logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/02/2016 lúc 10:42:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Như đã trình bày những điểm cơ bản ở trên và cũng là những điều mà đa số người dân Việt nhận thức và đánh giá: Hòa nhập theo những tổ chức do đảng CSVN nắn ra tức là vô tình hay cố ý công nhận đảng cùng những điều lệ mà đảng đã nắn. Cho nên tôi không ứng cử và tôi cũng không thể nói thay cho những người ứng cử vì dẫu sao thì những người này cũng đã lớn rồi. Là Luật sư, là Tiến sĩ, là trí thức, doanh nhân... Thiết nghĩ họ đã đủ trưởng thành để quyết định cho những gì mà họ sẽ làm. Duy một điều mà tôi có thể làm là vận động cho lớp dân thường như tôi khi tự nguyện đi bầu hay bị ép phải đi bầu thì hãy thể hiện tinh thần bất đồng tình, bất hợp tác với cái đảng độc tài, tham nhũng, mụ mị... đã làm cho đất nước trì trệ và tụt hậu bằng cách vô hiệu hóa phiếu bầu của mình để gọi là góp phần tẩy chay một thể chế toàn trị đảng cử ép dân bầu. Đó là những gì thiết thực nhất là mà bài viết này muốn nhắn nhủ.


Thời gian gần đây và sắp tới ở Việt Nam, không khí sinh hoạt chính trị khá xôn xao tạo nên nhiều bàn tán cũng như nhiều nhận định rộng khắp từ những giới quan tâm về xã hội, nói rõ ra hơn là chú ý về cuộc ứng cử và bầu cử Quốc hội khóa XIV cho 5 năm 2016-2011. Trong chiều hướng nhận định của dư luận đó, chúng ta thấy có hai chiều hướng rõ rệt:

1- Tham gia ứng cử và bầu cử
2- Tẩy chay bầu cử cũng như không tham gia ứng cử (hoặc tự ứng cử).
 
Bài viết xin được phép nêu lên cũng như phân tách hai ý nghĩa về việc làm của hai nhóm này như là những nhận xét của một người dân bình thường trong một xã hội mà số người dân bình thường này chiếm số đông. Ai cũng biết rằng ở các quốc gia Dân chủ thật sự, Nhân quyền và Nhân phẩm được tôn trọng thì quả thật số đông dân chúng này có thực lực mà cách nói nôm na là "Ý Dân là Ý Trời" nhưng cái gọi là thực lực đó hoàn toàn vắng bóng dưới một thể chế ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ (bất luận là độc tài cá nhân, gia đình trị hay độc tài cơ chế trị). Dưới thể chế này, mọi tư tưởng, chủ trương, đường lối, mọi chính sách, mọi việc làm, mọi hành động đều phải bị lãnh đạo và chỉ đạo bởi một độc đảng duy nhất mà điều 4 trong Hiến Pháp của VN đã khẳng định rõ vị thế của đảng CSVN.
 
Khi đã nắm được những nguyên tắc chính yếu như vậy thì tất cả những lý do, lý luận cùng những hy vọng cho dẫu mang đầy tính thuyết phục thì đấy cũng chỉ là phần nổi của tảng băng, là cái ngọn, cái nhánh của vấn đề chứ không giải quyết được chuyện cốt lõi. Và mỗi một khi đã không không thể giải quyết vấn đề cội gốc thì những cá nhân muốn tham gia hãy nghiên cứu thêm những giải pháp mang tính khả thi, thì đó mới là những việc làm thiết thực hơn.
 
Trong phạm vi bài viết này, tôi không có ý định kết luận rằng ai đúng, ai sai, vì cả hai khuynh hướng đều có những lý lẽ tích cực cùng hoài bão là mong cho đất nước có được sự đổi thay, sớm vượt khỏi tình rạng bế tắc gần như toàn diện về mọi mặt như hôm nay.

Những chính trị gia lỗi lạc của thế giới và đại đa số nhân loại trên hành tinh này đã cùng nhau nhận định: "Cộng sản không thể thay đổi mà phải thay thế". Thế thì mọi cố gắng THAY ĐỔI đều không mang tính lô-gic, vì 2 lý do sau đây cho riêng bối cảnh VN:

1- VN không còn nhiều thời gian vì "Mật Nghị Bán Nước" mà CSVN đã ký kết với CSTQ, thời hạn 2020 phải thực hiện.

2- Phương sách thay đổi sẽ bị triệt hạ và những cá nhân với ý định vận động thay đổi sẽ bị triệt tiêu như điều 4 HP, điều 88, điều 258 trong Bộ luật hình sự đã ghi rõ.

a- Điều 79 về "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
b- Điều 88 về "Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
c- Điều 258 về "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

Đảng CSVN sẽ có đủ cách, đủ lập luận để qui tội bất cứ cá nhân nào nếu đảng muốn, và cái đảng muốn mà ai cũng biết rõ là: Đảng muốn được độc quyền cai trị mà họ đã nói một cách có văn chương là "Đảng lãnh đạo triệt để và toàn diện". Đảng sẽ không bao giờ chịu chia chác quyền lợi cho bất cứ tổ chức đối lập nào, cho nên yêu sách Dân chủ, Nhân quyền, Đa nguyên, Đa đảng sẽ được đảng xem là ĐỐI THỦ và sẽ được đảng thủ tiêu bất cứ lúc nào vì đảng có cả một hệ thống chuyên chế trong tay: Luật pháp, Tòa án, Kiểm sát, Quân đội, Côn an... Thế thì những điều thầm kín mà tôi muốn nêu ra đây để những cá nhân đấu tranh, những tổ chức đấu tranh nên hiểu ra rằng: Phải xóa sạch cái NGUYÊN NHÂN gây nên những bất lợi trên. Còn làm như thế nào để xóa sạch cái nguyên nhân ấy thì tùy vào khả năng độc đáo tuyệt vời của những cá nhân, những tổ chức đấu tranh và hẳn nhiên không ai có thể nêu ra một cách lộ liễu nơi đây.
 
