logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/01/2016 lúc 06:47:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc vào ngày cuối cùng của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 tại Hà Nội hôm 28 tháng 1 năm 2016. AFP

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã kết thúc hôm 28/1/2016 tại Thủ đô Hà Nội, dù được cho là sôi động đến phút cuối nhưng kết quả nhân sự tứ trụ hoàn toàn không bất ngờ. Vì chính Đài RFA, cũng như báo chí nước ngoài đã đưa tin chính xác về danh sách này trước khi Đại hội khai mạc. Cuộc họp báo cũng như diễn từ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 của Tổng Bí thư tái cử Nguyễn Phú Trọng có vẻ không được dư luận chờ đợi đúng như tầm quan trọng đáng lẽ phải có.

Vẫn theo con đường XHCN
Theo báo chí chính thức, trong diễn văn bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa sẽ trọng dân, gần dân, vì dân, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy. Nhưng ông vẫn tán tụng việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội.

Lập luận của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy sẽ không có thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam vì Đảng Cộng sản quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Con đường mờ ảo mà chính ông Trọng từng nhìn nhận là đến cuối thế kỷ 21 này không biết đã có xã hội chủ nghĩa hoàn thiện ở Việt Nam hay không. Đặc biệt tại Đại hội Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương khóa 11 kêu gọi cải cách thể chế chính trị theo kịp đổi mới kinh tế. Ông nói rằng, 30 năm đổi mới kinh tế vừa qua có nhiều thành tựu, nhưng từ 70 năm qua cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đảng CSVN vẫn giữ nguyên chưa hề thay đổi.

Thông thường dấu ấn của nhà lãnh đạo sẽ đậm nét trong chương trình hành động của tổ chức chính trị mà người này đứng đầu. Người đọc báo có thể cảm nhận điều này qua thông báo kết quả Đại hội 12 với ngoại giao đoàn tại Hà Nội của ông Hoàng Bình Quân, ủy viên Trung ương Đảng. Theo báo điện tử Lao Động, Đại hội chủ trương tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển.
Xin nhắc lại trước ngày Đai hội 12 diễn ra, Trung Quốc đã có một số hành động được cho là lợi dụng lúc Việt Nam bận rộn để thực hiện mưu đồ bá quyền, như cho máy bay đáp xuống đảo nhân tạo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc lấn chiếm của Việt Nam. Trung Quốc gia tăng các vụ đâm tàu trấn áp ngư dân Việt Nam trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và ngay trước Đại hội Đảng Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 vào sát cửa vịnh Bắc bộ. Nhận định về những hành động của Trung Quốc vào thời gian trước khi Đại hội Đảng diễn ra, học giả Đinh Kim Phúc nhà nghiên cứu Biển Đông từ Saigon phát biểu:

“Việc Trung Quốc từng bước lấn chiếm trái phép, xây dựng đảo nhân tạo rồi đưa máy bay vào Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng âm mưu bá quyền độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không bao giờ thay đổi. Điều đó đánh động cho tất cả những ai còn ảo tưởng cho tình hữu nghị hòa bình đồng chí với Trung Quốc.”

Giới bình luận cho rằng qua Đại hội 12, Đảng Cộng sản Việt Nam không có chủ trương giảm bớt ảnh hưởng với Trung Quốc để nghiêng qua phía Hoa Kỳ. Nói chuyện với chúng tôi tối 28/1/2016, từ Hà Nội TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam phủ nhận ý kiến cho rằng kết quả Đại hội 12 cho thấy Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn nữa từ Trung Quốc. TS Trần Công Trục nói chính sách đối ngoại của Việt Nam nhất quán. Ông đánh giá cao việc Bộ Chính trị mới có thêm các Ủy viên trẻ, đặc biệt là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Trong quan hệ với Trung Quốc, TS Trần Công Trục nhận định:

“Từ trước tới nay trong quan hệ của Trung Quốc có thể có chuyện này chuyện nọ, nhưng về mặt cơ bản tôi cho rằng, giữa Việt Nam và Trung Quốc chúng tôi luôn luôn giữ thế bình đẳng và không để cho Trung Quốc dùng chính sách sức mạnh của mình để có thể bắt nạt, để có thể khống chế, để có thể điều khiển người Việt Nam chúng tôi theo cách thức của họ.”


UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong ngày cuối đại hội đảng, 28/1/2016. AFP photo

Trở lại thông báo kết quả Đại hội Đảng lần thứ 12 với ngoại giao đoàn tại Hà Nội, theo báo điện tử Lao Động, về chính trị, Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng, tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Theo tin này, về phát triển kinh tế xã hội, Đại hội chủ trương vừa đạt tăng trưởng cao hơn, vừa chú trọng chất lượng tăng trưởng gắn với mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng suất lao động, phát huy vai trò của thị trường và các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, vai trò của khoa học công nghệ và nhân tố con người, đồng thời đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo PGSTS Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, Việt Nam đã bước tới giai đoạn không thể quay lưng với đổi mới thể chế. Tuy Việt Nam vẫn theo mô thức kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng dù muốn dù không sẽ vẫn phải tôn qui tắc kinh tế thị trường. Vấn đề kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mà trong kinh tế Nhà nước nổi bật là khối doanh nghiệp nhà nước sẽ phải được làm rõ để điều chỉnh. PGSTS Ngô Trí Long nhận định:

“Hiện nay người ta cũng khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nhưng kinh tế tư nhân đã được xác định có một vai trò quan trọng động lực cho sự phát triển kinh tế. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước phải hiểu nó dưới góc độ, không phải cái gì cũng dùng ưu đãi đặc biệt đối với thành phần này mà cũng phải tồn tại sự cạnh tranh bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế khác.”
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, với danh sách Ban chấp hành Trung ương mới gồm 180 ủy viên chính thức và 20 dự khuyết, ít ra cũng cho thấy một vài sự kiện đáng chú ý. Đó là ngoài sự ra đi sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ có 14 nhân vật gồm 13 Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Chính phủ từ giã chính trường vì không là Ủy viên Trung ương Đảng Khóa 12. Ngược lại hai nhân vật trẻ được gọi là thái tử Đảng đã chắc ghế Trung ương Ủy viên, đó là ông Nguyễn Thanh Nghị 39 tuổi là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nghị trở thành Bí thư Tỉnh Kiên Giang gần đây. Thái tử Đảng thứ hai là ông Nguyễn Xuân Anh, 39 tuổi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Nguyễn Xuân Anh là con trai ông Nguyễn Văn Chi nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa 10.

Theo SaigonTimes Online, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến còn trong độ tuổi và được Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 giới thiệu và có tên trong danh sách bầu ủy viên trung ương khóa mới; tuy nhiên bà đã không đủ số phiếu quá bán cần thiết để tái đắc cử. Bên cạnh đó, ông Huỳnh Phong Tranh Tổng Thanh tra Chính phủ tuy đã quá tuổi nhưng là 1 trong 4 trường hợp đặc biệt được giới thiệu tái cử. Nhưng ông Tranh cũng không đủ số phiếu để được ở lại.

Giới quan sát cho rằng, trường hợp của bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến không được vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa 12, đồng nghĩa với việc bà sẽ không có tên trong chính phủ sắp tới khi ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm Thủ tướng. Các đại biểu tham dự Đại hội Đảng đã không bỏ qua sự trì trệ yếu kém của ngành y tế với rất nhiều vụ bê bối bị đưa lên báo chí, giọt nước tràn ly chính là vụ hỗn loạn ở Hà Nội liên quan tới việc người dân cả nước thiếu tin tưởng một loại vắc xin miễn phí, mà ngành y tế sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em. Thay vào đó những người có khả năng tranh nhau một suất vắc xin dịch vụ phải trả tiền, do vắc xin dịch vụ chỉ có giới hạn nên sự chen lấn tranh giành dẫn tới hỗn loạn ở một điểm tiêm tại Hà Nội.

Bước ngoặt

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã bế mạc, mọi công việc đã hoàn tất. Các đảng viên đảng Cộng sản nay đã biết rõ những ai sẽ lãnh đạo mình trong 5 năm tới. Nhưng điều trớ trêu là người dân Việt Nam hoàn toàn đứng bên lề trong việc lựa chọn các nhân vật lãnh đạo quốc gia và bộ máy trung ương.

Điều còn lại là cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng đã trở thành công khai trong mùa Đại hội 12, khi truyền thông phi chính thức được sử dụng.

“Bất kể ông nào lên làm Tổng bí thư thì đất nước Việt Nam không còn là đất nước Việt Nam trước đại hội 12 nữa. Đại hội 12 này tạo ra một bước ngoặt. Bước ngoặt đấy là bởi vì những gì người ta đấu tranh với nhau ở trong đảng, và người ta tung ra ngoài mạng xã hội lần đầu tiên trong mấy chục năm cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả những cái đó khiến hình ảnh của đảng ở bên trong được người bên ngoài nhìn thấy. Tất nhiên có những cái mình thấy ở bên ngoài là nhiễu, nhiều thông tin là sai, thế nhưng cái người ta nhìn thấy là sự đấu tranh rất khốc liệt ở trong đảng được tung ra bên ngoài để tất cả mọi người cùng nhau chiêm ngưỡng.”

Đó nhận định của TS Vũ Hồng Lâm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii Hoa Kỳ khi trả lời Kính Hòa Ban Việt ngữ Đài RFA. Chúng tôi xin mượn lời TS Vũ Hồng Lâm để kết thúc mục đọc báo trên mạng tuần này.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 29/01/2016 lúc 06:49:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đại hội XII dưới góc nhìn của Giáo sư Chu Hảo


UserPostedImage
Phiếu bầu ủy viên dự khuyết tại Đại hội đảng toàn quốc lần 12 hôm 26/1/2016. AFP photo

Đại hội XII xem như đã kết thúc sau một tuần làm việc với những diễn biến bất ngờ đầy kịch tính. Đây là lần bầu bán có sức ép lớn nhất xảy ra trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn GS Chu Hảo, Giáo sư- Tiến sĩ vật lý hiện đang là Giám đốc, Tổng biên tập NXB Tri Thức, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để biết thêm nhận định của ông về Đại hội lần này.

