logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/04/2016 lúc 07:27:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Di tản qua Mỹ sau 11 năm kẹt lại Việt Nam trong biến cố 30 tháng 4, 1975, tôi đi làm lao động chân tay để cấp tốc ra khỏi trợ cấp xã hội chỉ sau chưa đầy 2 tháng, từ 13 tháng 1, năm 1976 đến ngày 6 tháng 3 năm 1976. Một công việc không chuyên môn, lương thấp, không đủ để bao bọc cuộc sống tươm tất cho 4 mẹ con, bà cháu, tôi phải kiếm việc làm thêm.

Thấy công ty điện thoại AT&T mở lớp huấn luyện ngắn hạn (vào buổi tối) tiếp viên phục vụ trả lời điện thoại khách hàng trong phân bộ Customer Services, tôi ghi tên đi học. Sau 8 tuần lễ học vào các buổi chiều thứ ba, thứ năm trong tuần, tôi cùng các bạn đồng học được gửi tới thử việc tại các chi nhánh AT&T trong quận Cam. Ngay buổi sáng đầu tiên, khi trả lời điện thoại một khách hàng đàn ông nói tiếng Anh khiếu nại về hóa đơn, tôi áp dụng đúng tài liệu hướng dẫn của công ty để giải quyết tình huống, một cách cẩn trọng và lễ độ nhưng ông ta đã sẵn sự bất bình, lại nghe thứ tiếng Anh mang âm hưởng tiếp Pháp của tôi, ông ta quát lên trong điện thoại: “Mày cút về xứ của mày đi, tao muốn nói chuyện với supervisor của mày.” Tôi chuyển điện thoại của ông ta cho sếp rồi lập tức thu dọn chỗ làm việc chưa có đồ đạc gì riêng và rời khỏi lò luyện ngục đầu tiên nơi xứ người.

Lúc đó mấy mẹ con, bà cháu tôi share phòng ở Santa Ana, trên đường Fairview, gần với trường đại học Rancho Santiago, bây giờ là Santa Ana College. Nghĩ tới tương lai, tôi ghi danh đi học ban đêm để trau dồi thêm Anh ngữ. Cũng ngay đêm đầu tiên, tôi lái cái xe Toyota Corona cũ trị giá $600 mỹ kim nhờ cậu cháu mua giùm, còn chạy tốt, tới trường. Thấy cổng vào và chỗ trống ở parking, tôi đậu xe rồi tìm đường vào lớp. Ấn tượng còn mãi lưu lại trong trí nhớ tôi là các giáo sư dạy đại học nói tiếng Anh rất rõ ràng và dễ nghe, khác hẳn tiếng của các giáo sư ghi âm trong đĩa để cho sinh viên trắc nghiệm xếp lớp. Ngày ấy, tôi chỉ đạt 47% khi được trắc nghiệm khả năng nghe. Kể chuyện lại với các con, chúng cười thông cảm và căn dặn: “Lần sau, khi mẹ nghe không ra một câu, mẹ bỏ liền để tập trung nghe câu sau, nếu không, mẹ sẽ bị chậm trễ và mất thêm nhiều câu sau.” Tiếc rằng hôm đó là cơ hội duy nhất vì tôi không còn dịp nào được trắc nghiệm một lần nữa, lý do là sau buổi học đầu tiên mà cũng là cuối cùng, khi tan lớp lúc 10 giờ đêm, tôi đứng ngẩn ngơ trên bãi đậu xe, không biết mình đã đậu xe ở đâu? Hỏi thăm, người ta hỏi lại: “Bà đậu xe ở phía nào?” thì tôi chịu trận vì hoàn toàn không có phương hướng. Chẳng lẽ đứng yên, tôi rảo bước đi tìm, qua mỗi bụi cây rậm là một nỗi lo sợ bất trắc làm tim đập như trống trận. Phải đợi tới khi sinh viên các lớp lấy xe của họ xong, lái đi, tôi mới thấy chiếc xe của mình lộ ra giữa bãi đậu xe vắng vẻ. Quá sợ, hôm sau tôi bỏ học. Nghĩ đi nghĩ lại, chưa biết làm gì để cải thiện đồng lương eo hẹp dù lúc đó, ngoài công việc lao động chính tại công ty Baxter, tôi đã làm thêm một việc văn phòng từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối ở một chi nhánh bảo hiểm All States. Dịp may khi tôi gặp lại anh Trần Đ. Quân, một đồng môn thời trung học ở Huế, lúc đó đang làm việc cho công ty Người Việt. Anh bảo tôi: “Toa viết lách được, phụ moa làm trang Phụ Nữ cho tờ báo đang thiếu trang này nhé!” Nghe anh đề nghị, khuyến khích, tôi nhận lời ngay, mừng rơn.

