logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 31/03/2016 lúc 09:46:56(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Foreign exchange reserves (FER ) tiếng Việt dịch thoát nghĩa là ngoại hối dự trữ. Chúng ta nghe nói về nó dạo gần đây khá nhiều. Đặc biệt

trong bối cảnh giá dầu thô hạ xuống tận đáy, kinh tế toàn cầu được coi là đi xuống khi nền kinh tế phát triển mạnh của Trung Quốc liên tục có

những dấu hiệu suy thoái vô phương cứu vãn; vai trò của ngoại hối dự trữ FER càng trở nên bức thiết hơn. Tại sao? Điều gì đã khiến cho

ngoại hối dự trữ trở thành vấn đề nóng hổi của kinh tế vĩ mô của một quốc gia nói riêng (và kinh tế thế giới nói chung)?

Từ khi đến Mỹ (hoặc có dịp đi làm ở nước ngoài) những khúc-ruột-ngàn-dặm của đất Việt đã có dịp so sánh đồng tiền Việt Nam với đồng tiền

họ kiếm được ở xứ người. Lao động ở Nhật thì nhận tiền Nhật là đồng yen. Đi làm ở Nam Hàn thì nhận đồng won. Còn ở Thái thì giành dụm

đồng bath. Qua Úc thì để giành đồng Úc. Đến Anh thì nhặt đồng bảng hay đồng Euro. Tại Canada thì chắt chiu đồng đô la Canada. Đến Mỹ

thì dân Việt mình chăm chỉ cần cù với đồng đô Mỹ. Ngay cả dân Việt đến Mexico cũng đã hăng hái nhặt nhạnh từng đồng peso.

Cứ thế… người Việt tha phương đi làm lấy tiền bản xứ. Nhưng khi gởi về quê, gần như tất cả phải đổi qua đồng Mỹ kim. Bởi lẽ khá đơn giản,

ngoài đồng bạc Việt Nam ra, rất ít những đồng tiền ngoại hối khác được lưu hành tại Việt Nam (trừ phi chúng là tiền của các nền kinh tế lớn

như Mỹ, Úc, Liên hiệp Châu Âu…) Nói thế để dễ phân biệt được giá trị của một ngoại tệ dựa vào tính năng lưu động phổ biến của chúng tại

một thị trường. Trong trường hợp này đồng Mỹ kim lưu hành rộng rãi và là đồng tiền được chọn để-dành-làm-của (tương đương như vàng) tại

Việt Nam là một ví dụ khá điển hình.

Tiền ngoại ta đã biết. Vậy dự trữ ngoại hối để làm gì? Thực ra đây là một vấn đề lớn (nhưng do không ăn nhập với bận rộn cơm áo gạo củi

hằng ngày nên không mấy ai nghĩ đến). Tuy nhiên với các doanh nghiệp chuyên môn hoạt động tại các lĩnh vực nhập cảng – xuất cảng, họ sẽ

quan sát đến giá trị chênh lệch giữa các ngoại tệ. Còn với những ngân hàng ngoại hối, đặc biệt với ngân hàng trung ương, quỹ ngoại hối hay

dự trữ ngoại hối không đơn giản là chuyện mua bán hay thanh toán các hợp đồng quốc tế, mà nó liên quan đến những mặt khác của các hoạt

động kinh tế thế giới. Thậm chí nó còn là bệ phóng, là nền tảng uy tín về kinh tế tài chánh của một quốc gia.

Như vậy, dự trữ ngoại hối là số tiền một quốc gia dự trữ để chi dụng cho những hoạt động tài chánh trên bình diện trao đổi quốc tế. Không chỉ

vậy, nó còn được sử dụng để thanh toán những trái phiếu đã được bán ra cho các nhà đầu tư nước ngoài trước đó. Nó còn là “tóc” để các

đối tác làm ăn giữa các quốc gia tin tưởng nhau. Dĩ nhiên chẳng ai dại dột làm ăn với kẻ trọc đầu. Họ sợ “cò gỗ mổ cò thật”. Vì thế ngoại hối

thực ra chính là khoản tiền để một quốc gia có thể tuyên bố mình có “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, có đủ vốn làm ăn hay không?

Để dễ hình dung hơn, chúng ta nên nhắc sơ qua về hệ thống Bretton Woods (được đặt tên cho thành phố Bretton Woods của Mỹ) thành lập

năm 1944 khai sinh ra Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm thống nhất một tỷ lệ hối đoái giữa các đồng tiền

có uy tín (ngoại tệ mạnh) trong đó Mỹ kim (US Dollars) được và chọn làm ngoại hối dự trữ của thế giới.

