logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 07:32:16(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Thưa người viết có anh bạn văn, xưa làm Hương giáo tức giáo làng. Là giáo làng dĩ nhiên là ảnh có mớ chữ; ăn

đứt những người mù chữ; nên trong làng, ảnh thuộc hàng danh gia vọng tộc so với đám Hương chức (nhiều đứa

chỉ biết chữ: ký tên!).

Sau nầy qua đây ảnh không còn làm Hương giáo nữa nhưng vẫn ráng giữ cho được cái tiếng của ngày xưa.
Và để duy trì cái tăm tiếng đó bằng chính cái thực lực của mình không cho đứa nào xấu miệng nói là ăn mày quá

khứ! Ảnh bèn thành lập cái Thi văn đoàn; tự ên phong mình làm Chủ tịch; còn em yêu của ảnh làm Phó Chủ tịch Nội

vụ, Ngoại vụ, Tổng thơ ký kiêm Thủ quỹ.

Làm Chủ tịch Thi văn đoàn, ảnh thường tự mình xuất tiền túi ra, tổ chức ăn nhậu ở nhà cuối tuần! Mà bạn văn, bạn

thơ ai tới, có vác thùng bia cũng được hoặc chỉ vác cái miệng không cũng không sao!

(Ảnh vốn là một con người hào sảng, có bà con xa với Mạnh Thường Quân tuốt tận bên Tàu).
Bữa tiệc ăn nhậu là chính nhưng cái cũng chính luôn là tạo cơ hội cho các thi, văn hữu xướng họa đề thơ và bàn

luận chuyện chính trường thế giới trên trời dưới đất.

Bàn luận đôi khi đưa đến tranh luận; rồi vì có chút đỉnh bia, rượu… hăng tiết vịt quá đưa đến khẩu chiến tức cãi lộn

vì hỏng ai chịu mình trật hết trơn!

Nên với tư cách rất trang trọng là Chủ tịch Thi văn đoàn, ảnh nhiều phen phải đứng ra phân xử kẻ trúng, người sai.
Như mới tuần rồi đây, nhà thơ Hai Lúa và nhà văn Ba Rẫy đã cãi nhau một trận sanh tử lửa về cách dùng chữ Hán

Việt: ‘tiếp kiến’!
Chẳng qua Tổng Thống Mỹ Barrack Obama đi thăm Nhựt Bổn và một ký giả tường thuật rằng:
“Obama tiếp kiến Nhựt hoàng hôm 14 tháng Mười Một và hành động cúi chào quá sâu của ông đã khiến nhiều

blogger ở Mỹ tức tối.”

Nhà văn Ba Rẫy bắt bẻ: “Viết vậy là sai. Động từ ‘tiếp kiến’ có nghĩa là Nhựt hoàng đón rước Tổng thống Mỹ

Obama đến thăm chính thức.

Nghĩa là Nhựt hoàng là Chủ; mà Tổng thống Obama là Khách.

Nên câu nầy phải hoán đổi vị trí chủ từ với túc từ, thành: “Nhựt hoàng tiếp kiến Tổng thống Mỹ Obama”. Hoặc:

“Tổng thống Mỹ Obama được Nhựt hoàng tiếp kiến”
Anh Hương giáo gục gặc cái đầu, phán rằng: “Nhà văn Ba Rẫy nói đúng!”
Nhưng nhà thơ Hai Lúa thì phê phán nhà văn Ba Rẫy chuyên vạch lá tìm sâu.
Rồi đơn cử trường hợp của chính cá nhân mình là: Có lần tui viết bài thơ về con cá sặt! Nhưng có độc giả phê là

nhà thơ gì mà viết sai chính tả bét nhè như thế? Phải viết là con cá ‘sặc’ mới đúng nhe!
Tui bức bối rồi tức tối trả lời rằng: ‘Sặt’ hay ‘sặc’? Cái vần ‘ặt’ hay ‘ặc’ nầy khó biết viết sao là trúng; vì Việt Nam

mình không có Hàn lâm viện về ngôn ngữ nên chưa biết được tui viết trúng hay sai mà ông lại võ đoán như thế hử?

(Lỗi nhỏ như con thỏ mà cứ chỉ chỏ, chu cái mõ của mình vô! Cha! Cái nầy là xài xể, nói nặng bạn văn của mình đó

nha. Mẻ hết một miếng cái tình văn nghệ của đôi ta rồi!)
Anh Hương giáo thấy tình hình căng quá, cũng gục gặc cái đầu, phán rằng: “Nhà thơ Hai Lúa nói cũng đúng!”
Chị Hương giáo, là em yêu của anh Hương giáo, không đồng ý “Anh giáo nói vậy là không phải. Ở đây phải có kẻ

đúng người sai chớ? Nhà thơ Hai Lúa hay Nhà văn Ba Rẫy? Một trong hai mà thôi! Chớ không phải cả hai đều

đúng cả!”
Anh Hương giáo cũng gục gặc cái đầu và phán rằng: “Bà nói cũng đúng luôn!”
Từ đấy anh Hương giáo có cái ‘nick name’ là: Nhà văn Ba Phải! Ai cũng ‘phải’ hết ráo bà con ơi!
Thưa sau bữa nhậu về, nằm gác tay lên trán mà suy nghĩ, tui thấy cách xử thế ba phải của anh Hương giáo vậy mà

hay.

