logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/02/2016 lúc 06:02:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chưa biết năm mới 2016 Bính Thân này thế giới sẽ ra sao, riêng Canada có nhiều tin vui lắm các cụ ạ. Thứ nhất là

tin Canada được xếp hạng nhất, nơi đáng sống nhất trên thế gian. Chả thế mà tin tuần qua cho hay: nhiều dân Mỹ

nói rằng nếu ông Trump mà đắc cử tổng thống kỳ này thì họ sẽ di cư sang Canada! Theo US News & World

Report, Đại Học Wharton, Pennsylvania và BAV, nhóm tư vấn thương hiệu toàn cầu, thì Canada đứng hạng thứ

hai, chỉ sau nước Đức. Kết quả bình chọn này dựa trên cuộc khảo sát ở 36 nước trên khắp 5 châu. Nhóm chúng

tôi đọc tin này xong thì gật gù rồi ai cũng bảo: Tin trên là một điều ai cũng phải thấy, vì đất nước Canada này rộng

mênh mang, gần 10 triệu cây số vuông mà đất đai canh tác mới chỉ 4.8% và dân số mới chỉ 33 triệu người. Cách

đây ít lâu tôi có đọc một bài viết của một nhóm sử gia uy tín, họ tiên đoán rằng chỉ trong vòng 50 năm nữa thì nước

Canada sẽ nhập vào nước Hoa Kỳ, hai nước này sẽ chiếm hẳn miền Bắc Mỹ, sẽ làm vua toàn cầu về mọi mặt, tên

tân quốc gia sẽ là Americana. Các cụ có tin như vậy không? Đến đời cháu chắt chúng ta chúng sẽ chứng kiến việc

này, các cụ ạ.
Đó là tin vui thứ nhất. Tin vui thứ hai, theo nhà văn uy tín David Shaftel của báo New York Times thì Toronto, thành

phố số 1 của Canada hiện nay cũng là nơi có làng An Lạc chúng tôi, là thành phố mà khách du lịch phải đến tham

quan trong năm mới 2016 này vì nó có rất nhiều kỳ quan về văn minh và văn hóa. Các cụ phương xa tính sao cơ?

Nhớ đi Toronto nha. Dân Việt Nam ở Canada có khoảng 300.000 người, riêng Toronto có 80.000. Phe ta đã chọn

nơi này là quê hương và gọi Toronto là ‘Tổ Rồng To’, tức có ‎‎ý nói đây là đất của con cháu Rồng Tiên. Sách trời đã

viết sẵn như vậy.

Toronto có nhiều điều đáng ca ngợi, nhiều lắm, như nhà báo Shaftel ở trên đã nói. Tôi chỉ xin kể sơ một tin rất nhỏ

đã làm cá nhân tôi thán phục: Đầu mùa đông này Sở Xã Hội thành phố đã chuẩn bị 3.000 thùng đồ mang tên

‘Winter Survival Kits’ tức là thùng cấp cứu mùa đông cho những người vô gia cư. Mỗi thùng có quần áo ấm, thực

phẩm, vật dụng vệ sinh khẩn cấp… Các thùng này để sẵn tại các trung tâm cấp cứu và trong các xe cảnh sát đi

tuần ban đêm. Đây là chuyện nhỏ nhưng tuyệt vời quá chứ. Ở Canada có một luật bất thành văn là chính quyền

không được để một công dân nào lúc đi ngủ mà bụng đói cả.

Tuy đã vào năm mới nhưng dân làng tôi vẫn còn nói chuyện năm cũ. Chẳng hạn chuyện thủ lãnh đảng Parti

Quebecois ở bang Quebec đã ly dị sau đám cưới 6 tháng. Ở Bắc Mỹ này chuyện ly dị là chuyện rất bình thường,

có gì đáng nói đâu, nhưng chuyện ông đảng trưởng Pierre Peladeau và người đẹp Julie Snyder trên đây thì rất