Mặc Lâm: Thưa GS Đại hội XII đã kết thúc và diễn tiến của nó như ông đã thấy rất kịch tính. Dư luận trong và ngoài nước bị cuốn hút theo từng ngày với từng kết quả của cuộc bầu bán. Nhìn chung Đại Hội XII lần này GS thấy có gì đặc biệt hơn so với những đại hội trước đây?

GS Chu Hảo: Tôi thấy nó có nét đặc biệt, tức là Ban tổ chức Đại hội đã tổ chức công tác nhân sự rất chặt chẽ, bài bản. Nói là dân chủ thì tôi cũng không đồng tình lắm bởi vì cách bầu cử từ xưa tới nay tuy bỏ phiếu nhiều lần nhưng không khí cũng chưa hẳn dân chủ trong bầu cử. Không những trong Đàng đâu mà ở ngoài cũng thế. Tuy nhiên việc bầu cử lần này thì phải nói là lần đầu tiên toàn dân được theo dõi khá đầy đủ qua những thông tin có vẻ minh bạch hơn đấy là điều đáng mừng. Thứ hai nữa là những gì mà Ban tổ chức họ dàn dựng và định hướng thì đều đạt được mục đích cả chứng tỏ rằng công tác chuẩn bị họ làm hết sức bài bản, chu đáo.

Trong quá trình diễn ra rất nhiều thông tin ngoài luồng, chính thống thì cũng có, những dự báo này khác. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng là tính minh bạch và giải trình thông tin tương đối đầy đủ. Trong suốt quá trình họp nó không thật là đầy đủ để mà mọi người có thể phán đoán suy luận vì vậy rất nhiều phán đoán và suy luận đều trật lất hết! Chứng tỏ lòng mong muốn của nhiều người trong cũng như ngoài nước đều quan tâm. Chứ còn dựa trên những thông tin không chính thức mà phán đoán hay kết luận thì nhiều khi nó cũng không đúng.

Cho đến bây giờ thì những gì mà Ban Tổ chức Đại hội dự kiến thì đều đạt được cả, duy còn động tác cuối cùng nữa tức là ngày mai Ban Chấp hành Trung ương mới bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư thì coi như hoàn chỉnh kế hoạch của Ban tổ chức đề ra.

Mặc Lâm: Thưa GS trong những ngày qua dư luận trong nước cũng như báo chí thế giới đưa tin một cách dày đặc về cuộc đấu giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng với cảm tình dành cho ông Dũng chiếm ưu thế hơn thấy rõ. Thế nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng chọn con đường rút lui êm thấm làm cho người ta đặt câu hỏi phải chăng nghị quyết 244 đã buộc ông Dũng phải tự chon giải pháp về hưu, hay là phía sau còn có sức ép nào khác nữa thưa GS?

GS Chu Hảo: Riêng tôi thì tôi có cảm nhận rằng đấy là do sức ép của 244 mà đến bây giờ thì tôi vẫn giữ cái quan điểm rằng cái 244 đó thể hiện một tinh thần chưa thật dân chủ. Nó vi phạm những nguyên tắc tối thiểu điều lệ của chính Đảng Cộng sản mà tôi đã từng biết. 244 bao trùm lên tất cả còn về sau này có một số những động thái chứng tỏ có vẻ như là có dân chủ thế nhưng cái dân chủ đấy chỉ để bảo vệ điều xem ra không được dân chủ lắm là 244.

Mặc Lâm: Hầu hết trong kỳ Đại hội lần này mọi người chú tâm vào Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vì cho rằng ông ấy quá thân cận với Trung Quốc và vì vậy không ít người cho là nếu ông Trọng tiếp tục nắm chức TBT một lần nữa thì nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc càng nặng nề hơn. GS nghĩ sao về những quan điểm như vậy?

GS Chu Hảo: Điều này đúng là dư luận của dân chúng và xã hội là như vậy, nó ở hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo điển hình bảo vệ quan điểm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo mô hình xô viết cũ và theo mô hình Mác Lênin. Ông Trọng từng nhiều lần tuyên bố Việt Nam với Trung Quốc có đồng ý thức hệ Cộng sản. Điều đó đã gây ra sự quan ngại rất lớn đối với những người quan tâm đến sự phát triển của đất nước.

Bởi vì nhìn đại thể mà nói tuy còn có Đảng Cộng sản ở nhiều nước vẫn đang tồn tại. Tuy rằng cái ý thức hệ Cộng sản cũng như cái quan điển về chủ nghĩa xã hội cũng còn có nhiều nước còn níu kéo, tuy nhiên thực tế lịch sử đã phát triển đều thấy rằng cái chủ nghĩa Mác Lênin đã rất lỗi thời và lịch sử đã bỏ qua thế mà Tổng bí thư luôn luôn trung thành với cái đó, Qua đó để thấy rằng những mối giao lưu và quan hệ với Trung Quốc đều dựa trên những cơ sở đó thành ra rất nhiều tầng lớp nhân dân cũng như nhân sĩ trí thức lúc nào cũng lo lắng, không an tâm về điều đó.

