logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/04/2013 lúc 04:29:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hôm nay, nhiều bạn nhận xét tôi thật là “gân” khi viết nhiều bài “động chạm” đến thế, còn trưng ra cả tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email,…tất tần tật mà không sợ. Nhiều độc giả cho rằng ông này có lẽ uống thuốc liều; nhiều người cảnh giác còn cho rằng tôi được mua chuộc, được chống lưng để làm chim cảnh bẫy mồi,….v.v và v.v.

Cũng như các bạn, tôi cũng sợ. Nhẹ thì bị sách nhiễu, mất công ăn việc làm, gia đình khốn khổ liên lụy, nặng thì đi tù, thậm chí có khi bị chết trong đồn công an, ai mà không sợ? Ai đó đã nói, con người là động vật chính trị, tôi hoàn toàn đồng ý. Là con người làm sao mình có thể thờ ơ trước cuộc sống, trước hiện tình nghèo khó, tham nhũng của đất nước? Tôi quan tâm đến chính trị từ khi còn là sinh viên, tôi rất chán nản cho nền giáo dục, chán nản mỗi khi có việc phải đến bệnh viện hay cơ quan nhà nước. Nhưng tôi không làm gì cả, bỡi vì tôi sợ; ba má tôi sợ, anh em tôi sợ, bạn bè tôi sợ. Xung quanh tôi, ai ai cũng sợ, đụng chuyện chính quyền là họ vẽ ra nhiều kịch bản khủng khiếp. Đa số mọi người suy nghĩ chính quyền này rất tàn bạo, họ sẵn sàng dùng công an, dùng nhà tù, thậm chí là dùng bạo lực đánh đập, ám sát các kiểu như gây tai nạn giao thông, bỏ độc vào thức ăn,… để bóp chết bất cứ ai hó hé động chạm đến các vấn đề nhạy cảm. Họ nêu ra nhiều trường hợp bị nạn như vậy từ thời bao cấp đến giờ. Cũng là con người, làm sao mà tôi không sợ?

Cách đây gần một năm, khi gửi mail làm quen với những người nổi tiếng như ông Nguyễn Thanh Giang, ông Hà Sỹ Phu, ông Phan Văn Lợi,…hay kết bạn trên face với những nhân vật nổi danh như NBG, Lân Thắng,….tôi cũng cũng run bắn người như thể công an sẽ biết tôi. Tôi biết, ở VN chuyện theo dõi tất cả mọi người qua nghe lén, qua IP là chuyện có thể làm được. Lòng tràn đầy nhiệt huyết, khả năng viết lách có nhưng tôi chẳng làm gì cả hoặc viết rất ít, dùng mail nặc danh để gửi bài; vừa gửi vừa run, mắt lấm la lấm lét nhìn tứ phương như thể công an sắp ập vô bắt tại trận đến nơi; gửi xong về nhà còn lo sợ khá lâu, thỉnh thoảng comment mà cũng sợ bị công an biết.

Khi phong trào con đường VN phát động, lần đầu tiên tôi chú ý đến vấn đề quyền con người và tìm hiểu sâu về nó. Từ đây, tôi biết được nhiều điều mà lâu nay mình không biết. Tôi dần nhận thức được thế đứng của công dân trong xã hội; một công dân chúng ta có nhiều quyền. Công an dù cường quyền nhưng cũng chỉ có thể hành xử lạm quyền trong một mức độ nào đó chứ không thể muốn bắt ai là bắt, kết án ai là kết như lâu nay tôi tưởng. Họ cần một cái cớ nào đó, chúng ta biết rõ trình tự thủ tục, khả năng quyền hạn thì có thể tránh được như cầm dao sao cho không đứt tay vậy.

Các bạn theo dõi các bài viết của tôi từ “Nhật ký làm việc với PA61 – An ninh thành phố Đà Nẵng” đến bài “dân chủ và giấy mời”, “quyền của người đóng thuế”,…..hẳn các bạn thấy tôi có thể tự tin đối đáp, đòi hỏi quyền của mình. Tất cả sự tự tin đến từ hiểu biết. Khi mình biết chắc mình có những quyền gì, chính quyền chỉ có thể làm gì và không thể làm gì thì mình có thể ăn nói ra bờ ra thế, có lý có tình. Đối diện với công an mà không phải sợ sệt, bấn loạn.
Nhiều người đọc xong đoạn trên sẽ chép miệng “nói như thánh, ở cái xứ Việt Nam này thì làm gì có luật chứ đừng nói có quyền. Nơi đây chỉ có luật rừng thôi, ông muốn bắt ai ông bắt, bỏ tù ai ông bỏ, như bao người: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Cù Huy Hà Vũ,….”. Tôi đồng ý là VN không thể vin vào luật trong tất cả mọi việc. Tôi từng chép miệng cho rằng quyền con người chẳng ích gì trong điều kiện độc đảng hiện nay, tuy nhiên hiểu về quyền con người đã làm thay đổi tôi như các bạn thấy. Trong cuộc sống, nếu chúng ta hiểu biết quyền con người, biết các quyền công dân được hưởng, biết những trình tự mà công an phải làm muốn bắt bạn thì bạn có thể thể hiện chính kiến giống tôi mà không phải sợ. Hiện nay tôi thấy nhiều người có nỗi sợ quá lớn. Sau bài viết “Ai xuyên tạc được chân lý”, nơi tôi công bố địa chỉ, email, điện thoại, có một số người gọi điện cho tôi nhưng họ vô cùng sợ sệt, họ nói rất nhanh rồi tắt máy như thể công an đang chạy đến bắt họ. Nhiều người còn không dám gửi email cho tôi.

Các bạn hãy tìm hiểu về quyền con người, quyền công dân, trang bị khả năng ăn nói, căn bản thôi chứ không cần quá giỏi thì bạn sẽ tự tin, bạn hoàn toàn tham gia vào sinh hoạt chính trị ở mức vừa phải, thậm chí có thể “gân” giống tôi mà không phải gặp rắc rối gì. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, trong một lần còm đã viết “nếu mỗi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật, để bảo vệ những cái quyền của cá nhân mình mà pháp luật đã ghi thì đất nước này sẽ nhanh chóng tiến lên dân chủ và văn minh”.

Sự hiểu biết cho ta sự tự tin và dũng cảm. Tôi rất vui lòng nếu nhận được lời đề nghị giúp ai đó tìm hiểu về quyền con người. Nếu bạn có ý định, hãy mạnh dạn liên lạc đến tôi.

©Nguyễn Văn Thạnh
Đã tham gia PTCĐVN.
54 Nguyễn Công Trứ-ĐN
0984,973,376
thanhipi@gmail.com
Bài tiếp: PT hiến chương 77 và bài học cho Việt Nam
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.