Tim Berners-Lee chạy phần mềm World Wide Web tại CERN năm 1994. (CERN) (Credit: ABC Licensed) .Trang web đầu tiên trên thế giới sẽ được kéo ra khỏi thế giới ảo để phục hồi cho các trình duyệt Internet hiện nay
trong dự án kỷ niệm 20 năm ngày trang web đầu tiên ra đời.
Nhà vật lý học người Anh Tim Berners-Lee phát minh ra mạng lưới toàn cầu - ‘world wide web’ hay còn gọi là ‘W3’
hoặc ‘web’ vào năm 1989 để hỗ trợ các nhà nghiên cứu vật lý chia sẻ thông tin. Tại thời điểm đó, ‘world wide web’
chỉ là một trong vài hệ thống tìm kiếm thông tin sử dụng Internet.
Vào ngày 30/4/2013, Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN), nơi ông Tim làm việc, đã mở trang web này
miễn phí cho toàn thế giới. Công nghệ được giới thiệu cùng với việc trang web đầu tiên của thế giới đăng tải
hướng dẫn cách thức hoạt động. Trang web nằm trên máy chủ NeXT của ông Tim cho phép những trình duyệt
đầu tiên biết những đặc điểm cơ bản của hệ thống mới và tạo ra những trang web riêng.
“Đó là một trong những ngày trọng đại nhất trong lịch sử web,” ông Luke Noyes, người quản lý web tại CERN, nói
về ngày mang ý nghĩa lịch sử cách đây 20 năm. “Việc CERN mở ứng dụng web miễn phí đã làm cho nó tăng
trưởng bùng nổ.”
Trang web đầu tiên miêu tả web là ‘một sáng kiến tìm kiếm thông tin siêu văn bản đa phương tiện trên diện rộng’.
Trang này từ lâu không còn hoạt động nhưng CERN đã bắt đầu tái tạo lại nó.
Ông Noyes tin rằng dự án này sẽ giúp thế hệ tương lai hiểu được nguồn gốc và tầm quan trọng của web và tác
động của nó đối với cuộc sống hiện đại. “Chúng tôi sẽ tái tạo lại để 100 năm nữa, nhân viên phát triển web hay
những ai quan tâm có thể đọc những tài liệu đầu tiên từ nhóm phát minh ‘world wide web’,” ông Noyes nói.
‘Đĩa thất lạc’Nhóm nghiên cứu của CERN đã phục hồi các tệp dữ liệu sử dụng bản sao năm 1992 của trang web đầu tiên
nhưng họ hi vọng có thể tìm được những phiên bản cũ hơn.
“Chúng tôi biết có một đĩa dữ liệu lưu bản sao của trang web đầu tiên phiên bản 1990 bị thất lạc đâu đó,” ông
Noyes nhận định, nhấn mạnh rằng dự án phục hồi là công khai và thúc giục công chúng tham gia. “Một ai đó có
thể biết chiếc đĩa đó ở đâu và chúng tôi thực sự muốn được trợ giúp và hợp tác để tìm ra những dữ liệu đó.”
Theo ông Noyes, trình duyệt đầu tiên ‘cực kỳ phức tạp với những hình ảnh và tính năng nay không còn tồn tại, ví
dụ như tính năng cho phép người sử dụng có thể biên tập trang web trong khi đọc’. Ông mong muốn bằng cách
nào đó có thể giúp mọi người thử các tính năng này nhưng chưa rõ làm cách nào để đạt được. Ông Noyes cho
biết nhóm nghiên cứu tại CERN đang cân nhắc tạo ra một mô hình hoặc có thể quay phim lại quy trình sáng chế.
Ông cũng cho hay với việc tái tạo lại trang web đầu tiên, nhóm nghiên cứu muốn nhấn mạnh ý tưởng tự do và
thông thoáng mà dựa vào đó web được tạo lập.
“Thời gian đầu, người sử dụng chỉ cần truy cập, lấy mã và biến trang web thành của riêng mình và nâng cấp nội
dung. Đó là tính năng tất cả mọi người đều được hưởng lợi.”
Mặc dù không quảng bá ý thực hệ cụ thể nào, CERN ‘mong muốn bảo tồn ý tưởng thông thoáng và tự do sưu tập
và hợp tác’. Theo ông Noyes, các hệ thống chia sẻ thông tin muốn tính phí bản quyền như trang Gopher của Đại
học Minnesota ‘đã chìm vào lịch sử'.
Source: ABC Australia