logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/02/2016 lúc 06:47:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người sính thơ văn, ngày xuân hay lúc thư nhàn có thơ có rượu, thường chấp bút làm thơ, viết đối, chẳng hạn Trần Tế Xương, vào một mùa xuân ở thành Nam đã tâm sự:

Nhập thế cục bất khả vô văn tự
Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài
Huống thân danh đã tú tài
Ngày tết đến cũng thở một hai câu đối…
Còn Nguyễn Khuyến thì:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào!
Nhưng coi chừng, văn thơ có “họa văn thơ” và nhiều khi người sáng tác có thể vào tù, bị sát hại vì “thi họa” hay “văn họa.”

Chuyện đầu đời Thanh kể lại, chỉ vì viết sử triều trước (bộ Minh sử-về triều Minh) tác giả bị nhà cầm quyền đương triều kết tội phản loạn và đẩy vào máy chém cùng hàng chục ngàn người vì tội tòng phạm (đề tựa tác phẩm, in sách, trữ sách và đọc sách..
Hai câu chuyện sau đây do giáo sư, kiêm nhà văn tiền phong Hoàng Ngọc Phách (1896-1973-tác giả cuốn Tố Tâm 1925) sưu tầm và in trong bộ Giai thoại văn học Việt nam chứng tỏ điều mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương sau này đã viết: “Rằng vách có tai thơ có họa.”
Cả hai câu chuyện đều xảy vào đầu đời Nguyễn khi hoàng đế Gia Long lên ngôi nảy sinh lòng nghi kỵ công thần nên ép chết trung thần là tiền quân Nguyễn văn Thành và vua kế vị, Minh Mệnh, theo gương cha, sau cuộc nổi loạn của Lê văn Khôi, đã tìm cách tẩy trừ uy tín của Tả quân Lê văn Duyệt bằng cách san mồ, xích mả.

Chết vì bài thơ
Nguyễn Văn Thành người Thừa Thiên, vào Nam theo phò Nguyễn Ánh từ hồi mới bắt đầu đánh nhau với Tây Sơn. Thành đã có những chiến công rất lớn, nên khi Gia Long giành được ngôi và luận công khen thưởng thì Thành đứng đầu bảng “khai quốc công thần”.

Trong suốt thời kỳ đánh nhau với Tây Sơn, tiền quân Nguyễn Văn Thành và Tả quân Lê Văn Duyệt thường kình địch với nhau. Một hôm, trước giờ xuất trận. Lê Văn Duyệt rót rượu mời Thành uống, Thành cười nhạt trả lời rằng: “Làm đại tướng đến giờ ra trận thì nhảy lên lưng ngựa tuốt gươm xông tới, cần gì phải mượn hơi men để lấy hăng?”
Thành thúc ngựa đi trước, quả trận ấy giành được công đầu. Từ đó Duyệt quyết tìm dịp trả thù cho được.
Thành có một người con tên là Nguyễn Văn Thuyên, đậu cử nhân, thường hay giao du với các danh sĩ đương thời. Bấy giờ nghe nói ở Thanh Hóa có hai nhà danh sĩ là Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận, Thuyên liền làm một bài thơ, trao cho người nhà là Nguyễn Trương Hiệu cầm đi mời họ vào Huế chơi. Thơ như sau:
Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt,
Hư hoài trắc tịch dục cầu ty.
Vô Tâm cửu bão Kinh Sơn phác,
Thiện tướng phương tri Ký Bắc kỳ.
U cốc hữu hương thiên lý viễn,
Cao cương minh phượng cửu thiên trì
Thử hồi nhược đắc sơn trung tể.
Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky.
Tạm dịch:
Ái Châu nghe nói lắm người hay,
Ao ước cầu hiền đã bấy nay.
Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn có,
Ngựa kỳ Ký Bắc biết lâu thay,
Mùi hương hang tối xa ngàn dặm,
Tiếng phượng gò cao suốt chín mây,
Sơn tể phen này bằng nắm lấy,
Giúp nhau vận chuyển với thời xoay.

Tưởng chuyện chơi cho tiêu khiển, nào dè chuốc họa to mà không hay. Nguyên tên Hiệu có hiềm riêng với Nguyễn Văn Thuyên, liền mang thơ chạy sang tố cáo với Lê Văn Duyệt, Duyệt liền nắm lấy bài thơ, đem vào tâu vua, cho đó là cha con Nguyễn Văn Thành âm mưu làm loạn. Gia Long lập tức cho bắt Thuyên đem bỏ ngục. Thành chạy theo níu áo vua kêu khóc là bị oan, nhưng Gia Long chẳng nói gì, dứt áo bỏ vào cung, rồi từ đó cấm không cho Thành đến chầu.
Thành buồn bực, uất ức, uống thuốc độc tự tử; còn Thuyên thì sau bị chém đầu.