đáng nói vì đây là lần ly dị thứ hai. Trước đây 15 năm họ đã lấy nhau, có với nhau 2 đứa con, rồi họ ly dị. Tháng 8

năm ngoái họ lại tái hợp với tiệc cưới linh đình, ai cũng chúc họ lần này được 100 năm hạnh phúc, thế mà, than ôi,

ngay đầu năm 2016 này, mới tái hợp 6 tháng họ lại làm thủ tục ly dị. Ly dị lần thứ hai, kỳ quá chứ!
Cụ Chánh tiên chỉ làng nghe chuyện này xong thì phát biểu: Đảng trưởng mà ngất ngư như vậy thì làm sao mà chỉ

huy đảng cho vững chắc được. Không chừng ông Peladeau này bị tổ Canada phạt. Độc giả phương xa có hiểu tại

sao Cụ chánh nói như vậy không ? Thưa tỉnh bang Quebec đã hai lần do Đảng Parti Quebecois lãnh đạo và cả 2

lần đã làm toàn quốc Canada chới với vì họ đòi ly khai. Quebec là đất gốc của di dân Pháp ngày xưa nhưng đã bị

quân Anh đánh bại và đô hộ, nên con cháu họ ở đây vẫn còn hận thù, họ muốn ly khai khỏi liên bang Canada để

thành một nước độc lập. Ngày xưa tướng De Gaule khi giữ chức tổng thống Pháp đã nhiệt liệt ủng hộ và cổ võ

việc ly khai này. Khi cầm quyền, đảng này đã tổ chức hai cuộc trưng cầu dân ‎‎ý, một vào năm 1980, một vào năm

1995. Kết quả cuộc trưng cầu dân ‎‎ý để ly khai năm 1995 làm Canada xém chết. 94% dân chúng đã đi bầu, và kết

quả: 49.42% dân Quebec muốn ly khai. Một trong những l‎ý‎ do khiến chính quyền liên bang thắng nhưng thắng bằng

đường tơ kẽ tóc là vì thủ tướng liên bang Canada thời có cuộc trưng cầu dân ‎ý là hai người gốc Quebec, năm

1980 là thủ tướng Pierre Trudeau, năm 1995 là thủ tướng Jean Chrétien, hai thủ tướng gốc Quebec nhưng chống

việc ly khai hết mình. Theo dư luận thì có lẽ từ nay Quebec không đòi ly khai nữa vì sắc dân gốc Pháp đang giảm

dần.

Nhân chuyện gia đình tan vỡ của ông đảng trưởng Quebecois nổi tiếng trên đây làm tôi nhớ tới một cặp nổi tiếng

khác, không phải ở Canada mà ở Việt Nam. Các cụ có biết tôi định nói đến cặp vợ chồng nào không? Thưa đó là

cặp chủ nhân hệ thống cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Họ có với nhau

4 đứa con. Tài sản trên 100 triệu Mỹ kim. Cà phê Trung Nguyên không những nổi tiếng ở VN mà còn nổi tiếng

hoàn cầu, được xuất cảng tới 60 quốc gia. Thế mà họ đã làm đơn xin ly dị từ giữa năm qua.

Cái gì gây đổ vỡ thế này? Cả hai cặp Canada và Việt Nam trên đây đều nổi tiếng, đều ngồi trên núi vàng, đều

cưới nhau vì yêu nhau, đều đã có con cái… Đây là một trong những đề tài mà làng An Lạc chúng tôi đem ra nói

những ngày đầu năm mới, nói hoài mà vẫn không tìm ra câu trả lời tại sao họ đổ vỡ, các cụ ạ. Ông Từ Hòe là

người nói say sưa nhất nhưng l‎‎ý luận ông đưa ra vẫn không chinh phục được cả làng. Ông bảo ông sẽ đem

chuyện này về miền Tây hỏi gia đình chú em và hỏi cả cha xứ mà ông quen thân xem có tìm ra đáp số hay không.

