Giáo sư Thịnh cho rằng nhu cầu tín ngưỡng cũng là quyền của cá nhân, nhưng không nên lạm dụng, nhất là chức sắcNhà nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa dân gian trong nước cho rằng nhu cầu tín ngưỡng cũng là một quyền của cá nhân, nhưng đặt câu hỏi nên chăng không quá lạm dụng, nhất là ở các vị chức sắc, lãnh đạo.
Trao đổi với BBC nhân chủ đề về Bấm tín ngưỡng, tôn giáo, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian, cho hay có xu hướng ngày một tăng trong đó nhiều đảng viên, lãnh đạo các cấp tìm đến các nhà đền, nhà chùa, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng khác, để mưu cầu tiền tài, chức phận...
Ở phần cuối cuộc trao đổi gồm hai phần, Giáo sư Thịnh đi sâu phân tích chi tiết các tầng nguyên nhân và hệ lụy đằng sau các hành vi cầu tài, lộc, chức, quyền của một bộ phận không nhỏ Đảng viên, lãnh đạo ở trong nước.
"Trong những năm gần đây, có thể khẳng định được rằng nó càng ngày càng đông lên, phải chăng ở đây có một suy nghĩ rất là lạ...," ông nói.
"Đáng lẽ họ là đảng viên, là quan chức, là những người có học, có hiểu biết, thì họ phải nghĩ rằng việc họ thăng quan tiến chức, tất nhiên ai cũng muốn cả, tôi nghĩ, phải bằng thực sự sự nỗ lực của mình, khả năng của mình,
"Nhưng không hiểu tại sao lại len lỏi vào trong đầu họ một quan niệm rất lạ là bây giờ phải có âm trợ nữa, ngoài dương phù. Tức là phải có sự hỗ trợ của thần linh nữa, thì đấy là một cách nghĩ, một quan niệm mà cách đây vài chục năm không có ở Việt Nam, hoặc rất hiếm."
Ông đặt giả thuyết: "Họ, chính họ đi tìm một cái niềm tin vào thế giới tâm linh, chuyện đó thực sự như thế nào thì không rõ, nhưng cái đó phải chăng thể hiện một điều thiếu niềm tin vào bản thân, vào hệ thống chính quyền của mình.
"Đấy là một vấn đề xã hội, xã hội học cần phải được nghiên cứu, điều tra, lý giải và phải có một cách nào đó để ngăn chặn cái đó," ông nói với BBC.
Source: BBC