logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 23/04/2016 lúc 10:48:18(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Năm 2015, chính phủ Canada đã ban hành đạo luật nhìn nhận ngày 30 tháng 4 là Ngày Hành Trình Tìm Tự Do, để kỷ niệm cuộc trốn chạy qui mô chế độ cộng sản của người Việt Nam sau khi Saigon thất thủ năm 1975. Sáu mươi năm đã trôi qua kể từ khi chế độ cộng sản được áp đặt trên miền Bắc và bốn mươi mốt năm sau khi họ cưỡng chiếm miền Nam, dân tộc VN vẫn còn phải sống dưới một chế độ áp-bức tàn bạo, một chế độ được hằn in trong quá khứ bởi nhiều tội ác phi-nhân-tính, mà người tây phương khó lòng tưởng tượng được.

Trong tiến trình áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin, hàng trăm ngàn người VN vô tội bị cho là phản động trong ấy có rất nhiều trí thức đã bị lưu đày vài thập niên, đôi khi là chung thân, trong các trại lao động khổ sai và hàng chục ngàn người đã gục ngã dưới viên đạn của toán đao phủ, nhất là trong cuộc cải cách ruộng đất. Hàng triệu người khác sống dật dờ trong sợ hãi dưới sự giám sát chặt chẽ của công an, chịu đau khổ thể xác lẫn tinh thần, ”nước mắt như biển cả, đau khổ tợ non cao”.

… Sau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn do miền Bắc khởi xướng, kéo dài hơn một thập niên, gây ra mấy triệu nạn nhân, kết thúc bằng sự sụp đổ của miền Nam ngày 30-04-1975, người thắng cuộc cộng sản đã bỏ tù tất cả sĩ quan quân đội, cảnh sát, các công chức cao cấp đủ mọi ngành trong các trại tập trung; thêm vào đó có rất nhiều văn sĩ, nhạc sĩ, ký giả, tu sĩ. Nhiều người chỉ ra khỏi nhà tù ấy sau 25 năm. Gia đình tù nhân, phụ nữ và trẻ em còn bé, không còn phiếu tiếp liệu thực phẩm, bị bắt buộc phải đi cái gọi là ”vùng kinh tế mới”, nơi đất mặn phải khai hoang, khó trồng trọt bên cạnh những khu rừng đầy muỗi sốt rét…

Tổng Bí thư đảng cộng sản VN lúc bấy giờ đã tuyên bố về ngày 30-04-1975: ”Chúng ta đã đánh (giặc) dùm cho các đồng chí Trung Quốc và Liên-xô và chúng ta đã đánh thắng một nước hùng mạnh nhất thế giới, đế-quốc Mỹ, tên sen-đầm quốc tế ….”. Thật là một cách thức kỳ dị của cộng sản, phục vụ đồng chí cùng chủ nghỉa bằng cách tắm máu dân tộc mình, tiêu diệt cái vốn quý con người và tự nô lệ hóa bằng món nợ chiến tranh khổng lồ hủy diệt nền kinh tế trong nhiều thập niên.

Ngày hôm nay, “kẻ thù” xưa được tiếp đón niềm nở, cựu tổng thống Bill Clinton hai lần đến VN được hoan nghênh như thần tượng, tổng thống Obama sẽ viếng thăm vào tháng 5 và nước Mỹ vẫn là ốc đảo thần tiên mơ ước của người Việt. Sau những cuộc tắm máu để quốc hữu hóa một cách mù quáng mọi lãnh vực kinh tế, kể cả các quán Phở, Phở quốc doanh, Việt Nam cộng sản, bị ngự trị bởi cái gọi là giai cấp vô sản, hoán cải thành tư bản đỏ tham ô, bây giờ tuyên bố rằng họ chủ trương một ”hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, khẩu hiệu rỗng tuếch, rất khó hiểu đối với người có kiến thức biết suy nghĩ chính xác. Về kinh tế, tàn tích của chủ nghĩa cộng sản còn lại nhiều nhất là một số xí nghiệp quốc doanh thua lỗ, ổ tham ô, con bò sữa cung cấp tài chính cho các cá nhân lãnh đạo đảng. Về chính trị, vẫn là sự đàn áp dã man mọi tiếng nói bất đồng và quyền làm người bị chà đạp thảm hại. Anh Ba Sàm, môt blogger cựu sĩ quan công an, vừa bị kêu án 5 năm tù vì có những lời lẽ làm mất uy tín lãnh đạo đảng…

Ngày 30 tháng 4, theo tuyên truyền của cộng sản, là ngày “Giải phóng”. Đối với người Việt hải ngoại, đó là ngày Quốc hận, ngày tưởng niệm năm vị tướng lãnh và các sĩ quan Viêt Nam Cộng Hòa đã tự tử khi Saigon thất thủ và hàng trăm ngàn người vượt biên đã vùi thây trên biển cả. Riêng người Việt Canada còn có thêm món nợ ân tình đối với quốc gia đã thu nhận họ và đã ban-hành đạo-luật đặt ngày 30 tháng tư là Ngày Hành Trình Tìm Tự Do, vạch trần sự tuyên truyền bịp bợm của cộng sản trong 40 năm.

