logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/02/2016 lúc 05:50:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người dân các huyện biên giới rời bỏ nhà cửa lánh nạn khi Trung Quốc tấn công biên giới Việt Nam hôm 17/2/1979. Ảnh chụp hôm 23/2/1979.

Ngày 17 tháng 2 năm 2016 Việt Nam sẽ kỷ niệm 37 năm trận chiến biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến chỉ kéo dài trong một tháng nhưng thiệt hại về phía dân quân của Việt Nam rất nặng nề cho đến 37 năm sau vẫn còn dư chấn. Mặc Lâm có thêm chi tiết về những dự định tổ chức lễ tưởng niệm tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội như vẫn thường được làm từ nhiều năm qua.

37 năm đã trôi qua thế nhưng khi tới ngày 17 tháng 2 thì người Việt Nam không thể không nhớ lại khoảng thời gian kinh hoàng mà quân đội Trung Quốc mang lại cho 6 tỉnh miền Bắc. Thiệt hại về nhân mạng của bộ đội lẫn thường dân Việt Nam cả chục ngàn người, cơ sở vật chất nhiều tỉnh bị san thành bình địa. Quân Trung Quốc tàn phá những nơi mà họ đi qua, và việc giết tập thể thường dân vô tội Việt Nam được nhiều nhân chứng còn sống sót kể lại gây kinh hoàng và phẫn uất cho cả một thế hệ sống trong thời gian cuộc chiến xảy ra.

Cuộc tàn sát này đã làm cho bản hiến pháp Việt Nam vào năm 1980 có lời nói đầu xem Trung Quốc là bá quyền xâm lược. Tuy nhiên sau khi Hội Nghị Thành Đô được ký kết một cách âm thầm 10 năm sau đó thì cơn ác mộng Trung Quốc chuyển thành bốn tốt và mười sáu chữ vàng. Hội nghị Thành Đô cũng tạo áp lực khiến Hà Nội không thể tổ chức các lễ kỷ niệm cuộc chiến tại 6 tỉnh miền Bắc nhằm tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ hy sinh.

Mặc dù gặp khó khăn về phía chính quyền nhưng hàng năm vào ngày này người dân Hà Nội lẫn Sài Gòn đều cố gắng tổ chức lễ tưởng niệm. Tại Hà Nội vườn hoa Lý Thái Tổ được chọn như một địa điểm quen thuộc dành cho mọi người tập trung vào sáng 17 tháng 2 hàng năm. Tại Sài Gòn là bên dưới tương đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng.

Ba ngày trước cả Hà Nội và Sài Gòn đều nhận được thông tin sẽ tổ chức 37 năm ngày xảy ra cuộc chiến. Tại Hà Nội là nhóm NoU và tại Sài Gòn là Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng do ông Huỳnh Kim Báu làm chủ nhiệm đứng ra kêu gọi và nhắc nhở người có quan tâm đến vấn đề này tham gia buổi lễ vào sáng 17 tháng 2.

Tại Hà Nội

Từ Hà Nội anh Nguyễn Chí Tuyến, thành viên của đội bóng NoU cho biết lý do mà anh và các bạn đứng ra kêu gọi cuộc tưởng niệm:

Những năm gần đây thì các hoạt động này nó là thông lệ rồi. Đúng ra nhà nước Việt Nam người ta phải làm những việc như thế này nhưng mà người ta không làm thì nhân dân phải làm. Anh em NoU chỉ gửi thư chung cho mọi người cùng biết chứ chúng tôi không mời riêng từng người nào cả vì thông tin trên mạng rất rộng rãi ai người ta cũng biết. Những người quan tâm thì người ta đều biết cả chứ còn những người nào không quan tâm thì có đưa trước mặt người ta cũng chả quan tâm gì. Nếu quan tâm thì người ta sẽ biết cũng như cái ngày giỗ của người thân mình thì mình phải biết anh em mình tổ chức như thế nào.
Tại Sài Gòn ông Huỳnh Kim Báu nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc chuẩn bị ngày tưởng niệm tại tượng đài Trần Hưng Đạo sẽ không xin phép như những lần trước, ông nói:

Mình tự động làm và đợt này có khác một chút đó là không xin phép. Tuy tự động làm nhưng có thông báo chính thức trên mạng tôi đứng tên và là chủ nhiệm tôi thông báo. Thứ hai nữa tôi đề nghị chính quyền bảo vệ an ninh để cho buổi lễ được trang trọng. Tức là yêu cầu chính quyền tạo điều kiện cho buổi lễ. Trong cái thư mời có khác với mấy năm trước về cái này.