Vì nó tránh cho ta bao điều rắc rối không đáng có! Đời mà! Chuyện cơm áo gạo tiền còn quan trọng hơn chuyện

thơ văn nhiều.
Văn chương, nhứt là ở hải ngoại nầy đây, là chuyện chơi cho vui chớ hỏng có ông nào kiếm sống được bằng

nghề cầm bút đâu thì cãi nhau chi cho nó mất vui bữa nhậu chớ?!
Em yêu của người viết nghe vậy, bèn phản đối: “Ông nói vậy sao phải hè! Thiên chức của nhà văn, nhà thơ, nhà

văn hóa (và nhiều nhà nữa)… đâu phải ra đấy đàng hoàng; đâu có đập dập được nè!”
Tui bèn gục gặc cái đầu và phán: “Bà nói cũng đúng luôn!”

Ôi! Nói như vậy để dập ngay đám lửa tranh luận với em yêu, không cho nó bùng lên! Kẻo cháy nhà!
Vì kinh nghiệm xương máu cho tui biết rằng: Cãi lộn với vợ sẽ không bao giờ chấm dứt… Nếu mình là người nói

sau cùng…
Bởi lời nói sau cùng của mình sẽ bắt đầu một cuộc cãi lộn khác…
Nó có thể dài như trường thiên tiểu thuyết Chiến Tranh và Hòa Bình của Leo Tolstoy mà không bao giờ có hồi kết

gì hết ráo.

Em yêu với cái sở học chưa đầy lá mít, mà dám cãi lý với nhà văn, trên thông thiên văn dưới tường địa lý như tui là

vì em không có đọc văn học sử… bên Tàu!
Nếu có, em sẽ biết phê bình văn thơ người khác; nhứt là tác giả là người có chức, có quyền là một điều vô cùng

dại dột.

Nó thù, nó ‘quánh’ cho lên bờ xuống ruộng, quần áo ướt nhem, dính đầy bùn đất! Vợ con bị ‘lan can’, vì bể cái nồi

cơm, đói khổ, nheo nhóc, lang thang… chỉ vì tội nhỏ như con thỏ của chồng mình là thày lay, ỷ tài đi phê bình thơ

của người khác.
Văn học sử Tàu có ghi lại một bài học kinh điển và kinh nghiệm cho ai lỡ cầm bút như sau: Tô Đông Pha đọc thơ

của Vương An Thạch (Tể tướng), thấy có hai câu: “Minh nguyệt sơn đầu khiếu/ Hoàng khuyển ngọa hoa tâm”
Đông Pha chê vô lý: “Trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được?”
Tô thi sĩ bèn lấy bút sửa chữ khiếu ra chữ chiếu, sửa chữ tâm thành chữ âm, thành ra: “Minh nguyệt sơn đầu chiếu/

Hoàng khuyển ngọa hoa âm”
(Trăng sáng soi đầu núi/ Chó vàng nằm dưới hoa)

Hậu quả là Tô thi sĩ bị Vương tể tướng đì, đày đi phương Nam để lao cải (lao động, cải tạo) về cái tội ngu mà hay

nói!

Ở đó, Tô thi sĩ thấy Minh nguyệt là tên con ‘chim’, và Hoàng khuyển tên con sâu. Chớ hỏng phải trăng sáng, chó

vàng gì ráo….

Hối hận thì đã muộn! Tô thi sĩ đã bị Vương tể tướng thù vặt, đì sói trán luôn… vì không thuộc bài sinh vật học về

‘chim’, về ‘sâu’ của nước Tàu ta…

(Ngộ tả con ‘chim’ mà nị không biết ‘chim’! Nên ngộ cho con ‘chim’ nó mổ cho nị sáng mắt ra!)
Từ ấy đọc đâu, tui để đó, cũng như anh Hương giáo Ba Phải, hỏng thèm ‘lan can’ gì trong những cuộc bút chiến

của bất cứ một ai hết ráo; dù đôi khi thấy trật lất cũng không dám hở môi, làm tài khôn chỉ chỏ gì hết trơn, hết trụi!

Cho nó lành…

Nhưng bữa nay, tức mình quá mà, dẫu biết thẳng mực tàu là đau lòng gỗ! Coi chừng ‘gỗ’ nó quạu nó ‘bổ’ mình; tui

cũng phải nói , vì ông ký giả kịch trường nầy dám chê thần tượng của tui chớ!
Thưa chắc bà con cũng từng nghe câu hát: “Sáng ăn cơm sườn, chiều ăn nước tương/ tối leo lên giường, nằm

nghe cải lương… (” Hey, hey, hey, it’s a beautiful day!)
Tui cũng như đa số bà con mình, dân Sè Gòn, đều khoái cải lương! Nên dù lúc no lúc đói, lúc sáng ăn cơm sườn,

lúc chiều ăn nước tương; nhưng tối nào cũng nằm nghe cải lương… mới ngủ được!
Chính vì khoái cải lương như vậy, nên cái gì có dính líu ít nhiều tới nó, mà tui trộm nghĩ là không trúng; tui ngứa

miệng chen vô cãi liền hè.
Cãi để bênh đôi soạn giả tài danh Hoa Phượng và Hà Triều (tuổi đời của hai ổng bằng Tía của tui) đã sáng tác ra

cái tuồng Tuyệt tình ca hay hết biết…
Vậy mà có một tác giả dám chê soạn giả; dù chỉ chê một, hai chi tiết nhỏ.