Đối với người Việt hải ngoại, vết thương của quá khứ có thể đã lành nhưng nỗi đau hiện tại lại sâu đậm hơn, chấn động hơn. Nỗi đau nhìn thấy quê hương mình, trước kia là một đất nước đầy hứa hẹn, có truyền thống văn hóa tốt đẹp, có tiềm năng kinh tế và trí tuệ cao, nay dưới chế độ cộng sản, trở thành một ổ điếm quốc tế, một nhà nước tham nhũng tận xương tủy, bị ngự trị bởi một băng đảng mafia, độc chiếm quyền hành, một chính quyền biến dân thành nô lệ, một chính quyền khủng bố người dân bằng khảo tra trong đồn cảnh sát, đánh đập dã man người biểu tình chống Trung Quốc. Nếu không có chủ nghĩa cộng sản bao trùm trên quê hương trong nhiều thập niên, nếu không có một chế độ phi nhân hủy diệt con người, thể xác lẫn tinh thần, bằng cách nô lệ hóa người dân, bỏ đói họ, bịt miệng họ và duy trì một bộ máy đàn áp dã man mọi tiếng nói bất đồng, bộ máy công an tham nhũng và tàn bạo, Việt Nam có thể không hề thua kém những nước phát triển trong khu vực.

Sự sụp đổ bức tường Bá Linh đã giải phóng được các dân tộc Liên Xô, Đông Âu và một phần Phi Châu khỏi gông cùm cộng sản. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam hốt hoảng sợ chế độ bị lật đổ, sợ phải chịu số phận bi thảm của vợ chồng Ceaucescu ở Ru-ma-ni. Họ tự đặt mình dưới sự bảo hộ của Trung Quốc (hiệp ước Thành Đô 1990), và từ đấy biến thành kẻ nô lệ về chính trị lẫn kinh tế cho kẻ thù truyền kiếp.

Than ôi!

Hồ hỡi! Duẩn Chinh ơi! Đồng ới! Trọng à! Mạnh Linh a! Mười ạ!

Chế độ cộng sản tuyệt vời, dân chủ nhất hành tinh,

Đỉnh cao trí tuệ loài người, sỏi đá biến thành cơm,

Đánh tan đế quốc sen đầm, đánh dùm Nga Tàu đồng chí,

Theo gương Mao Chủ Tịch, cách mạng văn hóa, ruộng đồng,

Tận diệt bọn phú nông, truy sát đám Nhân văn giai phẩm,

Học sách Xít-ta-lin, lưu đày, xử bắn ngụy quân, ngụy quyền trong goulag,

Ký Hiệp-ước Thành-đô, dâng Tàu phù đất đai, biển đảo.

Nuôi một triệu công-an, vỗ béo 600 tướng lãnh,

Sẵn sàng tắm máu nhân dân nhưng ươn hèn với giặc.

CÁC NGƯỜI CÓ BIẾT ?

Nước mắt dân tuôn tràn như biển cả, đau khổ chất thành non,

Quên đời trong men rượu, đốt cháy hết tâm can,

Máu dân ngập cánh đồng phương bắc,

Xác dân lấp Thành nội cố đô,

Linh hồn dân dật dờ Trại cải tạo.

Bàn tay dân bị trói không cầm bút.

Lưng dân hằn vết thẹo, thân kéo cày thay trâu.

Miệng dân bị công an bịt kín

Trước tòa án bù nhìn, thẩm phán là tên hề múa rối.

Bụng dân đói cồn cào, mang đầy mầm ung thư

Do hóa chất tàu phù, tràn lan trên sông rạch hay tẩm ướt thịt cá trái cây.

Ruột dân đau thắt vì chồng cha bị tù đày, vì người thân bị chôn vùi nơi biển cả.

Mắt dân bị mù, tai dân bị điếc vì trải qua bao cảnh tang thương.

Tim dân đau nhói vì thân nô lệ, kiếp ô sin từ Âu sang Á.

Nào Hồng Kông, nào Đài Loan, nào Singapore, nào Mã Lai, nào Á rập!

Tội nghiệp cho quê hương tôi và đồng bào tôi!

Tôi muốn khóc.



"Ngày Hành trình tìm tự do" viết bằng tiếng Pháp đăng trên La Presse, Trần Anh Kiệt viết lại bằng tiếng Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.