Cũng có vòng hoa có băng rôn nữa. Kinh nghiệm những lần trước nên phải có nhiều bảng và phải đi từng đợt, nếu nó giựt cái này thì có cái khác đưa lên. Mít tinh thì phải có nó mới đúng lễ bộ chứ.

Trước đây chính quyền đã làm đủ mọi cách để ngăn cản những cuộc lễ như thế trong nhiều năm liền. Côn đồ được mang tới gây rối và thậm chí tấn công người tham dự. Những chiếc loa có công suất cực lớn phá âm thanh của buổi lễ một cách thô bạo hay cán bộ mang hẳn cưa máy ra để cắt gạch gây khói bụi và ồn ào khiến buổi lễ không thể thực hiện. Những động thái phá hoại này được thực hiện công khai có sự hỗ trợ của công an, cảnh sát, và lực lượng an ninh ngầm cùng với dân quân, côn đồ các loại.

Tại Sài Gòn

Tại Sài Gòn số người tham gia các buổi lễ có ít hơn Hà Nội nhưng sự đàn áp phá hoại cũng không khác mấy với miền Bắc. Công an từ rất sớm phân tán khắp các nẻo đường và những khuôn mặt thường xuất hiện trong các buổi lễ trước đây đều bị gác cửa không cho ra khỏi nhà. Diễn biến lập đi lập lại hàng năm nhưng vẫn không ngăn được ước muốn chứng tỏ mối quan tâm của người dân trước các hy sinh của anh hùng liệt sĩ. Nói về việc này ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ:

Tới giờ này thì chưa, nếu có thì phải sáng ngày mai. Lần trước ngày 17 tháng giêng ngày Hoàng Sa, mới 6 giờ thì công an đã tới nhà tôi rồi và giữ nhiều người không ra được khỏi nhà nhưng lần này thì chưa nghe. So với lần trước cho tới giờ này chưa có động tĩnh gì đáng ngại. Những lần trước thì giờ này đã có rồi đấy.

Tại Hà Nội việc lãnh đạo mới lên thay thế đã giúp cho người dân một chút hy vọng về cung cách đối xử với người dân sẽ khác với trước đây, mặc dù đó chỉ là suy đoán và hy vọng. Anh Nguyễn Chí Tuyến chia sẻ:
Người dân hy vọng các ông ấy qua những năm vừa rồi thì đã nhận ra vấn đề cần phải làm cho đúng mực. Ngày 19 tháng giêng vừa rồi bà con có làm buổi tưởng niệm cho trận hải chiến Hoàng Sa thì nó vẫn diễn ra êm đẹp. Lúc đó ông Hải chưa là bí thư Hà Nội nhưng mà tôi phải khen ông Chung có những việc cần làm và ông làm được thì ông cũng rất đáng khen.

Trong miền Nam tại tp HCM thì anh em họ biểu hiện không thỏa đáng thì tôi thấy miền Nam kém miền Bắc TP HCM kém Hà Nội. Ngày mai 17 tháng 2 cả Nam cả Bắc đều có những dự kiến tổ chức các hoạt động tưởng niệm dâng hoa. Tôi hy vọng các ông ấy hiểu ra vấn đề và có thái độ đúng mực đối với những người dân kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 17 tháng 2, chứ còn nếu họ lại sử dụng công cụ bạo lực hay cho những đối tượng nào đó ra khuấy rối thì tất nhiên bà con chúng tôi cũng quen cái chuyện ấy rồi nên việc chúng tôi cần làm thì phải làm cũng như ngày giỗ vậy.

Ông Huỳnh Kim Báu dè dặt hơn mặc dù cũng hy vọng vào một điều gì đó mà ông cảm thấy rất mơ hồ:

Nói thực ra với mấy ông này thì không tin được ông nào hết trơn. Mấy ổng ưa chơi cái trò vô chiêu thắng hữu chiêu mình không biết sao, mình cũng chỉ hy vọng vậy thôi. Ông Đinh La Thăng là ai ông ta hành xử như thế nào tới giờ này mình cũng chưa biết và ổng cũng chưa bao giờ phát biểu cái chính kiến của ổng đối với vấn đề Trung Quốc hay đối với phong trào dân chủ, chưa!

Ổng chỉ nói vấn đề kinh tế, vấn đề hồi ổng còn làm giao thông thôi. Tất nhiên chúng tôi cũng quý ổng vì thấy ổng cũng trẻ và ăn nói cũng giống như Nguyễn Bá Thanh, cũng bạo. Cái thứ hai chúng tôi nghĩ ổng mới vô Bộ chính trị, thứ ba nữa là ổng không có giây mơ rễ má gì với Sài Gòn hết nên tôi nghĩ chúng tôi làm vào ngày mai cũng như anh nói tức là để coi thái độ của ông ấy thế nào còn giờ này thì chưa biết được.

