logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/05/2016 lúc 06:37:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một số người biểu tình vì cá chết ở Nghệ An hôm 15/5.

Người dân một số khu vực ở Nghệ An và thành phố Vũng Tàu sáng 15/5 tuần hành đòi “trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam”, trong khi nhiều người ở Hà Nội bị chặn, không cho tham gia cuộc xuống đường như dự kiến nên buộc phải tọa kháng tại gia.

Hàng trăm bà con giáo dân xứ Song Ngọc và ở xã Hợp Thành tại tỉnh Nghệ An đã tuần hành, mang theo các biểu ngữ như “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, “Vì sao cá chết” hay “Tôi không muốn chết như cá”.

Còn tại TP Vũng Tàu, tin cho hay, một nhóm người mang theo biểu ngữ “Hãy trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam” di dọc theo một bãi biển, thu hút sự chú ý của nhiều người khác.

Trong khi đó, tại Hà Nội, một số nhà hoạt động xã hội và blogger cho VOA Việt Ngữ biết rằng họ bị chặn không được ra khỏi nhà nên buộc phải tọa kháng tại gia.

Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy công an “chìm” và “nổi” xuất hiện dày đặc tại một số địa điểm mà người biểu tình dự định tập hợp, nhất là quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Tin cho hay, một số người thậm chí còn bị kiểm tra chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân.

Tuy nhiên, một nhóm bạn trẻ khoảng vài chục người, trong đó có nhiều người đeo khẩu trang, đã tuần hành chớp nhoáng, và theo đoạn video đăng trên mạng xã hội, dường như có xô đẩy với lực lượng an ninh.

Các nhân chứng cho hay, những người biểu tình sau đó đã bị "đẩy lên xe buýt, và không rõ bị đưa đi đâu".
UserPostedImage
Cuộc tuần hành ngắn ngủi tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, hôm 15/5.

Đó là trên đường phố, còn trên mạng, nhiều người cho hay khó truy cập vào Facebook tại Việt Nam trong nhiều giờ qua, và trên mạng xã hội này, dân mạng Việt Nam đang truyền nhau cách “vượt rào”.

Sau hai cuộc xuống đường rầm rộ hồi đầu tháng, các nhà quan sát cho hay, Việt Nam dường như đang ngăn chặn các cuộc xuống đường của người dân, một tuần trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

"Quyền và nghĩa vụ"
Một cuộc tuần hành ở TP HCM dự kiến sẽ diễn ra vào chiều ngày 15/5, nhưng một số nguồn tin tại trung tâm tài chính của Việt Nam này cho biết rằng cảnh sát và an ninh hiện diện ở khắp nơi.

Hôm qua, Việt Nam một lần nữa đổ lỗi cho tổ chức Việt Tân đứng sau giật dây các cuộc biểu tình.

Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”.

Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”.

Cùng ngày, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã tiếp tục lên tiếng bày tỏ “quan ngại về tình trạng bạo lực gia tăng nhắm vào những người biểu tình Việt Nam bày tỏ sự bất bình về việc cá chết bí hiểm hàng loạt ở miền Trung”.

Cơ quan nhân quyền này cũng kêu gọi “chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do hội họp của theo đúng các cam kết về nhân quyền quốc tế”.

Báo chí trong nước hôm 14/5 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho rằng đã có đủ căn cứ khoa học thuyết phục về nguyên nhân cá chết và kết luận cuối cùng sẽ sớm được công bố. Tuy nhiên, ông Tạc không cho biết cụ thể thời gian.

Theo VOA
phai  
#2 Đã gửi : 15/05/2016 lúc 06:45:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ cá chết miền Trung: đàn áp không ngăn bước người biểu tình

UserPostedImage
Người dân Việt Nam xuống đường tuần hành với biểu ngữ "Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch” tại Hà Nội.

Các cuộc tuần hành ôn hòa vì biển xanh tại Việt Nam trong hai ngày chủ nhật liên tiếp đầu tháng 5 này đã bị nhuốm máu bởi võ lực đàn áp từ lực lượng được mệnh danh là bảo vệ trật tự đô thị.

Hình ảnh trẻ em, đàn bà, kể cả thai phụ, bị hành hung đổ máu lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội càng làm sôi sục sự căm phẫn trong công luận vốn đang trông chờ lời giải đáp về thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt từ các tỉnh Bắc Trung Bộ lan tỏa ra nhiều vùng miền khác trên cả nước.

Bạo lực trấn áp có tác động thế nào đến các cuộc biểu tình vì quyền dân sinh được xem là lớn nhất tại Việt Nam từ năm 1975 tới nay?

Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay sẽ mang đến các bạn tiếng nói và nguyện vọng của những người tham gia cả hai cuộc tuần hành ngày 1/5 và 8/5 tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam, qua cuộc trao đổi với 3 bạn trẻ: Nguyễn Đình Hà và Trần Quang Nam từ Hà Nội cùng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang.
Quang Nam: Trong cuộc tuần hành thứ nhất ngày 1/5, em rất bất ngờ khi thấy rất đông các bạn tập trung ở Nhà hát lớn và đã thực hiện một cuộc tuần hành khá tốt. Còn ngày 8/5, trước khi cuộc tuần hành diễn ra, em đã lượn xe một vòng qua khu vực đó và thấy bầu không khí rất ngột ngạt. An ninh chặn hỏi giấy tờ và chặn những người tình nghi sẽ đi biểu tình. Sau cuộc biểu tình kết thúc, họ đã bắt gần 100 người về các đồn khác nhau và tung lực lượng an ninh nhiều như thế chứng tỏ họ đã quyết định dập tắt.

Như Quỳnh: Tại Nha Trang, mọi người bắt đầu đi bộ từ đại lộ Phạm Văn Đồng để qua đường Trần Phú. Đi được khoảng 3km thì có hơn 100 người thuộc nhiều lực lượng tỏa ra để bắt, tống lên một chiếc xe. Những người quay phim, chụp hình cũng bị đưa về đồn. Mọi người bị giữ ở công an phường khoảng 3 tiếng, sau đó về công an tỉnh đến 4 giờ rưỡi chiều mới được thả ra. Lúc họ đẩy mọi người lên xe đã xảy ra xô xát và đánh người.

Quang Nam: Ở Hà Nội khi mọi người bắt đầu giơ biểu ngữ lên thì phía đường Cổ Tân giao với đường Tràng Tiền bắt đầu có người bị đưa lên xe thùng. Bị bủa vây, tụi em bắt đầu đi ra bờ hồ. Các lực lượng an ninh với các xe gắn loa hô hoán, dẹp người dân. Em nằm trong nhóm bị bắt lên xe đầu tiên, em bị đấm vào ngực và bị họ đập cùi chỏ vào đầu.
Trà Mi: Khi họ ra tay bắt người, có dấu hiệu nào gây rối xảy ra hay không hoặc các bạn có phản kháng thế nào không mà bị bắt?

