Biểu tình đòi hỏi quyền lợi cho người lao động vào ngày Lễ Lao Động 1/5/2016 ở Đài Bắc, Đài Loan.
Từ xa xưa, người Âu Châu theo ngoại giáo đã lấy mùng một Tháng Năm làm ngày nghỉ để mừng Xuân. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, thì
từ cuối thế kỷ 19, ngày mùng một Tháng Năm lại thành Lễ Lao Động mà chúng ta vừa chứng kiến một số biểu hiện náo loạn ở nhiều nơi.
Nạn nhân của chuyên chính vô sảnNguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chẳng biết là từ bao giờ người ta đã chọn
ngày một Tháng Năm là ngày vinh danh người lao động và gọi đó là Lễ Lao Động. Nhưng năm nay, Lễ Lao Động lại được đánh dấu qua nhiều
biến động và biểu tình phản đối trên thế giới trong khi thành phần lao động lại có vẻ như bị lãng quên hoặc bị ngược đãi. Tại sao lại như vậy,
thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Mọi sự có thể khởi đầu từ ngày 21 Tháng Tư năm 1856 tại Úc, khi thợ thuyền đình công để đòi quyền chỉ lao
động tám tiếng một ngày thôi. Sau đấy, ngày bốn Tháng Năm năm 1886, bạo động bùng nổ tại khu Haymarket của thành phố Chicago khi
người biểu tình tưởng niệm thợ thuyền đình công bị giết hôm trước và sở dĩ bùng nổ vì các nhóm vô chính phủ liệng bom vào cảnh sát. Vụ
“Haymarket Riot” và các hoạt động đấu tranh của công nhân thợ thuyền dẫn tới quyết định của tổ chức Đệ Nhị Quốc Tế ra đời năm 1899 là
từ năm đó chọn ngày một Tháng Năm của nền văn hóa nông nghiệp trước đó là ngày Lao Động Quốc Tế.
Nguyên Lam: Ông vừa giải thích rằng tổ chức Đệ Nhị Quốc Tế ra đời năm 1899 thì đã chọn ngày một Tháng Năm là ngày Lao Động
Quốc Tế. Thưa ông, tổ chức ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tổ chức Đệ Nhị Quốc Tế quy tụ các phong trào lao động và xã hội chủ nghĩa tại Âu Châu nhưng không chủ trương
xây dựng ách độc tài nhờ chế độ chuyên chính vô sản và vì vậy bị phong trào cộng sản kết án là cải lương, là thỏa hiệp với tư bản chủ nghĩa.
Ba chục năm sau Đệ Nhị Quốc Tế, khi cộng sản đã cướp chính quyền tại Nga, thì năm 1919, Liên bang Xô viết thời Lenin mới lập ra tổ chức
gọi là Đệ Tam Quốc Tế nhằm gồm thâu các phong trào cộng sản trên thế giới vào một mối, dưới sự lãnh đạo và yểm trợ của Liên Xô. Dù tổ
chức này được Stalin giải tán năm 1943 vì cần hợp tác với các nước Tây phương trong Thế chiến II, mục tiêu quốc tế vận của Nga thì vẫn
không dời đổi.
Từ nguyên thủy, ngày Lao Động là một sinh hoạt chính đáng của cánh tả. Nhưng về sau lại là cơ hội cho các nhóm vô chính phủ và cộng sản
khai thác thành ngày bạo động. Truyền thống ấy kéo dài khá lâu mà nhiều người có thể đã quên rồi.
Nguyên Lam: Có lẽ chúng ta phải trở ngược lên lịch sử thì mới thấy ra tình trạng bạo động trong ngày Lao Động. Xin ông trình bày
thêm cho thính giả của chúng ta hiểu ra điều ấy.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi không dám nói dài, nhưng thời Chiến tranh lạnh, mình đếm gọn cho dễ nhớ là từ 1949 đến 1989, Liên Xô yểm
trợ các nhóm đấu tranh thân cộng trên thế giới để tấn công tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường và các chế độ dân chủ nhằm phá vỡ chánh
sách be bờ của Hoa Kỳ và khuynh đảo các nước không cộng sản. Các tổ chức bạo động này tung hoành mạnh tại Âu Châu, Nhật Bản và
thậm chí ngay tại Hoa Kỳ, với nhiều thành tích rợn người, kể cả vụ bắt cóc và hạ sát Thủ tướng Ý là ông Aldo Moro vào năm 1978.
Thế rồi từ khi Liên Xô tan rã năm 1991, các nước Đông Âu và Trung Âu trong liên minh quân sự Warsaw lần lượt tự giải phóng và hội nhập
thế giới dân chủ tại Tây Âu, rồi nhờ nhiều hồ sơ được họ giải mật sau đấy, thế giới mới thấy ra bàn tay Xô viết trong các cuộc bạo động nhân
lễ Lao Động. Khi đó, thiên hạ còn biết thêm về các hoạt động khủng bố nhân danh người lao động, trong khi chính thành phần lao động mới
thật là nạn nhân của chuyên chính vô sản.