Trước đó các giao dịch thương mại quốc tế thường được liên hệ ở cấp các ngân hàng trung ương của những quốc gia với giá trao đổi ngoại

hối thỏa thuận tại mức ấn định giữa các bên.

Trở ngại của vấn đề này là tình trạng hỗn quân hỗn quan. Nếu ngân hàng trung ương của một quốc gia, tiếng là có thỏa thuận giá trị hối đoái

(trên lý thuyết hoặc đã ký tại các văn bản hợp đồng), song nếu họ không có ngoại tệ để thanh toán thì “chuyện bảo kê” có khác gì chuyện

buôn-nước-bọt. Vì thế người ta đã nghĩ đến giải pháp khóa chặt những trường hợp chạy làng. Ai cũng phải có trách nhiệm thanh toán – Meet

the international payment obligations. Nói khác đi dự trữ ngoại hối là trách nhiệm liên quan đến trả nợ trái phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn, trả nợ

thương mại làm ăn với các đối tác nước ngoài, thực hiện các giao dịch nhập khẩu, hoặc ít nhất để can thiệp vào thị trường chứng khoán, đặc

biệt là thị trường trao đổi ngoại hối khi thị trường chứng khoán gặp phải các tình trạng báo động đỏ xảy ra. (Ví dụ như dân Trung Quốc ồ ạt

lấy đồng nhân dân tệ mua đồng Mỹ kim tạo ra hiện tượng khan hiếm đồng Mỹ kim ảo, vốn có thể khiến cho cán cân ngoại hối với đồng nhân

dân tệ bị phá vỡ). Ngoài ra quỹ ngoại hối dự trữ sẽ góp phần giúp cho uy tín tài chính của một quốc gia hiểu theo nghĩa “vai mang túi bạc kè

kè” nhằm tạo uy tín khả năng thanh toán của nước đó.

Áp dụng vào tình trạng giá dầu thô tuột dốc thê thảm hiện nay, các nước thuộc khối OPEC và Nga, cùng với Brazil, Venezuela đang bắt đầu

khoét sâu dần vào nguồn ngoại hối dự trữ. Họ phải thanh toán các khoản nợ trái phiếu. Họ phải nhập cảng hàng hóa vì công thức kinh tế xưa

nay vẫn là bán dầu thô (nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có) rồi nhập cảng hàng hóa về xài tại thị trường quốc nội. Dầu thô lắm. Tiền nhiều.

Xài sang quen, nên mảng đầu tư phát triển sản xuất quốc nội hầu như không mấy ai quan tâm đến. Hơn nữa để khai thác dầu thô phải có máy

móc để thăm dò, khoan sâu vào đáy biển, phải có hệ thống phân phối, hệ thống vận chuyển, hệ thống giao dịch ngân hàng trung gian, rồi chi

phí bảo trì máy móc nữa… thậm chí nhiều doanh nghiệp khai thác dầu không đủ vốn đã thuê mướn toàn bộ những thiết bị công nghệ cũng

như hệ thống quản lý phân phối. Họ thuê các công ty gia công nước ngoài thực hiện rất nhiều công đoạn. Mà cái gì cũng phải được trả bằng

ngoại tệ, trong đó chủ yếu là đồng Mỹ kim. Kết quả là tình trạng nguồn ngoại hối dự trữ cứ thâm lạm dần khi giá dầu thô tuột giảm. Ngồi ăn

núi lở. Kết quả là đánh giá khả năng thanh toán (dựa vào quỹ ngoại hối dự trữ) của họ sẽ bị tuột điểm. Những nước để cho dự trữ hối đoái

cạn kiệt sẽ biến họ từ kẻ “có tóc” trở thành kẻ “trọc đầu”.

Năm ngoái chúng ta còn nhớ Trung Quốc đã vận động Quỹ tiền tệ Thế giới IMF trong việc đưa đồng nhân dân tệ (renminbi – RMB) của họ

vào danh sách những đồng bạc thuộc thành phần ngoại hối dự trữ. Chẳng hiểu tính toán thế nào, IMF đã đồng ý. Quyết định được đưa ra là

đồng RMB của Trung Quốc sẽ chính thức trở thành một phần của Quỹ hối đoái chung tháng 10 năm 2016 này. Nhưng tương lai của đồng

RMB có được ủng hộ hay không xem ra rất khó nói trước trong lúc này.