Sau đại hội 12 mọi đôi mắt đều tập trung về cách ứng xử với Trung Quốc. Kỷ niệm 37 năm ngày chiến tranh biên giới phía Bắc cũng không ngoại lệ. Ngăn cấm hay đồng tình sẽ khiến người dân có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề Trung Quốc mà bao năm nay nhà nước vẫn làm cho người dân thắc mắc bởi chưa có câu trả lời thỏa đáng cho mọi người.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 16/02/2016 lúc 06:29:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc chiến Năm 79 – Hệ lụy của nhờ vả, xin xỏ

UserPostedImage


Thế hệ của chúng tôi không cách xa năm 79s cho mấy. Ải Nam Quan nay không còn, thác Bản Giốc cũng quá chơi vơi. Nhìn quê hương thật vô cùng nhiễu nhương, điêu linh. Năm 79 quân Tàu cộng đã đánh chiếm và giết chết hàng chục ngàn người lính và hàng trăm ngàn người bị thương Việt Nam vì lí do gì ?

Trung cộng tuyên bố trước khi đánh Việt Nam là "dạy cho Việt Nam một bài học’’lời Đặng Tiểu Bình. Một câu nói trịch thượng và bề trên của một quốc gia dành cho một quốc gia. Tại sao Bắc Kinh có thể tuyên bố đanh thép như vậy đối với Hà Nội? Cộng Sản Việt Nam đã mắc nợ với Trung Quốc quá nhiều chăng?. Và khi hai kẻ tráo trở chơi nhau thì chỉ có đầu rơi máu đổ.

Trong lịch sử Việt Nam được dạy trong các trường tại hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ chăm chăm nói về cuộc chiến chống Pháp và sau này là chống Mỹ (theo cách gọi của cộng sản). Tuyệt nhiên cái khốn nạn ở nơi giáo dục lịch sử cho thế hệ sau này là hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này.

Trong cuộc chiến Nam – Bắc huynh đệ tương tàn mà cộng sản gọi chống Mỹ cứu nước. Cộng sản Bắc Việt đã lệ thuộc quá nhiều về sự hậu thuẫn, tài trợ kinh tài và vũ khí cho quân đội Bắc Việt đánh chiếm miền Nam. Từ đầu chí cuối cuộc chiến tranh Việt Nam. Miền Bắc luôn thực hiện chính sách nhờ vả và đu dây. Trong đó có hai nước lớn theo khối xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc.

Người đời hay nói có ai nắm tay được đến sáng mai đâu. Vào cuối thập kỷ 60, những bất đồng và mâu thuẫn của Moskva lẫn Bắc Kinh ngày càng căng thẳng nhưng Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc.

Cũng từ đây bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước.

Tất nhiên Trung Quốc ngửi mùi được khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam.

Trong cuộc chơi, khi đã lụy, quỳ gối mà nhờ vả kẻ khác thì khó đứng thẳng. Phản trắc lại là một sự nguy hiểm đến tính mạng. Huống chi lại là lãnh đạo của một quốc gia mà quỳ gối trước kẻ dã tâm thì họa dân tộc là một điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường.

Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự. Chính phủ Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc giúp đỡ dàn xếp quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, song Trung Quốc im lặng.

Mọi sự dần lùi về quá khứ, điều quan trọng là rút ra được bài học gì trong những đau thương và mất mát mà dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu. Cộng sản Hà Nội quá nhu nhược và khiếp đảm trước Trung Quốc trong quá khứ và hiện tại, vì lệ thuộc vào Bắc Kinh về ý thức hệ và bản khung chính trị. Ba Đình như một tiểu nghị trường do Bắc Kinh giật dây.
UserPostedImage
Vụ thảm sát tại Cao Bằng năm 1979

Hãy thoát Trung để tránh hiểm họa cho dân tộc là điều phải làm và cần làm ngay tức khắc bằng việc đưa vào lịch sử trong hệ thống giáo dục để thế hệ sau nay biết về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của cha ông trước Trung Quốc năm 1979.

Lập trường chính trị Ba Đình không bị rập khuôn bởi Trung Quốc. Thẳng thắn lên án một cách quyết liệt Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Hãy để cho nhân dân xuống đường tỏ bày chính kiến của mình đối với Trung Quốc trước tất cả các hành động xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và nhân dân Việt Nam.

Xóa bỏ 4 tốt và 16 chữ vàng, trước công luận quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia độc lập, sòng phẳng, bình đẳng cả về chính trị, kinh tế.

Cộng sản Hà Nội có làm được những điều đó không? Hay qua bao năm rồi mà Hà Nội vẫn chưa tỉnh ngộ trước Trung Quốc?