Trên đây là mấy chuyện năm cũ mà vẫn còn sôi nổi, vẫn còn chạy qua năm mới. Chưa biết cả năm Thân này sẽ

như thế nào. Riêng về thời tiết hồi cuối năm vừa qua thì có một điềm lạ. Đó là ngày lễ Giáng Sinh đã không có

tuyết, nên đã không có White Christmas. Đã thế, ngày 24 tháng Mười Hai ngày trước lễ, thời tiết ở thủ đô Ottawa

và cả bang Ontario đã nóng ấm khác thường, lên tới 17 độ C, mà theo lẽ thường thì phải ở dưới 0 độ. Dân

Canada và Hoa Kỳ bao giờ cũng ao ước đi lễ nửa đêm ở nhà thờ xong, khi ra về thì trời có tuyết rơi. Ai cũng tin

tuyết trắng đêm giáng sinh là một điềm hên. Đó là ‎ý ‎nghĩa bài ca White Christmas. Nha khí tượng cho biết đã 175

năm nay chưa bao giờ ấm thế này. Nhưng thôi, tôi không nói tới bài hát này nữa, các cụ có biết tại sao không cơ?

Thưa, bài hát này ngày 30 tháng 4, 1975, đài phát thanh Hoa Kỳ ở Saigon đã dùng làm mật hiệu cho kiều dân Mỹ

chạy khỏi VN.

Xin được nói chuyện ông Từ Hòe vui hơn. Thời gian đi nhanh thế. Mới hôm nào ông Từ Hòe từ miền Tây về đây

mở mùa ăn tết cho làng, ông dựng cây nêu và đánh trống họp làng liên miên ở nhà cụ Chánh tiên chỉ, thế mà nay

đã hết tết, cây nêu đã được hạ xuống và ông đang chuẩn bị khăn gói về với chú em. Dân làng bảo nhau phải làm

thêm nhiều tiệc để giữ ông lại, càng lâu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Phe các bà rất đồng ‎ý với việc này vì bà nào

cũng mê nói chuyện với ông và nghe ông kể chuyện. Đề tài nào ông cũng có thể làm các bà cười nghiêng ngả.

Chẳng hạn hồi giữa tháng Giêng vừa qua có chuyện Đảng CSVN họp đại hội kỳ 12 ở Hà Nội, làng tôi ai cũng mở

TV theo dõi. Bữa đó làng tôi vừa ăn cơm vừa xem đài Người Việt TV ở Cali, chợt đến mục Tin VN bàn về việc

chọn ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí Thư, nhà báo Đinh Quang Anh Thái hỏi nhà

kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa là CSVN sẽ chọn ai. Ông Nghĩa trả lời tỉnh bơ: ‘Trọng hay Dũng thì cũng vậy thôi’. Ông

Từ Hòe nghe câu trả lời này thì phá ra cười sằng sặc, cả làng không ai hiểu vì sao ông cười, Chị Ba Biên Hòa

phải lên tiếng hỏi, mãi rồi ông mới trả lời: Câu nói trên làm tôi nhớ chuyện ngày xưa, thời còn quốc hội VNCH ở

Saigon. Chủ tịch quốc hội lúc bấy giờ ‎là Ông Nguyễn Bá Cẩn rồi về sau là ông Nguyễn Bá Lương. Có người hỏi

k‎ý giả VIP KK ở báo Sóng của Chu Tử rằng giữa Ông Cẩn và ông Lương ai tốt hơn ai. K‎ý‎ giả VIP KK đáp: BC

hay BL thì cũng vậy thôi, cũng như nhau . Câu trả lời nước đôi, chả có gì đặc biệt, thế nhưng vì là lời in trên báo,

phải viết ra giấy, nên cái ông k‎‎ý giả VIP KK nổi tiếng này đã lập lờ không viết rõ là Bá Cẩn và Bá Lương, mà ông

viết tắt 2 tên là BC và BL. Cái chữ viết tắt BC và BL này mới sinh chuyện, nó làm cho những ai có máu dê thì nghĩ

ngay tới cái nghĩa tục, cái mà các nhà đạo đức giả nhăn mặt gọi là tục tĩu dơ dáy bậy bạ…

Các bà các cô trong làng tôi, ai cũng cao tuổi cả rồi và lại đầy kinh nghiệm sống, lại nghe cùng với tiếng cười hề

hề của Ông Từ Hòe phụ họa thì hiểu ngay cái ‎ý‎ mặn của mấy chữ viết tắt BC và BL. Các bà đã phá ra cười ngặt

nghẽo. Lại còn đấm nhau thùm thụp, vừa đấm vừa cười vừa la ‘Quỷ! Quỷ!’.

