logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/05/2013 lúc 09:18:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bức tường tưởng niệm quân nhân Mỹ hy sinh trong Cuộc chiến Việt Nam

Câu chuyện về trung sỹ Mỹ John Robertson “còn sống tại Việt Nam”nhiều năm sau chiến tranh được nhiều báo Anh đăng tải nhưng với kết luận đó là chuyện lừa đảo.

Ông Dang Tan Ngoc (tên không dấu theo bản tiếng Anh), hiện sống miền Trung với vợ và con, tự nhận ông chính là quân nhân Mỹ mất tích hơn bốn thập niên qua.

Nhưng ông ta chỉ có thể là một người Việt gốc Pháp, chứ không phải ông Roberton, theo tờ Bấm Independent ra ở London hôm 1/5/2013.
UserPostedImage
Tù binh Mỹ rời Bắc Việt Nam ngày 12/2/1973 trong chiến dịch Operation Homecoming
Hồ sơ quân sự của Mỹ nói trực thăng chở ông John Hartley Robertson bị tai nạn trong một phi vụ tại Lào năm 1968 và ông bị coi là "tử nạn".

Nhưng bộ phim mang tên ‘Unclaimed’ (Vô thừa nhận) nêu ra chuyện có phải ông 'vẫn sống tại Việt Nam' đã và đang tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.

Gần đây nhất, vào năm 2009, hồ sơ từ Văn phòng Quân nhân Mỹ mất tích và Tù nhân chiến tranh nói người Mỹ chú ý đến ông Dang Tan Ngoc năm 2006 khi ông ta bắt đầu kể với mọi người ông là trung sỹ John Hartley Robertson.

Theo báo Anh, một số cựu binh cùng đơn vị Mũ Nồi Xanh của ông Robertson cũng đã lên tiếng bác bỏ chuyện ông Dang Tan Ngoc là chiến hữu của họ.

Khi trả lời một cảnh sát viên Canada gốc Việt về kiểm chứng, ông Dang Tan Ngoc "chỉ nói được tiếng Việt thuần tuý, thậm chí không có chút giọng Mỹ".
UserPostedImage
Cho đến tháng 10/2012 có 1661 quân nhân Hoa Kỳ bị coi là 'mất tích' tại Đông Nam Á, trong đó 1281 người ở Việt Nam."
Nay người ta nêu ra lời giải thích ông ta bắt đầu "đóng giả lính Mỹ" từ khoảng năm 1982 vì tin rằng có thể đòi được các khoản tiền từ người Mỹ.

Tuy thế, được biết chị gái của ông Robertson, bà Jean Robertson Holly, 80 tuổi, khi gặp ông Dang Tan Ngoc một thời gian trước đã từng xúc động xác nhận đó là em trai bà.
Bài trên tờ Independent và một số báo Anh khác cũng nói lời kể của nhân vật Dang Tan Ngoc, 76 tuổi, rằng ông chính là trung sỹ Robertson đã được chính phủ Hoa Kỳ quan tâm xem xét từ lâu nhưng bác bỏ.

Thậm chí, tài liệu của Hoa Kỳ gửi cho báo chí chỉ mới hôm qua 30/4/2013, một lần nữa nói rõ ông Dang Tan Ngoc “là một người gốc Pháp, có tiền sử tự nhận là cựu binh Mỹ” sống sót tại Việt Nam sau chiến tranh.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng nói các cơ quan của họ còn đưa cả ông Dang Tan Ngoc sang Phnom Penh để lấy dấu tay nhưng kết luận là không trùng hợp với dấu tay trong hồ sơ của ông Robertson.

Tên tuổi ông Robertson hiện được khắc trên bức tường ở Washington DC tưởng niệm các binh sỹ Mỹ bỏ mình trong cuộc chiến Đông Dương, kết thúc năm 1975.

Câu chuyện còn nóng

Câu chuyện mà báo Anh kể lại cũng cho thấy sự quan tâm của dư luận Mỹ về người Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam còn rất lớn.

Các hoạt động của họ tại Việt Nam cũng được nêu ra dù ít khi thấy báo chí Việt Nam nêu chi tiết, thường vì lý do đây là đề tài tế nhị với chính quyền.

Chẳng hạn, ngay từ năm 1991, lời kể của ông Dang Tan Ngoc đã thu hút sự chú ý của cựu nhân viên CIA, Billy Waugh, một nhân vật nổi tiếng tại Hoa Kỳ.

Ông Waugh sau đó đã “đưa cả một nhóm điều tra đến vùng rừng núi miền Trung Việt Nam, gặp bằng được ông Dang Tan Ngoc”, theo báo Independent.

Billy Waugh không phải là ai khác mà chính là người đã phát hiện ra Osama bin Laden tại vùng hang đá Tora Bora ở Afghanistan sau vụ 9/11.

Nhưng số liệu và dấu tích di truyền DNA từ ông Dang Tan Ngoc mà Billy Waugh mang về không xác nhận ông ta là John Robertson.
Tại Việt Nam, chủ đề người Mỹ mất tích mang ý nghiã quan trọng trong quan hệ của chính quyền với Hoa Kỳ.

Washington chấp nhận bình thường hóa quan hệ với Hà Nội hồi thập niên 1990 chỉ sau khi thuyết phục được giới cựu quân nhân rằng họ đã làm và sẽ làm tất cả để tìm ra được mọi thông tin, chứng tích, hài cốt của các binh sỹ Mỹ chết ở Việt Nam.

Hà Nội luôn bác bỏ họ giữ hoặc để cho quân nhân Hoa Kỳ "mất tích trong chiến tranh" ở lại Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc, hay thậm chí đưa tù binh Mỹ sang Liên Xô cũ.

Dù vậy, một số giới tại Hoa Kỳ, gồm Hollywood vấn hay nhắc lại chủ đề hoặc "huyền thoại" về chuyện thấy người Mỹ còn ở trong rừng núi Đông Dương nhiều năm sau cuộc chiến.

Một số bộ phim như Rambo đã nhắm vào đề tài này và dựng lại cảnh toán biệt kích "trở lại giết cộng sản, cứu tù binh Mỹ".

Cho đến tháng 10/2012, số liệu của Hoa Kỳ nói còn 1661 quân nhân Hoa Kỳ bị coi là "mất tích" tại Đông Nam Á, trong đó 1281 người ở Việt Nam.

Cũng tính đến thời gian đó, các toán hỗn hợp Mỹ - Việt đã xác định được 985 hài cốt quân nhân Mỹ từ cuộc chiến, gồm 689 từ Việt Nam, 258 từ Lào, 35 từ Campuchia và ba từ Trung Quốc
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.