Mơ ước của Trung Quốc khi đồng nhân dân tệ (RMB) của họ trở thành một ngoại tệ mạnh, họ sẽ không phải lệ thuộc vào những ngoại tệ

mạnh khác (chủ yếu là đô-la Mỹ, kế đến là đồng Euro, đồng bảng của Anh, đồng yen của Nhật, đồng Gia kim, đồng Úc kim…) Họ sẽ thanh

toán trái phiếu bằng đồng RMB. Họ sẽ nhập cảng các mặt hàng từ những nước tự nguyện chọn đồng RMB là ngoại hối giao dịch. Những giao

dịch trên cơ sở nền tảng đầu tư được Trung Quốc bảo trợ với những nước nghèo (vốn không có nhiều lựa chọn) sẽ được ký kết và thanh

toán bằng đồng RMB. Hệ quả là một hệ thống tiền tệ xoay quanh đồng RMB sẽ được thiết lập. Sân chơi của dự trữ ngoại hối sẽ thay đổi.

Đồng Mỹ kim sẽ mất đi một thị phần tương đối lớn. Ít nhất ảnh hưởng của đồng Mỹ kim sẽ không thể mãi mãi đóng vai trò vị trí sen đầm quốc

tế về mặt tài chánh!

Còn có một hình thức dự trữ ngoại hối khác chúng ta không nhìn thấy trực tiếp, đó là vàng. Dĩ nhiên một dạo dầu thô được coi là một dạng

ngoại hối (không thế mà dầu thô ngày đó được coi là vàng đen). Nay thì khác. Dầu thô không còn là vàng đen nữa. Tại sao vàng (gold) là một

dạng ngoại hối? Vì vàng có thể chuyển thành bất cứ loại tiền tệ nào. Tiếc thay (với những nước hậm hực trước sức mạnh của đồng Mỹ kim

như Trung Quốc) giá vàng được qui định chủ yếu bởi đồng Mỹ kim nên họ cay đắng nhận ra oai lực của đồng Mỹ kim khống chế lên vàng.

Chạy tới chạy lui giá vàng vẫn phải qui ra Mỹ kim. Đường nào cũng về La Mã. Nên trữ vàng vẫn phải đổi thành Mỹ kim. Đây là cái phiền gián

tiếp cho những nước căm ghét đồng Mỹ kim.

Dầu vậy vàng vẫn là một chọn lựa. Nhưng chỉ có những nước thừa tiền mới có thể trữ vàng. Chứ vốn ít. Trữ vàng rồi lại bán vàng để thanh

toán thì khác nào mua thêm việc vào người, kính-chẳng-bõ-phiền. Rồi thì vẫn mất công, mất việc. Nên thôi cứ trữ ngoại tệ mạnh (duy trì tài

khoản nguồn ngoại hối dự trữ đủ) xem ra cũng đủ là chuyện mệt khướt người ra rồi.

Lần này kinh tế tại các quốc gia khai thác và xuất cảng dầu gặp cảnh giá dầu thô tuột giảm thê thảm trong khi các khoản chi phí vẫn phải

thanh toán. Dự trữ ngoại hối của họ giảm, nên uy tín của họ cũng giảm theo. Nếu tình trạng này kéo dài đến nỗi họ không trả được các khoản

nợ hay thanh toán trái phiếu đáo hạn, tín dụng của họ sẽ xấu đi, chuyện làm ăn (nhất là vay vốn và nhập cảng) dĩ nhiên sẽ gặp những trở ngại

lớn. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, nợ trái phiếu, nợ vay đầu tư hạ tầng cơ sở sẽ phải trả bằng Mỹ kim, trong khi đó xuất cảng xuống dốc (nguồn

ngoại tệ bị thất thu) trong khi đó vẫn phải nhập cảng (cần đến ngoại tệ) nên chưa bao giờ quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lại thấp như

hiện nay.

Đây là tin xấu hay tin tốt cho kinh tế toàn cầu nói chung? Hiện nay chưa ai dám nói chắc. Tuy nhiên một điều có thể nhận thấy khá rõ: Bàn cờ

kinh tế chính trị thế giới sẽ có những điều chỉnh cần thiết, trong đó Trung Quốc buộc phải bớt đi những hoạt động mang tính bành trướng mà

chúng ta đã thấy rõ trong thập niên qua. Ví dụ như con đường tơ lụa xuyên lục địa từ Bắc Kinh đến Teheran của Iran tốn đến hàng trăm tỷ Mỹ

kim sẽ gặp khó khăn hay hàng ngàn công trình lớn nhỏ rải rác khắp nơi tại Châu Phi và Châu Mỹ rồi đây sẽ trở thành chuyện thui chó nửa

mùa hết rơm.

Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.