logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/01/2016 lúc 12:02:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thưa có người (hổng phải tui nhen) thường vỗ ngực ta đây hay phê bình sảng là: bà con cô bác mình hay tin dị đoan, tin vào những điều huyễn hoặc, khoa học huyền bí…

Đã là huyền bí nên ai cũng bí; cũng không cắt nghĩa được vì nó không có cơ sở khoa học tự nhiên gì hết ráo.
Tui xin không đồng ý…

Kìa! Tây Phương dẫu rất giỏi về khoa học tự nhiên, đã tìm ra cách phóng phi thuyền, đưa Neil Armstrong lên mặt trăng, đặt chân xuống, rồi leo trở lên phi thuyền, bay về địa cầu cho tốn tiền chơi… cũng tin dị đoan không kém.

Bằng cớ là những khách sạn 5 hay 6 sao, nghĩa là những khách sạn xịn nhứt trên thế giới dành cho giới thượng lưu, tiền muôn bạc tỉ đô la, cũng không có tầng lầu số 13 vì cho rằng đây là con số xui lắm?!

Nhưng đối với tui số 13 lại là số hên. Sao vậy?
Thưa trong nền học vấn của bất cứ nước nào từ Đông sang Tây; từ Nam lên Bắc, bậc tiểu học bao giờ cũng có 5 năm. Bậc Trung học 7 năm. Tổng cộng là 12 năm… dài.

Thời tui đi học, lớp đầu tiên là lớp Năm! Rồi bò lên lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhứt. Hết lớp Nhứt là thi bằng Tiểu học. Thường là đậu, ít có đứa nào rớt lắm.

Vậy là tốt nghiệp vẻ vang trường làng.

Sau đó phải dùi mài kinh sử ba môn: Toán (hệ số 3), Luận văn (hệ số 2) và Câu hỏi Thường thức (hệ số 1) để thi tuyển vào lớp Đệ thất, trường Công lập.

Vì môn Toán, hệ số cao nhứt, nên đứa nào làm trúng được hai bài (thường là khó vàng trời mây đi) đậu là cái chắc.
Mấy thầy chuyên dạy Toán, luyện thi Đệ Thất bao giờ cũng cho đám học trò nhỏ của mình luyện bài tủ, gọi là Toán động tử tức chạy xe.

Hai xe chạy cùng chiều, rượt đuổi nhau chừng nào bóp còi tin tin bắt được?

Hay hai xe chạy ngược chiều lúc nào đụng nhau cái rầm..
Đại khái là đường dài chia cho hiệu số hay tổng số hai vận tốc để tính được thời gian.
Bài thứ hai là toán về đo lường, cân đo đong đếm với tỉ trọng nước bằng 1 chẳng hạn.
Còn Luận văn! Học trò mới 11, 12 tuổi đầu, con nít trân, mà đã dám bình luận huấn từ của Ngô Tổng thống…?!
Biết cái gì mà bình luận đây hỡi Trời? Bình loạn thì có…. Chớ Tía đứa nào (dẫu gan cóc tía)… dám chê…?
Còn Câu hỏi Thường thức thường là về bịnh hoạn thường hay gặp như ban đỏ, ban cua, ban tùm lum các loại… mà giờ của Thầy con đã trả lại cho Thầy. Con quên hết ráo rồi Thầy ôi!

Chỉ có cái ấn tượng còn nhớ tới giờ là: cuộc thi rất gay go! Cứ 5 đứa học trò, chỉ có một đứa đậu.
Phụ huynh học sinh tức Cha, anh (và nhứt là Má) rất khoái rồi khoe rùm… khi con em mình thi đậu vào trường Công lập.

Vì khi đậu vào rồi là không có cái vụ lo sốt vó để đóng học phí mỗi tháng như trường tư. Chạy gạo đã hụt hơi rồi!
Chỉ phải đóng tiền hiệu đoàn một năm, chẳng bao nhiêu; nên con nhà nghèo ráng thi đậu để tiếp tục con đường học vấn, kiếm chút công danh về sau.

