logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/01/2016 lúc 02:16:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh trước Đại hội đảng 12, ngày 20/1/2016.

Suốt mấy tuần vừa qua, hầu như ngày nào tôi cũng vào các trang báo mạng trong nước cũng như trên facebook để tìm tòi

các tin tức liên quan đến đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam. Hết theo dõi hội nghị 13 lại theo dõi hội nghị 14 và

bây giờ thì chờ diễn tiến của đại hội được chính thức khai mạc vào ngày 21 tháng 1.

Mà hình như không phải chỉ có tôi. Trên facebook, tôi bắt gặp cả hàng trăm người cũng có sự tò mò tương tự. Có người cho

ông Nguyễn Phú Trọng được tái ửng cử; người khác lại bảo không phải: người được đề nghị ra tranh cử chức tổng bí thư

đảng sắp tới là ông Nguyễn Tấn Dũng. Rồi người ta xôn xao bình luận về người được cho là tân tổng bí thư ấy: người thì

khen, kẻ thì chê. Ầm ĩ. Tôi đoán là không có ai thực sự biết chính xác những gì đã diễn ra trong hai kỳ hội nghị cuối cùng

vừa qua. Người ta bàn luận không phải dựa trên sự kiện mà chủ yếu dựa trên những gì người ta tưởng tượng và mong ước.

Điều thú vị là hầu như ai cũng biết dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm tổng bí thư, tình hình chính trị

Việt Nam cũng không có gì thay đổi. Với ông Nguyễn Phú Trọng, không có gì thay đổi đã đành: Ông đã nắm giữ chức tổng

bí thư từ đại hội khoá 11, năm 2011; trong suốt năm năm ấy, ông không đưa ra được một chính sách nào mới cả. Thêm

năm năm nữa thì cũng vậy. Với Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là thân Mỹ, người ta hy vọng ông sẽ cương quyết hơn

trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng hy vọng ấy chỉ là một ảo vọng. Thứ nhất, chuyện ai thân Mỹ và ai

thân Trung Quốc trong Bộ chính trị vẫn là một bí mật. Trừ một vài câu tuyên bố mị dân, không ai biết chắc chắn Nguyễn Tấn

Dũng thân Mỹ hơn Nguyễn Phú Trọng. Đó là chưa kể Nguyễn Tấn Dũng bị mang tai tiếng rất nhiều về việc tham nhũng và

gắn liền với các “nhóm lợi ích”: Với ông, tư lợi không chừng còn quan trọng hơn cả tương lai của đất nước. Thứ hai là sự

lãnh đạo của đảng Cộng sản thường có tính chất tập thể. Mọi chính sách quan trọng đều phải thông qua Bộ chính trị gồm 16

người. Không phải cứ tổng bí thư là muốn làm gì thì làm. Thời của những tổng bí thư “mạnh” và chuyên quyền như Lê Duẩn

đã qua rồi.

Biết vậy, hầu như ai cũng biết vậy, nhưng người ta, trong đó có tôi, vẫn cứ tò mò theo dõi từng động tĩnh mơ hồ trước đại hội

và vẫn cứ tưởng tượng cũng như mong đợi sẽ có một thay đổi nào đó trong vận mệnh của đất nước.

Tôi cho đó là biểu hiện của lòng yêu nước.

Lâu nay, chúng ta vẫn nói nhiều đến lòng yêu nước. Nhưng thế nào là yêu nước? Tôi cho trong cái gọi là lòng yêu nước có

ba biểu hiện chính: Một là cảm thấy mình là một thành viên không tách rời của cả cộng đồng dân tộc; hai là quan tâm đến

những sự thay đổi dù nhỏ dù lớn của cộng đồng ấy; và ba, sẵn sàng hy sinh, nếu cần, để bảo vệ dân tộc. Biểu hiện thứ ba

chỉ xảy ra trong những trường hợp hoạ hoằn khi đất nước lâm vào chiến tranh. Hai biểu hiện đầu phổ biến và dễ thấy hơn,

ngay cả trong các cộng đồng lưu vong đang sống ở hải ngoại: Dù ở đâu và làm gì, người ta cũng đau đáu hướng về đất

nước, vui với những thành công và thắng lợi của đất nước, buồn trước những thất bại và những sự khốn cùng của đất nước,

và phập phồng lo lắng khi đất nước đối diện với những thử thách và nguy hiểm. Lúc nào người ta cũng thấy mình là một phần

tử trong cái khối đất nước mênh mông và cực kỳ đa dạng ấy.

