logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/05/2016 lúc 08:15:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
ột buổi dâng lễ tại giáo xứ Đồng Chương. Photo courtesy of vagsc.com

Một linh mục Công giáo giáo phận Bắc Ninh khi đi dâng lễ ở những giáo điểm thuộc tỉnh Tuyên Quang bị chặn đánh bởi những thành phần được nhận định là ‘côn đồ’.

Nạn nhân là linh mục Nguyễn Quang Thế, phó xứ Đồng Chương. Vụ việc bị hành hung đến thương tích nặng phải nhập viện cấp cứu xảy ra vào chiều tối ngày 7 tháng 5 vừa qua. Linh mục Nguyễn Văn Phong, chánh xứ Đồng Chương, vào sáng ngày 9 tháng 5 thuật lại với Đài Á Châu Tự do như sau:

“Cha Thế là linh mục phụ tá của giáo xứ Đồng Chương thuộc giáo phận Bắc Ninh. Chiều thứ bảy ngài đi dâng lễ từ giáo điểm xã Hợp Hòa di dời đến thị trấn Sơn Dương thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trên đường di chuyển từ điểm này đến điểm kia thì gặp 4 côn đồ nam. Khi rời khỏi nơi dâng lễ cũ khoảng mấy cây số thì thấy có chỗ giăng bẫy ở đường, tài xế nghi vấn nên lánh không leo lên chỗ bẫy chông đó. Khi qua khỏi chỗ bẫy chông thì lập tức có hai xe máy: một cái chặn trước đầu xe, một cái ốp bên cạnh. Hai xe đều không có biển số và 4 thanh niên đều đội mũ bảo hiểm. Chúng định lôi cha Thế xuống để đánh nhưng có dây an toàn quanh người nên không lôi được và chúng đánh vào mặt, vào đầu, vào tay chân, vào người. Sau đó đưa vào viện và hiện đang được điều trị.

Về phía bản thân, cha Thế đã làm một đơn gửi cho công an huyện Sơn Dương. Xứ Đồng Chương cũng có đơn về vụ côn đồ đánh cha Thế.

Đang có chương trình là nếu công an huyện Sơn Dương không giải quyết được thì sẽ lên tỉnh, và tỉnh không giải quyết được thì sẽ về Trung ương.”

Vào chiều ngày 9 tháng 5, chúng tôi gọi điện đến Công an huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và được người trực ban thừa nhận:

"Công an huyện Sơn Dương đang điều tra giải quyết.”

Theo linh mục Nguyễn Văn Phong thì từ khi ông về phục vụ tại giáo phận Bắc Ninh cho đến nay thì đây là lần đầu tiên ông thấy có một linh mục bị côn đồ hành hung khi đang đi dâng lễ.

Tình trạng các linh mục Công giáo bị hành hung từng xảy ra tại một số nơi. Gần nhất là vụ linh mục Đặng Văn Nam thuộc giáo phận Vinh bị hành hung vào cuối năm ngoái khi đi chữa bệnh về.

Vào tháng 2 năm 2012, tại Kontum, linh mục Nguyễn Quang Hoa cũng bị hành hung tàn bạo khi đang trên đường về, sau khi cử hành thánh lễ an táng cho một giáo dân tại làng Kon Hnong, huyện Dak Hà.
Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 09/05/2016 lúc 08:17:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính thể Việt Nam đối mặt nguy cơ ‘được’ vào Danh sách CPC lần thứ hai

Mặc dù ông David Saperstein - đại sứ lưu động về tự do tôn giáo của Mỹ - đã thông tin kết quả chuyến đi của ông đến Việt Nam khá thuận lợi cho bộ mặt nhân quyền tôn giáo của chế độ này, nhưng Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016 của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các nước chưa có tự do tôn giáo và cần phải được theo dõi sát sao do những hoạt động vi phạm tự do tôn giáo được chính phủ cho phép.
UserPostedImage
Bà Trần Thị Hồng (phải) - vợ của Mục sư Nguyễn Công Chính (trái) - chỉ vì tiếp phái đoàn tự do tôn giáo mà đã bị công an Gia Lai bắt về đồn tra tấn dã man.