Quang Nam: Không, không bất kỳ ai phản kháng, chưa ai làm gì hết, tự nhiên họ nhảy ra họ bắt luôn.

Đình Hà: Cũng giống như ở Nha Trang, tại Hà Nội có rất nhiều chỉ quay phim chụp ảnh các hành động của các nhân viên công vụ bắt người thì họ cũng bị bắt luôn, một cách rất thô bạo.

Trà Mi: Trước khi các bạn xuống đường, các bạn có dự liệu mọi chuyện sẽ diễn ra như thế?

Như Quỳnh: Đi bộ ra khỏi nhà hơn 100 mét mình đã nghĩ là sẽ có bắt bớ. Lần trước, họ đã khuyến cáo là không được đi.

Trà Mi: Biết trước như vậy và cũng đã được khuyến cáo nhưng vì sao chị không dừng chân?

Như Quỳnh: Vì yêu cầu duy nhất là minh bạch thông tin để mọi người có thể yên tâm. Mình chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải biết chuyện gì đã xảy ra, mà đến tận bây giờ, không ai biết vì sao cá chết. Mọi nguyên nhân đều quay vòng vòng để né tránh nhà máy Formosa.

Trà Mi: Tham gia tuần hành và gặp phải sự đối phó như vậy, các bạn nghiệm ra điều gì?

Quang Nam: Mình thấy những tiếng nói mong muốn tiếp tục tuần hành rất nhiều, đặc biệt sau khi mọi người nhìn thấy hình ảnh chị Uyên ở Sài Gòn bị đánh khi ôm ghì đứa con, một hình ảnh rất thương tâm.

Đình Hà: Chính quyền nên lắng nghe lòng dân, nên tôn trọng việc công dân thực hiện quyền của họ vì việc tuần hành là hoạt động bình thường trong xã hội miễn sao trong tinh thần ôn hòa, không bạo loạn.

Trà Mi: Tụ tập đông người ở Việt Nam trong khi Việt Nam chưa có luật cụ thể quy định biểu tình, rất dễ bị coi là phạm pháp. Các bạn nghĩ sao?
Đình Hà: Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền biểu tình.

Trà Mi: Xuống đường ôn hòa nhưng, theo một số người, khó tránh được những phần tử xấu gây rối loạn, kích động. Ý kiến các bạn thế nào?

Quang Nam: Cũng tại Việt Nam chưa có luật cụ thể cho biểu tình nên mới nhập nhằng và vòng vo như thế. Trong khi đó, Hiến pháp đã quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt.

Trà Mi: Sau những lần đi biểu tình như vậy, các bạn có thấy mình đứng trước rủi ro có thể gặp những phần tử xấu lợi dụng gây rối loạn hay không?

Quang Nam: Theo em nghĩ là có. Thông thường, người dân đi biểu tình rất ôn hòa nhưng gặp các thành phần do an ninh cài vào, trà trộn vào kích động, mạt sát những người an ninh để những người an ninh có cớ để đàn áp. Họ cố tình công kích. Dân mình có thái độ nào thì họ quay phim, chụp hình, cắt ghép, dàn dựng để nói mình bạo loạn, gây rối, để họ khống chế mình.

Trà Mi: Các cuộc tuần hành xanh bị nhuốm máu, ấn tượng đọng lại trong các bạn thế nào?

Như Quỳnh: Mục tiêu cuộc biểu tình lần này là quyền được sống trong một môi trường trong lành và đây là một nhu cầu hết sức chính đáng mà bất kỳ người dân nào, ở vị trí nào, cũng đều mong muốn. Việc đàn áp hầu gieo rắc sự sợ hãi. Nhưng người Việt đã bắt đầu có ý thức về đời sống và có ý thức về việc đấu tranh cho tương lai con cái khá cụ thể, khá mạnh mẽ. Vì vậy, việc sử dụng bạo lực của họ bị thất bại và bị phản tác dụng.

Trà Mi: Xuống đường đòi quyền được sống sạch, chưa thấy được sự minh bạch mà chỉ thấy sự đàn áp hung hãn, vậy các bạn có tiếp tục phương cách này hay chăng?

Như Quỳnh: Khi chưa có câu trả lời tại sao cá chết thì mọi người vẫn sẽ đi tiếp. Mọi người đánh giá được rủi ro nhưng vẫn sẵn sàng đối mặt.

Trà Mi: Còn phương cách nào khác, ngoài biểu tình, để tiếng dân được lắng nghe hay không?

Đình Hà: Như cuộc phỏng vấn này cũng là cách để chính quyền có thể lắng nghe và mọi người có thể lắng nghe. Thông qua kênh truyền thông, mạng xã hội thì tất cả thông điệp của người dân đều có thể lan truyền đến nhau và đến chính quyền.

Trà Mi: Những tiếng nói bị dập tắt bằng bạo lực, có giải pháp nào không?

Như Quỳnh: Mình thấy có nhóm luật sư Phục vụ Công lý đã sử dụng luật pháp để đáp trả hành vi bạo lực. Đó cũng là một phương thức. Thật ra, cách duy nhất để thay đổi tình trạng này là mọi người phải đoàn kết và chịu khó dùng chính luật pháp, với sự trợ giúp của các luật sư, để đáp trả bạo lực bằng luật pháp trước nhất. Một bước nữa mà mình và các bạn đang làm là gửi thư đến chính phủ yêu cầu trách nhiệm và minh bạch. Tất cả sức ép phải được thực hiện hàng ngày. Cái sợ lớn nhất của chế độ này là mọi người nhận thức và không còn sợ nữa. Chính vì vậy, vụ cá chết là cơ hội khá tốt giúp những người lâu nay thờ ơ với cuộc sống nhận thấy là đã đến lúc chính họ cũng phải nói, biến nỗi lo thường trực thành việc tất cả cùng lên tiếng.
Trà Mi: Có người cho rằng những gì diễn ra trước mắt bạn ngày nay là do sự thờ ơ của chính bạn bấy lâu nay, là do ‘người dân Việt Nam không chịu lớn’ . Vậy làm thế nào để người dân Việt Nam phải lớn và được lớn?

Quang Nam: Bây giờ, mình là người trẻ hiểu biết được vấn đề thì phải thúc đẩy sự người quan tâm của mọi người nhiều hơn, thúc đẩy sự minh bạch hóa và yêu cầu cải cách luật pháp.