Vì ông Từ Hòe đi đến đâu là mang tiếng cười đến đó, nên ngày Mồng Một tết vừa qua, ai cũng mời ông đến xông

nhà để lấy hên. Ai cũng phải ở trong nhà, chờ ông Từ Hòe đến chúc tết đã rồi mới được xuất hành. Tôi chưa thấy

ai có một buổi sáng Mồng Một bận như Ông Từ Hòe năm nay. Ông phải thuê hẳn một chiếc taxi và vẽ lộ trình chi

tiết cho người tài xế. Tới nhà ai ông cũng mang vào mừng tuổi một quả dưa hấu, trên trái dưa ông dán một miếng

giấy đỏ có viết một chữ Phước rất lớn. Ông bảo có Phước là có tất cả. Ông đặt quả dưa lên bàn thờ tổ tiên từng

nhà, rồi ông mới chúc tết gia chủ và con cháu.

Sau tết dân làng ai cũng cám ơn ông về trái dưa hấu ông mừng tuổi, nhà nào cũng nói được trái dưa ngon hết

sức, vỏ xanh láng bóng, ruột đỏ thắm và ngọt lịm, đây là điềm vui cho cả năm.
Dân làng cố giữ ông ở lại với làng lâu hơn thường lệ. Ông ODP bày mưu cho các bà nấu cỗ thật ngon, nay món

Bắc, mai món Nam, mốt món Trung. Nhờ ông Từ Hòe mà phe liền ông chúng tôi được nếm đủ các món tinh hoa

như chân giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, canh khổ qua nhồi thịt, đĩa chả Huế giá chua…
Trong một bữa ăn sau tết, bà Cụ B.95 lên tiếng nói rằng năm nay là năm con khỉ mà sao làng ít kể chuyện khỉ. Ông

Từ Hòe lên tiếng xin có ngay. Rằng chú em kết nghĩa của ông mới tết ông một món quà mà ông thích hết sức. Ông

không ngờ chú em có lòng đạo và ‎‎ý thức sống đạo như vậy. Các bạn có đoán được món quà này là gì không ?

Thưa chú ấy nhờ người đi du lịch ở Nhật mua cho tôi một bộ tượng 3 con khỉ, được gọi là The Three Wise

Monkeys / 3 con khỉ khôn ngoan, đúc bằng đồng, một con khỉ lấy tay che mắt, một con che tai, một con che miệng.

Ý bộ tượng này muốn khuyên ta không xem, không nghe, không nói những điều xấu. Đây là một bộ tượng nhái

theo tượng Ba Con Khỉ Khôn Ngoan nổi tiếng đặt ở đền Toshogu ở Nikko bên Nhật. Tôi đã để tượng ba chú khỉ

này nơi phòng khách, ai xem thấy thì cũng gật gù khen ‎‎ý nghĩa cao đẹp của việc bịt mắt bịt tai và bịt miệng.

Anh H.O. nghe xong bèn cười hề hề. Anh bảo nếu anh là người làm tượng thì anh sẽ làm bộ tượng có bốn con

chứ không phải ba. Anh sẽ làm thêm một chú khỉ thứ tư, con khỉ đang lấy tay che hạ bộ. Hành động này mới mang

‎ý nghĩa đạo đức hơn cả.

Cụ B.95 sợ câu chuyện chú khỉ thứ tư này sẽ dẫn tới những chuyện mặn nên để khỏa lấp cụ lên tiếng hỏi anh John:
– Trong các bữa nhậu của làng ta tôi thấy các bác chỉ kể chuyện con khỉ ở VN, cùng lắm là con khỉ bên Tàu, và

vừa đây mới nghe chuyện con khỉ bên Nhật. Vậy chứ trong thế giới Anh văn có chuyện khỉ nào hay không?

