logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/01/2016 lúc 06:34:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ngoại trưởng John Kerry vẫy chào các nhà báo sau khi đặt chân tới sân bay quốc tế Phnom Penh hôm 25/1.

PHNOM PENH— Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang chịu sức ép phải bảo đảm rằng cải cách dân chủ và nhân quyền đứng đầu trong nghị trình khi ông gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, lãnh tụ đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, vào Thứ Ba ở Phnom Penh.

Với việc lãnh tụ đối lập Sam Rainsy tự ý đi lưu vong để tránh điều mà mọi người cho là những cáo buộc có động cơ chính trị, cộng với 17 thành viên đối lập và các nhà hoạt động đang ở trong tù, các tổ chức nhân quyên cho rằng bất cứ sự cải thiện quan hệ ngoại giao nào đều phải đi kèm với việc Campuchia đảm bảo cải cách.

Tuy nhiên, qua việc nước này từ chối lên tiếng cùng các thành viên khác trong ASEAN về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Campuchia đang ở vào vị thế ngày càng có nhiều thế lực chính trị trong cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc để có ảnh hưởng lên khu vực.

Cũng vì Campuchia thân cận với Trung Quốc và lâu nay đóng vai trò con tốt của Trung Quốc nếu xét đến sự đoàn kết của ASEAN, nên giờ đây Campuchia đã trở thành một nước nhỏ chủ chốt đối với sự xoay trục thật sự của Mỹ sang châu Á.
Ông Ou Virak, nhà phân tích chính trị và sáng lập viên nhóm cố vấn Future Forum, nói.Ông Ou Virak, nhà phân tích chính trị và sáng lập viên nhóm cố vấn Future Forum, nói: “Campuchia thực ra là một trong số những nước nhỏ đáng lẽ không có nhiều ảnh hưởng lên cuộc chơi sức mạnh chính trị kiểu đó, nhưng vì Campuchia là một phần của ASEAN và đó là lý do Campuchia đang trở thành một nước chủ chốt. Cũng vì Campuchia thân cận với Trung Quốc và lâu nay đóng vai trò con tốt của Trung Quốc nếu xét đến sự đoàn kết của ASEAN, nên giờ đây Campuchia đã trở thành một nước nhỏ chủ chốt đối với sự xoay trục thật sự của Mỹ sang châu Á”.

Ông Kerry sẽ thăm Phnom Penh để thảo luận về thương mại song phương và tăng cường quan hệ với chính phủ Campuchia trước cuộc họp thượng đỉnh giữa các lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Obama ở California vào tháng sau.

Kể từ đầu những năm 1990, được hỗ trợ bởi ưu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ và EU, ngành may mặc của Campuchia đã tăng trưởng từ xấp xỉ 1% GDP lên xấp xỉ 10% GDP hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu của lĩnh vực này đạt giá trị hơn 3 tỷ đôla và tuyển dụng hơn 600.000 công nhân.

Đây là đóng góp kinh tế to lớn nhất của Mỹ đối với Campuchia, theo lời phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan.

Nhưng ông nói thêm rằng điều đó đi kèm các điều kiện, bao gồm cả thúc đẩy nhân quyền và cải cách dân chủ trong nước.

Theo ông, mặt khác Trung Quốc không áp dụng các điều kiện tương tự đối với các khoản vay của họ dành cho cơ sở hạ tầng rất cần thiết, như đường xá và các đập thủy điện, để theo kịp sự tăng trưởng nhanh chóng của một trong những nước châu Á đang tăng trưởng nhanh nhất.

Ông nói: “Chúng tôi hiểu rằng phương Tây mong sự bền vững và chúng tôi tôn trọng điều đó, và phía Trung Quốc lại không quan tâm đến cách thức cai trị đất nước ra sao, nhưng chúng tôi cần một đối tác tốt cho sự sống còn của nền kinh tế”.

Ông Siphan bênh vực chính phủ trước những cáo buộc cho rằng có việc xâm hại nhân quyền. Ông nói Mỹ cần thay đổi chính sách cứng nhắc áp dụng cho tất cả các nước và nên hiểu biết hơn về sự đa dạng trong ASEAN.

“Chúng tôi học hành ở Mỹ và chúng tôi hiểu điều đó, nhưng bạn không thể ép buộc ai cũng ăn hamburger”, ông nói thêm rằng Campuchia về mặt hiến pháp vẫn giữ thế trung dung trong quan hệ với Bắc Kinh và Washington.

Không có gì lạ khi Đảng đối lập Cứu Quốc Campuchia có quan điểm khác.

