logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/02/2016 lúc 11:11:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thưa quý bạn, hình như có lần Đoàn Dự tôi đã hân hạnh trình bày hầu quý bạn bài thơ Tình Tuyệt Vọng của nhà văn Khái Hưng dịch bài thơ Sonnet của Félix Arvers.

“Lòng ta chôn một khối tình.
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu.
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu.
Mà người gieo thảm như hầu không hay…”.

Sonnet là một thể thơ hạn định trong 14 câu, quy luật rất nghiêm ngặt của Pháp ngày trước. Félix Arvers (1806-1850) tác giả tập thơ Những Tháng Ngày Đã Mất (Mes Heures Perdues), trong đó có bài “Thơ Sonnet của Arvers” (“Le Sonnet d’Arvers”) chứ chẳng có tên bài gì cả, cũng giống như bây giờ giả thử một nhà thơ nào đó ra một tập thơ, trong đó có bài “Thơ Lục bát của XYZ” hoặc “Thơ Song thất lục bát của OPQ” rồi bất ngờ nổi tiếng, cũng giống như những bản nhạc Bài Không Tên số 1, Bài Không Tên số 2, Bài Không Tên số 3…vv.. của Vũ Thành An, và những “Bài Không Tên” đã trở thành gần như “độc quyền” của nhạc sĩ này. Ấy là tôi lấy ví dụ vậy thôi. Độc giả Pháp rất thích bài thơ Sonnet của Arvers và nó trở thành một cái tên riêng: “Sonnet d’Arvers”.

Một sự trùng hợp đặc biệt là ở VN vào khoảng những năm 1938-1939, nhà văn Khái Hưng – nhân vật số 2 sau Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn – gần như không ai thấy ông làm thơ bao giờ cả. Tự nhiên ông dịch bài thơ Sonnet của Arvers, lấy tên là “Tình Tuyệt Vọng”, lồng vào trong một truyện ngắn ông cũng đặt tên là “Tình Tuyệt Vọng”. Bài thơ đó trở thành nổi tiếng và mọi người rất hâm mộ tài dịch thơ của ông…

Ủa, quý vị bảo chủ đề Đoàn Dự định viết là “Dáng xuân năm cũ” tức những kỷ niệm thời còn đi học kia mà, sao đang tự nhiên lại đâm sầm sang chuyện thơ văn và tài dịch thơ của Khái Hưng, bộ lạc đề rồi hả? Không, tôi không lạc đề. Nhà thơ Tú Xương đã từng nói:

“Viết vào giấy dán ngay lên cột,
hỏi mẹ mình rằng dốt hay hay?
Rằng hay thì thật là hay, chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài” .

Tui là thầy giáo, ngày trước cũng đậu tú tài I, tú tài II đàng hoàng rồi thi vào ĐHSP, đậu xong cử nhân sau đó tốt nghiệp đi dạy chứ viết lách có chút xíu mà cũng lạc đề thì ai người ta cho dạy. Cứ từ từ, xin quý bạn cứ từ từ, đâu còn có đó, rồi tui sẽ kể hầu quý bạn một câu chuyện tình cảm ngốc nghếch thời còn đi học đặng quý vị nghe chơi cho vui, lúc ấy quý vị đừng cười tui là mới mười mấy tuổi đầu, nhà nghèo muốn chết, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà cũng bày đặt mê gái. Không, tui không mê gái. Đối với tui, nàng là thần thánh, là một hành tinh cao xa vời vợi chứ không phải là một cô gái với nghĩa bình thường. Tôi kính trọng nàng như anh chàng Đoàn Dự kính trọng nàng Vương Ngọc Yến trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung; như thằng gù Quasimodo trong Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo kính trọng nàng Esméralda xinh đẹp; như thằng chăn cừu xứ Provence miền Nam nước Pháp kính trọng nàng Stéphanette con gái ông bà chủ trong truyện ngắn Những Vì Sao của Alphonse Daudet. Nhưng tôi phải lôi cái bài Tình Tuyệt Vọng của Khái Hưng vào để… có đồng minh rằng, người ta sống trăm năm nhưng chỉ trong khoảnh khắc vô tình có thể làm thành những kỷ niệm mà dù nghèo nàn đến đâu, đói rách đến đâu, khốn khổ đến đâu chăng nữa, khi gặp “thần thánh” người ta vẫn có thể rung động tận đáy tâm hồn như thường. Sau đây là truyện ngắn Tình Tuyệt Vọng của nhà văn Khái Hưng… đồng minh của tui.