Trà Mi: Nhưng thúc đẩy bằng cách nào trong khi đại đa số dân Việt vẫn còn tâm lý cầu an, sợ hãi?

Quang Nam: Trước mắt biểu tình chính là một phương pháp. Những người biểu tình bị đánh đập có thể làm kiến nghị hoặc đơn thư tố cáo để người dân thấy đó mà bớt sợ hãi đi.

Đình Hà: Cần phải mang đến cho mọi người thông tin, sự thật để dần dần họ sẽ hiểu được rằng chính trị gắn liền với mọi mặt trong đời sống của họ, họ không thể thờ ơ. Đa phần bây giờ tiêm nhiễm vào đầu suy nghĩ rằng thôi chỉ lo cho gia đình và bản thân, không nên quan tâm đến chính trị làm gì. Khi họ hiểu quyền lợi sát sườn của mình đang bị xâm phạm, môi trường mình thở, sống, ăn uống đều bị xâm hại như thế nào thì họ mới có thể lên tiếng.

Trà Mi: Có lẽ là mọi người hiểu và thấy hết, nhưng nhìn vào các cuộc biểu tình vừa qua chẳng hạn, tuần hành ôn hòa vì sự minh bạch lại bị đáp trả bằng hành vi hung bạo. Cho nên, cũng có người cho rằng không phải người Việt không chịu lớn mà là họ không dám lớn. Suy nghĩ người trẻ các bạn thế nào?

Đình Hà: Chính quyền gieo rắc vào đầu mọi người sự sợ hãi. Cho nên phải trang bị cho mọi người thông tin, sự thật, kiến thức pháp luật để mọi người sẵn sàng thực hiện quyền của mình. Nếu nhiều người cùng làm, sẽ tạo nên một áp lực buộc chính quyền phải thực hiện đúng pháp luật.

Quang Nam: Em luôn tâm niệm một điều là xã hội không thay đổi nếu mình không hành động. Các bạn sinh viên lần đầu tiên đi biểu tình vừa qua bị bắt, có bạn đã khóc, nhưng khi hỏi tuần sau nếu có biểu tình các bạn có đi không, các bạn bảo ‘Vẫn đi chứ.’ Đấy là quyền sống của mình.
Em muốn nói với tất cả mọi người rằng đừng sợ hãi. Em muốn nói với những người hữu trách rằng hãy nhìn lại cục diện toàn cảnh xã hội ngày nay và phải thay đổi.
Trà Mi: Vì sao phải thay đổi, không thay đổi thì sao? Hà có câu trả lời không?

Đình Hà: Thay đổi là xu thế tất yếu của mọi xã hội. Em mong rằng chính quyền Việt Nam sẽ lắng nghe điều đó. Nếu họ không lắng nghe, thì ‘gieo nhân nào, gặp quả đấy’. Nếu họ không thay đổi, họ sẽ gặp những hệ lụy rất khó lường trước được một khi lòng dân đã biến đổi.

Trà Mi: Liệu các cuộc biểu tình vì môi trường cũng kết cục tương tự như các cuộc biểu tình vì Biển Đông trước đây hay không? Đàn áp rồi sẽ dập tắt tất cả?

Đình Hà: Nếu họ tiếp tục trấn áp như vậy thì hình ảnh Việt Nam trong con mắt chính trường quốc tế sẽ bị xấu đi. Cách giải quyết tốt nhất của họ là nên để người dân tuần hành ôn hòa rồi giải tán thay vì trấn áp bằng bạo lực.

Quang Nam: Qua sự việc diễn ra em thấy chính quyền đã quyết tâm dập tắt các sự kiện này, đặc biệt là sắp tới có bầu cử Quốc hội và chuyến thăm của Tổng thống Obama. Trong tuần tới, họ có thể sẽ làm như tuần rồi, có thể còn thô bạo hơn.

Trà Mi: Liệu họ có thành công?

Quang Nam: Họ đạt được nhiệm vụ đấy nhưng trong lòng dân thì sẽ không yên. Tất cả mọi người đều không hài lòng. Việc đấy càng kéo dài bao lâu thì sức chịu đựng của người dân càng bị dồn nén. Càng ngày mọi người càng hiểu rõ bản chất của chính quyền hiện nay thì đến một lúc nào đó sự phản ứng sẽ càng dữ dội hơn.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Theo VOA
phai  
#3 Đã gửi : 15/05/2016 lúc 06:48:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phụ nữ: Đi biểu tình là vì con cái chúng ta

UserPostedImage
Người dân biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Chủ nhật những tuần vừa qua, trong tháng 5 năm 2016, ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam, người dân sôi sục biểu tình phản đối nhà nước vì đã không đưa ra một giải pháp cụ thể nào cho vấn nạn cá chết hàng loạt suốt dọc bờ biển miền Trung.

Những người biểu tình đã bị đàn áp ở nhiều nơi, ngăn chặn ở một số nơi hoặc như đội cổ động Hải Phòng đã gây “ngỡ ngàng” cho toàn thể cộng đồng bằng hình thức biểu tình hết sức độc đáo, rất “Hải Phòng”. Nhiều phụ nữ bị đánh đập, cản trợ, khủng bố tinh thần... Có người, cùng với con gái của mình không những đã bị đánh mà còn bị cộng đồng mạng “khủng bố” bằng nhiều hình thức sau ngày biểu tình.

Những người biểu tình đã bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của mình và những suy nghĩ đó, đã được truyền thông truyền tải rộng rãi tới công chúng trên các phương tiện truyền thông. Thế còn những người phụ nữ không tham gia biểu tình thì sao? Họ có suy nghĩ gì và quan điểm thế nào về vấn đề này?
Báo chí lề phải gần đây liên tục đưa tin, theo Bộ Khoa học và Công nghệ, đã có gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước ở nhiều lĩnh vực như: nuôi trồng thủy sản, địa chất, hóa, công nghệ vũ trụ... vào cuộc tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở các tỉnh miền Trung.
UserPostedImage
Người dân biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Các chuyên gia đã lấy hàng trăm mẫu cá chết trên biển và trong lồng, mẫu nước, trầm tích, sinh vật phù du từ ngày 7/4/2016 để phân tích độc tố, dịch bệnh thủy sản, sự hiện diện của tảo độc, các thông số môi trường. Họ cũng lấy số liệu về động đất để phân tích sự hiện diện của hiện tượng sốc nhiệt, ảnh hưởng của hiện tượng này; số liệu về viễn thám để tìm hiểu dòng chảy, dầu loang….

