logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/05/2016 lúc 08:55:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Net” bạn đã biết. Đó là chữ viết tắt của Internet và Citizen. Bạn cũng biết. Một thời còn ở bên nhà nó là tên của một thương hiệu đồng hồ đeo tay nổi tiếng rất quen thuộc với chúng ta. Ra nước ngoài sinh sống, đặc biệt tại những nước nói tiếng Anh, bà con mình biết về citizen với nghĩa mới, sát nhất: Công dân. Và hiện nay một từ mới xuất hiện từ hai chữ “net” và “citizen” cộng lại là netizen (net + citizen = netizen) để nói về cộng đồng dân cư trên mạng.

Xã hội là một tổng thể bao gồm những thành viên khác nhau. Trong đó những vận hành đặc trưng phần lớn đến từ nhận thức chung của những thành viên trong xã hội (cùng với bộ máy điều hành quản lý của chính phủ). Điều này giải thích tại sao những xã hội tại các quốc gia khác nhau. Lào khác Thái Lan, Nhật khác Trung Quốc, Việt Nam khác Singapore, Mỹ và Canada khác Mễ…

Vậy giữa hai vế: Nhận thức chung của công dân và sự can thiệp của guồng máy chính quyền, điều nào quan trọng hơn trong việc kiến tạo một xã hội dân chủ công bằng? Thật khó nói cho cùng. Bởi lẽ đây là chuyện con-gà-và-quả-trứng vốn dĩ khá chủ quan, ai muốn nói sao cũng được. Vì thế khi nói xã hội văn minh do dân hay do chính quyền quyết định? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào ý kiến từng cá nhân. Tuy nhiên ý kiến chung cho rằng ý thức hệ và triết lý sống luôn ảnh hưởng đến cách nhìn của mỗi người đối với xã hội. Theo họ vai trò nhận thức chung của công dân rất quan trọng trong việc góp phần xây dựng một xã hội dân chủ văn minh. Khi công dân của một đất nước có ý thức trách nhiệm và tư cách đạo đức, họ sẽ hành xử với tinh thần tôn trọng các trật tự xã hội một cách tự giác. Họ hiểu rõ luật pháp. Lúc đó, tự thân những guồng máy quản lý chính quyền sẽ phải hành xử khác đi, tuyệt nhiên không dám coi thường một xã hội với những công dân có trách nhiệm và có kiến thức.

Ngược lại tại những xã hội tập trung những công dân trung bình hoặc dưới trung bình, cha chung không ai khóc, sống chết mặc bay, hiển nhiên xã hội ấy sẽ đi vào con đường băng hoại. Như lời Nguyễn Trãi từng nói: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”; rõ ràng ý thức của người dân luôn là cái gốc cần thiết nhằm xây dựng xã hội lành mạnh. Xã hội nào công dân vứt bỏ những giá trị đạo đức sớm muộn gì cũng sẽ đi vào con đường hủy diệt. Nếu công dân một quốc gia không có hứng thú với các vấn đề xã hội chung, không có tinh thần ái quốc, không còn niềm tin vào chính quyền, sống vội vã, ăn xổi ở thì; bản thân họ còn không răn sửa được, làm sao bảo được con cháu hậu thế sống sao cho phải nghĩa. Thật đáng buồn, trên thế giới này vẫn còn nhiều quốc gia đang mất dần những cái gốc cơ bản ấy.

Trở lại chuyện netizens, bước vào đời sống hiện đại khi những phương tiện kỹ thuật ồ ạt ra đời bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XX, chúng ta có dịp chứng kiến cái nọ thanh toán cái kia. Tivi ức hiếp Radio không thương tiếc. Đĩa CD ép buộc kỹ nghệ băng video phải thắt cổ. Hàng ngàn tiệm Blockbuster tại Mỹ phải đóng cửa. Rồi Internet ra đời. Thư điện tử triệt hạ ngành bưu điện và kỹ nghệ điện thoại viễn thông cũng bị hất cẳng. RadioShack phá sản. Kỹ nghệ báo chí gặp rất nhiều khó khăn. Giờ đến lượt truyền hình cáp đang rơi vào cảnh bán thân bất toại. Amazon.com tha hồ làm mưa làm gió. Best Buy và Wal Mart sẽ tắt thở sớm nếu như họ không nhanh chóng lao vào các chiến dịch bán hàng trên mạng. Vân vân và vân vân…

Cứ thế, cùng với những sự kiện lịch sử khác… Các trang mạng xã hội nhờ vào Internet nên có dịp bùng phát. Có người nói Internet đã thay đổi bộ mặt thế giới. Tuy nhiên đây chỉ đúng một phần. Bởi lẽ trước khi smart-phone chào đời, Internet đã có, thậm chí khá nhộn nhịp nữa là đằng khác. Nhưng vì cell phone còn mới lạ, các chức năng còn hạn chế, các trang mạng xã hội lúc đó vẫn chưa hình thành. Chắc các bạn còn nhớ, người sử dụng Internet ban đầu cần đến máy tính bàn desktop để truy cập mạng (mãi về sau mới có laptop và ipad…) Máy bàn desktop ngày ấy khá cồng kềnh nên cộng đồng dân cư mạng ngày ấy vẫn chỉ là những ốc đảo vừa mới manh nha. Lúc đó những hệ thống xa lộ thông tin phong phú như hôm nay chưa có vì sự lan rộng ồ ạt của smart-phone chưa xuất hiện.