Thi sĩ Văn Châu, trong một lần đi làm phù rể cho bạn, chàng bỗng cảm thấy mình yêu ngay chính… cô dâu, tức vợ bạn! Khái Hưng viết: “Chàng không hiểu vì cớ gì, chỉ mới thoạt trông thấy cô dâu là chàng đã đem lòng yêu ngay lập tức, cái yêu vô nghĩa lý, nhưng nó mạnh mẽ vô chừng, tưởng như hai người vốn sẵn duyên kiếp từ đời nào, đã hẹn hò cùng nhau ở kiếp nào mà đến bây giờ mới gặp gỡ…”.

Sau đám cưới đó, thỉnh thoảng Văn Châu vẫn đến chơi nhà bạn, “trong lòng chôn một mối tình vô nghĩa lý”.
Năm năm sau, nhân một buổi tiệc đêm Noel cùng với vợ chồng bạn và hai người khác nữa, thi sĩ có cơ hội thú nhận: “Tôi phạm một tội nặng lắm” và bạn chàng hiểu ngay đó là tội gì – một cái tội khả ái, tức một mối tình tuyệt vọng! Chàng được bạn thông cảm, an ủi: “Vậy thì anh cứ yêu đi, cứ yêu như anh đang yêu. Bởi vì yêu như thế thì không có tội gì hết mà người chồng dẫu có biết cũng chỉ thương xót anh chứ không ngờ vực gì anh đâu”. Được lời như cởi tấm lòng, thi sĩ Văn Châu bèn đọc cho các bạn nghe một bài thơ ngắn của Arvers mà chàng mới dịch ra quốc văn:
Tình tuyệt vọng
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ôi! Người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân?
Dẫu cho đi trọn đường trần
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi?
Người dù ngọc nói, hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Nào ngờ chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng,
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây?

Sau bữa tiệc, mọi người đã về hết, người vợ tò mò hỏi chồng: “Anh này, hồi nãy anh Văn Châu đọc bài thơ, hình như anh ấy yêu ai đó. Cô ấy là ai vậy anh?”. Người chồng bật cười: “Văn Châu là thi sĩ nên giàu tình cảm lắm, nó yêu ai thì mình đâu có biết”. Người vợ nói: “Tội nghiệp!”. Câu chuyện đến đấy kết thúc.
Bây giờ tui xin nói sang một chút kỷ niệm cực kỳ vô lý của… tui, rồi tùy, quý bạn muốn coi nó là chuyện thật cũng được mà chuyện tưởng tượng cũng được, chẳng sao hết, tui vẫn là tui:
“Chẳng giàu mà cũng chẳng sang.
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước.
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng”
như trong lời thơ của cụ Nguyễn Khuyến.



Hồi tụi tui thi vào lớp Đệ Thất trường Nguyễn Trãi niên khóa 1956-57 (tức lớp 6 bây giờ) thì thi ở trường Tiểu học Trương Minh Ký, chỗ góc đường Trần Hưng Đạo và đường Nguyễn Thái Học gần Chợ Cầu Muối. Thi xong, có kết quả xong thì chuyển về học tại trường Nam Tiểu học Lê Văn Duyệt, số 94 đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao). Tôi đậu hạng nhì, Ph.T.Mỹ hạng nhất, hình như Ng.V.Hồ hạng ba. Người ta cắt ra theo danh sách thi đậu, 50 hay 51 đứa gì đó, tạm thời xếp vào lớp B1 ở phòng đầu tiên chỗ dẫy nhà phía bên trái có 3 phòng gần cổng đi vào.