Nhiều nguyên nhân như hiện tượng shock nhiệt, ảnh hưởng của dầu loang... đã được loại trừ. Nguyên nhân mà người dân cho rằng đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt này, vấn đề xả thải thiếu khoa học và không được kiểm soát của các nhà máy trong khu công nghiệp Formosa, cũng đã được loại trừ. Và cho đến hôm nay, nhóm nghiên cứu được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại, tiêu tốn không biết bao nhiêu ngân sách nhà nước này vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt suốt 200km biển miền Trung.

Trong khi lãnh đạo và truyền thông của Đảng ra sức chứng minh biển và cá biển an toàn, kêu gọi người dân ủng hộ ngư dân miền Trung ăn cá một cách mù quáng, người dân vẫn tiếp tục xuống đường vào các sáng chủ nhật nhằm bày tỏ quan ngại về vấn nạn môi trường cũng như yêu cầu chính quyền minh bạch thông tin.

Dư luận viên, hòa bình viên và những người thân Cộng khác ra sức chửi rủa, tạo sức ép dư luận lên những người biểu tình, tạo thêm sức ép tâm lý. Những người “trung dung” như chị Ngọc (Hà Nội) cho rằng:

“Mình nghĩ là ở Việt Nam thì không nên đưa con cái đi biểu tình. Bởi vì chính phủ Việt Nam không tôn trọng quyền tự do của mọi người, nhất là của trẻ con.”

Cho trẻ nhỏ đi tuần hành vì môi trường là một việc làm rất có ý nghĩa, cha mẹ lên tiếng vì môi trường là vì tương lai của chúng. Khi người dân xuống đường với con cái họ, vì họ còn chút ít hy vọng rằng họ có một tiếng nói để có thể được nghe thấy, rằng tương lai của trẻ em phải được báo động và quan tâm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam, vì chính quyền đối xử với người dân không trong tương quan của một nhà nước PHÁP QUYỀN và coi trọng con người, mỗi người làm mẹ đều cân nhắc vấn đề này một cách cẩn trọng. Tú – một bà mẹ ở Hà Nội cho biết:

“Đi nó đè cho bẹp ruột. Nếu là ngày thường thì cũng đi nhưng mà chủ nhật thì không có ai trông con cho mà đi mà bế nó đi thì chúng nó đè cho bẹp ruột.”

Mỗi bà mẹ đều cân nhắc thiệt hơn rất kỹ càng mỗi khi quyết định tham gia một hoạt động nào đó, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến “chuyện chính trị” mà họ biết chắc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sự an toàn của con cái họ. Tuy nhiên, nỗi lo lắng, uất hận thì trong lòng ai cũng tràn trề. Hễ không có con cái để lo lắng, họ luôn luôn rất sẵn sàng. Chị Hạnh, một người khuyết tật ở huyện Gia Lâm – Hà Nội đã luôn muốn xuống đường nhưng sức khỏe không cho phép, chia sẻ quan điểm:

“Có làm ăn gì đâu, suốt ngày theo dõi đi biểu tình đây này. Chị cũng muốn đi lắm, máu đi lắm. Ở nhà cứ chơi suốt ngày, độc bán vài cái hàng cũng chán. Cứ muốn đi biểu tình nhưng mà sức khỏe kém nên là cũng hốt. Ở nhà cứ theo dõi. Kiểu này thì chắc chết hết. Chắc là Chủ nhật tuần nào chúng nó cũng tổ chức. Cái thằng này này (bạn), chị nghĩ là cái thằng này hôm vừa rồi kiểu gì nó cũng bị tóm nhưng mà nó cũng thoát được rồi. Nó nhắn tin nó bảo là em bị vồ trượt. Chúng nó chủ yếu là tóm một vài thằng kiểu trùm một tí để mọi người dân còn sợ. Nhưng mà kiểu này dân lại càng căm giận, càng ức chế thêm.

Thật ra là chúng nó không có đạo đức. Việc tai hại như thế, bây giờ chất độc đấy nó ngấm xuống lòng đất rồi mình ăn nước ở đâu, chả bơm nước lên ăn thì ăn nước ở đâu. Chết dần chết mòn hết, nước ở đâu ăn. Nước mưa thì cũng không có, không khí mà nó độc thì nó ngấm vào thì nước cũng độc thì mình cũng chết. Bây giờ làm thế nào, sống kiểu gì mà bây giờ nhà nước thì cứ bao che như thế, không ủng hộ dân thì thôi lại còn đàn áp, bắt bớ, đánh đập, cả phụ nữ như thế mà được.
Bây giờ người nước ngoài người ta nhìn vào, thấy người Việt Nam được coi là người trong gia đình, không bao bọc lẫn nhau lại còn đánh nhau thế thì hỏi người ta nghĩ gì về mình. Như bên Nhật, người ta còn đi hộ tống người Việt Nam đi biểu tình, Việt Nam làm sao mà lại ngu thế không biết. Người ta đi biểu tình để đòi công lý, đòi quyền lợi chứ có phải là đi cướp giật đâu mà sao mà đi đàn áp như thế. Căm thù hả! Thế nhưng mà người Việt Nam mình, ví dụ như cả xóm này làm gì có mấy người theo dõi đâu, người ta chỉ là nông dân nông thôn, suốt ngày đi làm chứ có biết gì đâu. Nó không đưa lên vô tuyến. Nó bưng bít hết, người dân có biết gì đâu chỉ có một số người theo dõi tin tức qua internet thì biết được, nói ra thì dân lại chả hiểu, lại bảo là toàn cái bọn phản động!”

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho các cuộc biểu tình là nhân tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Chính các cuộc biểu tình đã khơi mào hoặc kết thúc các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử, từ cách mạng Mỹ đến cách mạng Pháp. Cũng chính các cuộc biểu tình đã mang lại độc lập cho nhiều quốc gia thuộc địa ở châu Phi và châu Á, bao gồm cả Ấn Độ; chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi; dẫn đến việc Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam; mang lại chiến thắng cho các phong trào tranh đấu cho nhân quyền và nữ quyền, cho giới lao động, và nhiều nỗ lực bảo vệ môi trường...

Biểu tình là hành động văn minh thể hiện quyền tự do ngôn luận của người dân, được quy định tại Điều 25 Hiếp pháp Việt Nam năm 2013.

Trong buổi tiếp xúc cử tri tại TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: “Nếu được làm Đại biểu Quốc hội, tôi sẽ chú trọng xây dựng các hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến và thực hiện quyền làm chủ của mình.”