Đùng một cái, các thế hệ smart-phone chen nhau xuất hiện với những chức năng độc đáo. Công ty Blackberry (của Canada) chỉ vì khinh suất mà rơi vào cảnh danh bại thân liệt. Bởi cái khổ là Blackberry phone sử dụng bàn phím để gõ chữ (keyboard). Trong khi những đứa em sinh-sau-đẻ-muộn của nó không cần bàn phím. Thế mạnh của những thế hệ smart-phone mới là màn hình cảm ứng. Chúng xuất hiện và nhanh chóng thống trị thị trường điện thoại cầm tay. Năm nào cũng có “new version”. Đã thế iPad lại đổ thêm dầu vào lửa. Những mảnh đất hứa hẹn cho cư dân mạng bắt đầu hình thành rất nhanh. Vận tốc người tham gia trở thành chóng mặt. Người người facebook. Nhà nhà facebook.

Apps – các chương trình software ứng dụng xuất hiện càng giúp các trang mạng xã hội năng động hơn. Facebook và Twitter như hổ được chắp cánh. Kế đó là sự ra đời của hàng triệu forums để thiên hạ tha hồ trao đổi. Thôi thì đủ cả. Từ những trang blog đơn giản cho đến những tạp chí, báo điện tử, thậm chí ngay cả youtube cũng đã trở thành những diễn đàn cho phép thiên hạ tha hồ phát biểu ý kiến ý cò (comment). Mạnh anh anh nói. Mạnh chị chị nói. Thế là ỏm tỏi bao nhiêu ý nghĩ ngược chiều. Ban đầu còn chí chóe. Sau chỉ vì tức nhau tiếng gáy mà thành chuyện cãi nhau như mổ bò. Nhiều lúc chỉ vì một bài hát được tải lên, thế là người khen giọng hát, kẻ chê lời nhạc; kết quả là người ta nhanh chóng thóa mạ nhau, chửi bới nhau, tha hồ cho nhau ăn “hải sản”, thậm chí nhiều ca còn mạnh tay hơn, vác cuốc xẻng đào xới tổ tiên ông bà, dòng họ nhau lên…

Nói thì nói vậy, cộng đồng dân cư mạng netizens đã góp phần thay đổi những sinh hoạt xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều vụ tai tiếng xảy ra đã được cơ quan chức năng nhảy vào kịp thời. Không ít nơi nhân viên điều tra tiến hành những chiến dịch săn lùng tội phạm bằng cách đi vào các trang mạng xã hội. Nhiều câu chuyện một dạo chỉ xảy ra tại địa phương kiểu “chuyện gì xảy ra tại Las Vegas chỉ có Las Vegas biết” bỗng trở thành chuyện cả nước biết đến.

Thôi thì đủ cả. Nào là thức ăn giả hay thức ăn đầy chất độc của Trung Quốc, bạo lực với chó mèo xảy ra ở Anh Quốc, tiền giả, tỵ nạn tại Châu Âu, Donald Trump liên tục thắng thế, nghệ sĩ độn ngực giả bị tuột ra trên sân khấu, xâm môi thẩm mỹ bị hỏng, nhân viên sở thú dọn vệ sinh bị cọp xé xác… Nhiều chuyện lắm. Không kể hết. Rồi nhờ vào những cộng đồng netizens mà nhiều người từ lạ hoặc lạ huơ chẳng-ai-biết-đến bỗng trở thành một người nổi tiếng (celebrity) vang dội. Hay những chuyện mang tính “lá cải” như vụ một nghệ sĩ Việt Nam qua Mỹ lưu diễn do không hiểu được luật lệ bên này đã vướng vào vòng lao lý (vì táy máy tình dục với trẻ em) gây xôn xao báo chí với những thông tin truyền thông ngập tràn tại các trang mạng xã hội. Nhiều người chẳng ăn nhập gì bỗng chen vào. Nhặng xị ầm ỹ cả lên.