Những người đấu tranh đã dư hiểu rằng đảng CSVN cũng có những "cố vấn", những ban bệ chuyên nghiên cứu, chuyên theo dõi những thông tin, theo dõi những tư tưởng trên các trang mạng "Lề Dân" cố gắng vận động cho một cuộc cách mạng nhằm lật đổ guồng máy độc tài toàn trị hiện nay của đảng, cho nên họ rất chú ý một cách liên tục những phản ứng, những tư tưởng mà đối với họ là chống đối để có những cách ứng phó thích nghi. Phải thú thật một điều rằng chúng ta những người vì tương lai của dân tộc, vì sự tồn vong của đất nước đã hy sinh bao tâm trí, thời gian, tiền tài vật chất với hoài bão mong muốn đất nước sớm thoát khỏi tai ách cộng sản và nô lệ cho nên những phương sách đấu tranh được đề ra để giải thích cho công chúng hiểu biết nhưng đồng thời cũng đã giúp cho cộng sản rất nhiều trong kế sách phòng chống lại những ý muốn này một cách tương đối có hiệu quả dựa trên thực tế sinh hoạt của những nhà đấu tranh, những tổ chức đấu tranh đã trường mặt.
 
* Bây giờ tôi xin nói đến vấn đề thứ nhất, đó là "Tự ứng cử". Như nhiều người đã biết theo điều lệ của việc tự ứng cử thì phải qua những bước cần thiết sau đây:

Theo qui định thì người muốn ứng cử đại biểu Quốc hội phải trải qua năm bước

1- Nộp đơn xin tự ứng cử.
2- Lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú.
3- Lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc.
4- Hiệp thương tại Mặt trận Tổ quốc tỉnh (bước này được xem là cửa ải khó vượt qua của người tự ứng cử).
5- Phải được vào danh sách bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.

Trong 5 điều cần thiết nêu trên thì điều 3, 4 và 5 là những cửa ải khó vượt qua cho những người không do đảng chỉ định và chọn lựa, tức là tự ứng cử. Những ai tự ứng cử mà hội đủ được 5 điều trên nghĩa là đã đáp ứng đủ những yêu cầu của đảng và sau khi được đảng xem xét và nếu được đảng chấp thuận, tức thì những người ấy sẽ trở thành người của đảng, sẽ phải chấp nhận mọi chi phối bởi sự chỉ đạo của đảng về lâu về dài. Cho nên những người tự ứng cử phải lường trước được những hiệu quả bắt buộc sẽ xảy ra này để khỏi phải lâm vào cảnh có những phản kháng để chuốc lấy những bất lợi cho bản thân.
 
Mặc dù trước khi tự ứng cử, những người có tâm nguyện đấu tranh cho lẽ phải, muốn góp tiếng nói của mình để hy vọng sẽ làm thay đổi cục diện mà đảng và guồng máy cầm quyền của nó đã gây nên những hệ quả có quá nhiều nghịch lý như: Không Dân chủ, chuyên quyền độc đoán, đạo đức suy đồi, tham nhũng tràn lan bất trị, xã hội xuống cấp, đất nước tụt hậu, mất biển, mất đất... và hệ trọng nhất là nguy cơ nô lệ ngoại bang. Những thành tâm đó là những điểm son đáng được khích lệ và trân quí nhưng những người tự ứng cử nghĩ rằng nếu được đắc cử rồi họ muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm, không theo khuôn khổ đã được đảng qui định là những chuyện không tưởng.

Tôi không có ý định nêu tên đích danh ai tự ra ứng cử kỳ này nhưng một số tên tuổi sau đây đã tự họ thông tin ra công chúng, trong số đó có những người mà tôi mến mộ như: Ts Nguyễn Quang A, Ls Võ An Đôn, Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, Ls Lê Văn Luân, Bà Nguyễn Thúy Hạnh, Bà Đặng Bích Phượng, Ông Hoàng Cường, Ông Nguyễn Đình Hà, Ông Phạm Văn Thành... và một số người nữa chưa cập nhật vào danh sách tự ứng cử. Riêng Ts Nguyễn Quang A, Ls Võ An Đôn, Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, Ls Lê Văn Luân nên suy nghĩ lại cẩn thận vì cá nhân tôi không muốn nhìn thấy những NHÂN TỐ của đất nước bị "chết" (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Và dĩ nhiên quyền quyết định là ở quí vị, tôi hoàn toàn tôn trọng. Sự việc trong tương lai cho dẫu có như thế nào thì sự nôn nóng và bầu nhiệt huyết cùng sự hy sinh của quí vị vẫn được những người có tấm lòng tử tế trân quí.
https://3.bp.blogspot.co...I/s1600/NV%25C4%2590.png
Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước", điều 88 BLHS.

https://1.bp.blogspot.co...XX6cfJ3VxQ/s400/THDT.jpg
Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân điều 79 BLHS

* Thứ hai: Tẩy chay bầu cử cũng như không tham gia ứng cử (hoặc tự ứng cử) là nhóm người có khuynh hướng dứt khoát với cộng sản, không muốn có những liên hệ với cộng sản cũng như không muốn nhìn thấy sự hiện diện của chúng, nhưng tiếc thay, những thứ không muốn ấy chỉ được thể hiện suông bằng lời nói mà không đi đôi với việc làm cùng hành động cụ thể thì cũng chẳng sẽ đi đến đâu. Muốn bắt cọp mà không đi vào hang cọp thì làm sao bắt được cọp?. Cho nên bên cạnh những THÁI ĐỘ DỨT KHOÁT phải có những HÀNH ĐỘNG DỨT KHOÁT. Thái độ dứt khoát như thế nào, hành động dứt khoát để thể hiện sự chống lại cộng sản như thế nào, thiết nghĩ tác giả không cần viết ra đây, bởi lẽ trong suốt 40 năm dài chúng ta đã nói quá nhiều, quá đủ, giờ có nói thêm nữa cũng chỉ bằng thừa. Nhưng cái mà chúng ta thiếu ở đây là cái thiếu HÀNH ĐỘNG, HÀNH ĐỘNG và HÀNH ĐỘNG.

Thái độ dứt khoát với cộng sản là cần thiết. Hành động để chống hoặc triệt tiêu cộng sản lại càng cần thiết hơn.
 
Trước mắt, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là Chủ nhật, ngày 22 tháng 5, năm 2016 này, người dân chúng nên làm những việc thiết thực sau đây:

1- Cố gắng thực hiện Bất Tuân Dân Sự, nghĩa là không tham gia bầu cử do đảng tổ chức.

2- Trong đa số các trường hợp bị bắt ép đi bầu thì chúng ta hãy làm những việc như điều d và đ dưới đây. 

Những phiếu bầu sau đây là phiếu bầu không hợp lệ: (1)

a) Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra;
b) Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
c) Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;
d) Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;
đ) Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.