Từ đó, 5 ngày trong tuần với thời khóa biểu mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến sau 12 giờ đêm không ngưng nghỉ, tôi chu toàn được chi phí sinh hoạt gia đình trong tình trạng thiếu ngủ thường xuyên. Dẫu sao, suốt 15 năm tiếp theo, tôi trải qua một thời gian tuy vất vả đấy nhưng vô cùng hạnh phúc, vừa sinh nhai vừa vui chơi với chữ nghĩa. Tôi viết truyện ngắn, tùy bút, làm thơ, trả lời thư độc giả gởi tới tòa soạn và được công ty Người Việt giúp xuất bản cuốn truyện ngắn đầu tay Buổi Sáng Một Mình. Năm 2001, tôi về Huế lo mộ phần hoang phế của phụ thân và thăm lại khu vườn thơ ấu xưa, thăm lại bạn bè chỉ còn đôi ba người vì hoàn cảnh riêng, đã chọn ở lại đây. Quê nghèo nay càng nghèo thêm. Dân khổ nay càng khổ thêm. Cái nghèo, cái khổ một thời thanh tao của Huế bây giờ nhầu nát, nhem nhếch đến mủi lòng. Hà Nội 36 phố phường như huyền thoại nay thêm cảnh điêu ngoa, chao chác trên khắp các ngả đường người xô lấn nhau mà đi. Sài Gòn vẫn còn nguyên cảnh những đứa bé ngủ vạ vật trên vai áo mẹ rách bươm, những đứa lớn hơn mắt hau háu chờ khách buông đũa bất cứ vì lý do gì là nhào ngay vào chụp lấy cái tô hay cái đĩa khách đang ăn dở rồi chạy ra một góc xa, cắm cúi lùa hết vào miệng. Tôi quá buồn và chán nản, thấy ra trong khi tôi an thân ngồi trước bàn phím máy điện toán, dùng chữ nghĩa văn chương phù phiếm để mô tả, vẽ vời, son phấn cho những cảnh đời và những nhân vật trong tưởng tượng của tôi thì những con người thật ngoài xã hội muôn ngàn lần khác hơn, khốn khó tận cùng. Nhớ lại tâm trạng cụ Tú Vị Xuyên sống phong sương, lăn lóc với người nghèo, gởi gấm trong câu “Chữ nghĩa ích gì cho buổi ấy?” mà cảm thông tấm lòng người xưa và nghe ray rứt hổ thẹn trong tâm tư mình.