Sài Gòn 16/02/2016
Hải Phan
Theo TNCG
song  
#3 Đã gửi : 17/02/2016 lúc 08:48:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giới trẻ Việt Nam và ngày tưởng niệm chiến tranh biên giới 17/2

UserPostedImage
Các thành viên một đơn vị pháo binh của lực lượng vũ trang Việt Nam chống lại quân xâm lược Trung Quốc dọc theo đường biên giới 230 km của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc vào ngày 23 tháng 2 năm 1979.

Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung xảy ra vào ngày 17/2/1979 và kéo dài trong một tháng đã gây nên thiệt hại nặng nề cho phía Việt Nam. Nhân ngày 17 tháng 2 năm 2016 đánh dấu một trong những cột mốc lịch sử quan trọng xuyên suốt hơn 4000 năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc, mời quý vị cùng đọc chia sẻ của giới trẻ trong nước liên quan đến cuộc chiến tranh bi hùng này.

“Ngày 17 tháng 2 à? Chỉ biết ngày 14 tháng 2 thôi chứ không nghe ngày 17 tháng 2.”

Ngày 17 tháng 2 à? Chỉ biết ngày 14 tháng 2 thôi chứ không nghe ngày 17 tháng 2.

Đây là câu trả lời điển hình của nhiều bạn trẻ trong nước khi được Đài RFA hỏi có biết gì về ngày 17 tháng 2 năm 1979 hay không. Mặc dù ngày lễ Tình yêu Valentine, 14 tháng 2, du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian không lâu nhưng đây là một ngày lễ rất phổ biến đối với hầu hết thanh niên từ thành thị đến nông thôn. Thế nhưng, cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung do Trung Quốc khai hỏa tấn công vào ngày 17 tháng 2 cách đây gần tròn 4 thập niên thì không phải bạn trẻ nào cũng biết đến.

Nói như thế không đồng nghĩa với thanh niên Việt Nam ngày nay hoàn toàn không có thông tin gì về thời gian 30 ngày quân và dân ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ bờ cõi quốc gia không rơi vào sự xâm chiếm bằng vũ lực của Trung Quốc lúc bấy giờ. Một bạn trẻ ở Hà Nội chia sẻ bạn ấy tiếp cận thông tin về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 như thế nào:

“Về cuộc chiến tranh biên giới thì ngoài đời thường chỉ nghe các chú, các bác nói loáng thoáng, thông tin không được đầy đủ rõ ràng; chỉ nói ‘chiến tranh đánh Trung Quốc năm 1979 thôi’. Còn báo chí lề phải ít khi đề cập đến. Cách đây khoảng chục năm gì đó khi internet nở rộ và các trang báo lề trái xuất hiện thì tụi em được tiếp cận nhiều với thông tin về cuộc chiến tranh biên giới. Và những năm gần đây, các cuộc tuần hành được các nhóm xã hội dân sự tổ chức tưởng niệm thì cũng tạo được ảnh hưởng và có sức lan tỏa.”
UserPostedImage
Lính Trung Quốc bị các binh sĩ Việt Nam bắt giữ trên chiến trường của Cao Bằng vào ngày 26 tháng 2 năm 1979.

Sự ảnh hưởng và sức lan tỏa thông tin cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 từ internet đối với thanh niên ở Việt Nam không phải là nhỏ. Các bạn trẻ quan tâm đến tình hình đất nước trước động thái hung hăng lấn át của “người bạn 4 tốt-16 chữ vàng” đều chia sẻ những thông tin mà các bạn góp nhặt được liên quan đến cuộc chiến tranh bi hùng trong lịch sử cận đại chống Trung Quốc là số liệu tương quan lực lượng về nhân lực, kể cả phương tiện chiến đấu và vũ khí quá chênh lệch giữa Việt Nam với Trung Quốc. Dù cho vết tích lịch sử về những phụ nữ và trẻ em bị quân đội Bắc Kinh giết hại một cách dã man bị xóa bỏ hay mộ bia của các binh sĩ thuộc Lực lượng vũ trang Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh với dòng chữ “Quân Trung Quốc xâm lược” ở nghĩa trang đìu hiu hoang vắng tại các tỉnh phía Bắc bị đập phá sẽ mãi không bao giờ rơi vào quên lãng trong tâm tưởng của các thế hệ thanh niên tiếp nối, vì đối với họ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là một cột mốc lịch sử quan trọng xuyên suốt thời gian hơn 4000 năm, kể từ truyền thuyết thời Hồng Bàng của vua Hùng Vương phải phòng vệ trước sự xâm lược của giặc Ân.

