logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 08/05/2016 lúc 04:03:11(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Quy luật cung cầu khi vua Sở mất cái cung

Hôm Thứ Sáu mùng sáu vừa qua, các thị trường cổ phiếu Á Châu đều nhấp nháy màu đỏ, là sụt giá, nhưng sụt không mạnh nên mới chỉ nhấp nháy: người ta đợi thống kê về tình hình lao động Tháng Năm tại Hoa Kỳ, được bộ Lao Động công bố vào ngày Thứ Sáu đầu tiên trong tháng.

Riêng có cổ phiếu Trung Quốc thì xanh lè. Quốc gia này tôn thờ màu đỏ của cách mạng nên làm ngược thiên hạ, khi cổ phiếu lên giá thì yết màu đỏ và khi tuột giá thì dùng màu xanh lục.

Sở dĩ cổ phiếu Trung Quốc mất giá nặng trong có một ngày (Thượng Hải mất 2,8% và Thẩm Quyến 3,8%) là vì người ta e ngại giới đầu tư sẽ tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu, nơi mua bán trao đổi giấy nợ. Mấy tuần trước, người viết có giải thích thế nào qua bài “Khi Trái Phiếu Trung Quốc Bị Rách”. Kỳ này, xin cố phân tách xa hơn….

Nói về kinh tế Trung Quốc, người ta có thể phân vân vì giới kinh tế thuộc các quỹ đầu tư đưa ra những nhận định mâu thuẫn.

Chúng ta sẽ cố hiểu qua những thí dụ thông tục sau đây…

Kinh tế xứ này đang hạ cánh với tốc độ tăng trưởng thấp hơn, có thể nhẹ nhàng, có thể nặng nề, có khi tan tành. Đấy là ba mức độ khác nhau của thực tế kinh tế với ảnh hưởng nặng nhẹ ra sao trong xã hội và hệ thống chính trị thì chưa ai dự đoán được.

Tháng trước, lãnh đạo Bắc Kinh khó chịu khi tỷ phú Georges Soros - nhà đầu tư lừng danh đã hốt bạc tỷ nhờ đoán trước nhiều chuyển động tài chánh bất ngờ từ hơn 20 năm trước - cảnh báo rằng kinh tế Trung Quốc có triệu chứng tài chánh bất ổn vì gánh nợ quá lớn, nên thế giới có thể bị khủng hoảng tương tự như vụ 2008 bùng nổ từ Hoa Kỳ. Nhưng dù khó chịu thì vẫn phải chịu khó vì quy luật khó bảo của cung cầu.

Nhiều công trình nghiên cứu và dự báo liền phê phán ngược với luận cứ của ông Soros, rằng thị trường Trung Quốc còn khép kín, nợ nần hay trái phiếu của họ chỉ giao dịch bằng đồng Nguyên trong nội địa nên không gây hậu quả dây chuyền như lần trước tại Hoa Kỳ. Vả lại, một số nhà quan sát khác nhận định, Trung Quốc có mắc nợ nhiều thì cũng vì bơm tiền kích thích sản xuất và dù bơm vào nơi dễ bị úng thủy cho các dự án đầu tư kém hiệu năng thì năm bảy năm sau việc kích thích ấy vẫn có kết quả.

Người viết này gọi các nhận xét ấy là lạc quan tếu. Và trật chìa.

Hai chục năm trước, người ta đã từng ca ngợi phép lạ của các nước rồng cọp kinh tế Đông Á. Đầu năm 1997, hai định chế tài chánh quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF hay Ngân hàng Thế giới WB cũng chẳng dự đoán nổi vụ khủng hoảng hối đoái tại Thái Lan vào ngày hai Tháng Bảy, với hậu quả lan qua các nước Đông Á, kể cả Nam Hàn, rồi gây khủng hoảng cho kinh tế Liên bang Nga và dội về thị trường Hoa Kỳ làm quỹ đầu tư đối xung (hedge fund) LTCM của Mỹ mất bốn tỷ sáu trong có bốn tháng và chuyển sang từ trần, nôm na là vỡ nợ.