Mặc Lâm: Xin cám ơn Giáo Sư.
Theo RFA
phai  
#3 Đã gửi : 29/01/2016 lúc 06:55:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Phú Trọng với “CNXH hoàn thiện”

Kết thúc màn đấu đá tranh giành quyền lực trong kỳ Đại hội XII của đảng CSVN, phe kiên trì CNXH của đương kim Tổng Lú là bên thắng cuộc “100% tuyệt đối”. Thế là đồng chí X được “toại nguyện” theo đơn xin về nhà lo việc “quản gia”. Đồng chí Tổng Lú thì tiếp tục lo việc đi tìm “lá diêu bông”, hay nói rõ hơn là đi tìm “CNXH hoàn thiện”. Trong bài phát biểu trước Đại hội đảng đồng chí Tổng Lú đã lớn tiếng hô hào: “Việt Nam nhất định thành công trên con đường đi lên CNXH, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. (ĐaNang online ngày 21-1-2016)


“Theo AFP ông Nguyễn Phú Trọng, được xem là người thân Bắc Kinh đã phát biểu khi khai mạc Đại hội đảng lần thứ 12 rằng, con đường XHCN vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam...


Ông TBT lại nhấn mạnh định hướng đi lên XHCN là phù hợp với xu thế. Người đọc báo chưa quên lần ông TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu ở một phiên thảo luận ở Quốc hội vào tháng 10-2013, lúc đó ông nói ‘không biết đến cuối thế kỷ này đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (RFA online ngày 21-1-20116)


Tôi còn nhớ, chính TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng Trọng nói nguyên văn:


“Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc chứ không nên nói trong công cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (Thanh Nien online ngày 26-10-2013)


Từ Hà Nội Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, người đã ký tên trong bức thư ngỏ của 61 đảng viên Cộng sản gửi BCH Trung ương yêu cầu từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH nhận định câu nói của Tổng Trọng như sau:


“Cho đến nay, như TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng đến hết thế kỷ này cũng không biết Việt Nam đã có CNXH hoàn chỉnh hay chưa? Theo tôi một người đứng đầu của đảng mà nói như thế thì chính ông ấy cũng không tin vào CNXH. Dẫn dắt một dân tộc đến hết thế kỷ này còn không biết đi về đâu thì tôi thấy rất là phiêu lưu”. (RFA online ngày 2-8-2014)


Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam nói rõ ý nghĩa của chữ hoàn thiện mà Nguyễn Phú Trọng đã đề cập về CNXH ở Việt Nam.


“Ở Việt Nam khi càng hô khẩu hiệu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, thì đất nước ngày càng kiệt quệ, bi đát. Đổi mới, rồi chỉ coi là định hướng. Nay thì chính TBT của đảng đã phải thú nhận ‘trăm măm nữa biết có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay không’. Cần chú ý hai chữ hoàn thiện. Hoàn nghĩa là đầy đủ, hoàn chỉnh, tròn đầy…Như thế là cái XHCN ở Việt Nam hôm nay là không thể hoàn thiện, nó chỉ là cái méo mó, cái nửa vời, què quặt, nó bất thiện nghĩa là ác, không tốt đẹp gì”. (Boxitvn online ngày 17-9-2015)


Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam trong bài “Tản mạn mùa Đông 2015” cho thấy đảng CSVN lãnh đạo đất nước một cách “lúng túng” có hại cho sự phát triển của đất nước, ông viết:


“Tất nhiên, trong đường lối của đảng CSVN không chỉ có vấn đề thị trường mà còn có những vấn đề rất hệ trọng khác rơi vào tình trạng bế tắc về lý luận tương tự, như: ‘xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN’, ‘Xây dựng nền dân chủ XHCN’, ‘xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN’ v.v... (chiến lược năm 2011) đều là những khái niệm tù mù, mơ hồ, có hại đối với quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam…


Mù mờ trong chủ thuyết, lúng túng trong lãnh đạo, lùng nhùng trong tổ chức, giả dối trong tuyên truyền là những đặc điểm cơ bản hiện nay ở nước ta”. (Boxitvn online ngày 10-11-2015)


Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống thì đứng trước tình thế ngày hôm nay Việt Nam cần phải cải cách chính trị là một nhu cầu cấp thiết vì nếu không thì nó sẽ thành lỗi thời và trở thành lạc hậu.


“Chế độ cộng sản, chủ nghĩa Marx Lenin (CNML) mang đến cho nhân loại lợi ít hại nhiều, đang trên đường thoái hóa, không sớm thì muộn thế nào cũng sụp đổ hoàn toàn, sự níu kéo chỉ là tạm thời...