Có thể nói, ở Việt Nam, biểu tình vẫn là một lựa chọn tối ưu cho những kẻ thấp cổ bé miệng nếu họ muốn tiếng nói của họ được nghe. Hẳn một lúc nào đó, khi những người phụ nữ đã quen thuộc với việc sử dụng quyền biểu tình và đất nước đã có được những quyền tự do cơ bản, họ - những người phụ nữ sẽ không chỉ phản đối những bất công trong cuộc sống thường ngày, liên quan đến nữ quyền bằng cách like và share các bài viết của Trang Hạ hay mạnh mẽ chia sẻ quan điểm trên các diễn đàn mà còn xuống đường yêu cầu chính phủ thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế cũng như luật đã ban hành về quyền phụ nữ.
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 15/05/2016 lúc 10:01:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tổng hợp thông tin về cuộc biểu tình ngày 15/5/2016

UserPostedImage
Một nhóm bạn trẻ đeo khẩu trang cá, mặc trang phục có hình cá, tuần hành sáng nay ở Hồ Gươm. Tất cả nhanh chóng bị bắt, đẩy lên xe buýt.
Citizen photo

Tại Hà Nội: Vào lúc 6h30, vợ anh Vũ Quốc Ngữ báo nhà anh đã bị canh cổng:

“Phản đối Công an Hà Nội, Công an huyện Thanh Trì ngăn cản quyền tự do đi lại của tôi. Bằng việc cử một đội an ninh mặc thường phục canh nhà tôi và không cho tôi đi lại, các vị đã vi phạm Hiến pháp Việt Nam! Chính quyền Việt Nam cứ ra rả là "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" và đòi các quốc gia khác "tôn trọng luật quốc tế" trong khi công an Việt Nam ngồi xổm lên luật cho chính chính quyền cộng sản viết ra.

Thử hỏi một chính quyền ngăn cản công dân nói về chủ quyền biển đảo và chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc, không cho công dân bày tỏ mối lo ngại về ô nhiễm môi trường thì đó là chính quyền của dân như các vị tự nhận, hay là một loại chính quyền đang chống lại nhân dân và đi ngược lại với lợi ích của dân tộc?!

Hiện nay có một đội gần chục tên mặc thường phục và có cả mấy tên mặc áo công an xã đang canh ở gần nhà tôi.”

Ngoài ra, nhà tôi cũng đã bị bao vây khắp các ngả. Chúng ngang nhiên để xe chắn lối ra đường. Phía đối diện là nhà chị Cấn Thị Thêu cũng bị canh giữ.
UserPostedImage
Biểu tình tại Cửa Lò Nghệ An


Anh Nguyễn Thanh Hà (fb Ha Thanh) cho biết 5 giờ sáng dậy đánh xe đi có chút việc riêng thì bị chặn. Chúng nói không được đi đâu cả, đây là lệnh trên. Chúng đi theo anh khi anh đi ăn sáng. Hiện nay anh đang bị giam lỏng ở nhà với 4, 5 đứa canh bên ngoài.

Trước đó, ngày hôm qua, 13/5/2016, Trần Thị Nga bị công an đuổi theo bắt về khi mẹ con cô đang trên đường lên Hà Nội.

Vào khoảng 8h, fb Thuy Trang Nguyen đưa một thông tin và có lời khuyến nghị như sau:

“Một cuộc họp an ninh Quận 1 mà Thùy Trang nắm được thông tin là an ninh sẽ giả làm một số người biểu tình, đeo khẩu trang để gây bạo loạn.

Theo cuộc họp thì nhóm côn đồ được công an thuê (đi cùng công an) sẽ đập phá một số tiệm nằm trong khu vực TÂY BA LÔ, (khu phố có 3 con đường giao nhau gồm Phạm Ngũ Lão - Đề Thám - Bùi Viện) để lấy cớ bắt người biểu tình.

Với cớ này, Công An đã được lệnh bắt nhốt người biểu tình đưa vào trại nghiện (xã hội) cho đến hết sau ngày T.T Obama sang thăm VN.

Chủ nhân những tiệm này đã họp trước với công an để chuẩn bị lên "kịch bản" đỗ tội người biểu tình. Bọn đập phá cũng được cho quyền "trộm" đồ của các cửa tiệm "Lost Stores". Đây là kịch bản lập lại ở Giáo Xứ Đông Yên và ở Bình Dương. Cảnh sát Hong Kong cũng đã chơi chiêu này với sinh viên.

(*) Khi kịch bản đập phá các cửa tiệm bắt đầu xảy ra thì người biểu tình nên rút lui xa khỏi khu vực bị đập phá.”

Độ tin cậy của thông tin này chưa biết thế nào nhưng thiết nghĩ anh em ở SG nên tham khảo và lường trước.

Trên mạng xã hội facebook, vẫn đang sục sôi về việc nhà cầm quyền đàn áp và đánh đập dã man người biểu tình. Nhiều trang đưa lên hình ảnh cùng danh tính, địa chỉ, số điện thoại... của những tên ác ôn. Nhiều người đã bày tỏ quyết tâm dù bị đàn áp đánh đập thế nào thì vẫn xuống đường biểu tình.
Một số nhà hoạt động bị chặn giữ trong nhà: Chị Trần Thị Nga đã bài trí chương trình biểu tình tại gia; nhà giáo Nguyễn Bích Nhung bị khóa cổng ngõ không cho ra ngoài; nghệ sĩ Kim Chi buổi sáng và buổi chiều đều có người đến khuyên không đi biểu tình, gồm công an quận, công an khu vực, bí thư chi bộ, chi ủy viên và đảng viên trong chi bộ.

Từ 17h, Nguyễn Đình Hà bị 6, 7 người chặn tận cửa căn hộ không cho đi đâu.

Lê Anh Hùng cho biết anh "bị giám sát chặt chẽ từ ngày hôm kia và nhà tôi lại bị phong toả, với đủ mọi thành phần: an ninh thành phố (Phòng PA67), an ninh quận, công an phường, dân phòng và cả... tổ dân phố"

Vào khoảng 16, 17 giờ chiều, một loạt tờ báo đồng loạt đưa bài viết về việc Công an Hồ Chí Minh khẳng định Việt Tân xui giục xuống đường, gây rối, mặc dù không đưa ra được bằng chứng nào.

Ngày 15/5/2016

Tại Nghệ An: Vào lúc 9h, hàng trăm bà con Giáo xứ Song Ngọc, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An do Cha JB Nguyễn Đình Thục và cha Trần Đình Tề dẫn đầu, xuống đường biểu tình tới UBND xã để yêu cầu chính quyền nơi đây phải cấp thiết và nhanh chóng đưa ra các giả pháp xử lý về tình trạng cá chết hàng loạt nhằm tránh thiệt hại nặng nề về kinh tế và mạng sống đang bị đe dọa cho người dân đang phải chị thảm họa này. Khẩu hiệu của bà con: "Cá cần nước sạch - Dân cần minh bạch".