Hiện tại muốn bỏ môn Lịch sử luôn… Trung Quốc xâm lược mình mà trong trường thì không dạy, cho đó là nhạy cảm.
- bạn Vĩnh

Vào năm 2014, báo giới chính thống trong nước đưa tin về kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung. Các nhân chứng lịch sử, các sử gia và những bậc lão thành cách mạng lên tiếng kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cần phải đưa vào sách giáo khoa sự kiện Trung Quốc dùng 6 vạn quân đánh Việt Nam hồi năm 1979 để xem đó như là một chiến thắng chống giặc ngoại xâm của lịch sử dân tộc cũng như đối xử công bằng với những anh lính đã ngã xuống và thân nhân của họ bằng cách nói lên sự thật về cuộc chiến tranh biên giới can trường nhưng đầy mất mát. Đáp trả câu hỏi của Hòa Ái rằng các bạn trẻ ở Việt Nam đón nhận lời đề nghị này ra sao, bạn Vĩnh ở TP.HCM bày tỏ:

“Hiện tại muốn bỏ môn Lịch sử luôn, coi như là muốn che lấp hết luôn. Học thì toàn chỉ biết đánh Pháp, đánh Mỹ thôi chứ không có đánh Trung Quốc đâu. Trung Quốc xâm lược mình mà trong trường thì không dạy, cho đó là nhạy cảm. Không cần nói từ xưa mà bây giờ đây Trung Quốc từng bước tấn công Việt Nam đủ thứ về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa rồi ngộ độc thực phẩm tràn làn hết. Lịch sử là như vậy thì phải đưa đúng như vậy nhưng em nghĩ là khó.”

Các bạn trẻ đài ACTD tiếp xúc nhân dịp tưởng niệm 37 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung nhấn mạnh rằng khi chính phủ Hà Nội càng cố bưng bít những thông tin liên quan đến Trung Quốc mà cho là “nhạy cảm” bằng cách không đưa vào sách giáo khoa hay không cho các cơ quan truyền thông loan tải, hoặc ra sức ngăn cản các buổi tưởng niệm do các nhóm xã hội dân sự độc lập tổ chức thì càng không ngăn cản được sự tìm hiểu của thanh niên Việt Nam không chỉ về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà còn về trận chiến Gạc Ma năm 1988, Hội nghị Thành Đô năm 1990, Hiệp định Biên giới Việt-Trung từ năm 1999 đến nay, kể cả những chiếc “tàu lạ” tấn công ngư dân Việt hằng ngày ở Biển Đông vì theo họ lịch sử phải nên chấp nhận sự thật dù thắng hay thua và theo như câu nói của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình là “sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù”.
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 17/02/2016 lúc 08:54:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
'Giật vòng hoa' tưởng niệm cuộc chiến 1979

Sáng ngày 17/2, nhiều nhóm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm 17/2 - 37 năm sau cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979.

Tại Hà Nội, các nhóm trí thức và người dân tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ để thắp hương, dâng hoa, với khẩu hiệu "Nhân dân sẽ không quên".

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã đọc lời tưởng niệm những người đã hi sinh vì cuộc chiến này.
UserPostedImage
Những người làm lễ tập trung thắp nhang tưởng niệm

UserPostedImage

UserPostedImage
Các nhà hoạt động, nhiều người dân đến tham dự buổi tưởng niệm
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số người tập trung tại tượng đài Trần Hưng Đạo để dâng hoa.

UserPostedImage
Một số nhà hoạt động nói xuất hiện lực lượng "cầm dù" che đi các biểu ngữ
UserPostedImage
UserPostedImage
Các nhóm tưởng niệm giương biểu ngữ gần tượng đài Trần Hưng Đạo
Quang cảnh buổi tưởng niệm được nhiều người quay phim lại, với cảnh được mô tả là người đến tưởng niệm bị "giật phá vòng hoa" và nhiều ô dù xuất hiện che đi biểu ngữ.

Những người tham gia nhặt lại hoa bị giật và hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh từ Thành phố Hồ Chí Minh nói trên Facebook: "Các nhân viên an ninh quyết liệt ngăn cản không cho tôi ra khỏi nhà để đi dự lễ tưởng niệm các liệt sĩ."

Năm 2014, khi buổi lễ tưởng niệm tương tự diễn ra tại Hà Nội, một nhóm người đã tổ chức nhảy đầm trong khi nhiều người đến đây đặt vòng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 17/02/2016 lúc 09:01:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#5 Đã gửi : 17/02/2016 lúc 09:16:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Báo chí nhà nước Việt Nam nói gì về Chiến tranh Biên giới 1979?

UserPostedImage
Người dân cầm biểu ngữ tại trung tâm Hà Nội để kỷ niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Các cư dân đã thắp hương và đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ trong buổi lễ kéo dài khoảng một giờ đồng hồ.

Báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát, ngày 17 tháng 2 năm nay và một vài ngày trước đó, có nhiều bài nói về cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đánh vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam cách nay 37 năm. Lượng bài đăng năm nay nhiều hơn và dài hơn hẳn so với các năm trước.

Trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và báo điện tử VietnamNet ngày 16 tháng 2 đưa tin ngắn cho hay Chủ tịch Trương Tấn Sang đã “dâng hương, dâng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn, bày tỏ lòng biết ơn và tri ân các liệt sĩ đã hy sinh qua các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc”. Còn báo Nhân Dân ngày 17 tháng 2 có tin Chủ tịch Sang đã đến Cao Bằng “dâng hương, thắp nhang tại từng ngôi mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh, nơi yên nghỉ của hàng trăm liệt sĩ đã có công gìn giữ bảo vệ biên cương Tổ quốc”.

Trong khi tại 2 thành phố lớn và quan trọng nhất, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra các hoạt động tự phát của các nhóm dân chúng tưởng niệm cuộc chiến tranh năm 1979 do Trung Quốc gây ra, không có tin nào trên báo chí chính thống về hoạt động tưởng niệm chính thức nào của nhà nước.

Các báo online đông người đọc là Người Lao Động và Petrotimes đăng 2 bài phỏng vấn dài trong đó Thiếu tướng Lê Mã Lương và Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh “lãng quên cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là có tội”. Tướng Thước là nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.

Các báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VietnamNet đều đăng các bài chi tiết về diễn biến những ngày đầu của cuộc chiến.

Đặc biệt, báo Lao Động có bài viết nêu ra chi tiết cuộc chiến tranh của Trung Quốc đánh vào Việt Nam kéo dài từ năm 1979 cho tới vài năm sau đó chỉ được ghi lại bằng 11 dòng và 140 chữ trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 của Việt Nam. Đây cũng là điều mà nhiều người đã chất vấn trên mạng xã hội trong những năm qua và xuất hiện nhiều hơn trong những ngày gần đây.

Chia sẻ quan điểm cần có sự công nhận thích đáng về cuộc chiến, Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, nhận định trên báo Petrotimes: “Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng. Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”.

Ông Lê Mã Lương cho rằng cần phải “tuyên truyền một cách mạnh mẽ, để cho xứng tầm với một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc”. Ông bình luận “Sự hy sinh của các chiến sỹ dù là ở thời đại nào cũng đều đáng trân trọng và tri ân, miễn sao sự hy sinh đó là vì Tổ quốc này”. Sau 37 năm, ông nhận xét rằng đã đến lúc cần phải “tôn vinh một cách đầy đủ, chính trực và đàng hoàng với các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến này”.

Ông cũng nhấn mạnh “Cần đưa nội dung này vào trong chương trình giáo dục một cách đầy đủ. Lịch sử cần trở lại với lịch sử và trả lại những giá trị vốn có của nó”.

Theo VietnamNet, Nguoi Lao Dong, Phap Luat, Petrotimes, Motthegioi, Lao Dong.
song  
#6 Đã gửi : 17/02/2016 lúc 09:20:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người dân VN tưởng niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung

UserPostedImage
Người dân thắp hương và đặt vòng hoa tại Tượng Đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội trong không khí trang nghiêm của buổi lễ kéo dài 1 tiếng, bắt đầu từ 8:30 sáng ngày 17/2/2016.

Hơn 100 người tập trung tại Hà Nội hôm nay tham gia lễ tưởng niệm đánh dấu 37 năm cuộc chiến Việt-Trung ngày 17/2/1979.

Chiến sự nổ ra khi Bắc Kinh đưa 600.000 lính tràn vào biên giới phía Bắc để ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ sau khi Hà Nội giúp Campuchea thoát khỏi chế độ cộng sản Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn.

Cuộc chiến chấm dứt sau một tháng khi Trung Quốc tuyên bố ‘hoàn thành mục tiêu chiến tranh’, ‘chiến thắng’ và cho rút quân.
Khác với các buổi tưởng niệm trước đây, hôm nay không có sự đàn áp, không có các đội dư luận viên quá khích tới phá rối. Rất đông anh em, bà con khắp nơi tới thắp hương rất trang nghiêm. Tập trung đông và trang trọng nhất là tại Tượng Đài Lý Thái Tổ. Sau đó, một số anh em sang Nghĩa trang Hà Nội, một số tới Tượng Đài Các Liệt sĩ Vô danh (Đài Tưởng niệm Bắc Sơn).
Ông Mai Dũng, một người tham gia lễ tưởng niệm ở Hà Nội, cho biết.