Tuyệt đại đa số các nghiên cứu về Việt Nam đều khẳng định, để phát triển đất nước thì điều kiện tiên quyết là phải cải cách thể chế chính trị. Nếu cứ kiên trì con đường xây dựng XHCN theo CNML thì chỉ đưa đất nước tụt hậu xa hơn nữa. Một số cán bộ của đảng CSVN kêu gào bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, kiên trì CNML bằng mọi giá, thực chất là để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ”. (Boxitvn online ngày 21-12-2015)


Tại Hội nghị T-Ư 10, Nguyễn Phú Trọng nói về “đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế”, phát biểu trong phiên bế mạc ông nói:


“Đổi mới chính trị, không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của đảng, nhà nước. Mà chỉ là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, lề lối làm việc, cải cách hành chính v.v...”


Nhà giáo Nguyễn Thượng Long từ Hà Nội nhận định lời của ông Trọng như sau:


“... TBT Nguyễn Phú Trọng cho rằng cải cách chính trị không phải là việc thay đổi về thể chế thì tôi nghĩ rằng nó vẫn y nguyên và vẫn như cũ. Điều đó sẽ làm cho nhiều người muốn có một sự thay đổi tích cực ở Việt Nam sẽ hết sức thất vọng. Cái kết quả này nói lên đảng CSVN giữ nguyên đường lối cũ mà chẳng có sự thay đổi nào cả”. (RFA online ngày 17-1-2015)


Qua lời phát biểu ngu ngơ của Tổng Trọng, Đại tá QĐND Phạm Xuân Phương, người nhiều năm phục vụ trong Cục Chính trị của QĐND trả lời câu hỏi tại sao Tổng Trọng không thay đổi mục tiêu tiến tới CNXH, Đại tá Phương đáp:


“Cơ bản ông ấy không đủ khả năng để ông ấy hiểu nhưng bên cạnh ấy nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta đang làm vua ở xứ sở này”. (RFA online ngày 30-10-2013)


Đối với đồng chí láng giềng 16 chữ vàng thì cứ mỗi lần CSVN muốn “hòa bình”, “bạn” lại lặng lẽ gậm nhấm thêm biển đảo và sau mỗi lần như thế thì CSVN chỉ oang oang phản đối lấy lệ, và phản đối mấy năm nay thì Trung cộng đã đưa máy bay vào tận vùng trời Sài Gòn. Cứ mỗi lần địch tiến thì ta lùi để giữ “hòa bình”, một ngày nào đó không còn chỗ để lùi nữa thì đảng Cộng sản sẽ đi đâu?


TBT Nguyễn Phú Trọng chọn con đường “bảo vệ hòa bình” để được bình yên tổ chức Đại hội đảng trong khi đó Tập Cận Bình lợi dụng thời cơ đưa giàn khoan HD 981 trở lại vùng biển đang tranh chấp trong vịnh Bắc bộ để thăm dò dầu khí.


Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình ngày 8-12-2015, Nguyễn Phú Trọng đã nói một câu bất hủ được báo điện tử Bauxite Việt Nam chọn làm một trong mười phát ngôn ấn tượng nhất trong năm 2015:


“Nếu để xảy ra đụng độ gì [ở Biển Đông] thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng được không?” (Boxitvn online ngày 1-1-2016)


Cựu Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng, người đã từ bỏ đảng sau hơn 40 năm phục vụ vì cảm thấy tình yêu nước của mình bị phản bội và đất nước bị đem ra làm vật hy sinh cho sự tồn vong của đảng Cộng sản độc tài. Đại tá Trọng đã thẳng thắn chỉ tên những kẻ bán nước trong bài “Công thức giữ đảng”.


“Ông đảng trưởng đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng và ông đảng trưởng tiền nhiệm Nông Đức Mạnh là hai ông đầu đảng đã rước Tàu cộng vào nước ta ồ ạt nhất, sâu rộng nhất. Tàu cộng làm chủ những dảy rừng đầu nguồn chiến lược rộng lớn ở biên cương. Tàu cộng rầm rập kéo đến mảnh đất bô xít Tây nguyên. Tàu cộng lặng lẽ nhưng cấp tập đổ bộ vào những vùng đất đắt địa về kinh tế, hiểm yếu về quân sự dọc bờ biển nước ta”. (Danlambao online ngày 22-11-2015)


“Thư ông Nguyễn Khắc Mai kiến nghị bắt giam Nguyễn Phú Trọng”viết từ Hà Nội ngày 21-1-2016 gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ:


“Nhân đọc thấy thông tin trong một bài báo tố cáo ông Nguyễn Phú Trọng TBT của đảng phạm 14 tội danh đều có tính chất phản quốc, làm hại đến chủ quyền và lợi ích Quốc gia của Việt Nam”. (DanChimViet online ngày 21-1-2016)


Tiến sĩ Địa chất Nguyễn Thanh Giang, người sống và làm việc tại Hà Nội đã can đảm lên tiếng vạch trần những tội mà trời không dung đất không tha của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng như sau:


“Có thể nhiều phê phán, quy kết được xem là thiếu cơ sở, nhưng những sai trái đến mức tội trạng sau đây là hoàn toàn có thật, có thể dẫn ra từ chính lời nói của ông, văn bản của ông, việc làm của ông:


- Tội cõng rắn cắn gà nhà. Ký kết Tuyên bố chung với Hồ Cẩm Đào chính thức mở đường cho công an TQ vào hoành hành ở Việt Nam…


- Tội bán nước. Xác nhận với Tập Cận Bình rằng Việt Nam đồng ý giữ ‘nguyên trạng’ Hoàng Sa và một phần Trường Sa là của TQ.