Khoảng 40 bạn trẻ ở Hợp Thành - Yên Thành đã tọa kháng bên tỉnh lộ 53 để yêu cầu minh bạch thông tin và bảo vệ thiên nhiên, con người. Đến 10 giờ, số lượng người tham dự tọa kháng đã lên đến 100 người.


Tại Hà Nội: chị Cấn Thị Thêu đã thoát khỏi vòng vây của an ninh và gửi đi thông điệp bảo vệ môi trường biển.

Vào lúc 5 giờ, tại khu vực số 1 Ngô Thì Nhậm nơi bà con dân oan 3 miền chầu chực để khiếu kiện, công an sục vào nhà trọ kiểm tra.

Đầu ngõ đều bị ngăn chặn, lực lượng CA chìm nổi rất nhiều của quận Hà Đông canh gác.

Một nhóm người tập trung bị bủa vây bởi 3 chốt an ninh chìm nổi trong và ngoài suốt từ đêm qua, không thể đi qua nổi, đành tọa kháng ở nhà

Vào lúc 8h5: vợ chồng nghệ sĩ Kim Chi ra khỏi nhà bị một đám đông ấn vào cổng. Bà đành tọa kháng ở nhà.

Ngoài ra còn có anh Lê Anh Hùng ở Hà Nội cũng bị chặn nên đành tọa kháng ở nhà.

Bên cạnh đó, một nhóm bạn trẻ đeo khẩu trang cá, mặc trang phục có hình cá, tuần hành sáng nay ở Hồ Gươm. Tất cả nhanh chóng bị bắt, đẩy lên xe buýt.

Facebooker Tiến Từ Từ đã bị bắt lên xe bus chỗ gần Tháp Bút, Bờ Hồ, Hà Nội lúc 10g 21 phút.

Nguyễn Văn Đề, Trung Nghia, Hoang Anh và 5 người khác bị bắt đưa về Công an Thanh Trì và phường Cống Vị.

Facebooker Hoàng Trường Sa cùng một số bạn bị bắt về 90 Nguyễn Du và đã được thả vào lúc 13h15.

Biểu tình du kích ở khắp nơi nào có thể ngay tại Hà Nội.

Danh sách bị bắt ở Hà Nội (chưa đầy đủ - theo Khanh Lam Nguyen)

1. Nguyễn Văn Phương - bắt tại Lò Sũ, đưa về CA Quận Long Biên. Chuẩn bị di lý về CA Phường Phương Mai

2. Nguyễn Anh Tuấn (Chukim Nat) bị bắt tại Lò Sũ, chưa rõ đưa về đâu - tạm coi là mất tích

3. Hoàng Công Cường - CAQ Long Biên

4. Cao Vĩnh Thịnh bị bắt đưa đi đâu không rõ - coi là mất tích

5. Trung Nghĩa và mấy người bạn bắt tại 444 Đội Cấn

6. Lê Thái Học bị bắt tại Bờ Hồ. Chưa biết đưa đi đâu

7. Nguyễn Hữu Hợp bị bắt chưa rõ mang đi đâu

Khoảng 30 bạn trẻ biểu tình tại Bờ Hồ cũng đã bị đưa về CA quận Long Biên.

Tại Hải Phòng: Nhiều bà con dân oan Đồng Linh tại Hải Phòng bị canh giữ, không thể lên Hà Nội tham dự cuộc xuống đường nên đã biểu tình tại nhà.

Ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Theo tin của Chu Vĩnh Hải, vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 15-5, tại Bãi Sau của thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, rất đông người dân đã tiến hành biểu tình ôn hòa vì môi trường biển. Công an và an ninh xuất hiện nhưng không có bất cứ hành vi đàn áp hay trấn áp nào.

Tại Sài Gòn: Có kế hoạch biểu tình vào chiều 15/5, ở nhiều địa điểm và thời gian khác nhau. Facebooker Trang Nhung Nguyen cho biết:

“Một người bạn của tôi vừa ở công viên 23/9 cho hay, lúc này, có nhiều an ninh chìm theo dõi và giải tán người dân ở công viên này, ngay cả khi họ chỉ ngồi chơi hay đi dạo bình thường. Có nhiều người bị chúng kiểm tra điện thoại và yêu cầu xóa hình chụp tại công viên.

Một người bạn khác cho biết có nhiều xe cứu hỏa ở bên hông nhà thờ Đức Bà và công viên 23/9, cho nên rất có thể lực lượng trấn áp sẽ phun vòi rồng vào người biểu tình chiều nay.”

Đường Nguyễn Huệ hiện cũng có rất nhiều an ninh chìm, thậm chí những người khoác áo lao công cũng có thể là chúng.
Lúc 15 giờ, Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh tọa kháng tại đường Nguyễn Huệ. Nhưng chỉ trong vòng ít phút nhiều người đã xúm lại lôi kéo bắt ông Chênh đi, sau hồi tranh luận gắt gao, ông Chênh cứ ngồi lại. Họ đã vây ông Chênh để không ai nhìn thấy. Đến 3 giờ 10, họ bắt ông Chênh về phường Bến Nghé trên đường Hồ Tùng Mậu.

Đến 16 giờ: Cô Oanh Anna và cô Lê Thị Phương Chi bị bắt và đưa về phường công an Bến Nghé, Quận 1 nhưng đông quá lực lượng công an đã đưa hai người về công an quận 4.

Cha Antôn Lê Ngọc Thanh đã bị bắt đưa về đồn công an phường Bến Nghé. Trước đó cha Antôn Lê Ngọc Thanh cùng cha Phaolô Lê Xuân Lộc thuộc Dòng Chúa Cứu Thế thông báo sẽ tọa kháng trước UBND Tp. HCM vào đúng 15 giờ. (Theo "Tin mừng cho người nghèo")

Nhà báo Sương Quỳnh cho biết, nhiều bạn trẻ đã bị bắt tại công viên 23.09 gồm: Hà Nam, Vũ Ngọc Lan, Long Trần, Võ Chí Đại Dương, Đài, Huynh và một cô không rõ tên đã bị bắt đưa về đâu chưa rõ. Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt đưa về công an quận 2. Công an phường Bến Thành câu lưu 7 người.

16h một vài người đưa biểu ngữ, mặc áo No Formosa đều bị bắt đưa đi.