Những người tưởng niệm cuộc chiến biên giới 17/2 năm nay đã thắp hương và đặt vòng hoa tại Tượng Đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) trong không khí trang nghiêm của buổi lễ kéo dài 1 tiếng, bắt đầu từ 8:30 sáng.

Ông Mai Dũng, một người tham gia, cho hay buổi lễ năm nay tại Hà Nội ít bị ngăn cản so với mọi năm:
"Khác với các buổi tưởng niệm tương tự trước đây, hôm nay không có sự đàn áp, không có các đội dư luận viên quá khích tới phá rối. Rất đông anh em, bà con khắp nơi tới thắp hương rất trang nghiêm. Tập trung đông và trang trọng nhất là tại Tượng Đài Lý Thái Tổ. Sau đó, một số anh em sang Nghĩa trang Hà Nội, một số tới Tượng Đài Các Liệt sĩ Vô danh (Đài Tưởng niệm Bắc Sơn)."
Dân Việt tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc


Tải để nghe
http://av.voanews.com/cl...bab99721a93_original.mp3


Ông Dũng cho biết thêm:

"Sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, từ năm 2011 tới nay, năm nào cũng thế, anh em tập trung tưởng niệm những dịp như ngày mất Hoàng Sa, Trường Sa hay ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam 17/2. Hầu như lần nào cũng bị giám sát rất chặt chẽ."
Tại Sài Gòn, hoạt động tưởng niệm tương tự ở Tượng Đài Trần Hưng Đạo đã không diễn ra suôn sẻ, với lực lượng an ninh phá rối không khí buổi lễ và ngăn cản những người dự định tham gia.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết từ một ngày trước đã xuất hiện một số an ninh trước cổng nhà ông và họ đã cản chân không cho ông tới dự lễ sáng nay. Blogger Chênh chia sẻ:

"Hầu hết những người trong CLB Lê Hiếu Đằng, những người đứng ra kêu gọi tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới, đều bị chặn hết, có tới vài chục người. Cũng có vài người đến được. Họ không cho những người hay tham gia các sự kiện này ra khỏi nhà. Một mặt, họ cho an ninh quậy phá chỗ làm lễ là Tượng Đài Trần Hưng Đạo. Như sáng nay, họ cho an ninh đi giật vòng hoa, lấy dù che hết những băng-rôn và vòng hoa lại để không chụp ảnh hay quay phim được."
Đây không phải là lần đầu tiên những người dân quan tâm đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc trong các cuộc chiến với Trung Quốc, dù rằng hoạt động tự phát này thường xuyên bị ngăn trở, sách nhiễu bởi lực lượng an ninh.
heo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, lý do có những buổi lễ tự phát là vì phía nhà nước chưa bao giờ đứng ra tổ chức các sự kiện này để người dân bày tỏ lòng yêu nước và khẳng định chủ quyền lãnh thổ:

‘Họ rất e ngại phản ứng từ Trung Quốc. E ngại ăn sâu từ ông Tổng Bí thư xuống từng nhân viên an ninh. Hôm nay, ông Trương Tấn Sang cũng đi thắp hương nghĩa trang liệt sĩ ở Lạng Sơn. Có lẽ đây là lần đầu tiên một cấp lãnh đạo cao của đảng cộng sản đi thắp hương như vậy, nhưng ông không phải chính thức đi làm lễ này, mà ông công tác ở Lạng Sơn và nhân tiện ghé vào nghĩa trang thắp hương.’

Ông Chênh nhấn mạnh các buổi lễ tưởng niệm có ý nghĩa rất lớn đối với dân chúng Việt Nam:

"Người dân làm lễ tưởng niệm ngoài việc để nhớ ơn những người đã hy sinh, còn để khích lệ lòng yêu nước, quảng bá rộng rãi cho các thế hệ trẻ sau này biết là Trung Quốc từng xâm chiếm Việt Nam như vậy mà nhà nước lại không dám, không cho làm, không cho tuổi trẻ biết như vậy."

Blogger này nói rằng các quan chức e ngại những hoạt động ‘nhạy cảm’ làm phật lòng Trung Quốc vì sợ ‘mất ghế’ trước những chi phối từ Bắc Kinh đối với dàn nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trong khi người dân Việt bất chấp sách nhiễu đứng ra tổ chức các sự kiện này vì nỗi sợ ‘mất nước.’

