logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 22/04/2016 lúc 06:43:56(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Ảnh minh hoạ: Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.

Mấy tuần qua, dân chúng trên các diễn đàn mạng xã hội bàn tán rất nhiều về “tương lai đất nước” xung quanh sự kiện bầu cử các chức vụ

cao cấp trong Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ của Việt Nam. Có đứa bạn nhắn tin cho tôi hỏi “người Việt trẻ như mình nên kỳ vọng vào ai?”.

Câu hỏi của người bạn khiến tôi nhớ lại rằng mình từng đọc ở đâu đó về câu hỏi “như thế nào là yêu nước”. Đây có lẽ vẫn là cuộc tranh luận

chưa bao giờ ngã ngũ. Có người cho rằng yêu nước đơn giản lắm, như những dòng văn chương bất hủ, mượt mà và có phần lý tưởng của

Ilya Ehrenburg: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Tổ quốc là gì nếu không bắt nguồn từ những điều giản

đơn như thế? Vậy nhưng có người lại cho rằng, yêu nước là phải biết kỳ vọng và đặt kỳ vọng.

Kỳ vọng bản thân sẽ tạo ra sự thay đổi, hay ít nhất là đặt kỳ vọng vào một ai đó có khả năng tạo ra những bước ngoặc mang tính lịch sử cho

cả dân tộc 90 triệu người của đất nước này. Nhưng một người nào đó từng viết rằng “Tôi chỉ mong bạn đừng đặt sự kỳ vọng thay đổi xã hội

vào tay một ai đó. Bởi chính tay chúng ta sẽ làm nên những bước ngoặt lịch sử bằng việc sống, yêu, học tập, làm việc và không thoả hiệp với

những cái xấu là đã đóng góp những giá trị tích cực cho xã hội”.

Thậm chí còn có những người quan niệm cái nghĩa yêu nước theo kiểu lãng mạn, rằng phải để quê hương đất nước thấm nhuần vào máu thịt,

suy nghĩ và ngay cả những giấc mơ. Biết mơ những giấc mơ lớn, dám làm những việc ít ai dám làm, và sẵn sàng hi sinh để đất nước được

tốt hơn.

Tất nhiên, chưa bao giờ tôi phủ định những ý kiến vừa nêu. Mỗi khái niệm xuất phát từ những con người khác nhau, trong những bối cảnh

khác nhau. Người dân thời phong kiến luôn đề cao câu “trung quân, ái quốc”, làm trung thần chính là kẻ yêu nước vì dân. Người lính trước

những năm 1975, trong những trận chiến đầy chết chóc nhưng oai hùng trước Pháp, Nhật, Mỹ... lấy máu xương và tính mạng để chứng tỏ

lòng trung thành, một lòng vì tổ quốc. Nhưng với những kẻ sinh sau thời chiến, những người trẻ lớn lên trong thời bình, thì yêu nước có khi là

lãng man, cũng có khi là kỳ vọng, thậm chí có lúc còn là những giấc mơ phía sau quá trình học tập miệt mài, phấn đấu không mệt mỏi.

Trong một chuyến thăm Nhật Bản, tôi có hỏi một người bạn của mình rằng điều gì khiến Nhật Bản đứng dậy mãnh liệt sau một trận thế chiến

đại bại và đau đớn? Người Nhật chưa bao giờ nhận họ sai trong trận thế chiến, vì anh bạn này cho rằng “tình yêu đất nước” cũng có lúc mù

quáng. Nhưng những va chạm và vấp ngã khiến người ta yêu nước một cách tỉnh táo hơn. Mỗi công dân Nhật Bản là một chỉnh thể không

hoàn hảo, nhưng ghép lại thành một bức tranh tuyệt vời. Ở đó, họ ít nói với nhau về những câu chuyện phiếm; ít ngồi mân mê ly cà phê từ

sáng đến tận trưa; ít đi làm trễ và bỏ về sớm; càng hiếm khi bỏ ngang một công việc đang làm. “Yêu nước là vậy, bắt nguồn từ yêu bản thân,

yêu công việc, yêu những gì do đôi bàn tay mình làm ra”, bạn tôi đáp.

Việt Nam hiện không phải là một Nhật Bản sau chiến tranh thế giới; nhưng những gì mà chúng ta đang đối mặt cũng khó khăn vô cùng. Ngoài

kia, từng chuyến tài nguyên thô xuất khẩu vẫn làm đau đất mẹ từng ngày; môi trường ô nhiễm khiến dân sinh chật vật; giáo dục trì trệ khiến

bao người cầm trên tay tấm bằng nhưng không có việc làm; dân chúng lắm người khóc than vì một nền y tế còn nhiều bất cập; đường sá và

cầu cống, hệ thống chống ngập vẫn còn là nỗi ám ảnh của hàng triệu đồng bào; thực phẩm bẩn tràn lan khiến bữa cơm gia đình cũng vì thế

mà nguội lạnh phần nào; tình trạng tham nhũng, quan liêu, hệ thống hành chính còn nhiều bất cập nhưng mãi vẫn chưa giải quyết triệt để; hệ

thống tư pháp thỉnh thoảng ban hành vài ba bộ luật, quy định khiến dân chúng không khỏi nhọc lòng...

Trong bối cảnh đó, người ta lại càng đặt nhiều kỳ vọng vào những người lãnh đạo. Đâu đó có người vẫn thầm mong có một Obama của Việt

Nam với khẩu hiệu “We can do it” (chúng ta có thể làm được) và “Hope” (Đất nước nhiều hi vọng). Tất nhiên, không có nhà lãnh đạo nào có

thể thay đổi mọi sự nếu không có sự ủng hộ, đồng hành và hợp tác của người dân. Thế nên không nên chỉ đặt kỳ vọng, thậm chí càng không

nên đặt kỳ vọng vào một cá nhân nào khác để có thể thay đổi được lịch sử, ngoài chính bản thân mình. Mỗi người trẻ, cần có ước mơ của

riêng mình và mạnh dạn thực hiện nó bằng sự khát khao và quyết liệt như cách mà người Nhật từng làm để đứng dậy từ nỗi đau.

Thế nhưng không nên nhầm lẫn giữa quyết tâm và khẩu hiệu. Chỉ xin mượn lời của một tác giả có bài viết “Người trẻ làm gì trong thời cuộc

này” để khẳng định rằng “Tôi cũng không mong bất kỳ một bạn trẻ nào phải mô phạm yêu nước trong mớ ngoa ngôn ‘hi sinh’ đầy hô hào để

rồi sau đó lại chua chát thừa nhận một thực tế cay đắng. Thế hệ tôi một thế hệ cúi đầu. Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác.

Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược. Chỉ ngẩng đầu vì đôi lúc phải cạo râu". Cá nhân tôi không bao giờ dám đặt hết kỳ vọng vào

một ai khác, chỉ mong rằng ai cũng âm thầm sống tốt, trách nhiệm với bản thân mình, sống có ước mơ và dám thực hiện nó để tạo động lực

cho xã hội. Vậy là quý lắm rồi, chẳng cần bàn luận cao xa về ba chữ “lòng yêu nước”.

Theo Blog của Cao Huy Huân (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.