Cụ giám thị (sau này tôi mới biết tên là cụ Hách) vô đọc một bài chính tả tiếng Pháp, thời đó kêu là bài dictée. Cụ bảo viết dictée để xếp lớp, học tiếng Pháp cho đồng đều.

Mới viết được chừng nửa bài, Ph.T.Mỹ nhỏ tuổi nên ngồi bàn đầu ở gần cửa sổ phía trong, cụ đứng lại coi nó viết, cầm bài của nó lên coi rồi hỏi nó đậu hạng mấy. Mỹ đứng lên: “Thưa, hạng một”. Tính Mỹ vẫn thế, ăn nói đơn giản chứ không nhất nhì gì hết. Mỹ với tôi cũng như anh em vì ba của Mỹ và chú ruột của Mỹ ở cùng quê và là bạn học cùng lớp với bố tôi hồi nhỏ. Bố tôi mất sớm năm tôi lên 8, gia đình tôi di cư vào Nam, nghèo lắm, mẹ tôi làm thợ dệt, gửi tôi ăn đi học tại nhà người bác tức chị ruột của mẹ tôi ở số 50 đường Gia Long, bên cạnh vườn hoa phía đối diện với Dinh Gia Long. Nói là 50 Gia Long chứ sự thực đấy là Tòa Án Hành Chánh, phía sau Tòa có một dãy gồm 5 căn nhà nhỏ xíu, mái tuy bằng ngói nhưng rất thấp, chỉ cao cỡ khoảng hai mét rưỡi là cùng. Chắc ngày trước dãy nhà này được dùng làm chỗ để xe hoặc chỗ ở cho mấy người trông coi, quét dọn trên Tòa vậy thôi. Bác trai tôi là thư ký công nhật hạng thấp trong Tòa Thượng thẩm nên gia đình được ở một căn. Bố mẹ Mỹ thì sang trọng hơn, ba Mỹ làm Chánh Lục sự trong Tòa Thượng thẩm, có nhà riêng ở đường Tự Đức và là em ruột của bác trai tôi. Như vậy, tôi với Mỹ, một đứa là cháu của bác gái, một đứa là cháu của bác trai, hai ông bố lại là bạn học cùng lớp hồi nhỏ nên chúng tôi rất thân với nhau, coi nhau như anh em trong nhà, Mỹ nhỏ hơn tôi 2 tuổi, lúc thi Tiểu học phải làm giấy miễn tuổi.

Cụ giám thị hỏi lại: “Hạng một tức thủ khoa?”. “Vâng ạ”. “Thảo nào, giỏi lắm, không sai một chữ nào cả. Thôi, ngồi xuống”. Cụ lại đọc tiếp và rõ từng tiếng cho chúng tôi viết. Tôi rất sợ cụ hỏi ai đậu hạng nhì rồi đến xem bài của tôi thì chết. Ở ngoài Bắc tôi sống trong vùng “tự do” (vùng Việt Minh), luôn luôn phải chạy tản cư khi có quân “Dem” – có lẽ là chữ “Légion” – Lê dương – quân đội viễn chinh Pháp – chứ không được học trên tỉnh như anh tôi nên tiếng Pháp rất kém, chỉ mới học được ít nhiều do bác tôi dạy gần đây mà thôi, bài chính tả chắc nhiều lỗi lắm.

May sao cụ không hỏi và tôi cũng không hiểu việc chấm bài thế nào, có ai bị xếp sang lớp khác hay không nhưng tôi vẫn được học lớp B1 với các bạn. Đến năm Đệ Ngũ, tôi học nhảy, đậu xong Trung học thì học luôn lên lớp Đệ Nhị trường Tân Phương ở bên Xóm Gà, Gia Định, đậu Tú tài I rồi trở lại lớp Đệ Nhất trường Chu Văn An niên khóa 1960-61, đậu Tú tài II rồi vào Đại học Sư Phạm, đi dạy. Còn Ph.T. Mỹ, năm 1963 đậu xong Tú tài II được học bổng du học bên Úc, hiện nay là GS dạy môn Kinh tế tại Đại học New South Wales.