Chính vì vậy, tôi xem những lời bàn luận sôi nổi của người Việt trên các trang mạng xã hội trong mấy tuần vừa qua về các

diễn biến chung quanh đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản, dù thuộc bất cứ khuynh hướng nào, với bất cứ thái độ nào,

cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Không yêu, người ta không có sự quan tâm như thế. Không yêu, người ta không có

những sự tưởng tượng và mong đợi về một sự thay đổi trong cục diện chính trị Việt Nam như thế.

Nhưng chính quyền Việt Nam đã làm gì trước những tình cảm yêu nước nồng nhiệt như thế?

Họ hoàn toàn im lặng. Trên báo chí chính thống trong nước suốt mấy tuần vừa qua, người ta loan tin rất nhiều về hội nghị 13

và 14 cũng như những công việc chuẩn bị cho đại hội thứ 12, nhưng người ta tuyệt đối không hề tiết lộ bất cứ một chi tiết

nào liên quan đến tình hình nhân sự trong bộ máy lãnh đạo trong tương lai. Người ta nói đến những nguyên tắc lựa chọn lãnh

đạo; người ta khoe đã bỏ phiếu đến hai lần để chọn ra những người lãnh đạo cao cấp nhất cho cả nước; người ta tuyên bố

là những việc lựa chọn ấy rất dân chủ, từng lá phiếu được tôn trọng, nhưng người ta lại giấu nhẹm điều quan trọng nhất:

những người được lựa chọn để bầu cho những chức danh cao nhất trong dàn lãnh đạo ấy là những ai?

Việc giấu nhẹm tình hình chọn lựa nhân sự cho đại hội đảng ấy chứng tỏ hai điều:

Thứ nhất, người ta tự thú là họ hoàn toàn đi ngược lại mọi nguyên tắc của dân chủ. Việt Nam hay tự xưng là nước dân chủ,

thậm chí, có người còn cho dân chủ tại Việt Nam còn cao gấp vạn lần hơn các nền dân chủ ở Tây phương. Nhưng dân chủ

không phải là những khẩu hiện của dân, do dân và vì dân chung chung. Chính trị, tự bản chất, là quan hệ quyền lực. Điều

khác nhau căn bản giữa độc tài và dân chủ là dưới chế độ dân chủ, quyền lực được/bị kiểm soát còn dưới chế độ độc tài thì

không. Để được kiểm soát, chính quyền cần có ít nhất hai yếu tố: minh bạch (transparency) và khả kiểm (accountability). Hai

yếu tố ấy chỉ thành hiện thực với hai điều kiện: dân chúng được quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận. Có thể nói, với việc

giấu giếm các chọn lựa về nhân sự trong các cuộc hội nghị chuẩn bị cho đại hội, người ta tự từ khước tính chất dân chủ mà

người ta vẫn ồn ào tuyên truyền.

Thứ hai, người ta coi dân chúng là những người ngoại cuộc. Tất cả các sự dàn xếp về nhân sự chỉ liên quan đến 175 uỷ viên

Ban chấp hành trung ương đảng. Dân chúng không cần biết và không đáng để được biết. Có thể nói nếu sự tò mò và quan

tâm của dân chúng đối với việc chuẩn bị nhân sự cho dàn lãnh đạo quốc gia, như đã phân tích ở trên, là biểu hiện của lòng

yêu nước, việc giấu nhẹm kết quả bàn thảo trong nội bộ Ban chấp hành trung ương đảng là một sự từ khước đối với lòng

yêu nước ấy.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.