- Tội chống đảng. Ký quyết định 244 phủ nhận Điều lệ đảng CSVN hiện hành.


- Tội triệt phá lòng tin vào chủ trương Hòa hợp Hòa giải dân tộc bằng lời tuyên bố TBT đảng phải là người miền Bắc.


Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng làm một đảng viên bình thường, một công dân bình thường chứ đừng nói ở vị trí lãnh tụ tối cao của đảng và Đất nước”. (DanChimViet online ngày 25-1-2-16)


Giáo sư Đặng Phong, chuyên gia kinh tế Chính trị của Đại học Kinh tế Quốc dân trước khi tạ thế có giải thích tại sao lãnh đạo CSVN khư khư ôm lấy cái thuyết đã phá sản là CNXH như sau:


“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giả từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu”. (RFA online ngày 30-10-2013)


Từ Hà Nội, nữ Đại tá QĐND Nguyễn Nguyên Bình nói với Thông tín viên Anh Vũ, đài RFA nhận định của Bà về CNXH ở Việt Nam từ trước đến nay như sau:


“Có một câu nói của Lenin là ‘Thà là Chủ nghĩa Tư bản thông minh còn hơn CNXH ngu dốt’, thì tôi thấy trong bao nhiêu năm qua ở trước mắt tôi, đất nước Việt Nam này chỉ có cái CNXH ngu dốt mà không thấy cái CNXH thông minh ở đâu cả”. (RFA online ngày 2-8-2014)


Tổng Trọng nghĩ sao?

Đại Nghĩa
phai  
#4 Đã gửi : 29/01/2016 lúc 06:58:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vở kịch XII của đám cháu ngoan là để đúng quy trình giao nộp...

Lúc Hồ Chí Minh bôn ba “hoạt động cách mạng” chưa cướp được chính quyền, ông ta luôn mồm kêu gọi các nhân sĩ trí thức, các đảng phái yêu nước đoàn kết chống Pháp và khi thấy những cá nhân, tổ chức nào có uy tín đe dọa đến quyền lãnh đạo của Hồ, của đảng cộng sản thì ông ta giở thủ đoạn tố điêu “treo án tử”. Án tử được thực hiện từ âm thầm đến công khai, từ cho bộ hạ xuống tay sát hại đến mượn tay kẻ thù tiêu diệt nhằm loại trừ đối thủ cạnh tranh - với những cái chết bí ẩn hay đầu độc cho sống không ra sống, chết không ra chết hoặc bị đồng chí phản bội tố cáo cho địch bắt... rất chuyên nghiệp, không để lại dấu vết gì...


Tội ác đầu độc, giết người của Hồ không có con số thống kê chính xác. Không ai biết là đã có bao nhiêu nhân sĩ trí thức, bao nhiêu người dân yêu nước - có người là thầy, là bạn chiến đấu chống Pháp, có người là đồng chí cộng sản đã chết dưới tay Hồ. Mãi cho đến khi cướp được chính quyền, bản chất hung tàn của tên cộng sản quốc tế có máu lạnh không thuyên giảm mà lại càng ra tay tàn bạo, táo tợn hơn. Đối với bất cứ ai ngáng đường, cản trở tham vọng quyền lực độc tài, độc tôn của Hồ, là Hồ thẳng tay tiêu diệt, bất kể người đó là bạn hay thù hoặc là đồng chí của Hồ cũng không là ngoại lệ.


Việc loại trừ đối thủ cạnh tranh để chiếm ngôi vua tập thể lãnh đạo, là do Hồ “lĩnh hội’ từ quan thầy Lênin, Staline, Mao. Hành động giết người dã man, chiếm quyền lãnh đạo theo mẫu mực của Hồ, là bản sao của quan thầy Nga-Tàu đã trở thành truyền thống trong nội bộ đảng CSVN. Truyền thống thanh toán đồng chí được các lớp cháu ngoan của Hồ kế thừa, nó diễn ra âm ỉ và nở rộ lên mỗi 5 năm một lần, đúng vào lúc sắp xếp lại vị trí lãnh đạo chủ chốt như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, ban bí thư trung ương, ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng... Đó chính là lúc các đồng chí lãnh đạo đảng cộng sản lại giở trò đấu đá, tranh giành quyền lãnh đạo tối cao bôi nhọ, nói xấu lẫn nhau không tiếc lời như dân chợ búa.