Vừa rồi, sang chơi bên Úc, gặp lại Ph.T.Mỹ, tôi hỏi: “Sao hồi đó Mỹ giỏi tiếng Pháp thế nhỉ?”. Mỹ nói: “Ơ, cùng kỳ năm ấy mình đậu cả chương trình Pháp vào trường Taberd nữa mà, không hiểu sao ông cụ mình lại bảo học chương trình Việt trường Nguyễn Trãi. Mình định học nhảy như Kỳ nhưng ông cụ mình bảo còn nhỏ tuổi, cứ học trường công theo thứ tự, có học bạ tốt để xin học bổng du học”. Tôi nói: “Mình học nhảy tại vì hồi đó gia đình mình nghèo quá, bà cụ mình làm thợ dệt gửi mình ăn học ở nhà bác Tư. May mà mình được học bổng mỗi tháng 300 đồng tức đúng một chỉ vàng chứ nếu không chẳng biết lấy tiền đâu ăn học, mua sách vở và học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp nọ kia. Hồi năm Đệ Ngũ, cứ sáng mình học lớp Đệ Tứ trường Cộng Hòa của ông Phạm Văn Vận ở đường Pasteur, buổi chiều học lớp Đệ Ngũ Nguyễn Trãi để giữ học bổng. Đậu xong Trung học phổ thông, mình nhảy luôn lên lớp Đệ Nhị trường Tân Phương là một trường nhỏ mới mở ở bên Gia Định, không học trường Nguyễn Trãi nữa nên mất học bổng. Bây giờ nghĩ lại mình vẫn còn ớn, nếu năm ấy không đậu Tú tài I để được vào lớp Đệ Nhất trường Chu Văn An thì không hiểu sẽ ra sao”. Mỹ nói: “Người ta hình như có số. Năm 1963, hôm sau mình lên máy bay thì hôm trước ông Thích Quảng Đức tự thiêu, mình lo lắm, cả ông cụ mình cũng lo nữa, cứ sợ tình hình lộn xộn họ sẽ bãi bỏ. Đến lúc máy bay cất cánh mình mới yên tâm. Cuộc sống là như vậy, tất cả hình như đều có số mệnh và sự may mắn”.


Vâng, tất cả hình như đều có số mệnh và sự may mắn. Hồi đó gia đình tôi quá nghèo, mẹ tôi dệt thuê ăn công cho gia đình nhà chủ, phải nuôi cả em gái tôi nữa. Em gái tôi học tiểu học, cứ đi học về là phải đánh suốt để có thêm tiền nhưng rất rẻ, chẳng được bao nhiêu, chỉ là để có suốt cho mẹ tôi dệt mà thôi. Anh trai tôi thì mới thi đậu vào vào lớp Sĩ quan Hành chánh Tài chánh Không Quân, đi học ở ngoài Nha Trang, lương tháng “lính mới tò te” chưa có cấp bậc, chỉ đủ chi tiêu vặt trong quân trường, còn việc ăn uống, sinh hoạt thì đã có nhà trường lo.

