logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/04/2013 lúc 08:55:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cúng kiếng ngoài nghĩa trang, ảnh minh họa. AFP photo
Có lần, ông tôi nằm trên giường bệnh và nói lớ mớ, anh em tôi không ai hiểu ông nói gì, ông ngoắc tôi lại gần, rồi thều thào dặn: “Ba mươi tháng Tư năm nay, chắc ông không làm được như mọi năm, con nhớ, cứ nghe tiếng chó sủa đêm phía sau nhà thì mang một ít thuốc lá, bánh, áo giấy và đường ra cúng nhé! Họ về đó, năm nào cũng thế…”. Chưa kịp hiểu gì thì ông đã qua đời. Cũng từ đó, cứ 30 tháng Tư, tôi lại làm theo lời ông dặn nhưng vẫn không rõ lắm “họ” mà ông đã nói là ai. Mãi cho đến mười một năm sau, lúc này tôi đã ngấp nghé tuổi trung niên.

Lúc tôi được biết rõ chuyện này cũng là lúc bà sắp qua đời, bà cũng gọi tôi đến bên giường và nói thì thào vào tai tôi: “Sau nhà mình là một nghĩa trang đã bị phá hủy trong những ngày mới thay đổi chế độ, nghĩa trang đó chôn những người lính Nghĩa quân và Biệt kích, trong thời gian làm kinh tế hợp tác xã, họ bắt ông của con phải ra đào mộ, lấy đất làm gạch. Chỉ bắt ông con vì ông con là lính nghĩa quân thời Pháp và bác Hai của con là sĩ quan chế độ cũ. Hồi đó nếu ông từ chối thì nhà mình khó mà sống cho yên. Ông con nhắm mắt mà bốc họ đi. Bốc xong, mấy ông cán bộ đưa cốt đi đâu bà cũng không rõ. Chỉ nhớ là mỗi đêm, vong hồn về đốt đuốc sáng choang ngoài hố gạch, nói chuyện rì rầm cả đêm. Họ linh lắm. Ông của con chỉ biết thắp hương khấn vái xin họ thương tình mà tha thứ cho tình cảnh của ông. Họ về báo mộng, cho ông biết là họ bỏ qua tội của ông, họ hiểu hết, họ không trách. Nhưng họ cần áo quần để mặc, họ thèm đường bát và thuốc lá… Con nhớ mà cúng mỗi năm nhé, và nhớ cầu nguyện cho họ siêu thoát…”.

Lời dặn của ông và câu chuyện của bà trước lúc lâm chung khiến tôi buồn mấy ngày và cứ suy nghĩ miên man về thân phận con người, thân phận của những chiến binh đã hy sinh thân xác cho lýt ưởng, cho quốc gia, dân tộc. Có thể nói rằng họ là những chiến binh không may, mộ phần của họ không được chăm sóc tử tế bởi bàn tay đồng đội, bàn tay người thân. Sau một biến cố lịch sử, mọi việc đảo lộn, thân phận của người sống cũng người người đã khuất cũng trở nên phiêu hốt, bất định. Và cũng có thể nói rằng đó là một sự không may mắn mang tính lịch sử.

Nhưng, nếu chỉ nói thế thì e rằng sự thiếu sót này không thể nào bỏ qua, và sự hời hợt trong nhận xét cũng là một cái tội, chí ít là cái tội với người đã nằm xuống. Hai miền Nam – Bắc nước Mỹ, sau chiến tranh, họ vẫn có một nghĩa trang chung của hai phía, họ cũng có những cuộc hòa giải để cho thấy rằng không có bên nào chiến thắng cũng như không có bên nào thua trận. Mà chiến thắng lại thuộc về nước Mỹ, một nước Mỹ yêu chuộng hòa bình và dân chủ, văn minh thuộc vào bậc nhất địa cầu. Rất tiếc, Việt Nam thì mọi chuyện vừa buồn cười vừa chảy nước mắt.

Sau ba mươi mấy năm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc, cái người ta dễ nhìn thấy nhất đó là hàng triệu số phận bị đắm chìm vì những chủ trương, chính sách cấm cửa, không cho thi đại học vì có lý lịch là con em của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, mọi cơ hội hoàn toàn đóng kín trước mắt những người có liên quan đến chế độ cũ. Và, mãi cho đến bây giờ, những căn nhà bị cướp trắng, những người vợ, người con của chiến bính Việt Nam Cộng Hòa bị xua đuổi ra đường vẫn chưa bao giờ có cơ hội bước chân vào căn nhà cũ của mình. Nhưng đó là chuyện vẫn chưa đáng kinh hãi lắm.

Đáng kinh hãi hơn cả là những ngôi mộ liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ hoang, bị đào bới và những nghĩa trang bị chiếm đất để trồng cây lâu năm, cây lấy gỗ mà ai cũng có thể nhận biết là cây đó nhanh tươi tốt như vậy nhờ bởi hút xác người. Thật là hãi hùng khi nghĩ rằng người chết phải thêm một lần chết dần chết mòn bởi rễ cây đang từ từ nhấm nháp xương cốt, từ từ xâm thực toàn bộ mộ phần của họ. Nhưng, mức độ kinh hãi vẫn chưa dừng ở đó, người ta còn nghĩ đến việc mở đường, xây dựng công trình lên đó và xóa sạch dấu vết của chế độ cũ. Giật sập tượng đài, đào bới mộ, hoang hóa nghĩa trang, đó là tất cả những gì có được trong cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc này!

Đến lúc này, tôi phải tự hỏi liệu cái nền giáo dục mà tôi đã học ở đó trong quãng thời gian không ngắn của đời người có phải là nền giáo dục của con người? Vì nếu là nền giáo dục của con người thì phải dạy cho người ta biết yêu thương, biết kính trọng, nghiêng mình trước vong linh người đã khuất và biết động lòng trắc ẩn trước cái chết đồng loại. Nhưng không, suốt ba mươi mấy năm nay, người ta vẫn chưa ngưng hành hạ những ngôi mộ liệt sĩ đối phương, người ta vẫn chưa ngừng tung hê chiến thắng, người ta vẫn không ngừng rót rượu uống mừng, mặc cho mấy triệu đồng bào phải cúi mặt giấu nước mắt.

Thêm một 30 tháng 4 nữa, thêm một năm dài của những oan hồn còn vương vấn đâu đó nơi dương thế bởi chưa tìm được sự chăm sóc ấm áp của người thân hoặc bị cư xử quá tệ bạc và tàn nhẫn. Thêm một năm nữa, không có hy vọng gì vào một xứ sở mà ở đó, lòng cựu thù đã lậm vào máu thịt và não trạng, sự hận thù không từ bỏ cả với người chết… Lại một 30 tháng 4 nữa, chó đang sủa sau nhà, và trụ sở ủy ban phường đang có văn nghệ ăn mừng chiến thắng!
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.