc có được sự "sáng suốt" như đại hội đại biểu Sài Gòn."

Còn trong bài trả lời phỏng vấn BBC hôm Chủ nhật, TS. Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương, nêu bình luận và dự đoán về nhân sự ở kỳ Đại hội. Ông nói:

"Sự chuẩn bị cho Hội nghị TW 14 cũng như cho Đại hội 12 của Đảng là khá kỹ, hơn hẳn các Hội Nghị TW 6, 7 và 10 trước đây. Các “biện pháp tổ chức” cũng đã được thực thi khá nặng và triệt để để bảo đảm sự thành công của Đại hội như nó được trông đợi. Có thể nhìn thấy kết quả.
Sự ổn định cũng là cần thiết cho thời kỳ phát triển rất quan trọng của Việt Nam sắp tới.Nhưng theo tôi nếu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu lại làm Tổng Bí thư, ông cũng chỉ nên tái tại vị tối đa nửa nhiệm kỳ. Những người được thấy sẽ kế tục ông cũng đã là các cụ cứng cựa cả, đâu còn cần chăm sóc, chỉ bảo nữa."

Bảo thủ cản đổi mới?
Trong khi đó, từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ trong bài viết trên BBC hôm 24/1, bình luận về khía cạnh mà ông cho là cần lưu ý về chủ nghĩa bảo thủ trong đảng và ảnh hưởng của nó tới quá trình cải tổ, đổi mới ở Việt Nam hiện nay và tương lai.

Nhà nghiên cứu viết: "Trong ngày đầu, các diễn văn, báo cáo chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng của lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước được trình bày.

Chưa có nghiên cứu chỉ ra một cách thuyết phục tính đúng đắn của quan điểm này trong thực tế, song điều hiển nhiên về mặt lý luận là chủ nghĩa Mác – Lê Nin đối nghịch với kinh tế thị trường hiện đại. Mặc dù có nhiều phản biện, quan điểm này hiện vẫn là kim chỉ nam trong đường lối của đảng CSVNPGS. TS. Phạm Quý Thọ
"Sau đó có các tham luận của các đại biểu, trong đó có một số bài được coi là ‘dốc ruột’, mà một số báo trong nước đã đăng tít như ‘Bài phát biểu tâm huyết, thẳng thắn của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh’ trên Vietnamnet, ngày 23-01-2016), hay bài 'Ông Đặng Ngọc Tùng: 'Nhân dân cần lãnh đạo khí phách'' trên Vnexpress.net cùng ngày..., đã đang gây được sự chú ý trong công luận.

"Tuy nhiên quan sát từ các văn kiện có điều không thay đổi, mang xu hướng bảo thủ (hiện giờ và sẽ là ít nhất trong nhiệm kỳ đại hội 12) là ‘kiên định chủ nghĩa Mác-Lê Nin, là kinh tế thị trường ‘định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)’.

"Phải chăng mục tiêu của Chủ nghĩa Xã hội, về mặt lý thuyết, được cho là ‘tốt đẹp’ hơn Chủ nghĩa Tư bản cho nên phải hướng tới?

"Chưa có nghiên cứu chỉ ra một cách thuyết phục tính đúng đắn của quan điểm này trong thực tế, song điều hiển nhiên về mặt lý luận là chủ nghĩa Mác – Lê Nin đối nghịch với kinh tế thị trường hiện đại. Mặc dù có nhiều phản biện, quan điểm này hiện vẫn là kim chỉ nam trong đường lối của đảng CSVN," PGS. TS. Phạm Quý Thọ nêu quan điểm với BBC."

Sẽ thắng áp đảo?
Bình luận TS về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa được đề cử bổ sung 'với tỷ lệ cao' vào danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 12 tại kỳ Đại hội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC hôm 24/1:

"Nếu mà ông Nguyễn Tấn Dũng tận dụng được cơ hội mong manh này để trụ lại..., thì ông sẽ có một quyền lực rất lớn.

Bất luận là ông Dũng hay là ông Trọng thắng trong cuộc này, thì ĐCSVN sau Đại hội này cũng sẽ không còn là cái đảng cộng sản trước Đại hộiTS. Nguyễn Quang A
"Và điều đó chứng tỏ rằng tất cả những tính toán để loại ông ấy ra là thất bại và trong mọi trường hợp, nó sẽ là một sự cố đánh dấu một sự thay đổi chưa từng có trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.

"Có thể nó đánh dấu một giai đoạn mới và nó thể hiện một sự chia rẽ, trước kia nó cũng có, nhưng mà đến bây giờ, nó lộ ra thanh thiên bạch nhật.

"Và như thế thì thực sự nó sẽ dẫn đến những bước phát triển mới của tình hình chính trị Việt Nam.

"Tôi nghĩ rằng bất luận là ông Dũng hay là ông Trọng thắng trong cuộc này, thì Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội này cũng sẽ không còn là cái đảng cộng sản trước Đại hội," nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự và dân chủ hóa của Việt Nam nói với BBC.

Được biết, theo lịch trình làm việc của Đại hội 12, ngày bế mạc Đại hội hôm 28/01 sẽ chính thức ra mắt tân Tổng Bí thư khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước đó, toàn bộ kết quả bầu các ủy viên mới của Ban chấp hành Trung ương của đảng này sẽ được công bố, cùng với chi tiết về thành phần nhân sự trong các cơ cấu quyền lực tối cao của Đảng như Bộ Chính trị và Ban bí thư v.v...
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.