Trong một bình luận đăng trải trên mạng xã hội hôm nay, blogger Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội chia sẻ: ‘Chế độ là nhất thời, Tổ quốc là vĩnh viễn. Những người ngã xuống vì Tổ quốc, nhân dân không bao giờ quên ơn.
UserPostedImage

Theo VOA
song  
#7 Đã gửi : 17/02/2016 lúc 11:04:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Xúc động: Lớp học ở đảo Phú Quốc tưởng niệm ngày 17-2

UserPostedImage
Các em học sinh cúi đầu mặc niệm những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Nguyễn Duy Khánh

Chiều nay 17-2, trong các tiết dạy của mình, thầy Nguyễn Duy Khánh, giáo viên dạy văn Trường THPT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang đã cùng với học sinh của mình tưởng niệm ngày 17-2, kỷ niệm 37 năm cuộc chiến tranh biên giới chống quân xâm lược Trung Quốc.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại vào giữa giờ giải lao hai tiết học, thầy Nguyễn Duy Khánh cho biết thầy là giáo viên dạy văn. Với những sự kiện lịch sử, nhất là sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc, khi thầy hỏi các em học sinh đều không biết gì về sự kiện này.

"Tôi buồn và lo nữa. Vì thế hệ học sinh ngày nay mà không được biết, được nhắc để nhớ thì mai sau, liệu có ai còn nhớ một giai đoạn bi tráng này nên tôi nghĩ phải cho các em học sinh biết. Vì vậy, tôi thực hiện điều này cho học sinh bốn lớp mà tôi có giờ dạy trong buổi chiều hôm nay. Tôi dành ra khoảng 15 phút để kể cho các em nghe về sự kiện này. Các em chăm chú lắng nghe một cách xúc động, nhiều em đã khóc. Tôi đề nghị các em hãy dành một phút mặc niệm cho những người đã ngã xuống vì cuộc chiến bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc".
UserPostedImage
Học sinh lớp 10C4 đang tưởng niệm. Ảnh: Nguyễn Duy Khánh

Những hình ảnh của giây phút tưởng niệm đã được thầy Nguyễn Duy Khánh cập nhật trên trang Facebook cá nhân của thầy. Rất nhiều bạn bè đã chia sẻ sự cảm phục trước hành động đẹp của thầy và trò Trường THPT An Thới. Nhiều người cũng cho rằng đây là một hành động thật sự có ý nghĩa về sự nhắc nhớ cụ thể, sâu sắc nhất, mang tính giáo dục nhất... dành cho những người trẻ tuổi.

Trường Quốc tế Canada tổ chức tưởng niệm

Vào đầu giờ học chiều hôm nay, 17-2, sau lời tóm tắt về cuộc xâm lăng toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) do các học sinh đọc trên hệ thống (phát thanh công cộng) của các trường, toàn thể học sinh cùng đội ngũ giáo viên hệ thống trường quốc tế Canada (CIS) đã dành một phút mặc niệm để tưởng niệm những đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc.

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Canada tâm sự: "Trong tiếng nhạc trầm buồn của bài "Hồn tử sĩ", tôi đã suýt bật khóc khi thấy các hiệu trưởng, hiệu phó người Canada đã cùng đứng lên nghiêm trang mặc niệm với chúng tôi, giữa cuộc họp về nhân sự cho năm học mới! Hôm nay, không chỉ có học sinh Việt Nam mà các em học sinh của 26 quốc gia khác đang học tại CIS cũng đã biết và nhớ đến ngày 17/2/1979 trong lịch sử dân tộc Việt Nam".

Thanh Trang - Gia Tuệ
http://plo.vn/giao-duc/x...iem-ngay-172-612275.html
song  
#8 Đã gửi : 17/02/2016 lúc 11:21:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vũng Tàu: Các nhà hoạt động XHDS độc lập kỷ niệm chiến tranh biên giới Việt - Trung

UserPostedImage

Sáng 17/02/2016, tại Thành phố Vũng Tàu nhiều băng rôn, biểu ngữ tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt Trung năm 1979 được các anh em hoạt động treo tại nhiều địa điểm công cộng như: trụ sở UBND, Sở Giáo dục, Sở Tài nguyên Môi trường, nhà Văn hoá Thiếu nhi, đài tưởng niệm, siêu thị...

Khác với các sự kiện chiến tranh lịch sử khác, cuộc chiến biên giới Việt - Trung luôn bị nhà cầm quyền lãng quên một cách có chủ đích từ việc chỉ đạo đục bỏ bia tưởng niệm chiến tranh đến việc thay tên Trung Quốc bằng dấu ba chấm trong các văn kiện đảng.

Không nhận giặc làm đồng chí, không né tránh chỉ mặt kẻ thù - người dân Việt Nam nói chung và người dân tại Vũng Tàu nói riêng, đã tưởng nhớ sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979 theo cách của mình.

Nhân dân không quên!
UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage
Ảnh: CTV Dân Làm Báo

CTV Danlambao
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.213 giây.