Chuyện nội bộ lãnh đạo đảng cộng sản tranh giành quyền lực xuất chiêu vu khống, xuyên tạc đồng chí, cả chục lần qua các kỳ đại hội đảng cộng sản và qua các lần thay chủ đổi ngôi của làng Ba Đình. Nhìn chung thì tình hình Việt Nam cũng rất... tình hình, cũng “vũ như cẫn”, cũng chẳng có gì mới, cũng chẳng có gì lạ, cũng chỉ là chiêu trò treo đầu dê bán thịt chó của” đảng ta”! Nghĩa là người dân Việt Nam vẫn chưa có độc lập, tự do, hạnh phúc đúng nghĩa của nó mang và khẩu hiệu “nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” vẫn tồn tại trên khẩu hiệu, vẫn là món hàng “xa xỉ” của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không cách chi để người dân với tới.


Thực tiễn đời sống cộng sản đã chi ra, qua mấy mươi năm Hồ cướp chính quyền và qua nhiều kỳ đại hội đảng sắp xếp ngôi vua tập thể thì trong cái khẩu hiệu có mấy chữ tương đối ngắn gọn dễ hiểu. Trong đó có đề cặp đến “dân chủ” mà Hồ và lãnh đạo đảng cộng sản đời đầu, đời giữa tới đời nay thường xuyên hô hào khan cả cổ, khô cả nước bọt nào là: “...Dân chủ là cho dân mở miệng... chính phủ của dân, do dân, vì dân tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân... dân chủ cơ sở, dân chủ tập trung, dân chủ mở rộng... dân chủ xã hội chủ nghĩa... dân chủ ta là dân chủ vạn lần hơn... ” Tất cả những con chữ dân chủ vừa nêu chỉ là để lừa bịp nhân dân, lừa gạt đồng chí của các tên lãnh đạo đảng CSVN.


Cụ thể như lời Hồ nói “Dân chủ là cho dân mở miệng...” nhưng người dân nào không mở miệng theo chủ trương, đường lối, chính sách của Hồ, là bị gán vào tội phản động, âm mưu chống phá: một là cho đi tù không án; hai là cho biến mất bí ẩn. Riêng những tên lãnh đạo đảng cộng sản đời giữa, đời nay cổ vũ dân chủ bằng cách chế biến các từ ngữ dân chủ đã quá hạn sử dụng, cũng chẳng khá gì hơn Hồ, cũng chỉ là bịp bợm nhấp nhá, nhấp nhứ chiếc bánh vẽ dân chủ để mị dân.


Cụ thể là đại hội đảng sắp xếp chức danh tổng bí thư - lãnh đạo tối cao, là chuyện nội bộ gió tanh mưa máu của đảng cộng sản đấu đá, tranh giành quyền lực, có người dân nào được quyền tham gia ý kiến ý rận gì đâu mà đảng ta, qua Nguyễn Phú Trọng, vừa là nguyên, vừa là mới trúng cử tổng bí thư giở thủ đoạn “thanh toán đồng chí” để trở thành ứng cử viên duy nhất, trân tráo bố láo:


“...Trung ương tín nhiệm bầu tôi với số phiếu gần như tuyệt đối. Tôi bất ngờ vì tuổi đã cao, sức khỏe có hạn, lo lắng vì gánh trách nhiệm rất lớn... Có đại biểu nói với tôi, đại hội này dân chủ đến thế là cùng. Đại hội này đã thể hiện tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ...”


Đóng cửa im ỉm có xe tăng tàu bò canh cửa để phe cánh chửi bới mạt sát nhau bên trong đại hội riêng của đảng để cướp quyền lãnh đạo như Hồ đã từng làm. Không những thế đại hội đảng còn cướp quyền dân lựa chọn lãnh đạo quản trị điều hành nhà nước, là tự quyền chỉ định nhân sự rồi tự các đảng viên đảng cộng sản bầu bán chức danh chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội với nhau, không cho người dân nào tham dự vào việc bầu bán chọn lựa. Thế mà vẫn mồm loa mép vãi bảo là tổ chức bầu cử dân chủ cao độ và được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiến sĩ ngành xây dựng đảng “diễn nôm” dân chủ của đảng ta như sau:


“... Nguyên tắc của đảng là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách chứ không chuyên quyền. Đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân chứ không phải làm hay làm tốt thì vơ vào công lao của cá nhân, làm dở thì đổ cho trách nhiệm tập thể.


... Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì làm sao dân chủ. Tôi không tiện nói tên nước nào, nhưng một số nước cứ nói dân chủ mà một cá nhân quyết định hết thì chưa biết ai dân chủ hơn ai.


... Như Đại hội đã đưa, mục tiêu của chúng ta xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, trước mắt là phấn đấu để nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


Về dân chủ, các bạn biết hơn tôi qua quan sát sinh hoạt của Quốc hội, Chính phủ và các địa phương. Tuy nhiên, dân chủ vẫn phải có kỷ cương. Dân chủ mà thiếu kỷ cương sẽ rối loạn, không thể ổn định để phát triển được. Dân chủ và kỷ cương phải nhìn biện chứng, đảm bảo cả 2, không thể tuyệt đối hóa mặt nào... ”


Nghe Nguyễn Phú Trọng “diễn nôm” dân chủ mới thấy ông ta thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh rất nhuần nhuyễn và người dân Hà Nội gọi ông ta là Trọng lú quả là không sai! nếu ông không lú và có tí não không cần phải dài dòng văn tự, chỉ cần đối chiếu kết quả của hai nền dân chủ tư bản và dân chủ cộng sản sẽ thấy thể chế dân chủ nào đã tương đối đạt được mục tiêu “Nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Thật ra nếu có não, chỉ cần ông Trọng nhìn vào kết quả khách quan thì ông ta sẽ không nói ngu như này“...Dân chủ mà một cá nhân quyết định hết thì chưa biết ai dân chủ hơn ai...” Có đúng vậy không ông tổng bí lú?