Người ta thường nói Quốc hội VN là "Cuốc hội" và ví 500 nghị sĩ là những nghị gật. Thật ra 500 cái đầu này không hoàn toàn là đất sét, họ cũng biết suy nghĩ và nhận thức, đồng thời cũng muốn nói lên những thứ tiêu cực của đảng, của xã hội nhưng CƠ CHẾ BỊT MIỆNG đã không cho phép họ nói những điều mà đảng không cho phép họ nói. Họ dư hiểu rằng nếu khẳng khái thì sẽ lãnh những hậu quả vô lường, thế nên im lặng và hòa nhập theo bầy đàn dẫu bằng mặt mà không bằng lòng. Tuy nhiên, trong số đó cũng không loại trừ những tên xu nịnh cố bưng bô hùa theo tội ác để được yên vị và có được sự ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần.
 
Như đã trình bày những điểm cơ bản ở trên và cũng là những điều mà đa số người dân Việt nhận thức và đánh giá: Hòa nhập theo những tổ chức do đảng CSVN nắn ra tức là vô tình hay cố ý công nhận đảng cùng những điều lệ mà đảng đã nắn. Cho nên tôi không ứng cử và tôi cũng không thể nói thay cho những người ứng cử vì dẫu sao thì những người này cũng đã lớn rồi. Là Luật sư, là Tiến sĩ, là trí thức, doanh nhân... Thiết nghĩ họ đã đủ trưởng thành để quyết định cho những gì mà họ sẽ làm. Duy một điều mà tôi có thể làm là vận động cho lớp dân thường như tôi khi tự nguyện đi bầu hay bị ép phải đi bầu thì hãy thể hiện tinh thần bất đồng tình, bất hợp tác với cái đảng độc tài, mụ mị, tham nhũng... đã làm cho đất nước trì trệ và tụt hậu bằng cách vô hiệu hóa phiếu bầu của mình để gọi là góp phần tẩy chay một thể toàn trị đảng cử ép dân bầu. Đó là những gì thiết thực nhất là mà bài viết này muốn nhắn nhủ.

Nguyên Thạch
_________
Ghi chú:

(1) http://moj.gov.vn/vbpq/L...Detail.aspx?ItemID=30515

Sửa bởi người viết 14/02/2016 lúc 11:12:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 14/02/2016 lúc 11:14:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đảng sẽ làm gì nếu Việt Kiều tự ứng cử?


UserPostedImage
Nhân sự bộ máy của chính quyền và nhà nước ở Việt Nam thường được Đảng Cộng sản và các tổ chức thuộc đảng này sắp xếp, bổ nhiệm, phân công vào các vị trí lãnh đạo từ trung ương, đến địa phương.

Kiều dân Việt Nam ở nước ngoài có quyền tham gia ứng cử vào Quốc hội ở Việt Nam, nếu họ muốn, tuy nhiên đây là điều mà chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn và trên thực tế có nhiều điều luật của Việt Nam ngăn cản các quyền này, theo ý kiến của các nhà hoạt động và quan sát dân chủ Việt Nam từ hải ngoại.

Trao đổi với BBC hôm 14/02/2016 từ Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, nguyên Thứ trưởng, cựu quan chức của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước 30/4/1975, nêu quan điểm:

"Chúng tôi cho rằng phải có một sự hòa giải rất dứt khoát, thẳng thắn giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và đất nước và quê hương cũ.
"Do đó chúng tôi vẫn hoan nghênh và chúng tôi chủ trương và chúng tôi hoan nghênh mọi cố gắng theo chiều hướng trả lại quyền công dân tức khắc, đầy đủ cho những người Việt Nam ở hải ngoại, nếu họ muốn.

"Và như thế thì họ cũng có quyền ứng cử vào Quốc hội. Tôi nghĩ rằng đó là một điều mà những người, có thể chính quyền này họ chưa muốn, nhưng mà những người dân chủ nên có thái độ nên ủng hộ."

Từ Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự và cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói với BBC:

"Liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có mở cửa để cho cộng đồng người Việt (ở hải ngoại) tham gia vào bầu cử hay không, thì câu trả lời của tôi là 'không'.

"Bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ dựa vào lực lượng 4,5 triệu đảng viên, chứ họ chưa nghĩ hoặc họ không nghĩ, không bao giờ nghĩ đến việc là sử dụng nguồn lực của cộng đồng người Việt khoảng 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

"Đó là một lực lượng rất là mạnh để có thể tham gia vào đất nước Việt Nam để cho đất nước Việt Nam hùng mạnh lên."
Theo vị cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong luật pháp Việt Nam hiện tại còn có một số điều 'chằng chéo' nhau mà có thể ngăn cản quyền ứng cử của kiều dân Việt Nam. Ông nói:

"Theo tôi biết, luật pháp Việt Nam có mấy điều chằng chéo nhau. Thứ nhất là điều 4 của Hiến pháp Việt Nam đã chứng tỏ rằng đảng cộng sản Việt Nam chỉ có những người nào Đảng viên mới có thể tham gia vào bộ máy lãnh đạo cao nhất của đất nước.

"Tuy nhiên cũng có những điều nói lên luật bầu cử, tức là công dân Việt Nam từ 21 tuổi có thể tham gia tự ứng cử, nhưng nó lại có những quy định để mà ngăn chặn việc không phải bất cứ công dân Việt Nam nào cũng có thể tự do ứng cử được, mà phải tự do trong cái mà chúng ta gọi là quy trình của đảng cộng sản việt nam," cựu quan chức ngoại giao nói.
Tước quyền bầu cử?
Ông Đặng Xương Hùng nhân dịp này cũng bình luận với BBC về tình trạng nhiều năm nay kiều dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở nước ngoài không được tổ chức bầu cử trong các kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, điều mà ông cho là hành vi 'tước quyền' bầu cử, ứng cử của họ.

Cựu lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ nói:

"Theo tôi quan sát, cũng như đối với bản thân cá nhân tôi đi công tác nhiều lần và cũng rơi vào kỳ bầu cử thì chẳng bao giờ có chuyện là Đảng Cộng sản Việt Nam nghĩ đến những bộ phận công dân ở phía ngoài nước cả.

"Ngay cả những cán bộ chúng tôi mà đi trong các giai đoạn mà vắng mặt đó thì cũng chẳng có hòm phiếu nào mà tổ chức được phía bên ngoài, tôi nghĩ có thể là kinh phí hoặc có thể đó toàn là những người cán bộ ngoại giao và họ cũng không cần phải làm điều đó."

