logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/04/2016 lúc 08:17:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Anh bạn văn của người viết năm nay 65, đã tới tuổi hưu ở Úc; nhưng vẫn cần mẫn đi cày vì nợ áo cơm; quyết làm tới 70, mới chịu nghỉ ở nhà chơi với vợ!

“Lúc đó chắc tui vừa đi làm vừa chống gậy quá. Còn bây giờ nếu về ăn tiền hưu thì hỏng đủ trả tiền nhà còn thiếu ngân hàng, tiền chợ, tiền biu! Con vợ nó sẽ mặt lớn mày nhỏ! Rầu lắm ông ơi!”

“Đi làm còn sống lai rai, về hưu đôi khi lại chết ngay lập tức… vì buồn! Vì chơi với vợ lớn niềm vui lại nhỏ; chơi với vợ nhỏ niềm vui lại lớn! He he!”

“Hỏng thấy David Letterman, cũng 65, chủ xị ‘the late-night show’ của đài CBS mới về hưu chỉ có mười tháng thôi mà đầu sói, râu ria mọc xồm xoàm. Sáng chạy bộ tập thể dục không ai nhận ra, cứ tưởng đó là ông già Santa Claus!”

“Thôi ráng cày thêm 5 năm nữa! Có tiền ăn cơm; còn có tiền coi văn nghệ ca nhạc do ca, nhạc sĩ bên Huê Kỳ bay qua trình diễn nữa đó!”

Thưa hồi còn thanh xuân, ảnh là con người đã chớm yêu văn nghệ, yêu ca sĩ rồi yêu luôn tới già.

Ảnh đã từng tuyên bố người ca sĩ thần tượng của ảnh nếu muốn, ảnh lấy làm rất vui lòng mà xách guốc cho em!

Giờ bèo giạt qua trôi tới Úc, phận mình đã êm êm; lại có tánh tào lao bao đồng hết biết; lo cho ca sĩ thần tượng của ảnh đang gặp vận xui!

Mới đây nghe thần tượng, từ thời thơ dại tới thời lớn đại, bò về Việt Nam hát… Rồi bị tụi nó chơi ‘đểu’, nó cấm; bây giờ gần năm rồi hỏng biết ‘bậu’ sống ra sao? Còn nấn ná nhẫn nhục phục vụ khán giả ở Việt Nam hay bay cái vù trở qua bên Mỹ rồi! Hu hu!

Người viết vội đem khăn giấy ra, lau vội đôi dòng lệ nóng lăn dài trên đôi má hóp vì răng rụng gần hết ráo của anh! Vậy mà ‘thằng chả’ vẫn còn thút tha thút thít không thôi!

Người viết thấy tình hình coi bộ nghiêm trọng quá, có thể vượt ngoài tầm kiểm soát, lỡ ‘giả’ xúc động quá, lên cơn nhồi máu cơ tim là Tía tui cũng chết; bèn nhẩy vô can: “Yểm bi lụy! Yểm bi lụy! Chớ ai bi! Chớ ai bi!”

“Anh ơi! Bên Mỹ mà; anh có thấy cái mộ bia nào nói: ‘Chết vì đói!’ đâu mà anh lại lo con bò nó trắng răng vậy hả?”

Nín khóc, ảnh nói, nhớ: Ông Hoàng Trúc Ly năm 1964 còn làm thơ cho ‘bậu’, thần tượng của tui, nữa đó! Nhiều người mê chớ đâu phải mình ên tui mới mê, mới khoái ‘em’ đâu?

“Từ em tiếng hát lên trời – Tay xao dòng tóc tay mời âm thanh – Sợi buồn chẻ xuống lòng anh – Lắng nghe da thịt tan tành xưa sau.”

Tui không biết làm thơ để tặng ‘người’; nhưng giống ông nhà thơ nầy ở chỗ là tui mê ‘bậu’ hồi còn nhỏ xíu lận cà! Khoái ‘bậu’ ca cái bản: ‘Nỗi buồn hoa Phượng’ hết biết!

Lần nào, lên Youtube nghe ‘bậu’ hát là tui nhớ tới con bồ cũ hồi đi học lớp đệ Tứ biết bao! Tui phải trốn con vợ; ra sân sau, ngồi khóc một mình!

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn… Màu hoa phượng thắm như máu con tim… Người xưa biết đâu mà tìm?”

Còn “Bản dấu chân kỷ niệm” nữa chớ!

“Trời làm mưa tuôn nên khiến xui anh gặp em! Cho mình kết lời hẹn ước. Cớ sao trời cho tình yêu rồi ngăn cách. Mấy ai không rơi lệ sầu?”