Nguyên Lam: Thưa ông, sau khi “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của thế giới cộng sản là Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991 thì các tổ chức
bạo động này trôi về đâu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có nhiều trường hợp biến dạng khác nhau mà tôi chỉ xin tóm lược.
Tại Nam Mỹ, nhiều lực lượng du kích theo chủ nghĩa Marx đã chấm dứt cảnh nội chiến mà thành đảng chính trị. Thí dụ tốt đẹp nhất là Mặt
trận Giải phóng Quốc gia El Salvador (Frente Farabundo Martí para la Liberación Nacional), năm 2009, đảng này thắng cử, lãnh tụ là nhà
báo Mauricio Funes lên làm Tổng thống. Dĩ nhiên là khi chuyển hướng đấu tranh thì phong trào bị rạn nứt, nhưng đa số vẫn thắng để tiến lên
con đường ôn hòa.
Trường hợp kia là bà Dilma Roussef của xứ Brazil cũng giã từ võ khí trong du kích chiến, bà tham gia đấu tranh chính trị trong đảng Công
Nhân Brazil rồi lên làm Tổng thống từ năm 2011. Ngày nay, Chính quyền của bà bị khủng hoảng, bản thân bà bị áp lực phải từ chức vì tội gian
dối với hệ thống tài chánh công quyền. Lễ Lao Động thành cơ hội cho thiên hạ biểu tình phản đối! Trường hợp đối nghịch là phong trào
Revolunionary Armed Forces of Colombia (FARC) thì sáng tạo hơn: nó thành tổ chức buôn lậu ma túy, bắt cóc tống tiền, nay đang đi vào tàn
lụi.
Nguyên Lam: Thế còn tại Âu Châu, là cái nôi của xã hội chủ nghĩa và lại tiếp giáp với nước Nga, các tổ chức bạo động đã xoay trở thế
nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các nước theo xã hội chủ nghĩa ôn hòa tại Bắc Âu thì còn đỡ, hay đảng Cộng sản Pháp đã từ bỏ lý luận chuyên
chính vô sản chứ phong trào khủng bố nhân danh giai cấp lao động vẫn tồn tại ở hai nước ven bờ Địa Trung Hải là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời Chiến tranh lạnh, hai xứ này là biên vực của Minh ước NATO trong chánh sách be bờ chống cộng của Hoa Kỳ nên tinh thần chống Mỹ và
chống NATO vẫn là ngọn lửa nung nấu tinh thần “cách mạng” của các tổ chức võ trang Mác-xít.
Ngày nay, dù Liên Xô đã tan rã, Liên bang Nga vẫn tích cực tác động, xứ Thổ là Turkey chưa giải quyết nổi bài toán khủng bố Mác-xít. Hai
lực lượng có thành tích nhất là Đảng Công nhân Kurdistan (Kurdistan Workers’ Party hay PKK) và Mặt trận Nhân dân cách mạng Giải phóng
(Revolutionary People’s Liberation Party-Front, DHKP-C). Với đảng PKK của sắc dân Kurd thì chính quyền có hy vọng hòa giải nên lâu lâu
mới xảy ra vài vụ xung đột nhỏ giữa các nhóm võ trang người Kurd với nhà chức trách. Tình trạng của đảng DHKP-C thì rắc rối hơn vì lực
lượng này chưa từ bỏ tham vọng lật đổ chính quyền để thiết lập chế độ cộng sản. Với cấp số có bảy ngàn người, họ không thể thành công,
nhưng tiếp tục là lực lượng khủng bố tự sát qua nhiều vụ lẻ tẻ mà vẫn đáng ngại. Thật ra, mối nguy khủng bố lớn nhất cho Turkey chính là
phong trào Hồi giáo cực đoan và Lễ Lao Động vừa qua tương đối là êm ả trừ rủi ro khủng bố!
Nguyên Lam: Bước qua Hy Lạp thì tình hình ra sao, thưa ông vì xứ này vừa bị khủng hoảng của đồng Euro lại vừa là cửa ngõ của các
nạn dân từ Trung Đông tràn lên?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta nên nhớ là năm 1975, Liên Xô yểm trợ việc thành lập tổ chức du kích xưng danh Cách mạng 17 Tháng 11 là
Revolutionary Organization 17 November, lấy tên từ vụ nổi dậy của sinh viên Đại học Bách Khoa Athens chống chế độ quân phiệt vào năm
1973 - ngày 17 là ngày cuối của ba ngày bạo động. Thành tích của lực lượng gọi tắt là 17N là nhiều vụ ám sát và khủng bố kéo dài từ 1975
cho đến khi Liên Xô tan rã. Tổ chức này tồn tại cho tới 2002 mới bị tiêu diệt sau một vụ đánh bom không thành và các lãnh tụ lẫn cơ sở đều
sa lưới.
