logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 11/05/2016 lúc 08:38:01(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Chị Hoàng Mỹ Uyên và con gái bị đánh.

Thật lạ, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán đã từng là cuốn sách gối đầu giường của tôi khi còn nhỏ. Đã quá lâu tôi không còn

đọc những tác phẩm cách mạng như thế nữa. Nhưng những gì đọng lại trong tôi khi ấy không phải là hình ảnh của một chính quyền ôn hòa, tốt

đẹp mà là niềm tin trong sáng, ngây thơ mà rất đỗi mãnh liệt, bền vững của hơn 30 thanh thiếu niên liều mình tham gia cuộc đấu tranh. Nước

mắt tôi đã từng rơi đẫm gối sau cái chết của từng em nhỏ. Sau này, khi nhắc về câu chuyện, điều xuất hiện trước tiên trong đầu tôi là câu hỏi

tại sao lại có những cô, cậu bé 12, 13 tuổi được phép cầm súng, mang bên mình bom đạn, không màng mạng sống lao mình vào những khu

vực nguy hiểm, tại sao, trong cuộc chiến tranh của người lớn, không ai ngăn cản và bảo vệ các em?

Tất nhiên, có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi như thế. Có thể trong cuộc chiến thật, không có những em Mừng, Lượm hay Quỳnh “sơn

ca” như trong truyện, nhưng hàng ngàn trẻ em phơi thây trong cuộc chiến là có thật. Tấm thân các em đưa ra đỡ đạn là minh chứng cho một

thể chế dã man, không một chút tình thương dành cho dân tộc khi bất cứ thủ đoạn gì cũng có thể dùng để đạt được mục đích của mình. Đáng

sợ hơn, những cái chết thương tâm của trẻ em, của phụ nữ và người già, được đưa vào sách phổ thông để giáo dục, để tôn vinh với hình

tượng chú bé liên lạc anh dũng, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Rất khó để nghĩ về một câu truyện văn học Âu Mỹ nào kể về những đứa trẻ cầm súng lên đường đánh giặc, đó chỉ là hình ảnh viễn tưởng mỹ

miều tại đất nước cộng sản khi mà chính quyền cần lắm một sự đồng lòng mù quáng cho sự sống còn của đất nước (mà thực chất là sự sống

còn của một nhóm người). Tuổi thơ của trẻ em, chúng cần gì? Cần một xứ sở thần tiên như Alice đã từng một lần đặt chân tới, hay vùng đất

mơ mộng thỏa thích của Peter Pan? Hoặc câu chuyện về chú chó trắng tai đen trung thành dễ thương? Tôi biết, sẽ có người bảo, vậy đưa con

sang Âu Mỹ mà sống, vậy còn các vị, các vị có sẵn sàng để con mình trải qua “tuổi thơ dữ dội” trong biển độc, cá độc, và hơn cả, chính là cái

độc của lòng người?

Chuyện cô Hoàng Mỹ Uyên cùng con gái xuống đường biểu tình ngày chủ nhật vừa qua bị xô đẩy, chèn ép khiến 2 mẹ con bị thương đã gây

nên một làn sóng tranh cãi bùng nổ không dứt trong cộng đồng người Việt. Có những kẻ miệt thị cô bằng những lời lẽ hạ cấp nhất với lý do

không có một người mẹ giàu tình thương nào mà lại đưa con mình đi biểu tình như dồn con vào chỗ chết. Có những người mỉa mai rằng chẳng

phải đất nước mình vẫn có câu chuyện về Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu nhỏ tuổi mà anh dúng bất khuất đấy hay sao? Chuyện người mẹ

và con gái tham gia vào đám đông biểu tình và động lực nào thúc đẩy họ tham gia, tôi không bàn tới. Họ, cũng như những người dân khác,

đang tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa. Nhưng trong một giây phút hỗn loạn đó, việc chúng ta đáng quan tâm không phải là họ cần được chú

ý và bảo vệ từ phía cộng đồng hay sao? Tại sao, thay vì thế, mọi người lại phải chia bè phái để chửi rủa và lăng mạ lẫn nhau, rồi nâng cao

quan điểm về chính quyền và những kẻ nhận tiền để quấy rối, phản động? Đó có phải là lời nói độc địa từ lòng người hay chăng

Những câu chuyện vừa qua về đất nước mình khiến tôi nghĩ mãi, tuổi thơ của con trẻ cũng có thể sẽ là “tuổi thơ dữ dội” nếu người lớn vẫn

chưa thể nào nhìn xa hơn một cuộc tranh cãi vô tình để thể hiện cái tôi của mình, thay vì cùng bỏ qua mà cùng nhìn vào vấn đề lớn mà cũng

chính là động lực chính khiến tất cả chúng ta đang nắm tay nhau xuống đường ngày hôm nay. Đây rõ ràng là một cuộc tranh đấu dài lâu, bền

bỉ, không chỉ gói gọn trong một hai cuộc biểu tình. Sức mạnh đoàn kết, tâm thế hòa bình và những hành động tích cực, mang tính xây dựng của

người Việt trong thời điểm nhạy cảm hiện tại có thể tạo nên thay đổi lớn cho đất nước. Tôi tin vậy.

Theo Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang (VOa)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.