Vụ án Lê văn Duyệt
Lê văn Duyệt trả thù được Nguyễn văn Thành tưởng như đã thỏa nguyện. Ai ngờ khi Duyệt chết rồi (1831) thì mả ông lại bị Minh Mạng cho san phẳng và người ta dựng lên tại đó một hòn đá lớn khắc mấy chữ “chỗ này là tên hoạn Lê văn Duyệt phục pháp.”

Nguyên do chính là Duyệt là bố nuôi Lê văn Khôi, người cầm đầu cuộc khởi binh Phan an chiếm lãnh toàn cõi Nam bộ từ 1833 tới 1835 trước khi bị đánh tan. Nhưng khi bắt tội Lê văn Duyệt người ta đã gán cho Duyệt có bảy tội đáng chém. Và hai tội đáng thắt cổ. Trong hai tội sau có tội là “câu thơ hoàng bào.”
Số là sau khi Gia Long chết (và Nguyễn văn Thành bị vu oan đến phải tự tử) thì Lê văn Duyệt là người oai quyền nhất nước đến Minh mạng cũng phải kiêng nể. Lúc bấy giờ người ta đồn rằng Duyệt hay khoe với người chung quanh là ông ta xin được một quẻ thánh cho, có bốn câu thơ như sau:
Tá Hán tranh tiên chư Hán tướng
Phụ Chu ninh hậu thập chu thần
Tha niên tái ngộ Trần Kiều sự
Nhất đán hoàng bào bức thử thân.
Tạm dịch:
Giúp Hán há thua gì tướng Hán
Phò Chu nào kém bọn tôi Chu?
Trần kiều nếu gặp cơn binh biến
Ép mặc bào vàng dễ chối ru!
Hai câu cuối bài này ý nói: “Ta có công lớn… Giả sử nay mai lại xảy ra một vụ binh biến như vụ Trần kiều, quân lính ép ta phải lên làm vua như đời xưa họ đã ép Tống thái tổ, Triệu Khuông Dẫn thì có lẽ ta cũng đành lòng nghe theo họ, chứ không thể nào khác hơn.”
Sự việc thực hư như thế nào không biết, nhưng trong dịp bới tội Lê văn Duyệt để xử (mặc dù chết rồi) thì có người nhắc đến việc đó, thì triều đình lên án thành một tội đáng xử thắt cổ.
(Hoàng Ngọc Phách-Giai thoại văn học Việt nam)

Không phải chỉ có thời phong kiến mới có ngục văn tự. Giữa thế kỷ 20 ở Việt nam không mấy người quên vụ án Nhân văn- Giai phẩm.

Hai tờ Nhân văn và Giai phẩm xuất hiện vào khoảng 1956 ở Hà nội và do những cây bút từ kháng chiến về Hà nội sau hiệp định Genève 1954 như Phan Khôi, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao, Nguyễn Sáng và Nguyễn Hữu Đang… chủ trương. Nhóm nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ trên lại được giới trí thức ngày ấy như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh và Trương Tửu… ủng hộ. Mục đích của họ là muốn được tự do trong lãnh vực sáng tác. Phong trào bị đàn áp, nhiều tác phẩm bị lên án, báo chí bị tịch thu và các tác giả hoặc vào tù, đi lao động, hoặc bị cách ly, cấm viết.

Học giả Phan Khôi tuy tuổi già và có uy tín nhất từ trước 1945, đã bị coi như đầu sỏ nhóm nhà văn chống đối nên bị cô lập cho tới chết.

Trước dư luận về phân bố giải thưởng văn nghệ 1954-1955 để tập Việt Bắc của Tố Hữu lên hàng đầu rồi tới tác phẩm Ngôi sao của Xuân Diệu hạng hai khiến văn nghệ sĩ bất bình.

Ngoài việc Phan Khôi dám lớn tiếng Phê bình lãnh đạo văn nghệ, ông còn vạch rõ tệ đoan “giám khảo” kỳ thi lại là “thí sinh” nên chia nhau lãnh giải thưởng văn nghệ. Đó là trường hợp các vị giữ vai chung khảo như Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn Huy Tưởng… tặng giải thưởng cho tác phẩm của mình rồi “phe ta” hùa nhau khen ngợi đáo để: Việt Bắc của Tố Hữu. Còn ai chỉ trích và phê bình thơ Tố Hữu đều bị chụp mũ “phản động.”
Phan Khôi đã từng châm biếm kẻ chỉ trích những ai chê thơ Tố Hữu trong bài tiểu phẩm sau đây:

“Một dạo, giữa loài dở cạn dở nước, mở cuộc thi sắc đẹp.
Nhân có sự tranh chấp, ba con: Ếch, Cóc, Ễnh ương đấu khẩu với nhau. Tiếng Cóc nhỏ hơn hết, nhưng mà động đến Trời.
Trời sai Nhái bén làm trọng tài. Nhái bén từ chối: “Con nhỏ hơn hết, con không dám có thẩm quyền trên ba chị ấy.”
Trời phán: “Chỉ có mày là đồng loại với chúng nó, mày sẽ làm vừa ý ta, không được từ chối.”
Sau khi cực chẳng đã phải làm trọng tài, Nhái bén tâu kết quả: Ễnh ương giải nhất, Ếch giải nhì, Cóc không ở giải nào cả.
Trời tỏ dáng không vui, bảo Nhái bén: “Mày cố hết sức tìm ra ưu điểm Cóc xem.” Nhái bén tâu: “Chị ấy mụt mằn khắp cả người, con không tìm ra ưu điểm nào.”
Trời phán: “Thôi, cho mày đi về.”
Mấy hôm sau, có nghị định của Hà Bá sức về: “Nhái bén bị đày vĩnh viễn ở dưới nước, không được lên cạn nữa.”
Nhái bén gặp Cá trê, kể cảnh ngộ của mình, Cá trê bảo: “Mày dại lắm. Đi đâu chẳng biết con cóc là cậu ông Trời. Tao đây mà cũng còn thua kiện nó nữa là…”
(Trích Giai phẩm mùa Đông)

Đặc biệt, trong bài nổi tiếng Phê bình lãnh đạo văn nghệ, Phan Khôi có nhắc tới một cây bút đồng thời nhưng ở Trung quốc là Hồ Phong. Hồ Phong nổi danh ở Trung hoa cùng với Lỗ Tấn, Hồ Thích trước 1945 nhưng bị tống vào nhà tù ở lục địa sau 1955.

Phan Khôi tuy không ngỏ lời ca tụng Hồ Phong nhưng nhắc tới “Ý kiến thư” của Hồ Phong là gián tiếp đề cập nhu cầu đòi tự do cho văn nghệ sĩ. Ông tỏ ra thắc mắc khi Giai phẩm mùa xuân bị tịch thu chỉ vì có những bài thỉnh nguyện tự do cho văn nghệ:

“Nghe nói tập sách mỏng ấy bị thu về, tôi cho rằng sự thu về ấy là thất sách. Sao lại phải làm to chuyện cái chuyện không đáng làm to? Sao lại gợi cho những kẻ hiếu kỳ lén lút tìm mua tập sách ấy 3000đ một tập mà đọc? Sao lại làm như là sợ nó? Ở Trung Quốc, Hồ Phong nói xấu lãnh đạo văn nghệ đến thế, mà “ba sắp tài liệu” của Hồ Phong vẫn được công bố ra, cả đến cái ý kiến thư của hắn cũng được công bố ra, chẳng ai hề sợ.”
Nhân vụ Hồ Phong, Phan Khôi bất bình về việc Hoài Thanh, trước 1945 vốn là nhân vật có uy tín trong việc bình phẩm thi ca (với Thi nhân Việt nam), nhưng mười năm sau, 1956 đã trở thành thẩm phán của chế độ lên án bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần và kết tội quá nặng một nhà thơ trẻ “tội phản động đứng về phía địch chống lại nhân dân ta.”

Phan Khôi chua chát nói thẳng: “Thật cái tội phản động ở xứ nầy sao mà ghép một cách dễ dàng quá. Hồ Phong bên Trung Quốc, còn phải điều tra bao nhiêu năm, công bố “ba xấp tài liệu”, mới vạch mặt hắn là phản cách mạng, là tay sai của Tưởng Giới Thạch được. Tôi lại còn thấy một cái tài liệu, nói Hồ Phong từng bị bắt quả tang có một thanh gươm, ở cái nạm có bốn chữ “Tưởng Trung Chánh tặng”, ở cái lưỡi có ba chữ “đảng nhân hồn”. Như thế thì phản động là đáng lắm, có đâu chỉ một bài thơ mà đã là phản động?”

Chính tội danh phản động đã khiến Trần Dần (1926-1997) bị giam vào Hỏa lò ở Hà nội và bị án oan nên cứa cổ tự tử. Tiếp đó, bị đày đọa trong khổ nhục và dù không chết nhưng cái tên Trần Dần từ đó cũng bị bức tử trong hai chục năm trời cho tới 2007 mới được “bình phản.”

Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.