Sơ lược vở tuồng Tuyệt tình ca như vầy: Giáo Hương, dân Mỹ Tho, đổi về Vĩnh Long dạy học.
Giáo Nguyễn văn Hương lập phòng nhì với Giáo Lê thị Lan. Em tặng cho chàng một đứa con gái là Lê thị Trường

An và một đứa con trai là Lê Long Hồ. (Cả hai đều theo họ Mẹ vì là con vợ bé!)
Trường An là tên một cái chợ, chân cầu Cái Côn, xã Tân Ngải, trên đường từ Bắc Mỹ Thuận vào chợ Vĩnh Long.
Còn Lê Long Hồ, vì tỉnh Vĩnh Long, thời Giáo Hương có bồ nhí, còn có tên là tỉnh Long Hồ….
Rồi Giáo Hương về chợ Vòng Nhỏ, Mỹ Tho thăm vợ lớn… Chiến tranh loạn lạc xảy ra… Giáo Lan bồng bế hai con

tản cư và mất liên lạc với chàng từ độ ấy…

Hai mươi năm sau, giáo Hương làm ông Cò quận 9 tại Sài Gòn, bắt được một cô gái giang hồ tên Thoa mà chính

thật là Lê thị Trường An…

(“Đứa con gái mà ngày xưa ảnh cưng như ngọc như vàng mà ngày nay đã quen cùng sương gió”)
Lê thị Trường An (do Bạch Tuyết đóng) dẫn Cò Hương (Út Trà Ôn) về gặp lại em Lan (Út Bạch Lan)…
Kỷ niệm xưa, ngày đôi ta còn đượm tình hương lửa ba sinh, tràn về như sóng nước trường giang của dòng sông

Mỹ Thuận!
(Mà ngộ cái nầy bà con ơi! Mấy ông có vợ nhỏ ít khi nào mà bỏ cho đành!)
“Mỗi lần thấy bông ô môi điểm hồng trong gió chướng, mỗi lần nghe tiếng quết bánh phồng rộn rã đón xuân sang.

Mỗi lần có dịp về Vĩnh Long, đi ngang Tân Ngải thấy nhà chợ Trường An là mỗi lần tôi nhớ đến mùa xuân của đầu

năm binh lửa. Nhớ đến dáng người vợ trẻ đã chèo xuồng qua sông Mỹ Thuận để đưa tôi rời tỉnh Long… Hồ”…
Rồi em Lan cũng đập cổ kính ra tìm bóng cũ, xếp tàn y lại để dành hơi, em thổn thức: “Đây, bộ bà ba lụa Lèo mà

chồng tôi bận hai mươi năm về trước. Lượt sau cùng ảnh bận là buổi tối mà sáng ra ảnh ra bến Mỹ Thuận để về

tỉnh Mỹ Tho”

Và Giáo Hương, ông Cò quận Chín, Út Trà Ôn xuống vọng cổ mùi rệu:
“Tôi đang đứng trước mặt mình đây. Tôi đứng đây mà tưởng như đang đứng trên bờ sông Mỹ Thuận, khi mình

quay xuồng tách bến để trở lại với hai con. Bờ cây xa mờ nhuộm khói hoàng hôn, con nước lớn lục bình trôi rời

rạc.
Chiều đã xuống mặt trường giang bát ngát mà bóng người thương lẩn khuất giữa sông… đầy.”
Ông ký giả kịch trường nầy phê rằng: “Tiền hậu bất nhất! Lan nói Hương đi buổi sáng; mà Hương nói Hương đi, đi

buổi chiều!”

Thưa ông ký giả kịch trường thân mến! Tui xin phản đối!
Lan nói: “…Lượt sau cùng ảnh bận là buổi tối mà sáng ra ảnh ra bến Mỹ Thuận để về tỉnh Mỹ Tho”
Theo ngu ý của tui, dân Nam Kỳ đặc sệt, thường hay nói:
“Sáng ra… tức là tới ngày hôm sau” … Chứ không hẳn sáng ra phải có nghĩa là buổi sáng mà thôi!
Dó đó viết như vậy là trúng… Hỏng có cái vụ ông nói gà bà nói vịt gì hết ráo ở đây nhe!
Thưa! Còn nếu ông ký giả kịch trường nầy cứ khăng khăng: sáng ra phải là buổi sáng… (thì thưa, xin cọp dê y

chang theo cách xử thế của anh Hương giáo, kiêm nhà văn Ba Phải) là: “Ông nói cũng đúng luôn! He he!”

Melbourne
Đoàn Xuân Thu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.189 giây.