Về mặt tự do, tại Mỹ netizens có cơ hội thoải mái trao đổi tại các trang mạng xã hội. Có người nói vì các trang mạng xã hội là ảo (virtual). Mà đã là ảo thì có chết-thằng-Tây nào. Vả lại đây là một sân chơi để thiên hạ có những van xả. Nên tại Mỹ chuyện lạm dụng (abuse) mạng xã hội có chứ không phải không có; tuy nhiên chính quyền Mỹ đối xử với cộng đồng mạng rất bình thường vì quyền tự do ngôn luận (được hiến pháp công nhận). Điều này vốn khác hẳn những nước độc tài vốn rất sợ những van xả – kể cả những van xả trên mạng.

Với kinh nghiệm từ Bắc Hàn, Trung Quốc, Cu Ba… Thậm chí tại những nước khá hơn như Venezula hay Nga, những netizens tại đây luôn bị kiểm soát rất chặt chẽ. Tại sao? Vì chính phủ tại những nước này lo sợ những van xả (dù chỉ là trên mạng) sẽ làm xấu đi hình ảnh guồng máy chính phủ; kiểu: Tuyệt đối không thể cho phép dân chúng vạch áo cho thiên hạ xem lưng.

Netizens tại những nước văn minh có thể chỉ trích các nhân vật trong guồng máy chính quyền. Như tại Mỹ, người dân có quyền vạch vọi, hạch hỏi tổng thống Mỹ. Họ không e ngại gì trong việc nói thẳng, nói thật. Làm sai thì họ bảo là sai. Thậm chí nhiều viên chức tai to mặt lớn, đối diện với những áp lực của dân cư mạng, cách tốt nhất là từ chức. Nhưng tại những nơi khác, chỉ cần nói động đến cấp trên sẽ gặp nhiều rắc rối. Lãnh đạo là bất khả ngộ. Không thể nào sai lầm. Phát biểu linh tinh chẳng khác nào rước họa vào thân. Tù tội khó tránh. Người thân sẽ bị sách nhiễu, làm khó.

Dầu vậy, tại những nơi ấy (khi chính phủ luôn tìm cách phong tỏa những trang mạng hoặc những bài viết tại những trang blog) tiếng nói của dân cư mạng vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Ví dụ như tại Trung Quốc, giữa Thủ đô Bắc Kinh, hai người đàn ông rất hung bạo đã đập nát quầy bánh bao của một thiếu phụ chỉ vì chị đã đưa nhầm cho họ chiếc bánh “lộn nhân”. Khổ thân chị. Cả xe bánh của chị bị hất tung xuống đường. Đã thế, hai gã đàn ông còn nhẫn tâm đạp nát những chiếc bánh vô tội. Chuyện xảy ra hồi cuối tháng 04 năm 2016 khiến người đi đường trông thấy rất bất bình.

Nhờ có điện thoại thông minh, một người đi đường đã nhanh chóng ghi lại toàn bộ cảnh tượng dã man của hai gã đàn ông đối xử thô bạo với một phụ nữ buôn thúng bán bưng rồi tung lên Weibo.com. Ngay lập tức dân cư mạng chuyền nhau xem. Rất đông đã tỏ ra căm phẫn. Có lẽ nhờ vào thái độ quyết liệt của dân cư mạng, cảnh sát địa phương buộc phải can thiệp. Hai gã kẻ xấu sau đó đã bị bắt. Họ buộc phải thương lượng bồi thường cho người phụ nữ tội nghiệp kia, tuy nhiên họ có bị khởi tố trách nhiệm hình sự hay không chẳng ai biết.

Càng ngày netizens càng đông hơn bởi những phương tiện liên lạc thông minh trở nên rẻ hơn. Đến một lúc nào đó những thông tin trên mạng sẽ di chuyển với vận tốc ánh sáng. Lúc đó những sự kiện nóng sẽ được phát tán nhanh hơn. Điều này có thể là một mối lo cho những xã hội độc tài khi họ luôn tìm cách bưng bít thông tin. Họ sợ cảnh “cháy thành vạ lây” như biến cố Cách mạng Hoa Nhài xảy ra tại Tunisia hồi đầu năm 2011 dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông và Ai Cập.

Sẽ có những đổi thay? Có lẽ bắt đầu từ lương tri con người. Thấy chuyện bất bình họ sẽ ghi hình rồi tung lên mạng. Bằng chứng có. Công luận có… Lúc đó sự lên tiếng của cư dân mạng sẽ góp phần đưa ra ánh sáng công lý những kẻ hại dân và những kẻ chuyên quyền hống hách. Đến bao giờ? Có lẽ điều này xảy ra nhanh chậm còn tùy thuộc vào ý thức và lòng can đảm của những người dân thực tâm muốn nhìn thấy công lý được duy trì, muốn mọi người được đối xử bình đẳng trước pháp luật như nhau.


Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.