logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/05/2016 lúc 07:49:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người xin tị nạn đứng sau một hàng rào tại trung tâm giam giữ Manus ở Papua New Guinea, ngày 21 tháng 3, 2014.

SYDNEY—Một cuốn phim tài liệu nêu bật chính sách cứng rắn của Úc về việc giam giữ những người xin tị nạn ở các trung tâm xử lý do nhà làm phim đoạt giải Oscar Eva Orner thực hiện vừa ra mắt ở Melbourne hôm nay. Được giới điểm phim mô tả là một “tập hợp những điều xấu xa dài 90 phút,” cuốn phim tìm hiểu sự bất bình và thảm kịch của những người bị giam giữ tại các trại do Úc điều hành ở đảo Manus tại Papua New Guinea và tại nước cộng hòa nhỏ bé hòn đảo Nauru ở Nam Thái Bình Dương. Thông tín viên Phil Mercer tại Sydney tường trình cho đài VOA.

“Xua đuổi tị nạn” đi sâu vào thế giới bí mật của các trại giam giữ do Úc điều hành trên đảo Manus ở Papua New Guinea và trên đảo quốc Nauru nhỏ bé ở nam Thái Bình Dương.

Trọng tâm của cuốn phim tài liệu là những đoạn phim chưa từng được nhìn thấy đã được bí mật thu hình bên trong các trung tâm ở ngoài khơi. Trước ống kính, những người bị giam giữ giải thích vì sao họ xin tị nạn và kể chi tiết cảm giác vô vọng bất tận của họ khi bị nhốt.

Các cơ quan truyền thông bị cấm không được đi thăm các trại, nhưng và Eva Orner, một nhà làm phim người Úc làm việc ở Los Angeles, cho biết bà nhất quyết tìm cách phơi bày sự thật về các cơ sở giam giữ đó. Bà nói:

“Người ta đã cho là chúng ta đang sử dụng tra tấn, rằng chúng ta đang vi phạm tất cả các nghĩa vụ của chúng ta theo Công ước Người tị nạn, vậy mà tình trạng vẫn tiếp diễn. Và tôi nghĩ một phần lý do là vì chính sách bí mật này mà chính phủ Úc đã áp dụng với các trại giam giữ trong 15 năm qua. Không có nhà báo, không có máy thu hình, không có nhà làm phim nào được phép vào và tôi nghĩ có thể một phần lý do khiến người Úc thoải mái với tình trạng này là bởi vì chưa ai được nhìn thấy. Do đó tôi sẽ cho khán giả thấy sự việc ra sao và đồng tiền của người thọ thuế đã được sử dụng ra sao.”

Là con gái của các di dân Do Thái từ Ba Lan, bà Orner hy vọng cuốn phim của bà sẽ khuyến khích người dân Úc đòi hỏi phải từ bỏ chính sách đưa các di dân ra những trại giam ở ngoài khơi.

Bà mô tả việc thực hiện cuốn phim tài liệu “Xua đuổi tị nạn” là một trong những dự án gay go nhất đời mình, nhưng nói điều quan trọng là thế giới biết được cách thức Australia đối xử với những người bị giam giữ trong các trung tâm ngoài khơi.

“Các trại này thật là khủng khiếp. Mọi người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực trong những trại ẩm mốc. Chúng ta là đất nước duy nhất trên thế giới giam giữ trẻ em một cách vộ thời hạn. Phụ nữ, đàn ông, trẻ em ở đó. Phụ nữ và trẻ em bị bạo hành tính dục. 2 người đàn ông đã chết, đúng ra là 3 người đã chết, một người tự hủy hoại mình trên đảo Nauru tuần này đã chết. Một người đàn ông bị nhân viên canh gách giết hại trong một cuộc bạo loạn và một người đã chết sau khi bị đứt chân mà không được chăm sóc y tế và bị nhiễm huyết khuẩn, vì thế tôi không cho rằng tôi phải nói gì khác nhiều hơn là dùng từ “khủng khiếp”.

Các giới chức Úc đã bênh vực các trại này và nhấn mạnh rằng chúng cứu mạng người bởi vì chúng giúp ngăn cản những người tìm đường tị nạn liều mạng sống ngoài biển để đến lãnh thổ Úc.

Tháng trước, trung tâm ở đảo Manus đã bị Tối cao Pháp viện Papua New Guinea phán quyết là bất hợp pháp và sẽ đóng cửa, theo lời thủ tướng Peter O’Neill của nước này.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 05/05/2016 lúc 07:55:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.