Và ông Đặng Xương Hùng nói thêm:

"Về mặt luật pháp, Hiến pháp Việt Nam cũng có đầy đủ các điều khoản để có thể đảm bảo trong "nháy nháy" sự tự do của bầu cử. Thế tuy nhiên họ có rất nhiều biện pháp để mà có thể ngăn chặn sự tham gia của các lực lượng bên ngoài vào bộ máy chính quyền, nhà nước.
"Thông qua việc các ứng cử viên đều phải thông qua sự lựa chọn và sự giới thiệu của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam," vị cựu Lãnh sự nói với BBC.

Gần đây, một phong trào tự ứng cử của nhiều người dân Việt Nam ở trong nước, trong đó có các nhà hoạt động, vận động cho dân chủ hóa, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam đã xuất hiện vài tháng trước kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp diễn ra dưới sự tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát của chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đi đầu trong phong trào này có thể kể tới Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người đã tuyên bố đứng ra ứng cử trên cương vị một ứng cử viên tự do.

Khi được hỏi liệu động thái này của ông Nguyến Quang A và những người tự ứng cử như ông có thể sẽ làm tăng cường, củng cố tính chính danh của chính quyền và đảng cộng sản hay trái lại sẽ là một thách thức hay không, từ Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, người cũng là sáng lập viên của tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ Pháp, nêu quan điểm:
"Có một lập luận tôi cũng nghe nói rằng khi mà chúng ta ra ứng cử, là chấp nhận luật chơi. Cái đó thì cũng đúng một phần. Vả lại, cái phần đó lại nhắm vào Quốc hội. Theo tôi có hai cơ quan mà có thể nói là đáng bị phản đối nhất, đáng bị lên án nhất tại Việt Nam, đó một là Tòa án, hai là Quốc hội..."
Chấp nhận luật chơi?

Và ông Nguyễn Gia Kiểng nói thêm:

"Do đó có một lập luận nói rằng khi mà chúng ta ứng cử vào định chế đó để ứng cử vào Quốc hội, thì chúng ta đã vô hình chung là đã chấp nhận luật chơi của chế độ và đã tăng cường sự chính danh của chính quyền.

"Thế nhưng tôi nghĩ rằng những người tự ra ứng cử, họ không phải là họ không nghĩ tới điều đó, nhưng họ biết rằng đằng nào thì họ cũng không vào được Quốc hội, họ lợi dụng cơ hội này để nói lên tiếng nó của dân chủ.

"Thành ra ở đây nó có một sự mâu thuẫn, một mặt là về vấn đề nguyên tắc thì phải tẩy chay cuộc bầu cử này, nhưng mà về mặt thực tế, thì đây là một cơ hội mà nhiều người nghĩ rằng không nên bỏ lỡ, để nói lên tiếng nói của dân chủ.
UserPostedImage
TS. Nguyễn Quang A nói với BBC ông muốn 'thức tỉnh người dân' về quyền bầu cử, ứng cử.

"Trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng những người dân chủ nên nhìn với tất cả thiện chí và nên hiểu rằng có nguyên tắc, nhưng mà cũng có những quan tâm thực tế và điều quan trọng là thiện chí của mỗi người, tùy theo chúng ta ra ứng cử để có một tiếng nói, để nổi tiếng, để có một cái danh, để tìm danh tiếng cho cá nhân.

"Hay là chúng ta ra ứng cử để nhân cơ hội này, nói lên nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, tôi nghĩ điều này không thể có một nhận định phê phán, phê bình chung được, mà phải xét từng trường hợp."

Hôm 14/02, trả lời câu hỏi của BBC liệu Đảng Cộng sản nên mở cửa để cho Việt Kiều tại hải ngoại tham gia ứng cử vào Quốc hội Việt Nam, bất luận chính kiến của họ là gì?, Luật sư Vũ Đức Khanh, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam tại Canada, trả lời:

"Tôi cho rằng quyền ứng cử là quyền của công dân Việt Nam thì không nhất thiết cần Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép hay không. Nếu công dân Việt Nam ở nước ngoài hội đủ điều kiện tự ứng cử đại biểu quốc hội theo quy định luật bầu cử thì tôi nghĩ chúng ta nên ủng hộ họ tham gia. Còn việc họ có thành công hay không thì hạ hồi phân giải."
Dự đoán kết cục

Khi được đề nghị dự đoán về việc các nhà hoạt động như TS. Nguyễn Quang A tham gia ứng cử và đảng cộng sản sẽ đối phó thế nào và kết cục ra sao, Luật sư Khanh, nêu quan điểm:
"Trong điều kiện hiện nay, tôi ủng hộ đồng bào trong và ngoài nước tích cực tham gia bằng cách tự ứng cử càng nhiều càng tốt. Đây là đợt tập dượt cho những kỳ bầu cử tự do, dân chủ hơn của đất nước.

"Nếu chỉ có một vài người tự ứng cử thì sẽ rất dễ dàng cho Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) giải quyết bằng cách nhận chìm xuồng, nhưng nếu như có hơn 1.000 người ra tranh cử với 500 đến 1.000 ứng cử viên chỉ định của ĐCSVN thì tình hình hoàn toàn khác.

"Tôi nghĩ ĐCSVN sẽ cố tình tìm cách dập tắt những ngọn lửa này ngay từ bây giờ cho nên lực lượng dân chủ nên tăng tốc làm áp lực để truyền thông trong và ngoài nước lên tiếng. Như thế thì thế nào ĐCSVN cũng sẽ phải chấp nhận luật chơi mới và tương kế tựu kế để giành chiến thắng về phía mình.

"Cuộc so găng lần này do ông Nguyễn Quang A khởi xướng quả đã đặt ĐCSVN vào tình thế khó xử. Trước đây, hôm tháng 11/2015 vừa qua, cũng có một vị lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN cho tôi biết rằng ông ấy cũng mong là một ngày gần đây, tôi sẽ có cơ hội về Việt Nam tham gia bầu cử với ông ấy.

"Tôi lạc quan về triển vọng tự do, dân chủ hoá Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội tham gia TPP và tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Tôi nghĩ đã đến lúc Việt Nam đổi mới lần hai."
UserPostedImage
Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng việc người dân tự đứng ra ứng cử độc lập là một cuộc tập dươtj cho bầu cử tự do, dân chủ và là một thách thức, áp lực với chính quyền.

Cũng trong dịp này một số ý kiến của các nhà hoạt động và quan sát khác cũng chia sẻ thêm về chủ đề trên với BBC, từ Hoa Kỳ một ý kiến bình luận:

"Hiện tại chưa thể có ý kiến gì về vụ TS. Nguyễn Quang A và một số nhà dân chủ ra ứng cử Quốc Hội Việt Nam. Nhìn tổng thể thì thấy 'cú đánh hay', nhưng cần nhìn rõ hơn sự tác động chính trị ra sao lên phong trào chung."