Ngay sau thông tin của ông David Saperstein, Hội đồng liên tôn Việt Nam - tổ chức phối hợp giữa 5 tôn giáo độc lập trong Công giáo, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài - đã gửi thư phản ứng. Bức thư khẳng định tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn chưa có gì cải thiện, nếu không muốn nói là ngày càng trầm trọng.

Bằng chứng vi phạm nhân quyền rất rõ rệt là ngay trong chuyến thị sát của đại sứ lưu động về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ vào đầu tháng 4/2016, nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang đã bị công an hành hung dữ dội, thậm chí có tín đồ suýt phải tự vẫn để phản đối. Ngay sau đó, giáo xứ Hướng Phương ở Quảng Bình bị công an ném lựu đạn cay khiến một số giáo dân bị thương. Tín đồ Tin lành ở những khu vực khác như Gia Lai, Bình Định cũng bị đàn áp. Vợ của Mục sư Nguyễn Công Chính - bà Trần Thị Hồng - chỉ vì tiếp phái đoàn tự do tôn giáo mà đã bị công an Gia Lai bắt về đồn tra tấn dã man.

“Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục coi một số nhóm tôn giáo và các hoạt động của họ là sự đe dọa cho đất nước. Những tổ chức tôn giáo không xin phép chính phủ để hoạt động phải đối mặt với những rủi ro là bị chính quyền địa phương đe dọa và quấy nhiễu” - Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016 của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ đánh giá.

Báo cáo cũng cho biết luật tôn giáo mới đang được chính phủ Việt Nam soạn thảo có những thay đổi tích cực liên quan đến đối xử công bằng với các nhóm tôn giáo. Tuy nhiên một số ý kiến của các tổ chứ tôn giáo trong nước và quốc tế lại cho rằng luật mới nhằm giúp chính phủ gia tăng việc kiểm soát các hoạt động tôn giáo.

Báo cáo cho biết hiện Việt nam vẫn còn từ khoảng 100 đến 150 tù nhân chính trị đang bị giam giữ, rất nhiều người trong số họ bị giam giữ vì lý do đức tin tôn giáo và kêu gọi tự do tôn giáo. Những tù nhân đã được trả tự do hiện vẫn bị đối mặt với những truy bức từ phía chính quyền.

Vụ việc đánh đập nhân quyền sắt máu nhất vừa diễn ra vào ngày 1/5/2016. Khi cuộc biểu tình của dân chúng phản đối vụ “cá chết Formosa” nổ ra, công an nhiều nơi, đặc biệt là Công an Sài Gòn, đã bắt bớ một loạt nhà hoạt động nhân quyền và đấm đá họ tàn nhẫn. Có người bị đánh đến 4 lần từ ngoài đường vào trong đồn công an. Hình ảnh những phụ nữ hoạt động nhân quyền bị nam công an cộng sản bẻ ngoặt tay và đánh vào đầu vào mặt là chẳng khác mấy thời trại tập trung của chế độ phát xít…

Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ kêu gọi gắn liền vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo với phát triển quan hệ kinh tế an ninh và quân sự giữa Mỹ và Việt Nam, thực hiện các chương trình về tự do internet và phát triển xã hội dân sự. Ủy ban này cũng kêu gọi chính phủ Mỹ thúc giục Việt Nam ngừng ngay việc bắt giữ và bỏ tù những nhà hoạt động tôn giáo, và nhân quyền, kêu gọi đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam tiếp tục gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với những người tù lương tâm và gia đình họ ở Việt Nam.

Kiến nghị đáng chú ý nhất của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ là chính phủ Mỹ sử dụng danh sách các quốc gia được quan tâm đặc biệt của Bộ tài chính và từ chối cấp visa đối với những cá nhân và cơ quan vi phạm quyền con người, bao gồm vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo.

Kiến nghị trên dựa theo tinh thần của Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam của một số nghị sĩ Mỹ. Những cá nhân lãnh đạo ở Việt Nam và có thể cả thân nhân của họ nếu bị phát hiện vi phạm nhân quyền trầm trọng sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, đồng thời tài khoản và tài sản của họ ở nước ngoài có thể bị phong tỏa.

Sau khi được gỡ khỏi Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) năm 2006, chính quyền Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ “được” vào danh sách này lần thứ hai.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.