Tuy nhà nghèo, mới học lớp Đệ Thất nhưng cái tính tôi láo lếu chẳng ra sao cả chứ không được đàng hoàng, nghiêm trang chín chắn như người ta. Hồi ấy, cái sân trường Nguyễn Trãi đối với tôi rộng mênh mông, toàn đất và cát, không có bóng cây, giống như một bãi sa mạc. Những buổi chiều thứ Bảy, sau khi học sinh ra chơi vào, cụ tổng giám thị thân hình gầy gò, mắt đeo mục kỉnh, xách cuốn sổ bìa đen rất lớn xuống các lớp đọc danh sách học sinh bị đi công-si vào sáng chủ nhật. Lớp tôi có hai “ông vua công si” là V.V. Thỏa và Ng.V.Phiến. V.V.Thỏa là cháu gọi nghệ sĩ Bích Sơn bằng cô hay bằng dì gì đó và gọi bà Bích Thuận bằng bà; còn Ng.V. Phiến là con ông giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương tín. Tụi nó gọi ngầm cụ tổng giám thị mỗi lần cụ xách sổ đi gọi công-si là “ông già Noel đi phát quà Giáng sinh”, và hai đứa nó tinh nghịch đến nỗi tôi nghe Hoàng Ngọc Cảnh trưởng lớp B1 tụi tôi kể rằng, có lần đi công-si, hai đứa nó hái được một trái đu đủ chín cây to bằng nắm tay ở trại cảnh sát phía đằng sau trường. Tụi nó bóp ra, trét lên mặt chiếc ghế dựa, chỗ vị giám thị tới coi công-si sẽ ngồi. Cụ giám thị sáng hôm ấy là cụ Ích-đen, thân hình cụ to lớn, nước da rất đen và cụ có thói quen mặc bộ đồ lớn may theo kiểu áo bốn túi bằng vải ga-ba-đin màu trắng hay bằng vải tuýt-xo màu nâu nhạt. Sáng chủ nhật nào đi coi công-si cụ cũng đi bằng xe taxi. Hôm đó cụ đến, chiếc taxi vừa đậu trước cổng trường, cả bọn chạy ra trong đó tất nhiên có Phiến và Thỏa. Tụi nó sum xoe, đứa mở cửa xe, đứa bưng điếu đóm hết sức lễ phép và “tháp tùng” cụ vào trong lớp. Có đứa kéo ghế mời cụ ngồi, có đứa thông điếu, châm đóm mời cụ hút thuốc… Đến lúc cụ thấy có cái gì đó dính nhơm nhớp, bèn đứng dậy, cúi xuống nhìn, thì ra đít quần màu trắng của cụ vàng chòe, nhòe nhoẹt giống như trẻ con “ị tùn”, bấy giờ cụ mới hiểu tại sao tụi nó lại tử tế với cụ như thế. Cụ tức quá hét lớn: “Đứa nào làm ông thế này hả?”. Chẳng ai trả lời, còn Phiến và Thỏa thì đang ngoan ngoãn ngồi… học ở phía cuối lớp. “Tiên sư tụi bay! Con nhà mất dạy! Lại thằng Phiến với thằng Thỏa phải không?”. Cả Phiến lẫn Thỏa đều đứng lên, nét mặt hết sức ngây thơ, lễ phép: “Thưa thầy không ạ. Tụi con đang ngồi chép phạt kỳ trước…”. Không làm sao được, cụ hậm hực: “Không đứa nào nhận, tức mình ông lại cho mỗi đứa thêm mấy công-si nữa bây giờ…”. Nói nhưng cụ không làm. Hôm ấy ký tên hiện diện xong, tất cả đều được về sớm…


Thưa quý bạn, như tôi đã kể, lớp B1 tụi tôi học tại căn phòng đầu tiên dãy bên trái từ phía ngoài cổng đi vào. Căn kế tiếp là lớp B2 rồi đến căn cuối cùng là lớp nữ sinh.

Lúc đầu tôi ngạc nhiên lắm, Nguyễn Trãi là trường nam sinh, ngay cụ hiệu trưởng, nhân viên văn phòng cho tới các vị giáo sư cũng toàn là đàn ông, không hiểu tại sao lại “lạc” một lớp nữ sinh vào đấy. Về sau, Hoàng Ngọc Cảnh và Nguyễn Toàn Thắng giải thích tôi mới hiểu. Thì ra, bên trường Trưng Vương thiếu phòng học, họ gửi sang trường Nguyễn Trãi một lớp, trường Chu Văn An một lớp từ năm ngoái, như vậy cái lớp ở phía trong góc cùng dãy với lớp tụi tôi là lớp Đệ Lục “học gửi” của trường Trưng Vương.