Theo nhà lập pháp đối lập Son Chhay, chính phủ Hun Sen coi chính sách đối ngoại Mỹ là xâm phạm chủ quyền Campuchia, dẫn đến việc đảng cầm quyền ngả về phía Trung Quốc là nước mà ông cho là đã không giúp gì nhiều cho sự phát triển kinh tế của Campuchia.

“Mối quan tâm của Trung Quốc là khai thác tài nguyên của đất nước, họ không quan tâm đến dân chủ hay nhân quyền, hay thương mại công bằng, họ coi Campuchia như một nước họ có thể khai thác bất cứ gì họ cần cho kinh tế Trung Quốc”, ông nói.

Ông Chhay đồng ý rằng Campuchia cần giữ thế trung lập, nhưng nói thêm các giá trị của đảng ông liên kết nhiều hơn với các giá trị của Mỹ, và Mỹ có trách nhiệm tôn trọng các giá trị đó ở Campuchia.

Ông nói: “Bạn không thể lợi dụng Campuchia và cố tỏ ra tử tế, rồi lại nhìn đi hướng khác khi nói đến lợi ích của Mỹ đối với vấn đề Trung Quốc này”.

Trong khi đó, sau chiến thắng sít sao của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử cạnh tranh cao năm 2013, các nhà phân tích nói Thủ tướng Hun Sen sẽ tận dụng chuyến thăm đến California tháng tới để đảo ngươc tinh huống ngoại giao.

“Tôi nghĩ mối quan hệ chặt chẽ với Washington mang lại cho ông ấy uy tín và tính chính đáng, và chuyến thăm California tháng sau để dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN được nội bộ chính phủ Campuchia diễn dịch là một thành công”, theo nhận định của nhà báo Sebastian Strangio, đang công tác thường trú tại Phnom Penh và là tác giả cuốn Campuchia của Hun Sen.

Nhà phân tích chính trị Ou Virak nói Hoa Kỳ sẽ trông đợi ông Hun Sen nhượng bộ phần nào để đổi lấy tính chính đáng đó, điều mà vị thủ tướng đã lên kế hoạch rất lâu từ trước với việc kết án phe đối lập.

Ông Ou Virak nói, “Câu hỏi đặt ra là liệu ông Kerry có thể nhận được cam kết của ông Hun Sen và đảng CPP một cách cách cụ thể, lâu dài và ý nghĩa đủ cho việc định hình tương lai của an ninh khu vực hay không”.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 25/01/2016 lúc 06:45:00(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 26/01/2016 lúc 09:12:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
John Kerry thảo luận nhân quyền và kinh tế với Hun Sen

UserPostedImage
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) gặp thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tại Phnom Penh ngày 26/01/2016.
REUTERS/Jacquelyn Martin

Hợp tác kinh tế và nhân quyền là hai hồ sơ được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nêu lên trong cuộc gặp gỡ với thủ tướng Cam Bốt Hun Sen ngày hôm nay 26/01/2016 tại Phnom Penh.

Từ Viêng Chăng, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Phnom Penh chiều thứ hai 25/01. Sáng nay, Ngoại trưởng Mỹ lần lượt tiếp xúc với đồng nhiệm xứ Chùa Tháp, Hor Nam Hong và thủ tướng Hun Sen, cầm quyền từ năm 1985 với bàn tay sắt.

Theo AFP, Ngoại trưởng Mỹ đã khen ngợi những « tiến bộ đáng chú ý » tại Cam Bốt từ khi chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ cáo chung. Ông nêu lên khả năng ký kết một hiệp ước « đầu tư song phương » nhân hội nghị Mỹ-ASEAN trong hai ngày 15 và 16/02 tới tại California.

Hoa kỳ muốn thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á đoàn kết để đối trọng với Trung Quốc . Phnom Penh và Viêng Chăng được xem là hai thủ đô thân cận với Bắc Kinh.

Washington một mặt hứa hẹn thắt chặt quan hệ kinh tế với Cam Bốt, mặt khác tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ.

Gần đây tại Cam Bốt, chỉ vì đưa « dự đoán » thủ tướng sắp qua đời lên Facebook và kêu gọi « cách mạng màu » mà hai thanh niên bị kết án tù. Một thượng nghị sĩ vì đưa lên mạng một bản đồ biên giới với Việt Nam gây tranh cãi mà bị bắt. Lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy phải lưu vong để tránh vào tù.

Trong bối cảnh này, Ngoại trưởng Mỹ đã gặp quyền chủ tịch lâm thời của đối lập Kem Sokha và các đại diện của xã hội dân sự để chứng tỏ Hoa Kỳ không bỏ rơi đối lập Cam Bốt.