Anh John này từ khi có ông Từ Hòe về làng thì anh ít nói hẳn đi. Tôi hỏi anh tại sao thì anh trả lời là phải ít nói để

dành thời giờ cho ông Từ Hòe nói mà học hỏi chứ. Anh này khôn thiệt. Anh trả lời bà cụ B.95 ngay:
– Trong thế giới tiếng Anh thì chú khỉ không được nhắc tới bao nhiêu, mà nếu có thì thường chê nhiều hơn khen.

Tôi chỉ thấy có câu nói này là ngộ nghĩnh khi cực tả về cái cái độ giá lạnh: ‘Cold enough to freeze the balls off a

brass monkey! / Trời lạnh đến nỗi hai hòn bi của con khỉ bằng đồng cũng đóng đá luôn!
Cả làng nghe xong đều phá ra cười như sấm. Ông Từ Hòe cười to nhất, mãi rồi ông mới ngưng được, ông bảo:

Tôi nghĩ câu nói này hay thiệt là hay, và có lẽ nó hay như vậy là vì đã lấy ‎ý‎ từ tiếng VN. Ngay ngày xưa người Việt

đã tả về thời tiết giá lạnh là ‘lạnh teo chim!’ Rõ ràng cái ‎ ‘teo chim’ tiếng Việt này đẻ ra cái teo hai hòn bi tiếng Anh

trên đây. Nghe xong, anh John vái Ông Từ Hòe một cái rồi nói: Xin chịu Bác! Vái xong, anh biết vợ anh không thích

nghe những chuyện liên hệ tới cái ‘teo’ này nên anh chuyển đề tài, anh hỏi ông Từ Hòe:
– Tết này tôi thấy nơi nào có cộng đồng VN là nơi đó có báo tết, không phải một tờ mà nhiều tờ. Tôi biết anh là

người mê đọc báo lắm, xin anh cho biết trong các báo, anh thích bài báo nào nhất. Câu này gõ đúng tần số thông

thái và tiếu lâm của ông.

Ông Từ Hòe nhấp một miếng trà rồi đáp: Tôi thích nhất bài của nhà văn kỳ cựu Văn Quang, bài tên là Ngày xưa

làm báo tết đăng trên tuần san Thời Báo Toronto. Bài này dài vì ông kể các chuyện in báo tết ngày xưa ở Saigon

khi chưa có computer như ngày nay. Hồi đó, hình như vào khoảng 1960 ông làm trưởng ban biên tập của báo

Chiến Sĩ Cộng Hòa của Quân Đội VNCH, số phát hành mỗi lần lên tới 200.000 số. Nhà in phải dùng thợ xếp chữ,

xếp xong thì phải in thử rồi đem cho ‘thày cò’ sửa chữa, bản in thử này tiếng chuyên ngành gọi là morasse, sửa

đến lần thứ 3 thì mới xong và trưởng ban biên tập phải k‎‎ý tên chịu trách nhiệm trên bản này thì mới được chính

thức đem in. Năm đó, đầu số báo có bài Thư chúc tết của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QĐVNCH là

Tướng Lê Văn Tỵ. Báo in xong liền được đem lên văn phòng Đại Tướng ngay. Trong lúc Nhà văn Văn Quang

đang thở phào nhẹ nhõm vì đã hoàn thành tờ báo xuân cho quân đội thì Đại Tá Hoàng Ngọc Tiêu chánh văn phòng

của đại tướng gọi xuống khẩn cấp và la ông vì sao lại để xảy ra một lỗi nhà in to lớn thế này: ‘Tên của Đại Tướng

là Lê Văn Tỵ, mà các anh dám cho in là Lê Văn Ỵ, dám bỏ chữ T đi ?’ Ông Văn Quang tá hỏa tam tinh, vội tìm bản

morasse tức bản in thử thứ ba cuối cùng, và trên bản này tên của Đại Tướng là Tỵ, có chữ T rõ ràng. May mà báo

chưa xuất kho. Không biết khi chạy máy, cái chữ T nó rơi đi bao giờ.