Chớ vốn sanh ra là con nhà nghèo mà giờ lỡ dốt nữa thì đời em chắc mạt…

Thưa người ta, con nhà giàu và học giỏi. Còn tui và em lại là con nhà nghèo mà học dở mới chết.
Hai đứa đều rớt kỳ thi tuyển vào Đệ thất, phải học thêm cái lớp Tiếp Liên nên thay vì 12 năm; thì đôi ta chung lớp; đôi ta chung trường tới 13 năm lẻ.
Chính vì lẽ đó mà tui cho rằng số 13 là số hên… Bởi còn gần em phút giây nào là khoái phút giây đó; hà huống gì tới cả một năm…
Nên cứ rớt đi rớt đi! Bạn học có ngạo tui là Bùi Kiệm; tui cũng không tủi phận hờn duyên; vì Kiều Nguyệt Nga cũng cùng trượt vỏ chuối.
Đừng kẻ đậu người rớt mà hai đứa phải đôi ngả đôi ta thì xót xa lắm đó.
Thưa dẫu vậy nhưng chuyện tình tui lại là một chuyện tình buồn vì yêu người mà không dám nói ra.
Hổng phải tui câm mà vì tui hơi bị nhát gái… nên giờ mới đành ôm hận thiên thu.
Chuyện vầy: Năm học lớp Nhứt, thằng Mùi, con Chú Ba Tửng, bán thịt heo ngoài chợ, thách nếu em leo lên cây phượng trong sân trường được như nó; nó sẽ chịu thua em một đồng.
Vì muốn có một đồng ăn nước đá nhận, xịt xi rô nên em ráng leo; dù em đang mặc cái quần rách một lỗ to tướng.
Tui biết tỏng, cái dã tâm của thằng Mùi nên can gián em rằng: “Coi chừng thằng Mùi gian trá như Tào Tháo nầy! Nó bày quỷ kế để coi cái quần lót của em đó nhe!”
Em trề môi nói: “Bộ bồ tưởng tui ngu sao? Tui leo lên cây, nó ở dưới nhìn lên muốn coi cái quần lót của tui hả? Đừng hòng!
Ngày mai đi học, nó thách nữa tui vẫn nhận và không thèm mặc quần lót cho nó hết coi luôn…!”
Rồi hai đứa lớn lên cùng năm tháng; vẫn cùng trường, cùng lớp.
Năm học lớp Đệ Tam, giờ Anh văn, tui ngồi cạnh em, người bạn học thân nhứt của đời tui.
Tui say mê nhìn mái tóc dài óng mượt vì em chuyên gội đầu bằng trái bồ kết. Tui ước rằng mái tóc ấy là của tui.
Nhưng chắc em không nghĩ như tui nghĩ. Không mơ như tui đã mớ!
Người ta chỉ có năm giác quan thôi. Nhưng giác quan thứ sáu cho tui biết điều đó.
Tan học, em đến tìm tui, mượn tập chép bài học hôm qua, ngày em nghỉ; vì giữa giờ chơi, em trốn ra trước cổng trường ăn quà rong là một tô bún riêu với rau muống chẻ bị đau bụng phải bỏ dỡ buổi học mà về nhà xức dầu cù là.
Tui đưa cho em cuốn tập. Em cám ơn; rồi hun nhẹ trên gò má tui. Tui muốn em hun chỗ khác cơ, (như trên môi chẳng hạn)! Tui không muốn chỉ là bạn học, tui muốn từ bạn học, xa hơn một chút là bạn tình rồi xa tới mút chỉ là bạn đời mới được.
Tui yêu em nhưng ngượng ngùng quá! Làm sao mở miệng cho được đây hỡi Trời?
Thế là tui đành câm như hến mà không hiểu tại sao tui như vậy chớ?
Rồi năm học lớp Đệ Nhị. Chuông điện thoại reo. Phía bên kia đầu dây là em. Em thầm thì trong nức nở khôn nguôi về mối tình đầu của em với thằng Mùi, con chú Ba Tửng bán thịt heo ngoài chợ, vừa tan vỡ.
Em mời tui đến nhà vì em cảm thấy cô đơn quá. Vậy là tui vác càng tôm tới. Tui ngồi kế bên em trên bộ ván ngựa để xem ti vi. Em dán mắt vô màn hình. Tui dán mắt vào em và thầm ước em sẽ là của tui mãi mãi.
Sau hai tiếng đồng hồ, em nhai rau ráu sạch một chục trái cóc, chấm với mắm ruốc. Em nói rằng em đang buồn ngủ nên tui từ giã em ra về…
Em nhìn tui nói cám ơn vì tui đã đến lúc em rất cô đơn, rồi hun nhẹ trên gò má tui.
Tui muốn nói với em, muốn cho em biết rằng tui không muốn đôi ta chỉ là bạn thân nhứt với nhau thôi, tui yêu em nhưng tui quá ngượng ngùng để bày tỏ tấm lòng mình và tui cũng không biết tại sao?
Rồi năm học Đệ Nhứt! Em lại đến nhà tui nói rằng thằng kép của em bị bịnh ban cua lưỡi trắng… rất hay lây.
Từ hồi lớp Đệ Ngũ tui đã từng hứa với em rằng: Nếu em không có kép, cô đơn thì mình sẽ đi chơi tối với nhau.
Đêm gần tàn, tui đưa em về trước thềm cửa. Tui chăm chăm nhìn em. em mỉm cười như một đóa phù dung, nhìn tui bằng đôi mắt trong veo như hai hòn bi thủy tinh mà tui đã từng bắn cu li hồi nhỏ xíu…
Em nói cám ơn tui đã cho em những giây phút tuyệt vời rồi em lại hun nhẹ tui trên gò má.
Tui muốn nói với em, muốn cho em biết rằng tui không muốn đôi ta chỉ là bạn thân nhứt với nhau thôi, tui yêu em nhưng tụi quá ngượng ngùng để bày tỏ tấm lòng mình và tui cũng không biết tại sao?
Rồi ngày qua ngày, tháng qua tháng và cuối năm học, tui đậu Tú tài 2; còn em rớt… vì tối ngày mãi lo yêu đương nhăng nhít.