Khốn khổ cho cái thằng học trò nghèo đầy mặc cảm mới lót tót học lớp Đệ Thất là tôi. Chẳng thà tôi nghịch ngợm, coi trời bằng vung như H.G.Thái, đứa bạn ngồi cùng bàn với tôi đã đành, đằng này tôi lại chăm chỉ, hiền lành, ít nói (vì ăn nói rất dở) nhưng lại mê người ta mới khổ!

Năm học Đệ Thất tôi 14 tuổi. Các cụ ta có câu: “Nữ thập tam, nam thập lục”, con trai 16 tuổi mới dậy thì và biết đến chuyện tình cảm. Không, tôi khác. Tôi là đứa trẻ gốc ở nhà quê, “Thái Bình lo tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành”. Mà, trẻ nhà quê thì biết “chuyện người lớn” sớm lắm, mới bé tí đã lấy vợ chứ chẳng cần phải đợi đến tuổi “nữ thập tam, nam thập lục” như người thành phố.

Ở trong lớp, tôi ngồi cùng bàn với H.G.Thái, bên cạnh cửa sổ sát với hành lang. Những buổi trưa trước giờ học, ngồi trong lớp nhìn ra ngoài sân, tôi thường trông thấy cô trưởng lớp “Đệ Lục con gái” học gửi của trường Trưng Vương lên lấy sổ điểm và sổ đầu bài từ trên văn phòng đi xuống. Thân hình cô cao cao, dáng đi nhẹ nhàng, gương mặt dịu dàng, mang vẻ quý phái với mái tóc uốn chải trông rất gọn gàng. Lúc ấy chưa có lệnh mặc đồng phục, nàng thường mặc chiếc áo dài mỏng có hoa màu hồng nhạt (sau này tôi mới biết đó là loại vải mousseline rất đắt tiền). Cũng có khi nàng mặc chiếc áo dài màu đen hay màu trắng, thân hình thon thon mềm mại trông mới đẹp làm sao. Nàng có chiếc răng khểnh gọi là răng duyên nên nụ cười trông càng hấp dẫn. Tôi chưa từng thấy nàng cười thành tiếng hoặc nghe giọng nàng nói bao giờ cả. Những lúc đi với một hay hai cô bạn từ văn phòng xuống, tay cầm quyển sổ, nàng chỉ im lặng nghe bạn chuyện trò và hơi mỉm cười khe khẽ gật đầu trông càng hiền lành, thùy mị.
Cứ hễ trông thấy nàng là không hiểu tại sao người tôi cứ run lên, tim tôi đập thình thịch giống như một thi sĩ nào đó đã nói: “Run như run thần tử thấy long nhan”. Vâng, tôi là một thứ thần tử tôn kính long nhan nhưng không hề được long nhan biết tới.

Và tôi còn làm thơ nữa trời ạ. Thơ của tôi lúc ấy chỉ có một mình tôi biết:
Chàng trai gối mộng trên trang sách
Cô gái bên song gắng đợi chờ
Tơ lòng ai dệt mà vương vấn,
Vương cả hồn ta lẫn ý thơ.
Thật là sáo, rỗng tuếch. Nhà nàng ở con đường gì đó – hình như đường Thái Lập Thành (nay là đường Ngô Đức Kế) – nối liền giữa đường Nguyễn Huệ với đường Catinat, chỗ có tiệm cà phê Brodard. Đó là một cửa tiệm sang trọng chuyên bán các đồ mỹ thuật như tranh sơn mài, bình cổ, tượng cổ bằng sành sứ v.v… Tiệm luôn luôn mở rộng, có “song cửa” đâu mà có “cô gái bên song”? “Đợi chờ” cái khỉ khô, nàng có biết tôi là đứa nào đâu mà đợi với chờ, và nàng cũng chẳng bán hàng nữa. Những lúc nhớ nàng quá, phát điên lên được, tôi thường tới đậu xe đạp phía bên này đường mãi tận đằng xa, đứng nhìn sang phía bên kia, chỉ sợ nàng bất ngờ trông thấy.