Còn một ý kiến khác từ Anh Quốc bình luận: "Quan điểm chung... là vậy, không nhìn thấy tương lai chắc chắn nào của mọi hoạt động có tính cá thể, mà nên tìm đến cuộc vận động chung, vì bài toán dân chủ là bài toán của một đáp số chung chứ không phải là tìm đáp số cá nhân.

"Dù sao thì những cuộc lấn rào thế này đều góp phần vào cuộc vận động dân chủ cho đất nước," ý kiến này nói
Theo BBC


Theo BBC
nga  
#3 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 09:37:57(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Một vòng báo net, thưởng ngoạn phong trào tự ứng cử!

Ngày 22/5/2016, CSVN sẽ trình diễn vở hài kịch bầu cử Quốc Hội trên cả nước. Nghĩa là nếu tính từ hôm nay, ngày 14/02/2016, chỉ còn trên dưới 90 ngày nữa thôi, tiếng pháo lễ hội tưng bừng sẽ nổ vang trên mọi miền đất nước Việt Nam khi “toàn thắng ắt về ta.” Một thành tích vĩ đại nữa sẽ được ghi khắc trên bia lịch sử đảng csvn bách chiến bách thắng quang vinh! Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng lại thêm cơ hội huênh hoang “Dân chủ đến thế là cùng”!

Nhưng oái oăm thay! Truyền thông lề đảng đến nay vẫn chưa đả động gì tới tiến trình “đảng cử, dân bầu” cho ngày 22/5/2016, trong khi báo net lề Dân đã rộn ràng với phong trào “tự ứng cử đại biểu quốc hội” do Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát động.

Ts Nguyễn Quang A với Cao trào tự ứng cử.

Ông A hô hào: “Hãy ứng cử để biến quyền hão dần dần thành quyền thực và giúp ông Trọng [Nguyễn Phú Trọng] chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng’” (Lời kêu gọi được đăng trên FB Nguyễn Quang A ngày 05/02/2016 và Anh Ba Sàm tải lên net cùng ngày).

Ông Nguyễn Quang A vốn biết rõ “Quyền ứng cử cơ bản vẫn chỉ là quyền hão!” Ông cũng biết “rất có thể những người tự ứng cử bị các thủ tục ‘hiệp thương’ hiện hành loại bỏ khỏi danh sách ứng viên cuối cùng, thậm chí có thể bị ‘đấu tố’ tại các Hội nghị cử tri hoặc bị báo của ĐCSVN bới móc đời tư,…” Ông A lại còn biết “nhiều người có thể nghĩ việc ‘tự ứng cử’ sẽ thất bại, ‘chẳng xoay chuyển được gì,’… Nhưng ông Tiến sĩ vẫn lạc quan cho rằng, ít ra “việc ứng cử sẽ làm cho dân chúng thấy sự ‘dân chủ đến thế là cùng’ ở nước ta ra sao, gây áp lực để có những sự thay đổi có ý nghĩa trong tương lai, giúp nâng cao dân trí và quan trí.”

Ts Nguyễn Quang A còn liệt kê một danh sách dài những “người trẻ gồm các luật sư cho tới các nhà hoạt động, các trí thức từ Hà Nội vào Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Yên, Sài Gòn, Đà Lạt, Đak Lak, Vũng Tàu…” để kêu gọi họ hãy cùng với ông hăng hái ghi tên tự ứng cử.

Khánh An trên VOA ngày 10/02/2016 cho biết tính cho tới ngày 09/02/2016, “đã có 10 cá nhân độc lập tại Việt Nam tự đứng ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14” trong đó có nhà văn Phạm Thành, blogger Nguyễn Tường Thụy, kỹ sư Hoàng Chương, blogger Đặng Bích Phượng, Luật sư Lê Văn Luân."

Rồi, trong bài báo ngày 10/02/2016, nhan đề “Ngày càng nhiều người tự ứng cử Quốc hội”, BBC lại nêu lên danh tánh 8 người “tuyên bố mình sẽ ra tranh cử là: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn thúy Hạnh, bà Đặng Bích Phượng, ông Hoàng Cường, ông Nguyễn Đình Hà, ông Phạm Văn Thành, ông Lê Văn Luân.”

Ls Võ An Đôn thua keo này bày keo khác.

Luật sư Võ An Đôn từ Phú Yên cũng tuyên bố tiếp sẽ lại ra ứng cử, bất kể ông đã một lần ứng cử và đã bị loại ngay từ buổi “hiệp thương” cấp tỉnh, bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13 năm 2011. Dù biết rằng “bầu cử Quốc hội ở Việt Nam chỉ là trò diễn kịch của giới cầm quyền, người dân khó lọt vào sân chơi độc quyền này,” vị luật sư trẻ Võ An Đôn vẫn không chùn bước (FB LS Võ An Đôn: Tôi tiếp tục ứng cử Quốc hội. Adminbasam 11/02/2016 tải lên lại). Ls Đôn tâm sự về kinh nghiệm phũ phàng của mình trong cuộc “ứng cử” của bản thân hồi năm 2011 như sau: “Năm 2011, khi lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú, tôi được 100% người dân địa phương ủng hộ, sau đó lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc là Đoàn luật sư, tôi cũng được 100% tín nhiệm. Đến khi hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi bị loại, không được lọt vào danh sách bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.”

Đau đớn nhất cho tâm huyết và thân phận trí thức trẻ Võ An Đôn là ở chỗ này: “Khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và tại Đoàn luật sư thì tôi được mời tham dự, nhưng khi tổ chức hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi không được mời tham dự, nghe những người tham dự kể lại là họ đấu tố và nói xấu tôi dữ lắm.”

Ls Đôn đau lắm, nhưng ông đâu chừa! Lần này, ông lại quyết tự ứng cử, tranh cử. “Ứng” thì được. Nhưng tranh thì tranh” với ai? Ai cho ông “tranh” trong guồng máy đảng trị? Ls Đôn vẫn bất chấp! Ông tâm sự: “Mục đích tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội lần trước và lần này không phải là tôi muốn làm đại biểu Quốc hội để được hưởng nhiều bổng lộc ban phát, mà tôi muốn thực hiện quyền ứng cử của một công dân theo hiến định và muốn mọi người dân nhận thức được rằng bầu cử Quốc hội chỉ là trò diễn kịch với vở kịch vụng vờ, lộ liễu, lâu năm đã lỗi thời. Dù biết trước rằng 99,99% người tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị loại, nhưng tôi vẫn tiếp tục nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 sắp tới.” Nhiều người hoan hô Ls Võ An Đôn biểu lộ ý chí và khí phách của kẻ sĩ thời đại!

