logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 11/05/2016 lúc 07:53:34(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Bìa cuốn sách hồi kí của Ruth Clare (Ảnh được Penguin Books cung cấp)

Với nhiều cựu lính Úc từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam, cuộc chiến tranh tiếp tục theo đuổi họ ngay cả khi họ đã về nhà.


Sau khi trở về nước, các cựu binh Úc thường gặp nhiều vấn đề, trong đó phổ biến là chứng rối loạn stress sau chấn động mạnh (PTSD), bệnh nghiện rượu và các vấn đề sức khỏe khác. Những vấn đề này ảnh hưởng không chỉ tới bản thân họ mà cả gia đình họ.

Nhà văn Ruth Clare có cha từng tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Với cô, tuổi thơ là một chuỗi những kí ức chứng kiến cha cô hành xử bạo lực.

“Bạn không bao giờ biết lần tới cha sẽ tấn công bạn là khi nào,” Clare nói.

“Có ngày bạn làm gì đó và tâm trạng của cha vẫn ổn. Cha cười và đùa cợt với bạn

“Vì vậy bạn nghĩ ‘Ok, mình đã hiểu. Giờ nếu mình cứ làm thế này thì cha sẽ niềm nở với mình.”

“Thế nhưng khi bạn lặp lại hành động đó một lần khác, bạn có thể bị bạt tai hoặc đấm vào mặt

“Tôi cố gắng hiểu được quy luật hành xử của cha, nhưng không gặt hái mấy kết quả. Vì thế tôi chỉ cố quan sát và cảnh giác xem sắc mặt cha có gay gắt không, xem tay cha có đang nắm chặt không, hay liệu cha có thở quá nhanh không”
UserPostedImage
Nhà văn Ruth Clare (Ảnh được Penguin Books cung cấp)

Giải tỏa sự thịnh nộ

Khi Clare mang thai đứa con đầu lòng, cô bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời của cha cô nhiều hơn và muốn hiểu ông hơn.

“Tôi cảm thấy mệt mỏi với những cảm xúc tôi có về cha tôi. Tôi lúc nào cũng giận dữ với cha; tức giận là cảm xúc duy nhất trong tôi,” Clare chia sẻ.

“Tôi thấy chán nản khi tôi chỉ biết tức giận. Tôi đã dùng nhiều phương pháp chữa bệnh nhưng cảm thấy mình vẫn không có tiến triển gì.

“Tôi nghĩ nếu tôi tha thứ, rộng lượng với cha tôi và cố đặt tôi vào hoàn cảnh của cha, tôi có thể hiểu được thêm gì đó.”.

Clare tìm tới những cựu binh Úc khác và cho biết việc liên lạc với họ giúp cô hiểu được những chấn thương tâm lý mà những cựu binh Úc đã phải trải qua trong chiến tranh.

Những câu chuyện của các lính Úc trong Cuộc chiến Coral, một cuộc chiến cha cô cũng tham gia, luôn khắc sâu trong kí ức cô.

Cuộc chiến này kéo dài một tháng trong năm 1968 và cướp lấy mạng sống của không ít lính Úc.

“Bạn càng chứng kiến các cuộc chiến khắc nghiệt, bạn càng dễ bị rối loạn stress do chấn thương tâm lý (PTSD)”, cô nói.

“Tất cả những người tôi nói chuyện đều tham gia cuộc chiến Coral và đều mắc chứng rối loạn stress. 9 trên 10 người thì mất sức hoàn toàn và không thể làm gì.

“Bạn có thể thấy những chấn thương của họ, bạn có thể hiểu cảm giác rối bời của họ với những gì đã xảy ra.”

Năm nay Clare vừa xuất bản cuốn hồi kí mang tên Enemy (Kẻ địch) nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về những hậu quả của cuộc chiến ở Việt Nam tới những thân nhân của các cựu binh.

Clare tin rằng để giúp gia đình của các cựu binh, chúng ta phải làm nhiều hơn.

“Vẫn có trẻ em sống trong gia đình mà cả cha mẹ đều mắc chứng rối loạn stress do chấn thương tâm lý (PTSD),” Clare cho biết.

“Điều tôi lo nhất cho bọn trẻ là việc chúng không có tiếng nói và bị cướp đi tuổi thơ do luôn phải hành động một cách thận trọng và dè dặt xung quanh cha mẹ và luôn ở tình trạng lo lắng về hành động của chúng”

“Những chuyện như vậy tiếp tục xảy ra và tôi nghĩ chúng ta cần có giải pháp cho cả gia đình.

“Trẻ em cần được nhắc nhở thường xuyên rằng ‘đó không phải là lỗi chúng’. Trong khi đó, cha mẹ của các em cần chịu trách nhiệm và cần được giúp đỡ để có thể giải quyết vấn đề.
UserPostedImage
Quân lính Úc tại bờ biển phía đông Xuyêm Mộc, Việt Nam (Ảnh: Rod Simpson)
Quay lại thành phố ấu thơ

Hầu hết cuốn tự truyện của Clare có bối cảnh tại thành phố Rockhampton ở trung tâm Queensland. Đó là nơi Clare lớn lên và đi học.

Clare vừa trở lại thành phố này để tham gia họp lớp và cho biết thăm lại ngôi nhà thời thơ ấu là một việc khó khăn, nhưng cũng là việc đáng làm.

“Tôi nghĩ tôi đã lớn tuổi hơn và trong quá trình viết cuốn sách, tôi cảm giác như tôi đang về nhà, mặc dù trước đây tôi chưa bao giờ coi nơi này là nhà,” Clare chia sẻ.

“Tôi cảm thấy vô cùng háo hức vì tôi có thể tới thăm lại những nơi được nhắc đến trong cuốn sách vì những nơi đó đã luôn ở trong đầu tôi.

Clare cũng cho biết cô đã tha thứ cho cha cô, nhưng cô cũng hiểu rằng không phải người con nào của các cựu binh Úc đều có thể làm vậy.

“Tôi cảm thấy chắc chắn rằng mình đã làm lành với quá khứ ... nhưng có vài người đã hỏi tôi về việc tha thứ. Cha của họ vẫn còn sống, và họ vẫn cảm thấy bị tổn thương vì quan hệ với cha.

“Họ nói ‘tôi ước tôi có thể tha thứ cha tôi’ và tôi nói với họ ‘Cha tôi không thể khiến tôi đau đớn thêm nữa’

Năm 2014, Bộ thương binh đã công bố kết quả của một nghiên cứu về gia đình các cựu lính Úc tham gia chiến tranh Việt Nam. Có khoảng 27 nghìn người đã tham gia nghiên cứu này, bao gồm các cựu binh và gia đình họ

Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn con của các cựu binh Úc có cuộc sống khỏe mạnh và phong phú. Tuy nhiên, khả năng họ mắc những bệnh tâm lý như trầm cảm, lo lắng thái quá và rối loạn stress sau chấn thương tâm lý, lại cao hơn dân số bình thường.

Con của cựu binh cũng có khả năng tự tử và suy nghĩ về tự tử cao. Họ cũng có nguy cơ cao mắc các cơn đau nửa đầu, các bệnh về da và các rối loạn giấc ngủ.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.