Mười năm trước, người ta cũng chẳng ngờ rằng nạn bể bóng đầu tư gia gia cư và địa ốc Hoa Kỳ vào năm 2006 lại dẫn tới vụ khủng hoảng tín dụng thứ cấp (sub-prime) với những kén nợ ung thối làm các ngân hàng Âu Châu và Hoa Kỳ bị họa lây. Và sau doanh nghiệp đầu tư Bear Sterns vào đầu năm 2008 thì tới đại gia Lehman Brothers sụp đổ ngày 15 Tháng Chín năm đó. Vụ khủng hoảng tại Hoa Kỳ khuếch đại những nhược điểm có sẵn tại Âu Châu nên lây lan rất mạnh khiến thế giới bị Tổng suy trầm 2008-2009.

Ngày nay, trường hợp của Trung Quốc cũng không khác và còn tệ hơn vậy. Xin có một chút chuyên môn ở đây. Một chút thôi!

Kinh tế Trung Quốc đang giảm đà tăng trưởng. Quy ra toàn năm thì từ 6,8% trong Quý 4 của năm ngoái thì chỉ còn 6,7% trong Quý 1 của năm nay. Nhưng nếu có giảm 0,1% thì cũng chẳng nhiều và so với chỉ tiêu của Bắc Kinh là từ 6,5% đến 7% thì cũng chửa đáng lo. Nhận xét ấy vẫn phản ảnh tinh thần lạc quan. Vì sao?

Hôm Thứ Tư 27 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo việc truy tố 300 viên chức trong Cục Thống Kê Quốc Gia về tội ăn hối lộ để thổi phồng số liệu thống kê. Vụ án tham nhũng này xảy ra sau khi Cục trưởng Vương Bảo An, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chánh, bị tống giam ngày 26 Tháng Giêng cũng vì tội danh xào nấu thống kê. Qua biến cố pháp lý ấy, lần đầu tiên trong đời, Bắc Kinh gián tiếp xác nhận sự thật mà ai cũng biết trừ những kẻ mê Tầu: tính chất thiếu khả tín của thống kê Trung Quốc, trong đó có những con số về đà tăng trưởng.

Và nếu áp dụng cách ước tính của thế giới văn minh – hình như là trong chữ “minh” cũng có chữ trong sáng minh bạch – thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ ở khoảng 4,5% mà thôi, có khi thấp hơn nữa, có thể là không tăng trưởng gì! Hãy cứ tạm cho 4,5% là đúng thì còn lâu xứ này mới đạt chỉ tiêu của Kế hoạch Ngũ niên 2016-2020 do Tập Cận Bình đề ra là nhân đôi lợi tức người dân trong 10 năm 2010-2020. Muốn nhân đôi thì mỗi năm phải tăng 7%. Kết luận nhỏ: hạ cánh nặng nề chứ không nhẹ nhàng.

Kết luận ấy phải coi là nhỏ khi ta từ bỏ mấy con số trừu tượng về sản lượng vật chất mà đi vào huyết mạch của cơ thể kinh tế. Cơ thể này được bơm thêm máu tươi là tín dụng. Và được bơm rất mạnh.

Sau một đợt đầu từ cuối năm 2009, lượng tín dụng ngân hàng đã tăng vọt kể từ 2014. Quy ra toàn năm thì tăng 15% vào cuối 2014 rồi tăng 25,4% tính tới Tháng Ba vừa qua. Những người lạc quan, hoặc ăn bả Tầu, có thể am hiểu văn hóa Trung Hoa mà bảo rằng “vua Sở có mất cái cung thì cũng là người nước Sở sẽ dùng”. Nôm na là nếu bơm tiền vào kinh tế thì chẳng bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, không tăng chỗ này sẽ tăng chỗ khác.

Khốn nỗi, quy luật kinh tế nó… đểu lắm!

Luồng máu tươi hay tín dụng ngân hàng ấy lại không bơm vào cơ thể mà bơm vào túi bạc. Nếu bơm vào cơ thể cho tài hóa lưu thông thì ta thấy ngay đà gia tăng của khối tiền tệ lưu hành, thường được gọi tắt bằng ký hiệu M2, gồm có tiền mặt, ký thác vãng lai, ký thác tiết kiệm và các quỹ giao dịch trên thị trường mở, v.v…. Đấy là nguồn tài hóa có thể giúp cho đầu tư sản xuất, kể cả đầu tư hoảng tiều như cái cung bị mất của vua Sở.