Trở về Mỹ, tôi bỏ hết các chương trình đang thực hiện cho VOA, nhờ Hồng Vân thay thế; bỏ luôn chương trình đang làm trên Little Saigon Radio và ngưng cộng tác với các báo. Sáu tháng sau, hoàn hồn, tôi viết lại nhưng không làm văn chương nữa. Là một người cầm bút tầm thường song tôi hiểu được ma lực của chữ nghĩa. Nó đem lại sự thôi thúc, vừa hạnh phúc vừa mệt mỏi, một khoái cảm tự do huyền bí đôi khi bệnh hoạn của một thứ quyền lực cho phép những giấc mơ sánh mình với thượng đế nhìn xuống nhân loại buồn, vui, sống, chết trong tay mình. Chữ nghĩa vô thanh là một phần của ngôn ngữ, có thể tánh và linh hồn. Được nuôi nấng lành lặn, nó là hoa thơm, cỏ lạ trong vườn đời. Được nuôi nấng độc hại, nó là những con thú sổng chuồng, cắn xé người và cắn xé luôn chủ vì sự hung hiểm không bao giờ phân biệt được cái đúng và cái sai. Lạm dụng nó, bạc đãi nó, lộng ngôn, lộng ngữ, nó hiển linh đưa vào mê lộ không có đường ra. Ma túy quá liều, overdose, đưa tới chết thảm. Chữ nghĩa quá liều là một thứ độc dược khác, giết mình lặng lẽ với nhiều di chứng. Nhớ thuở mới lớn, phụ thân tôi thường căn dặn con cái không được dùng giấy tờ có chữ nghĩa vào những việc uế tạp, cũng không được dẫm đạp lên chữ nghĩa. Phải biết quý trọng và kính sợ, thần thái, trí tuệ mới được chữ nghĩa giúp tỏa sáng.

Nhưng đó là quan niệm của cổ nhân. Ngày nay, đã thật xa rồi cái thời của câu phương châm “Văn dĩ tải đạo.” Giờ đây, ngôn ngữ, chữ nghĩa tinh tế hơn, phong phú hơn, gây hệ lụy nhiều hơn, được tận dụng để chuyên chở tham vọng và sự tàn nhẫn là cặp đôi khăng khít không rời nhau.

Có dịp nói chuyện với anh Daniel Phú, chuyên viên thẩm mỹ ghép những rèm lông mi làm đẹp đôi mắt giai nhân, anh kể: “Mỗi khi chuẩn bị một công trình mới trên dung nhan khách hàng, em luôn dành ra ít phút để tĩnh tâm và cầu nguyện, xin ơn trên ban phước lành xuống những ngón tay em, cho người đang nằm chờ có được nét đẹp mong đợi.” Tôi cảm phục sự khiêm nhượng của anh đối với tài năng thiên phú trời cho (Tôi vào đời chỉ để làm lông mi) dù rằng từ hạt giống lành ban đầu này, anh đã có những nỗ lực riêng để gặt hái được mùa màng sung mãn. “Có tài mà cậy chi tài” bởi vì có tài mà thiểu đức chỉ là nhà xây trên bãi cát, không có nền móng để tồn tại, nói chi tới cơi thêm lầu? Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Cho nên, nhiều người tin rằng vương mang chữ nghĩa là nghiệp quả. Một là giải nghiệp, hai là nghiệp chồng chất. Cái khó là sự lựa chọn giữa hai điều trái ngược ấy, một lựa chọn con người không tin ai ngoài chính mình nên có khi đúng, có khi sai vì chủ quan. Sống gần hết đời mình, tôi nghiệm ra ngọn hải đăng soi biển lòng người bão tố chính là cái lành, cái thiện. Nó giải nghiệp. Nó đem lại bình an và tha thứ, cơ hội để sửa chữa sai lầm. Cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Đài, cái tựa bài đâu đó của ông ghi khắc sâu trong trí nhớ tôi hình ảnh “Chùa là cái thiện của làng.” Bây giờ, sống xa những ngôi chùa u mặc của Huế, hàng ngày tôi đi qua mấy con đường quen thuộc, những ngôi chùa trong mắt tôi lộng lẫy trăm lần hơn những ngôi chùa xưa song cũng xa cách hơn, xa tới nỗi tôi không còn nghe được tiếng chuông công phu sớm chiều như ở cái thành phố của tuổi thơ và tuổi mới lớn của tôi. Bù lại, tôi có những gác chuông nhà thờ êm đềm đứng ở ven đường, nhìn xuống những thảm cỏ yên ả, không cao quá để tôi cảm nhận được ôm ấp trong vòng tay; những thánh giá thiên thu phơi mình trong nắng mưa, là hình ảnh con người bị đóng đinh trên thập tự đời riêng, kêu gọi nhân loại xót thương nhau và đáp đền ơn cứu chuộc.
Bùi Bích Hà
______________
* Trùng đề tài

Sửa bởi người viết 27/04/2016 lúc 07:30:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.