Tuy nhiên, chúng tôi ngờ ngợ không rõ khi tuyên bố “thực hiện quyền ứng cử theo hiến định,” Ls Đôn có đặt niềm tin của mình vào hiến định và làm theo Hiến pháp của CSVN không? Hay đó chỉ là chiến thuật nghiệp vụ của nghề luật sư? Bởi lẽ, khi Ls Đôn “nhận thức được rằng bầu cử Quốc hội chỉ là trò diễn kịch, thì hẳn nhiên ông đã rõ cái “Hiến pháp” mà CSVN sử dụng để “nắn ra cái Quốc Hội” có là Hiến pháp của dân, cho dân và vì dân hay không?

Toàn dân Việt Nam ai mà không biết cái Hiến pháp hiện hành của CSVN với điều 4 của nó đích thị là bản tuyên bố quyền đảng trị tối thượng của Cộng đảng! Nó ngồi tè trên đầu quốc gia thì sá gì cái quốc hội bù nhìn! Với điều 4 của nó, nó công khai thủ tiêu quyền làm dân cùng mọi quyền chính đáng căn bản khác của toàn thể dân tộc Việt Nam! Trừ quyền lợi và quyền uy của bè lũ Cộng sản đảng trị! Hiến pháp của CSVN là hiến pháp vi hiến! Cần phải loại bỏ nó ngay, chứ sao lại đeo nó vào mình và gào lên là làm “theo hiến định”?

Ls Lê Văn Luân: Tôi có mặt ở đây.

Giống như Ts Nguyễn Quang A và Ls Võ An Đôn đã tuyên bố “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội khóa 14 sắp tới, một luật sư trẻ khác – Ls Lê Văn Luân – cũng công khai việc tự ứng cử của mình. Có lẽ ông là người đầu tiên trong đợt tự ứng cử năm 2016 này đưa ra bản “Sơ lược ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội” với bốn chi tiết lý lịch cá nhân gồm (1) Thông tin cá nhân; (2) Quá trình học tập; (3) Hành nghề; (4) Vài điều liên quan.

Bên cạnh đó là Bản tuyên bố “Tôi có mặt ở đây” của Ls Luân vận động ứng cử ĐBQH 2016. Qua bản tuyên bố này, Ls Lê Văn Luân hùng hồn lặp đi lặp lại vì sao “tôi đến đây”, vì sao “tôi có mặt ở đây” mà chúng tôi xin phép gọi là tuyên ngôn ứng cử của Ls Luân.

Khác với Ts A và Ls Đôn còn dè dặt với bước chân “tự ứng cử” của mình, bày tỏ phần nào mối ngờ vực đối với CSVN, Ls Lê Văn Luân rõ ràng ra ứng cử với quyết tâm phải được đắc cử, chứ không ứng cử chỉ để thách thức đảng quyền giống như hai vị trên. Hai vị ấy – Ts A và Ls Đôn đều bày tỏ không kỳ vọng được “cử” vào danh sách ứng cử, nói chi tới chuyện được bầu hay không được bầu làm đại biểu Quốc hội! Tuy nhiên, công bằng mà nói, Ls Luân không hẳn lạc quan hoàn toàn về kết quả “dự đoán” sự tự ứng cử của mình, bởi lẽ chính ông đã dè dặt phát biểu rằng cho dù ông có thất bại thì cũng là “một thành công về mặt chứng minh thực tiễn” và cũng “chứng minh về cơ hội của những người ngoài Đảng khi tham gia ứng cử…”

Hưởng ứng phong trào “tự ứng cử”?

Khi phát động phong trào tự ứng cử với chủ đích “‘thức tỉnh người dân’ về quyền ứng cử” (BBC ngày 05/02/2016), Ts Nguyễn Quang A cũng đã tuyên bố tự ứng cử nhằm “cổ động những người cảm thấy mình có đủ năng lực ra ứng cử.” Ông A phân trần: “Tôi không đặt việc trúng cử, hay vào sau các vòng sau là mục tiêu chính. Tôi muốn dấy lên một phong trào để người dân học hỏi, các cơ quan nhà nước cũng phải học hỏi, từ đó tác động thay đổi nhận thức một cách từ từ.” Ts A có lạc quan lắm không khi ông tin “nhà nước cũng phải học hỏi”, “thay đổi nhận thức”???

Ông A còn ví von: “Trong bụi rậm, không có người đi thì chẳng bao giờ thành con đường cả.” Lối ví von này nghe hơi lạ tai: Gặp bụi rậm, muốn nó thành con đường, phải có người DỌN trước khi có người đi, để nó thành đường đi, người ta mới đi được! Tại sao Tiến sĩ Nguyễn Quang A không đặt trọng tâm vào việc tìm cách và tìm người DỌN ĐƯỜNG trước? Ấy mới là “khâu” quan trọng để bụi rậm trở thành con đường thênh thang cho toàn dân Việt Nam!

Dù thế nào chăng nữa thì phong trào “tự ứng cử” đã trở thành cao trào. Ls Phạm Quốc Bình thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cũng đang cân nhắc có ra ứng cử hay không, nhưng trả lời BBC ngày 10/02/2016 (Ngày càng nhiều người tự ứng cử Quốc hội), ông Bình nói ông vẫn “chưa có quyết định cuối cùng.” Nghe đâu vị Luật sư này cũng vừa tuyên bố “tự ứng cử” thì phải?

Xuyên qua phong trào “tự ứng cử”, không ít người đặt nhiều kỳ vọng vào sự dấn thân “tự ứng cử” của những người trẻ trí thức và đầy tâm huyết, mong sự dấn thân ấy góp phần vào việc thay đổi cách nghĩ, cách nhìn và phương thức hành động của cả quan lẫn dân trong nước hầu mang lại sự thay đổi toàn diện có lợi cho toàn dân và toàn xã hội Việt Nam. Phải chăng chính vì lẽ đó mà số người hưởng ứng lời kêu gọi “tự ứng cử” do Ts Nguyễn Quang A phát động có dấu hiệu tăng nhanh. Cụ thể, trên Anh Ba sàm ngày 08/02/2016, người ta đọc thấy bài “Ra ứng cử, tại sao không?” của Người Buôn Gió. Trên BBC ngày 10/02/2016, có bài “Ngày càng nhiều người tự ứng cử Quốc hội”. Và cả trên VOA ngày 10/02/2016 và trên Anh Ba Sàm cũng ngày 10/02/2016 cũng nổi bật bài của Khánh An: “Dân bắt đầu làn sóng ‘cạnh tranh’ quyền ứng cử với đảng viên”. Và còn nhiều bài khác nữa cổ võ cho PT tự ứng cử xuất hiện từng ngày trên truyền thông online.