Ngày bãi trường, tui gặp em lang thang dưới chợ, ăn hủ tiếu có bỏ rất nhiều ớt lát để thấm đẫm cái nỗi niềm thi không ăn ớt thế mà cay.
Tui cũng ghé vô làm một tô; và giành trả tiền. Em giả bộ không chịu nhưng lục túi, em quên mất cái bóp ở nhà rồi. Nên tui rất sẵn lòng mà móc xỉa.
Em thì thầm tui là người bạn thân nhứt của đời em. Rồi hôn nhẹ tui trên gò má; trước khi vén vạt áo dài, bước lên chiếc xích lô để về nhà.

Rồi em đi lấy chồng để ‘chống lầy’ từ độ ấy…

Và: “Hôm nay ngày cưới em/ mừng vui họ hàng đôi bên/ vì đâu nàng mời tôi đến/ tuy có đây cũng như không.
Chiếc áo tình chóng phai/ một sớm một chiều đã thay/ thì nhớ đừng vì có tôi/ mà nàng dấu vui không cười.
Hân hoan tay em mang đến tôi cây đàn/ mà rằng để mừng xin hát cho một lần
ngượng ngùng dạo đường tơ cũ tôi ca rằng/ ngày xưa đưa em sang sông
ngày nay đưa em bước sang ngang.

Hôm nay ngày cưới em/ từng ly rượu mừng tơ duyên/ và sau để tìm quên lãng/ tôi uống sao hết đau thương/ dĩ vãng là vòng mây/ thì tiếc gì tình đã phai

tự trách mình đừng trách ai/ Đời là giấc mơ u hoài.”
Em nói cám ơn tui đã đến. Và em lại hun nhẹ tui trên gò má!
Tui muốn nói với em, muốn cho em biết rằng tui không muốn đôi ta chỉ là bạn thân nhứt với nhau thôi, tui yêu em nhưng tụi quá ngượng ngùng để bày tỏ tấm lòng mình và tui cũng không biết tại sao?
Lần nầy thôi đã muộn quá rồi!

Năm mươi năm! Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu Bình Lợi?!
Tui đến và nhìn vào cỗ áo quan nơi em bình yên nằm trong đó! Mắt em nhắm nghiền lại nhưng môi hình như vẫn nở nụ cười tình.

Rồi nhựt ký thời đi học của em được đứa cháu ngoại, giống hịt như em thuở mới dậy thì, đọc lên trong tang lễ.
“Mình nhìn anh ấy và ước rằng anh ấy là của mình; nhưng anh ấy chắc không hề nghĩ như mình đã nghĩ. Người ta chỉ có năm giác quan nhưng giác quan thứ sáu cho mình biết như thế!
Mình muốn nói với anh ấy, cho anh ấy biết rằng mình không muốn chỉ là người bạn học thân nhứt của anh đâu. Mình ước rằng anh ấy sẽ nói: “Anh yêu em!”

Mình yêu anh nhưng mình thẹn thùng e lệ quá không dám nói ra mà mình cũng không hiểu tại sao?!”
Tui nghĩ thầm trong bụng: “Ờ anh cũng đã từng ước như vậy đó!”
Thằng chồng em ném đôi mắt mang hình viên đạn về phía tui! Nhưng tui cóc cần. Tui cóc còn sợ nữa.
Con vợ tui, ngồi kế bên, ném đôi mắt hình viên đạn (thay vì hướng về chiếc áo quan có em nằm trong đó) lại hướng về phía tui.

Mồm con vợ tui mím lại như xạ thủ chuẩn bị siết cò. Mấy lần trước thì tui sợ thiệt! Nhưng lần nầy tui cóc cần! Tui cóc còn sợ nữa!
Tình thơ dại của tui đã chết ngắc rồi còn đâu.
Tui gục đầu thổn thức! Rồi bực tức… rút ra một bài học đầy nỗi ngậm ngùi như vầy:
Nếu có kiếp sau, nếu Diêm Vương cho hai đứa mình đi đầu thai, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm thì: Tui sẽ nói: “Anh yêu em!”
Tui không còn ngu quá xá… để tim mình tan nát vì… tình câm như hến.
Melbourne
Đoàn Xuân Thu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.141 giây.