Khoảng 16h15. Một cuộc biểu tình vì môi trường đã diễn ra chớp nhoáng ở chợ An Đông. Trong số người tuần hành, có cả bạn trẻ Lầu Nhật Phong (A Lầu) - người vừa tọa kháng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tuần trước - và blogger nổi tiếng Cô Gái Đồ Long (fb Doan Trang Pham)

Lúc 16h49' công an với an ninh vẫn rảo các đường. Yêu cầu người dân dẹp hàng quán. Phong tỏa các lối đi. Công an vẫn đứng đầy các ngã tư, trước các quán và không cho người ta vào quán lẫn gửi xe. Những ai chụp hình, quay video đều bị bắt, tịch thu máy (Trần Bang).

Theo fb Tuyet Lan Nguyen, con gái chị bị an ninh bắt và đánh đập. Một người phụ nữ đã lao vào con chị kẹp cổ, những người còn lại đã xông vào đánh đấm tàn bạo, xốc nách cháu ra ô tô đưa đi. Cháu bị giữ ở phường Bình Trưng, 448 Nguyễn Thị Định quận 2. Không thể liên lạc được qua điện thoại.

Đến 17h, theo fb Lê Nguyễn Hương Trà, chị cùng A Lầu và các bạn trong vòng vây của 20 CA P.9 Quận 5, và mấy anh hình sự quận 5. Sau khi tranh cãi kịch liệt bất phân thắng bại về quyền được đứng trước chợ An Đông, A Lầu đã bị đánh ngay ót và đẩy lên xe đưa đi.

Ngoài ra, Nguyễn Nữ Phương Dung và một số người khác đã bị bắt tại Chợ Lớn và đưa về đâu chưa rõ.

Một nhóm bạn trẻ khoảng hơn 100 người đã xuống đường tại khu vực đường Đề Thám và Bùi Viện. Hiện nay, các bạn đang bị bao vây lực lượng đàn áp – dân quân, áo xanh, đô thị. Các ngả đường đi vào khu vực này đều bị chặn. Nhiều xe thùng xuất hiện.

15 phút sau đó, nhóm bạn trẻ đã bị lực lượng đàn áp bắt hết đưa lên xe thùng và đưa về đâu không rõ. Hiện nay, rất đông những người mặc thường phục, đeo khẩu trang đứng rất đông tại khu vực công viên 23.09.

Từ 17h Đến lúc này, một số điểm nóng đã nổ ra biểu tình như công viên 29 tháng 3, chợ An Đông, công viên Phạm Ngũ Lão... nhưng đều gặp sự trấn áp và bắt người rất quyết liệt và tàn bạo của lược lượng an ninh, côn đồ đã được huy động tới chờ sẵn.

Được biết, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt trưa 15/5/2016 tại công viên 23/9, Sài Gòn. Cô từ Nha Trang vào SG để tham gia cuộc biểu tình ôn hòa đòi chính phủ minh bạch các thông tin về việc cá chết hàng loạt. Tuần trước, Quỳnh bị bắt cùng 10 ng bạn khác tại Nha Trang cũng trong một cuộc tuần hành ôn hòa tại thành phố này:

Nếu Hà Nội, biểu tình tập trung vào buổi sáng thì ở Sài Gòn nổ ra vào buổi chiều ở nhiều nơi và vào các thời điểm khác nhau. Nhà báo Chu Vĩnh Hải nhận định có hàng ngàn người tham gia.

Những người bị bắt ở Sài Gòn còn có anh Nguyễn Bá Vinh, anh Võ Chí Đại Dương (Đà Lạt) và Facebooker Long Trần, Chị Mai Thy bị bắt đưa đi đâu chưa rõ.

Ngoài ra conf có Cháu Cao Trần Quân, 19 tuổi, sinh viên năm nhất, bị bắt lúc 16h ở Công viên 23-9, Q1, Sài Gòn. Hiện chưa biết bị giam giữ ở đâu (Trần Bang 21h)

Nhiều nghi vấn cho rằng lực lượng đàn áp biểu tình ở Sài Gòn là sinh viên:

Tại Phan Thiết, dù muộn màng, dù ít ỏi, nhưng cũng đã lên tiếng bảo vệ môi trường.
Nguyễn Tường Thụy (RFA)

song  
#5 Đã gửi : 15/05/2016 lúc 10:16:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phản kháng ô nhiễm môi trường: Từ câm lặng đến đứng lên!

Nếu dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên bắt đầu gây hậu quả ô nhiễm môi trường trầm kha vào những năm 2007 nhưng tất cả đã bị cho “chìm

xuồng” một cách không thương tiếc và người dân địa phương lẫn công luận xã hội đều phải “câm miệng,” phải mất đến gần một thập kỷ sau những

nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của vụ “cá chết Formosa” mới vượt qua chính mình để xuống đường phản kháng.

Việt Nam là một xã hội đã trở nên không thể tưởng tượng nổi dưới sự cai trị của một chế độ quá nổi bật về tham nhũng nhưng lại quá vô trách

nhiệm trước vô số hậu quả môi sinh, môi trường, xã hội lẫn chính trị. Mười năm là cái giá cho thái độ biến chuyển thật chậm về ý thức tranh đấu để

giành quyền sinh tồn của người dân.

Giờ đây, nhiều người tự hỏi và cũng là một cách tự dằn vặt mình: Nếu xã hội Việt, người dân Việt dám bày tỏ tinh thần và hành động quyết liệt hơn

từ vụ boxit 2007 và vụ Vedan 2008, hẳn là hậu quả chết chóc đã không biến diễn ghê gớm vào giờ phút tồn vong này tại quá nhiều địa phương.

Chìm xuồng và câm lặng

Năm 2008, “Vedan giết sông Thị Vải!” - đến báo chí nhà nước cũng phải kêu thét lên. Thế nhưng giới quan chức lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và cả trung

ương vào thời điểm ấy vẫn như câm điếc trước tiếng kêu gào của nông dân - nạn nhân. Nếu không có áp lực dư luận xã hội, báo chí và cả tiếng lên

án từ cộng đồng quốc tế, sẽ chẳng có một chút tiền bồi thường nào được Vedan nhả ra cho các làng mạc đau khổ xung quanh nó.

Nhưng ba năm sau, vụ công ty Sonadezi Long Thành xả thải gây ô nhiễm khủng khiếp vào năm 2011 cũng ở Đồng Nai lại ngoặt vào bóng tối vô

cùng tận. Bất chấp làn sóng dư luận lên án dữ dội, việc chủ nhân của công ty này là một đại biểu quốc hội theo cách “bất khả xâm phạm” vào thời

điểm đó đã khiến mọi thứ thẳng cánh bốc hơi. Trước và sau, không hề có một chút thành tâm khắc phục hậu quả của Sonadezi Long Thành cho

người dân. Cuối cùng, công luận đã phải nín lặng đầy cay đắng.

