logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 22/04/2016 lúc 06:46:26(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Người biểu tình phản đối chế độ Bình Nhưỡng tại Seoul đốt hình gia đình nhà họ Kim : Kim Nhật Thành (phải), Kim Jong-il (giữa) và Kim Jong-il, 27/07/2013. REUTERS/Kim Hong-Ji

Vào lúc Bắc Triều Tiên chuẩn bị cho đại hội của đảng Lao Động cầm quyền, lần đầu tiên kể từ 36 năm nay, nhật báo Le Monde giới thiệu cuốn sách « Bắc Triều Tiên. Một nhà nước du kích đang trên đường thay đổi » ra mắt hôm nay, 22/04/2016. Cuốn sách của nhà báo Philippe Pons là một bức tranh thu nhỏ về những chuyển biến của quốc gia được coi là khép kín nhất hành tinh trong 4 năm cầm quyền của Kim Jong-un.

Bài giới thiệu các trích đoạn của cuốn sách mới (dài 720 trang), điểm lại quá trình chiếm lĩnh quyền lực của lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, qua bảy tiêu đề : « Giết chú dượng », « Chính sách kinh tế thực dụng », « Thái độ trâng tráo và sự suy tàn của ý thức hệ », « Những khát vọng của ‘‘thế hệ thị trường’’ », « Một chế độ luôn bị cô lập », « Cách mạng hay tiến hóa ? » và « Sự chuyển đổi theo mô hình Trung Quốc ».

Nhà báo Pháp nhấn mạnh : trong năm 2013, Kim Jong-un đã chuyển hóa rất mau lẹ, « từ chỗ là một người kế thừa quyền lực với vẻ ngoài vui ngộ nghĩnh », « thành một thủ lĩnh chiến tranh, rồi một nhà độc tài tàn bạo », với việc thanh trừng hàng loạt đệ tử của người cha mới mất, và cả người chú dượng, được coi là nhân vật số hai của chế độ. Cách thức thanh trừng của Kim Jong-un cũng hoàn toàn khác so với truyền thống bí mật của chế độ, cho đến lúc đó : Hình ảnh của vụ phế truất được loan tải trên truyền hình, và chỉ ít ngày sau đương sự đã bị hành quyết trước sự chứng kiến của nhiều cán bộ của đảng.

Tàn bạo với các đối thủ chính trị, nắm quyền lực tuyệt đối, Kim Jong-un cũng đồng thời thúc đẩy việc mở cửa kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên đường lối ý thức hệ cứng rắn. Bắc Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un gia tốc chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân. Sau vụ thử thứ ba, tháng 2/2013, Bình Nhưỡng tuyên bố kể từ giờ Bắc Triều Tiên trở thành « cường quốc hạt nhân ».

Theo Philippe Pons, cho dù mở cửa kinh tế, chế độ Bắc Triều Tiên vẫn không thoát khỏi tình trạng trì trệ, và cuộc sống của đa số dân chúng không hề khá hơn trước. Khoảng cách giữa một thiểu số « kiếm được tiền » và phần còn lại khiến nỗi phẫn nộ xã hội ngày càng phổ biến. Cùng lúc đó thái độ thực dụng ngày càng bành trướng khiến ý thức hệ toàn trị truyền thống mất đi rất nhiều ảnh hưởng.

Hệ thống kiểm soát của đảng Lao Động Bắc Triều Tiên ngày càng mất hiệu lực : lần đầu tiên kể từ hàng chục năm sống dưới chế độ độc đảng, người dân ở dưới đáy xã hội có thể đối chiếu hoàn cảnh của họ với cuộc sống của những tầng lớp khác, để nhận ra sự giả trá của các luận điệu tuyên truyền.

Ảnh hưởng trong nước bị thu hẹp, bên ngoài bị cô lập hơn bao giờ hết, vì tham vọng hạt nhân, theo Philippe Pons, chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên đối diện với khả năng bị lật đổ, với ba kịch bản : do cuộc nổi dậy của dân chúng, do cuộc chiến trong giới cầm quyền, hoặc do can thiệp quân sự từ bên ngoài. Trong ba kịch bản này, cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ được coi là có xác suất cao nhất.

Một khả năng được coi là gần thực tế hơn, đó là sự chuyển đổi của Bắc Triều Tiên thành một chế độ mở cửa cho thị trường, nhưng vẫn duy trì nền độc tài. Theo tác giả, khả năng chuyển đổi này không phải là không thể, nếu đứng từ lập trường chính thống hiện nay của Bắc Triều Tiên, mang tên tư tưởng « Juch ». Tư tưởng chính thống « Juch » của đảng Lao Động Bắc Triều Tiên, sử dụng nhiều yếu tố của học thuyết cộng sản, nhưng hướng về mục tiêu khẳng định một nhà nước dân tộc. (Người sáng lập tư tưởng Juch, nguyên chủ tịch Quốc Hội Bắc Triều Tiên Hwang Jang-yop, đã đào tị sang Hàn Quốc năm 1997 - người viết). Tư tưởng Juch cho phép chế độ độc tài Bắc Triều Tiên chuyển đổi theo mô hình Trung Quốc, mà vẫn tự coi trung thành với di sản cộng sản.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.