Hoài nghi đối với PT “tự ứng cử”.

Bên cạnh những người ủng hộ và cổ võ phong trào “tự ứng cử”, không ít người khác tỏ ra hoài nghi và dè dặt về mặt này hay khía cạnh nọ đối với PT này.

FB Quang Phan

FB Quang Phan ngày 10/02/2016 (Anh Ba Sàm đăng lại ngày 11/02/2016) nêu lên “Mấy suy nghĩ về phong trào tự ứng cử.” Tác giả chỉ thẳng: “Tiến sỹ Nguyễn Quang A ra lời kêu gọi công dân tự ứng cử, tuy là sáng kiến hay giúp hình thành nên một phong trào tự ứng cử nhưng lại pha loãng vấn đề, tiếp tục xẻ nhỏ thêm các tiềm lực ít ỏi của các nhóm xã hội dân sự. Đó là sáng kiến bất cập thời và tùy hứng.” Vâng! Xé nhỏ tiềm lực vốn ít ỏi của các nhóm xã hội dân sự, ấy mới là điều đáng lo ngại. Các phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền có nguy cơ sớm mai một vì cái phong trào “tự ứng cử” đầy cạm bẫy này! Tất nhiên, CSVN sẽ lại có dịp nổ ra tràng pháo “toàn thắng ắt về ta!”

Người Đưa Tin

Trên Dân Làm Báo ngày 11/02/2016, Người Đưa Tin từ Sài Gòn khi nhận xét “Vấn đề không phải là tự ứng cử mà cần tẩy chay bầu cử Quốc hội cộng sản”, đã kêu gọi mọi người: “Để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước, đòi buộc phải đa nguyên đa đảng.” Tác giả bài báo nêu ra rằng “một khi cộng sản còn độc tài toàn trị bằng điều bốn HP thì việc tự ra tranh cử không có giá trị và đạt được mục tiêu xây dựng dân chủ.” Bởi vì, theo tác giả, “đã là cộng sản thì bản chất như nhau, khát vọng quyền lực biến người theo cộng sản nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, kể cả đồng chí, đồng đảng, đồng bọn cộng sản đều chung ý thức giết lầm hơn bỏ sót […] điều đó cho thấy các kiến nghị cũng như đơn thư tố cáo đối với đảng cộng sản chỉ là trò đùa không hơn kém.” Từ nhận định trên, Người Đưa Tin quả quyết: “Hành động khuyến khích người dân tẩy chay bầu cử thiết thực hơn là tuyên bố của một vài cá nhân tự ra ứng cử, khi biết chắc, biết trước nhà cầm quyền cộng sản không thể chấp nhận. Hành động mà biết trước kết quả không hay thì nên chuyển hướng là điều cần thiết.”

Người Đưa Tin kêu gọi mọi người Việt Nam hãy (1) phát động và khuyến khích người dân tẩy chay bầu cử QH cộng sản ngay bây giờ; (2) cảnh giác hình thức bầu cử của CSVN vì “Hình thức bầu cử trong chế độ cộng sản cũng là hình thức đấu tố sát hại lẫn nhau để tranh giành quyền lực”; (3) Không chấp nhận hình thức đảng cử dân bầu để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Vũ Đông Hà

Một tác giả khác của Dân Làm Báo – ông Vũ Đông Hà – cũng đặt vấn đề với cái gọi là “tự ứng cử trong chế độ toàn trị” (DLB 12/02/2016). Cũng như Người Đưa Tin, Vũ Đông Hà mạnh mẽ thúc giục hãy “tẩy chay bầu cử”. Bởi vì theo tác giả, “tẩy chay đồng nghĩa với thái độ chính trị không chấp nhận từ căn bản về Điều 4 Hiến Pháp, về vai trò của đảng và cánh tay nối dài của đảng là Mặt trận Tổ quốc trong việc khống chế toàn bộ tiến trình bầu cử.” Tác giả lại nhấn mạnh: “Quan trọng hơn cả, tẩy chay bầu cử là thông điệp chính trị mạnh mẽ nhất để phủ nhận cái ‘chính danh’ mà cộng sản ăn cướp của toàn dân kể từ sau ngày Hồ Chí Minh và đồng bọn cướp chính quyền.”

Sau đó, Vũ Đông Hà phê phán phong trào “tự ứng cử” khi ông đặt câu hỏi “tại sao một số người hoạt động ngày hôm nay không chọn phương hướng này, không những không đứng ngoài, không tẩy chay mà lại chấp nhận tham gia màn kịch dân chủ lừa bịp và xung phong "tự ứng cử"? Nói cách khác, họ tình nguyện trở thành một thành phần, một "con cờ" hay tệ hơn - theo cách nói của những người không đồng ý với họ - "con rối" - trong trò chơi mị dân của đảng cầm quyền?

Chúng tôi chỉ nêu lên một vài khía cạnh trong bài “Tự ứng cử trong chế độ toàn trị” của Vũ Đông Hà. Có đọc toàn bài và nghiền ngẫm nó, chúng ta mới thấy hết cái thâm thúy hàm súc trong bài, để chúng ta thận trọng hơn, cảnh giác hơn đối với các trò hề bầu cử kệch cỡm của CSVN, lưu manh trắng trợn và nham hiểm nhất là trò “hiệp thương”.

Theo Từ điển Tiếng Việt, hiệp thương nghĩa là “họp thương lượng về những vấn đề chính trị, kinh tế có liên quan chung tới các bên.” Nhưng thực tế thì lại không phải vậy! Ls Võ An Đôn đã chứng minh điều đó, chúng ta đã trích dẫn trên, giờ xin dẫn lại: “…khi tổ chức hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi không được mời tham dự, nghe những người tham dự kể lại là họ đấu tố và nói xấu tôi dữ lắm.”

Riêng kẻ hèn này xin đóng góp một suy nghĩ nhỏ: Ứng cử là ứng cử! Ứng cử tự nó đã nói lên ý nghĩa tự mình xung phong giới thiệu mình để được trao phó một trách nhiệm. Tự điển Tiếng Việt cũng minh định như vậy: “Ứng cử là TỰ GHI TÊN trong danh sách để được chọn bầu trong một cuộc bầu cử.”