Vì Đại tá Hoàng Ngọc Tiêu tức Thi sĩ Cao Tiêu là bạn thân của ông nên đã cho ông giờ sửa sai, thêm chữ T vào

trước chữ Ỵ. Toàn thể văn phòng, toàn thể nhà in đã sửa sai một núi báo trong một ngày một đêm mới xong.
Ông Văn Quang cho rằng mình xém chết, ông đã chuẩn bị mất chức và đày ra đơn vị tác chiến.
Kể đến đây xong thì ông Từ Hòe bình luận: Ông Văn Quang thoát chết là may mắn lắm vì tội của ông quá lớn. Thời

đó ngoài Bắc có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong Nam có Đại tướng Lê Văn Tỵ. Đại tướng chúc tết rõ ràng, cớ

sao lại bảo đại tướng ị?

Chuyện mất chữ T này đã làm mọi người phá ra cười. Ông Từ Hòe giơ tay như đính chính: Tôi thích bài của Văn

Quang vì Văn Quang có máu tếu và là một kinh nghiệm sống có thiệt chứ tôi không có ‎ ý xúc phạm tới Đại tướng

Lê Văn Tỵ, một vị tướng được tiếng là giỏi và liêm khiết của quân đội VNCH, vị tướng duy nhất được tôn lên bậc

‘Thống Tướng’ năm 1964.

Nói xong câu này thì Ông Từ Hòe hướng về Cu Chánh chủ nhà: Năm con khỉ nên tôi đã quá đà nói toàn những

chuyện khỉ tầm bậy tầm bạ. Bây giờ xin Cụ điều chỉnh lại không khí làng để sau tết này ai cũng vui vẻ sống hạnh

phúc.
Cụ Chánh ngẫm nghĩ một lúc rồi phát biểu: Các bạn vừa kể chuyện tượng 3 con khỉ nổi tiếng bên Nhật, lão không

có tượng nhưng có tấm ảnh chụp 3 chú này do một ông bạn bên Pháp gửi cho. Ông này cũng mới đi du lịch bên

Nhật về. Ông có tới ngôi đền nổi tiếng đó và có chụp hình. Đàng sau tấm ảnh thì ông bạn viết cho lão một câu

chuyện có liên hệ tới chú khỉ bịt tai. Rằng có một ông lão kia ngày mồng một tết chắp tay cầu nguyện xin Trời cho

mình được sống khỏe mạnh cho tới chết thì một vị thần hiện ra, thần nói: “Về già thì ai cũng phải mang một thứ

bệnh nào đó để mà chết. Vì lão đã sống một cuộc đời từ bi bác ái tốt lành nên ta cho lão chọn một thứ bệnh”. Ông

lão suy nghĩ một lúc rồi đáp: Con không chọn các bệnh về tim gan dạ dày lá lách vì tất cả đều đau đớn lắm, xin cho

con chọn bệnh điếc vì bệnh này không đau đớn gì cả, mà còn tránh cho con khỏi nghe những điều xấu xa. Ông thần

gật đầu và đáp ngay: lão đã có một sự chọn lựa đúng nhất và tốt nhất. Và ông lão đã được như vậy.
Rồi Cụ Chánh kể tiếp: Câu chuyện này làm lão nhớ tới một câu kệ:

Mắt trông thấy sắc rồi thôi
Tai nghe thấy tiếng, nghe rồi thì không
Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước khỏi vòng trầm luân

Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay và gọi cụ là ‘Thiền Sư tiên chỉ’. Cụ Chánh lắc đầu rồi đáp: Chớ, chớ nói thế. Lão

chỉ là một thiền sinh bé nhỏ. Hôm nay nhân dịp đầu năm, có đông đủ dân làng, lão xin mở hết tâm can. Hằng ngày

lão vẫn nghiền ngẫm bốn câu thơ do một bạn già gửi tặng:
Buông bỏ hết đi, giữ làm gì

Để hồn thư thả lúc ra đi
Tiền bạc, lợi danh, giờ vô nghĩa
Hận thù, xung đột, nào ích chi…

Trà Lũ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.360 giây.