Một viên chức bộ ngoại giao Mỹ xác nhận các cuộc gặp gỡ này và cho biết « quan hệ giữa chính quyền Hun Sen và đối lập rất căng thẳng ».
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 26/01/2016 lúc 09:13:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biển Đông : Cam Bốt lại tỏ rõ lập trường ủng hộ Trung Quốc

UserPostedImage
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp đồng nhiệm Cam Bốt Hor Namhong tại Phnom Penh ngày 26/01/2016.
EUTERS/Jacquelyn Martin

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khởi sự một vòng công du châu Á chớp nhoáng, lần lượt đưa ông đến Lào từ hôm 24/01/2016, Cam Bốt vào hôm nay 26/01, và Trung Quốc vào ngày mai 27/01. Chuyến thăm Viêng Chăng và Phom Penh của Ngoại trưởng đặc biệt thu hút sự chú ý, vì diễn ra vài tuần trước lúc tổng thống Mỹ Barack Obama làm chủ nhà đón 10 lãnh đạo ASEAN đến California dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN trong hai ngày 15 và 16/02.
Theo các nhà quan sát, vào lúc Bắc Kinh tiếp tục chính sách dùng thế mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, bất chấp luật lệ quốc tế, gây nên tình hình căng thẳng trên biển, đe dọa ổn định trong khu vực, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ nổi cộm tại hội nghi Mỹ-ASEAN.

Vấn đề là trên hồ sơ này, Hoa Kỳ rất cần một khối Đông Nam Á có lập trường thống nhất chống lại các hành vi gây bất ổn định của Trung Quốc tại Biển Đông, và tỏ rõ quan điểm này nhân hội nghị thượng đỉnh California. Chuyến ghé thăm Lào và Cam Bốt của Ngoại trưởng Kerry nhằm mục tiêu khuyến khích hai nước này tích cực hơn trong việc cùng với toàn khối xử lý tốt vấn đề Biển Đông.

Vấn đề là trong thời gian qua, Bắc Kinh đã dùng chiêu bài trợ giúp kinh tế để lôi kéo một số nước ASEAN, đặc biệt là các nước nhỏ như Lào và Cam Bốt, không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông nên rất dễ chấp nhận quan điểm của Trung Quốc.

Cam Bốt tiếp tục theo đuôi Trung Quốc
Cam Bốt là một ví dụ điển hình về lập trường nghiêng hẳn về phía Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, khi vào năm 2012, chỉ vì không muốn làm phật ý Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, nên trong tư cách chủ tịch ASEAN đã ngăn chặn một bản tuyên bố chung của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN trong đó có đề cập đến thái độ quan ngại về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Dù bị vạch mặt chỉ tên, nhưng Phnom Penh cho đến nay vẫn không thay đổi lập trường, và chỉ mới đây thôi, vào thượng tuần tháng Giêng, đảng cầm quyền tại Cam Bốt đã không ngần ngại ám chỉ Mỹ là kẻ khuấy động tình hình cẳng thẳng tại Biển Đông, một lời cáo buộc được ghi hẳn trong bản báo cáo tại hội nghị trung ương đảng Nhân Dân Cam Bốt : « Trên Biển Đông, sự can thiệp của các cường quốc và một số nước có yêu sách ở Biển Đông đã gây ra tình trạng (căng thẳng) này và ngày càng trở nên phức tạp. Các cường quốc và một số nước cố gắng can thiệp, kiềm chế sự trỗi dậy của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành nước lớn trong khu vực và trên thế giới ».

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, tại Phnom Penh vào hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ đã thất bại trong việc thuyết phục Cam Bốt có lập trường cứng rắn hơn trước các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Phát biểu sau cuộc tiếp xúc với ông Kerry, ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong khẳng định rằng lập trường của Phnom Penh về Biển Đông không thay đổi, theo đó các nước có tranh chấp nên tự giải quyết với nhau mà không cần sự tham gia của ASEAN.

Đây rõ ràng là quan điểm của Bắc Kinh, luôn cho rằng ASEAN không phải là một bên tranh chấp, do đó phải để cho các nước giải quyết vấn đề trên cơ sở song phương. Đây không phải là lần đầu tiên ngoại trưởng Cam Bốt ve vuốt Trung Quốc. Trong buổi nói chuyện với sinh viên một trường đại học ở Phnom Penh ngày 04/01 vừa qua, ông Hor Nam Hong từng tuyên bố : « Tình hình Biển Đông và các vấn đề liên quan đang trở nên tồi tệ hơn, căng thẳng hơn như hiện nay, là do có sự can thiệp của một siêu cường ». Theo giới quan sát, « siêu cường » ở đây chính là Mỹ
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.