Lẽ khác nếu có não chắc chắn ông tổng Trọng sẽ thấy, là sau mấy mươi năm áp dụng dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách của cái gọi là dân chủ xã hội chủ nghĩa đã dẫn đưa dân nước đi về đâu, địa ngục hay thiên đàng? Tập trung dân chủ của tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã dìm dân, nước nằm dưới vùng trũng đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến với một xã hội băng hoại suy đồi, một tầng lớp cán bộ đảng viên tham lam ngu dốt mất hết tính người nắm độc quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội. Và với cái gọi là dân chủ tập trung, vừa mới được chế biến thành dân chủ xã hội chủ nghĩa trong văn kiện đại hội đảng, cũng chỉ là làm mới những cụm chữ cũ thế thôi!


Thực tế đời sống chính trị của cái gọi là dân chủ tập trung, dân chủ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc sản sinh ra đám quan tham đảng viên - những con thú đội lốt người làm giàu bằng sự cướp bóc xương máu của dân, của nước và thế mới có những phát ngôn ngu đến độ không tưởng tượng được về cái gọi là tiêu chuẩn để được tuyển chọn vào làng Ba Đình “làm việc nước” có nội dung như sau:


“Một là phải có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động.


Hai là phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích dân tộc;


Ba là phải có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng... ”


Thú thật đọc những tiêu chuẩn, điều kiện cho những đảng viên tham gia “trung ương đảng, bộ chính trị...” do đảng cộng sản, chính xác là do Nguyễn Phú Trọng đề ra, cũng chỉ là những ý tưởng, những con chữ cũ được làm mới như: một là trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin thì còn chỗ đâu để yêu nước sâu sắc; hai là có phẩm chất đạo đức, có lối sống trong sáng thì từ trước đến nay những thằng cộng sản tham gia việc nước đều là những thằng vô đạo đức, không trong sáng phải không nè?


Chắc hẳn khi nghe nói đến tiêu chuẩn, điều kiện để cho những tên đảng viên cộng sản tham gia chính trường, ngay đến cả Chúa, Phật, Thánh Nhân ngồi trên bàn thờ còn phải nổi nóng nhào xuống chửi thề: “Đỗ Mười bọn vô đạo đức chúng bây hiện nguyên hình là quân thú vật còn chối cãi nữa không?”


Chắc chắn qua vở kịch diễu dở XII chẳng còn ai mơ hồ không biết là tên lãnh đạo cộng sản đương thời nào lên làm lãnh đạo thì cũng thể hiện tư tưởng, đạo đức tay sai bán nước cầu vinh của Hồ Chí Minh, chẳng có gì phải bàn cãi cho tốn hơi sức. Một lần nữa qua đại hội đảng XII xác định, tên lãnh đạo cộng sản nào cũng là quân nô lệ Hán nô, từng bước thực hiện ý đồ giao nộp từng phần lãnh thổ cho quan thầy Trung Nam Hải để cuối cùng biến Việt Nam thành một tỉnh như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông trực thuộc trung ương Bắc Kinh đã hiện rõ...


Thời nay với phương tiện thông tin hiện đại, đa phần người dân Việt Nam trong ngoài nước, có quan tâm theo dõi những kỳ đại hội đảng đã qua cũng như đại hội hiện nay ai cũng biết, là tên lãnh đạo cộng sản nào giỏi giở trò, nhiều bùa phép triệt hạ đồng chí lên làm vua tập thể đều được sự chuẩn thuận của quan thầy Bắc Kinh. Do đó chúng đích thực là hán nô, là sự thật không thể chối cãi và tên hán nô nào lên làm lãnh đạo đều không thể đi chệch hướng mà bắt buộc phải đi theo lối mòn đảng độc quyền lãnh đạo, theo thể chế độc tài toàn trị, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hòa quyện với điệp khúc con đường xã hội chủ nghĩa là do bác đảng, do toàn quân, toàn dân lựa chọn... “láo”của bọn hán nô dưới sự chỉ đạo của Trung Nam Hải.


Tóm lại tất cả các thứ không thể chệch hướng trong vở kịch đại hội đảng XII do các đào kép đại biểu đảng viên diễn đích thực là từng bước... từng bước để bọn hán ngụy cộng sản giao nộp Việt Nam cho đúng kỳ hẹn hợp đồng bán nước của Linh-Mười-Đồng ký kết ở Thành Đô năm 1990 của thế kỷ trước.


30/01/2016
Le Nguyen
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.274 giây.