Rồi sau nầy ra hải ngoại, lâu lâu tui lại nghe ‘bậu’ ca cái bản vượt biên, làm ‘taxi’, đưa người ra cá lớn, vọt! Thấy em lên sân khấu, chèo chèo, chèo riết… Trốn công an biên phòng, công an cửa khẩu… Tui ngồi nghe, rơi nước mắt, lã chã dòng châu luôn đó nghe cha!

Nhớ hồi xưa mình đi vượt biên cũng khổ trần ai khoai củ như vậy đó! Thành thử em nhắc tới là tui lại nhớ tới Má của tui?

“Ta quý mến giòng sông quen đưa tiễn. Thương người đi đến trọn nghiệp đưa đò… Con sông nào biết đường ra biển, đều biết đường đến bến Tự Do…”

Rồi ‘bậu’ còn đốt cho tui niềm hy vọng mỏng manh nữa chớ!

“Một ngày bao người đi sẽ về đây dựng cờ… Lửa ngục tù bốc cháy cõi u tối hát về rạng đông… Quanh năm đưa đò… đưa người tìm Tự Do…”

Tui tôn thờ thần tượng của tui, phe ta… Thiệt hỏng có lầm mà!

Vậy mà vài năm gần đây, đột nhiên ‘bậu’ hỏng có thèm chèo chèo nữa; mà bay về Việt Nam, nói để gặp lại khán giả từng yêu mến ngày xưa ta bé ta chơi, để hát nhạc muồi cho họ nghe!

Hôm qua bậu nói bậu không ‘dìa’ mà hôm nay bậu ‘dìa’? ‘Bậu’ ‘dìa’ như phụ tình ái mộ của tui! Để tui: “Một mình lê bước em đến công viên ngày xưa nghe làn gió đùa xao xác…”

Thiệt bậu chơi như vầy là chơi ác, phụ cái tình cảm tui hằng yêu mến; làm tui có cảm giác đau hơn bò nó đá!

Tui nghe ảnh tâm sự cõi lòng tan nát như vậy bèn nhào vô an ủi một cách vô duyên rằng: “Thôi em làm vậy ngay chính tui cũng ngã ngửa như anh!”

Tuy nhiên cũng còn đỡ hơn mấy ông xí gạt vợ hiền nói về quê xây mộ phần cho Tía Má! Chứng tỏ mình là người con hiếu thảo đang lưu lạc quê người nhưng vẫn nhớ mồ mả ông cha; nhưng thiệt ra nói dóc để có cớ về uống bia ôm cho nó rẻ?

Ảnh nghe vậy bèn lắc đầu quầy quậy: “Ôi mấy cha đó tệ hơn vợ thằng Đậu thì kể số gì!”

Chuyện đáng phê phán là chuyện thần tượng của tui nè! Lòng dạ thiệt bạc đen quá xá! Em ‘xử’ như vậy là gấp mười phụ nhau!

“Bậu nói với qua, bậu không lang chạ. Bắt đặng bậu rồi, đành dạ bậu chưa!”

Vậy mà cứ ong óng, làm như tui, một khán giả thầm ái mộ em, là đứa mới đẻ hôm qua sao chớ?!

‘Bậu’ sợ mình nói ‘bậu’ về vì tiền?! Nên ‘bậu’ ‘thanh minh thanh nga’ rằng: “Cái tình khán giả với mình mới quan trọng chớ! Đừng đem cái vụ tiền bạc vô đây chi cho nó mất cái vẻ thanh cao nha! Kiếm được bao nhiêu là em đi làm từ thiện hết trơn rồi!”

Tui nghe ‘bậu’ nói vậy; ráng mà tin vậy; nhưng không thể nào tin được. Vì tin thiên hạ sẽ nói tui ngu! Lòng tui nói thiệt ông nghe nó tan nát hết trơn rồi. Tiếng hát một thời mình yêu dấu mà bây giờ…

Ôi nhớ xưa! Dẫu biết ca từ và nốt nhạc là do ông Thanh Sơn, ông Thúc Đăng và ông Trầm Tử Thiêng viết; nhưng bậu không cảm, không hòa điệu thì cách chi mà hát hay cho đặng?

Tui già mà cứ ngây thơ; cứ tin người như thế đó! Người bỏ ta sao đành chớ!

Từ độ bậu bay về Việt Nam tới nay, tui hỏng thèm nghe ‘bậu’ hát nữa! Vì có nghe thấy cũng hết hay rồi! Một lần bất tín; vạn lần bất tin!

Rồi cuối năm ngoái nghe mấy ‘quan lớn’ giận hờn sao đó mà cấm ‘bậu’ không cho về hát hò gì hết.

Thấy chưa? Tụi nó ác lắm mà! Người ta hát lấy tiền làm từ thiện chớ có bỏ túi cắc nào đâu mà cũng cấm?