Vậy, không có “tự ứng cử”, nhưng có ứng cử viên độc lập (không gọi là tự ứng cử) khi mà ứng cử viên tự mình ra ứng cử, không liên kết hay cậy dựa vào sự giới thiệu, bảo trợ hay hỗ trợ của một cá nhân, một đoàn thể, tổ chức xã hội, tôn giáo, chính trị nào! Ứng cử viên độc lập khác với ứng viên được phe nhóm đề cử, nhưng cả hai đều tự nộp đơn xin ứng cử, đều là… tự ứng cử. Các đảng viên cộng sản ứng cử qua sự đề cử công khai của đảng, đoàn, hoặc núp dưới cái vỏ bọc ứng cử độc lập cũng là tự ứng cử, dầu việc “tự ứng cử” này chỉ là làm trò mèo chuột theo lệnh của ai đó để đánh tráo việc ứng cử-bầu cử quang minh chính đại.

Phong trào tự ứng cử chắc chắn sẽ là chuyện dài trên truyền thông online. Nhưng thiết nghĩ, chúng ta chỉ tạm lướt qua một số bài đầu tiên để thử thưởng ngoạn phong trào ấy và từ đó, có thể đoán biết PT này sẽ đi về đâu!

Kết luận.

Cách đây gần một tháng, đang khi Đảng CSVN ồn ào với Đại Hội Đảng lần thứ XII, vào ngày 24/01/2016 chúng tôi có cống hiến bài viết “Lùm xùm chuyện đảng hôm nay, Nghĩ tới bầu bán ngày mai!” Dòng suy tư cuối bài ấy, chúng tôi xin được chia sẻ lại một lần nữa ở đây cùng quý độc giả:



“Kiên quyết không tham gia bất cứ cuộc bầu bán cuội nào do CSVN bày ra, như ‘bầu’ cái gọi là ‘Quốc hội’, vở tuồng sẽ được tái diễn vào ngày 22 tháng 5, năm 2016 này. Dưới chế độ Cộng sản, không hề có bầu cử đúng theo nghĩa của từ bầu và cử! Người ta chỉ dùng thủ đoạn CỬ trước, lùa dân BẦU sau, cưỡng đoạt quyền BẦU CỬ chính đáng của dân, biến nó thành trò chính trị lươn lẹo hầu thao túng chính trường, áp đặt quyền cai trị độc tài độc đảng trên đầu, trên cổ người dân mà thôi.”

14/02/2016

Lê Thiên
nga  
#4 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 07:15:47(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Tranh cử quốc hội Việt Nam: Ứng viên độc lập không ‘hứa cuội’

UserPostedImage
Tiến sĩ Nguyễn Quang A . Hình Internet

Mở đầu một năm mới, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã kích hoạt chiến dịch tự ứng cử quốc hội bằng những nội dung không thể gọi là “hứa cuội” như giới đại biểu quốc doanh.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng người đầu tiên tuyên bố tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam kỳ bầu cử khóa 14 tháng 5/2016. Ông là một trong những nhà hoạt động nhân quyền có chiều sâu nhất của Xã hội dân sự Việt Nam. Khác hẳn với gần 500 đại biểu quốc hội chỉ biết cúi đầu bấm nút, ông Nguyễn Quang A là một trong những ứng viên độc lập đưa ra được chương trình hành động cụ thể và thiết thực với người dân.

Trong cương lĩnh hành động của ông, đáng chú ý là một số nội dung sau:

- Xây dựng thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực thi các quyền con người và các quyền hiến định của mình, cụ thể là hủy bỏ mọi điều khoản trong Hiến Pháp và luật hiện hành vi phạm các quyền con người, vi phạm các luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có nghĩa vụ thi hành; xây dựng luật về đảng, luật biểu tình, luật về quyền tự do lập hội, luật về quyền tiếp cận thông tin, luật về quyền tự do báo chí, xuất bản, tín ngưỡng, … (chứ không phải luật để quản lý, cản trở các quyền tự do đó); đảm bảo sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau của ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp).

- Sửa đổi các luật về kinh doanh và luật dân sự để đảm bảo tuyệt đối tôn trọng quyền sở hữu tư nhân (kể cả quyền sở hữu đất đai), tháo dỡ mọi rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, chống độc quyền, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Sửa đổi các luật về giáo dục, y tế, an toàn thực phẩm, phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo ai cũng được học hành, được bảo vệ sức khỏe và được hưởng phúc lợi xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế.

- Giám sát và động viên nhân dân giám sát buộc các tổ chức và quan chức (nhất là các quan chức nhà nước) tuân thủ pháp luật.

Một trong những hoạt động quan trọng nhất của dân biểu là nghiên cứu và làm luật. Nhưng không phải theo cách “làm luật” vốn có của Quốc hội Việt Nam, tức để cho các bộ ngành phụ trách các vấn đề liên quan tự dự thảo luật và trình Quốc hội, còn Quốc hội chỉ tổ chức “thẩm định” rồi cơ bản là thông qua.

Những dân biểu làm luật có trách nhiệm luôn phải độc lập với các cơ quan bộ ngành “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Đơn cử, nếu không xem xét và thẩm định kỹ, một dự luật của Bộ công an về quyền điều tra của công an xã đã được thông qua từ năm 2015, dẫn đến tình trạng “tự chết” của dân trong đồn công an bùng nổ. Hoặc cũng Bộ công an đã từng dự thảo về quy định điều tra viên được ghi âm, ghi hình luật sư bào chữa, nhưng nội dung này đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người ở Việt Nam.

Mới đây, Bộ công an lại tiếp tục ban hành một thông tư cho phép cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản, phương tiện của người dân. Sát thời điểm thông tư này có hiệu lực, chỉ nhờ vào sự phản ứng rất mạnh mẽ của truyền thông xã hội, cùng sự lên tiếng theo lối “phản biện kín đáo” của báo chí cùng giới chuyên gia nhà nước, thông tư này mới phải điều chỉnh: cảnh sát giao thông chỉ được quyền trưng dụng tài sản của dân khi có quyết định của bộ trưởng công an.

Những ứng viên độc lập như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bằng chương trình hành động cụ thể rất gần gũi với quyền dân và lời hứa không hề “cuội” của mình, đang trực tiếp khiến cho giới đại biểu quốc hội quen “gật’ phải xấu hổ vì thói ngủ ngày của họ.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.356 giây.