Thời gian cứ thế trôi đi trong sự nghèo nàn và đầy mặc cảm của tôi. Có điều đặc biệt là tuy đầu óc lúc nào cũng vương vấn hình bóng cô trưởng lớp Trưng Vương “học gửi” nhưng tôi lại rất chăm học. Trong lớp, cứ hễ Ph.T.Mỹ hạng nhất thì tôi hạng nhì, luôn luôn giữ được một trong ba hạng đầu để khỏi phải lo bị cúp học bổng.

Thế rồi hè đến, học sinh được nghỉ hè. Tôi đi học tư Anh văn, Pháp văn, không có dịp gặp lại nàng nữa. Thỉnh thoảng tới đậu xe đạp bên này lề đường mãi tận đằng xa nhìn sang phía bên kia cũng chẳng ích gì, nàng không bán hàng mà nếu có bán thì tôi cũng sợ nàng trông thấy. Đứng nhìn cái cửa tiệm sang trọng cho đỡ nhớ nhung vậy thôi.
Vào niên học, tôi lên lớp Đệ Lục. Chắc chắn nàng lên lớp Đệ Ngũ, nhưng, cái lớp “Đệ Ngũ” học gửi đó đã trở về trường Trưng Vương. Tôi không biết ở Trưng Vương nàng học buổi sáng hay buổi chiều, thỉnh thoảng nhớ nàng quá, tôi đạp xe tới trường Trưng Vương, đứng bên này đường nhìn sang bên kia nhưng đó không phải giờ tan học nên cổng trường đóng kín, học sinh không được phép ra vào.
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay…


Thưa quý bạn, 60 năm đã trôi qua, ngôi trường Nguyễn Trãi “học nhờ” số 94 đường Phan Đình Phùng thân yêu của chúng tôi ngày xưa bây giờ không còn vết tích gì nữa. Hiện nay nó đã bị phá đi, thay vào đó là một trường mẫu giáo sơn phết lòe loẹt, hai bên là những cửa hàng buôn bán ầm ỹ. Và, người con gái “thần thánh” trưởng lớp Đệ Lục Trưng Vương “học gửi” đối với tôi ngày xưa chắc bây giờ đầu cũng đã hai thứ tóc. Hồi đang học ĐHSP, gặp Hoàng Ngọc Cảnh, tôi có hỏi, hắn bảo: “Nghe nói gia đình cô ấy sang bên Lào”. Tôi rất ngạc nhiên: “Ơ hay, nhà giàu như thế sao lại sang Lào?”. “Không hiểu. Mỗi người có cách làm ăn riêng của họ. Người nghèo sang Lào tìm cách kiếm ăn còn người giàu sang Lào sẽ thành đại phú gia bên Lào, không thể hiểu được”.

Vâng, ngày trước nàng đã có hai niên khóa Đệ Thất, Đệ Lục học tại trường Nguyễn Trãi, mặc dầu “học gửi” nhưng dù sao cũng đã từng là học sinh Nguyễn Trãi. Tôi mong, ở bên Lào hay nơi nào đó trên trái đất, câu chuyện vụng dại “Lòng ta chôn một khối tình” thời còn đi học này đến tay nàng, nàng sẽ nhớ lại một chút kỷ niệm của trường Nguyễn Trãi và sẽ mỉm cười: “Hồi đó mình còn nhỏ, mới 15 hay 16 tuổi, có anh chàng nào đó tôn sùng mình như thần thánh mà mình không biết”.

Tôi mong là mong câu chuyện này đến tay nàng để nàng biết rằng đã từng có người tôn thờ nàng vậy thôi chứ không mong được gặp lại nàng. Tại sao như thế? Bởi vì, thứ nhất, người nào cũng đã có gia đình êm ấm, nàng chẳng biết tôi là ai cả. Thứ hai, “Hai mái đầu xanh giờ đã bạc. Gặp làm chi để trách thời gian” phải không thưa quý bạn?
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.228 giây.