Nhưng từ tinh thần Mác-xít của lực lượng 17N người ta lại thấy một biến thái mới là sự ra đời của nhóm cực đoan “Đấu Tranh Cách Mạng”
theo xu hướng vô chính phủ. Nhóm này hoạt động mạnh trong các năm 2003-2011 với thành tích cướp của giết người, phá ngân hàng hay
tấn công các doanh nghiệp quốc tế. Lâu lâu thì họ gửi bom thư cho các viên chức công quyền Hy Lạp, các sứ quán Tây phương hay cả Thủ
tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ngày nay, loại hoạt động khủng bố ấy vẫn còn tại Hy Lạp, nhưng hết bóng
dáng công nhân thợ thuyền. Năm ngoái, nhân Lễ Lao Động, Tổng trưởng Tài chính Yanis Varoufakis còn bị một đám vô chính phủ hành hung
ngay tại nhà hàng dù ông là trí thức cực tả, chẳng hề mang tinh thần phục Mỹ hay bảo vệ tư bản chủ nghĩa.
Ý nghĩa ngày Lễ Lao Động ở Châu ÁNguyên Lam: Chúng ta trở về Châu Á, trong đó có Việt Nam và Lễ Lao Động xảy ra một ngày sau biến cố 30 Tháng Tư 1975, với các
vụ biểu tình tại nhiều thành phố vì nạn cá chết suốt một dọc mấy tỉnh Miền Trung do những nguyên nhân gì thì nhà nước chưa giải thích được.
Thưa ông, ngày Lễ Lao Động còn ý nghĩa gì không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta phải trở lên đầu nguồn là Trung Quốc đã vì trong ngày trọng đại ấy người ta cũng thấy có biểu tình! Trung
Quốc có hai triệu bảy “dân công” không được trả lương đã đình công hàng loạt tại nhiều tỉnh và thành phố mà báo chí không được phép loan
tin. Ngoài ra, bộ đội phục viên cũng đi biểu tình vì thất nghiệp và đấy là điều đáng ngại vì quân đội là trụ cột bảo vệ chế độ và có thế lực về
kinh tế ở các địa phương. Sự kiện đó là cái mầm bất ổn cho Trung Quốc.
Tại Việt Nam thì vụ khủng hoảng Vũng Áng và nạn cá chết hàng loạt khiến mấy ngàn người xuống đường biểu tình khắp nơi. Chuyện éo le là
một chế độ xưng danh xã hội chủ nghĩa của giai cấp nhân dân lao động lại ra tay đàn áp người dân ngay trong Lễ Lao Động mà chẳng dám
động tới công nhân Trung Quốc trong khu Công nghiệp Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyên Lam: Xin hỏi ông một câu là báo chí trong nước không được loan tin về hàng loạt các cuộc biểu tình ở nhiều nơi mà lại viết
rằng đồng bào chào mừng ngày 30 Tháng Tư trong yên bình. Ông nghĩ sao về hiện tượng đó?
Cảnh sát đụng độ người lao động biểu tình vào ngày Lễ Lao Động ở Manila, Philippines hôm 1/5/2016. AFP PHOTO.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thông cảm với nền báo chí không có quyền tự do thông tin nên chẳng trách gì ai. Nhưng khi báo chí trong
nước cứ nói ngược sự thật, là mọi việc vẫn yên bình thì tôi thiển nghĩ rằng chúng ta nên nhìn xa hơn một chút. Người làm báo cũng là dân
Việt, làm sao mà họ không thấy đau lòng vì nạn hạn hán và ngập mặn ở đồng bằng Cửu Long tiếp theo là nạn ô nhiễm môi sinh khiến cá chết
trắng bờ ở ngoài biển miền Trung. Ở ngoài Đông Hải thì Trung Quốc lộng hành trước sự câm nín của các quan chức Hà Nội. Không được
loan tin là dân chúng biểu tình thì họ bèn nói ngược, rằng mọi sự vẫn bình yên trong ngày đại thắng mùa Xuân. Kết quả là gì? Là làm người
dân càng nổi điên về sự dối trá của chế độ. Biết đâu chừng, đấy là một cách đóng góp tinh vi của nhà báo cho cái sức bật của người dân.
Tổng kết lại, Lễ Lao Động là phản ứng của những người có thiện chí trước những đổi thay ban đầu của cách mạng công nghiệp. Họ có thiện
chí cải sửa hơn là đạp đổ tất cả bằng bạo lực. Nhưng người cộng sản lại khai thác phản ứng đó để thiết lập nền chuyên chính nên lễ lao
động lại là cơ hội bạo động và kết quả là ách chuyên chính trên đầu giai cấp vô sản. Sau khi đã bị khủng hoảng, hai chế độ cộng sản Trung
Quốc và Việt Nam đã khai thác kinh tế thị trường cho mình mà vẫn chẳng quan tâm gì đến điều kiện lao động của người dân và các cuộc diễn
hành mừng Lễ Lao Động của họ trở thành hài kịch. Người cộng sản mà có thể dựng hài kịch trên bi kịch lầm than của cả nước thì họ có tâm
lý bất bình thường.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về bài tổng kết này
Theo RFA