Rồi cuối năm nay thấy ‘bậu’quay trở lại Mỹ, làm cái ‘live show’ kỷ niệm 50 năm ca hát! Nhưng cái lạ là khi nghe em hát, lòng tui đã thôi không còn xúc động nữa?

Chén nước ‘bậu’ đem đổ đi rồi dù ‘qua’ có ráng hốt lại dùm ‘bậu’ đi chăng nữa thì nó cũng hỏng có chịu đầy!

Hồi xưa nghe ‘bậu’ hát; tui ước gì mình được ‘xách guốc’ cho ‘bậu’… cũng vui!

Còn bây giờ tui cứ tự hỏi lòng tui từng ngày: “Tại sao em phụ anh cho đành lòng?”

‘Bậu’ giờ quay trở ra chắc khán giả cùng quan to, quan nhỏ trong nước chán chê nhạc mùi của ‘bậu’ rồi sao? Hỏng ai chịu mua vé nữa, ế thì phải tung cánh chim tìm về tổ ấm với tụi mình mà không bỏ đi luôn? Phải có lý do gì đó chớ!

Lý do chánh chạy nhựt trình trong nước là vì mấy quan căm tức vụ ‘bậu’ đi hàng hai, chân nầy cẳng kia đó mà! Mấy ‘quan’ tuyên huấn ỷ quyền, cấm không cho hát; chỉ cho ‘hú’ thôi…

Có thể là nó ‘hù’ bậu chơi rồi cho hát lại! Nó muốn cho bậu biết ‘thằng’ nào làm ‘cha’ ở đây!

Người viết phụ đề Việt ngữ thêm là: có thể thần tượng ‘bậu’ của anh chuyên trị nhạc muồi mà bây giờ người ta không còn thèm nghe, thèm coi nữa vì có người khác hát còn mùi hơn, còn trẻ hơn, còn ‘sexy’ hơn nữa anh ơi!

Hát nhạc muồi còn khuyến mãi thêm: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà! Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên!” Thì cách chi mà ‘bậu’ của anh ‘chơi’ cho lại chớ?

Anh bạn văn rầu rĩ nói: Biết vậy nhưng thấy ‘bậu’ lỡ một lầm hai thì lòng tôi đau như cắt? Mình muốn trách mà trách không đành!

Trách: “Thương nữ bất tri vong quốc hận!” Nhưng thời buổi kim tiền mà!

Ai cũng đầu tiên tiền đâu? Mình nghèo đành chịu bị ‘em’ phụ thôi, chớ sao?

Hải ngoại, tuần một show, làm sao sống? Rồi tiền son phấn, áo quần nữa ở đâu ra?

Tui nghe vậy bèn cười ruồi mà phán rằng: Cha nội ơi! Em cũng chỉ là đồ tham đó bỏ đăng thôi! Nghe hơi tiền là vọt mà cứ ở đó bênh hoài hè!

Ai dè anh bạn văn nổi nóng một cách lảng òm, quay sang ‘quạt’ người viết liên thinh kỳ trận:

“Còn ông nữa! Hỏng chia sẻ nỗi buồn hoa phượng với tui gì hết chỉ giỏi có cái xỏ xiên thần tượng của tui thôi! Thiệt là tệ! Hỏi vậy thì lòng ông có hẹp lượng lắm hay không? Tui sẽ nghỉ chơi với ông ba tháng!”

Người viết bị anh bạn văn phạt trọng cấm… Ba tháng nghỉ chơi… Lòng tui cũng man mác buồn! Nhưng không có ở không mà năn nỉ. Bèn đưa tiễn anh bạn nhậu mình ra cửa!

“Mình nói thiệt lòng vì nghĩ sao nói vậy; mình hỏng thích ai nói dóc mình hết ráo… Mình nghe dóc quá xá nhiều rồi, nghe đầy cả hai cái lỗ tai, dẫu muốn bắt chước Hứa Do, Sào Phủ bên Tàu… nghe lời nghịch nhĩ bèn xuống sông mà rửa; kẹt cái hỏng biết lội, sợ chết chìm… Nên thích người nào nói thiệt! Bụng ngay dạ thẳng!”

Lần nầy lời thật mích lòng… lỡ đụng trúng thần tượng đất sét rã bèn trong mưa tầy hầy của ảnh như vậy mà ảnh cũng hỏng chịu nghe, hỏng chịu sáng mắt, sáng lòng gì ráo trọi… mà cứ bênh chầm chầm ‘người đẹp’ thì kệ… thằng chả!

Tự nguyện cho em ‘vẽ’ rồng, vẽ ‘rắn’ thì ráng chịu nghe! Nhớ đừng có kêu réo, than thở với tui chi! Nghe chán cái lỗ tai tui lắm lắm!
Melbourne
Đoàn xuân Thu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.131 giây.