Như vậy, về cái “cơ thể kinh tế”, thì khối tiền tệ lưu hành có tăng được chút đỉnh sau biện pháp bơm tiền kích thích kinh tế của Bắc Kinh từ năm ngoái, tăng được 13,5% tính đến Tháng Ba vừa qua. Trong khi ấy, ta nhớ tới bình máu tươi, tín dụng ngân hàng, tính đến Tháng Ba vừa qua, xin nhắc lại là nó tăng 25,4%.

Chi tiết chuyên môn ở đây là lượng tín dụng ngân hàng tăng mạnh hơn khối tiền tệ lưu hành M2. Chiều hướng gia tăng khác biệt ấy lại mở rộng từ giữa năm 2014 trở đi, và ngày càng rộng hơn.

Nói cho đơn giản thì máu tươi không bơm vào cơ thể mà bơm vào nơi khác, vào nơi sinh bệnh! Vì sao Bắc Kinh cần bơm tiền kích thích sản xuất mà dòng tiền ấy lại chảy vào nơi khác?

Lại một chút chuyên môn, xin bà con đừng nản: kinh tế sa sút khiến cơ hội đầu tư – những nơi đầu tư sản xuất ra tiền – sút giảm và mức doanh lợi của ngân hàng cũng vậy. Vì thế, các ngân hàng ráo riết cho vay làm tín dụng ngân hàng tăng vọt, nhưng người đi vay, khách nợ, không dùng tiền ấy để tài trợ đầu tư sản xuất mà để mua thêm tài sản tài chánh hoặc để đắp nợ, vay để trả tiền lời chứ chưa nói đến phần vốn của các khoản nợ trước.

Trường hợp này được giới kinh tế gọi là “thời Minsky” do tên của kinh tế gia Hyman Minsky, người đã chú ý đến hệ thống tài chành ngân hàng lệch lạc và cảnh báo về các vụ khủng hoảng tài chánh. Gặp cái thời quái đản này thì ta nên chờ đợi khủng hoảng! Đấy là trường hợp đã thấy tại Thái Lan từ 1992 đến 1994 và Nam Hàn từ 1996 đến 1998. Sau đó là khủng hoảng Đông Á! Hoa Kỳ cũng gặp hiện tượng đó từ 2002 đến 2005, sau đấy là khủng hoảng tín dụng thứ cấp và pháo bông đen.

Cột lại cho dễ nhớ thì kinh tế Trung Quốc đang đi vào điểm lật, với nhiều ngân hàng cò con bị mất nợ sau khi bơm quá nhiều tín dụng, rồi tai họa dây chuyền sẽ làm hệ thống tài chánh rung chuyển.

Nhiều người lạc quan cho rằng Bắc Kinh vẫn còn ba ngàn 200 tỷ ngoại tệ dự trữ. Thật ra cái tháp nước để chữa cháy đó bị rò rỉ vì nạn tẩu tán tư bản, mỗi tháng mất trăm tỷ. Nó lại còn bị khóa trong nhiều cam kết khác, như Con Đường Tơ Lụa hay Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu để thực hiện giấc mơ tang bồng hồ thỉ của Tập Cận Bình. Và so với đà gia tăng của lượng tín dụng ngân hàng cùng khối tiền tệ lưu hành thì khối dự trữ này bị giảm mất phân nửa!

Nếu khủng hoảng bùng nổ, chưa chắc lãnh đạo Bắc Kinh đã có đủ dự trữ đề đối phó. Hoa Kỳ đã từng bị như vậy và dù có những biện pháp bất thường để cấp cứu, với đồng Mỹ kim vẫn là dự trữ ngoại tệ phổ biến nhất của thế giới, tám năm sau tình hình vẫn chưa khả quan. Trung Quốc chưa đi tới chốn đó, với đồng Nguyên có khi bị xé vụn….

Thành thử, và đây là cách ngôn kinh tế với màu sắc Trung Hoa, “khi vua Sở mất cái cung, thì có khi người nước Sở lại lấy cung mà bắn lủng ngai vua Sở”! Cũng là chuyện tang bồng hồ thỉ của kinh tế học vậy!
Nguyễn Xuân Nghĩa
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.