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường đường thủy, rất nhiều nhà máy chôn rác độc hại xuống đất đã biến các vùng xung quanh chúng thành mồ chôn

ung thư hàng trăm người tử vong.

Năm 2011, có 10 làng được xác định có nguồn nước ô nhiễm nhất thuộc các tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An,

Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận. Một thống kê có lẽ còn xa thực tế của Bộ Khoa Học và Công Nghệ cho biết đã có tới 1,136 người chết trong

vòng từ 5-20 năm do mắc các bệnh ung thư khác nhau, trong đó nơi có nhiều người chết vì ung thư nhất là Thạch Khê, xã Thạch Sơn, huyện Lâm

Thao, tỉnh Phú Thọ, với 136 người chết trong 10 năm vì nguồn nước nhiễm chất độc hóa học. Còn ở làng ít nhất cũng có sáu người chết. Tại làng

Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, khi điều tra có tới năm người bị ung thư và ba người trong đó đã chết.

Thế nhưng, có một loại ung thư khác cũng di hại không kém: Đã không có một doanh nghiệp xả thải và chôn rác độ nào bị xử lý đến nơi đến chốn.

Tình trạng hỗn quân hỗn quan như thế đã dẫn đến một hậu quả tất yếu về bản chất “vì dân” của chế độ: Nicotex Thanh Thái.

Những tội đồ dân tộc

Vụ chôn hóa chất độc hại xuống lòng đất của công ty Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa đã bị dư luận và báo chí gọi là “tội ác” - rất gần gũi với các

điều 182 và 182a của Bộ Luật Hình Sự, nhưng chính quyền địa phương nơi đây vẫn như trắng trợn chà đạp lên mọi nền tảng pháp luật.

Tội ác đã hiển hiện suốt từ năm 2001, từ thời điểm Nicotex Thanh Thái bắt đầu thủ ác vào lòng đất mẹ. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu chất

thải đều chứa các chất độc cấu thành sản phẩm thuốc trừ sâu thuộc nhóm độc II và III như Cypermethrin, Dichlorvos, Fenobucarb, Isoprothiolane,

Butachlor, Isoprocard, Dimethoat, Fenobucar. Ngoài các chỉ tiêu không có trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật

trong đất, các chỉ tiêu còn lại đều vượt quá quy chuẩn này nhiều lần. Thậm chí, chỉ tiêu Cypermethrin vượt quy chuẩn cho phép tới 9,276 lần.

Theo mô tả của cánh phóng viên nặng lòng với những gì sót lại của môi trường, các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thủy) và Yên Lâm (huyện

Yên Định) ở Thanh Hóa đã phải sống bên “kho thuốc độc” của công ty Nicotex Thanh Thái, hằng năm phải ăn, hít thở không biết bao nhiêu hóa chất

độc hại vào người. Chính vì vậy mà con số mắc bệnh hiểm nghèo tăng lên chóng mặt theo từng năm.

Từ nhiều năm qua, người dân đã không ngần ngại đặt cho những xã sống quanh Công ty Nicotex là “làng ung thư.” Ở xã Yên Lâm, huyện Yên Định,

trong vòng hơn 10 năm số người mắc bệnh hiểm nghèo của xã đã lên tới con số 315 người với các bệnh như ung thư, suy giảm thần kinh, dị dạng,

đẻ non, sẩy thai... Trong đó, số người mắc bệnh ung thư đã chết lên tới 150 người.

Cũng chung cảnh “làng ung thư” như xã Yên Lâm, thôn Cò Đồm thuộc xã Cẩm Vân chỉ có 75 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, nhưng đã có gần chục

người chết do ung thư. Còn số người đẻ non, dị dạng thì không thể đếm xuể.

Ở bất kỳ quốc gia phát triển nào, nếu một vụ thủ ác như Nicotex Thanh Thái xảy ra, những cái chết vì ung thư sẽ là chứng cứ khủng khiếp nhất

nhằm chống lại kẻ gián tiếp giết người.

Đáng lẽ Nicotex Thanh Thái phải bị truy tố như một thước đo cho những gì còn lại trong lương tâm các “đày tớ,” còn những “đày tớ” có chức trách

cao nhất của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa và chịu trách nhiệm trực tiếp về môi trường phải bị bị xử lý nghiêm khắc về trách nhiệm hành chính

và cả truy cứu về trách nhiệm hình sự.

Nhưng ở Việt Nam, mọi chuyện lại bị tha hóa vô cùng tận. Thái độ và hành động quá khuất lấp của chính quyền Thanh Hóa vào thời điểm đó đã

khiến cho dư luận đặc biệt nghi vấn về những động tác bao che thủ ác của cơ quan này dành cho Nicotex Thanh Thái.

Rốt cuộc, tất cả đều câm lặng.

Ngay cả vụ xả lũ đột ngột không báo trước của tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) vào mùa mưa bão cuối năm 2013 mà đã “giết sống” đến năm

chục mạng người ở vùng rốn lũ một số tỉnh miền Trung, cũng hoàn toàn chìm xuồng. Dù đây là vụ việc tiêu biểu nhất về thói vô trách nhiệm và vô

cảm của giới lãnh đạo Việt Nam, nhưng không có bất cứ lãnh đạo nào của EVN và Bộ Công Thương - cơ quan chủ quản của tập đoàn chỉ biết tăng

giá điện này - phải ra trước vành móng ngựa. Tất cả đều hoặc nghiễm nhiên đương chức, hoặc “hạ cánh an toàn” như cựu bộ trưởng công thương

Vũ Huy Hoàng.

Phản kháng!

Chỉ đến năm 2013, sóng phản kháng ô nhiễm môi trường mới bắt đầu bùng nổ, sau khi sóng phản kháng của dân oan đất đai đã khởi sự từ trước

đó khoảng tám năm. Vụ doanh nghiệp Trung Quốc khai thác titan ở Ninh Thuận gây khói bụi và ô nhiễm không chịu nổi đã khiến hàng ngàn người

dân vùng này phải tràn ra đường biểu tình. Thậm chí, đám đông biểu tình phẫn nộ còn liều mình xô đổ cả hàng rào cảnh sát cơ động.

Cũng vào năm 2013, vụ một doanh nghiệp khai thác cát ở tỉnh Quảng Ngãi gây ảnh hưởng đến môi sinh đã buộc đến vài ngàn người dân huyện Tư

Nghĩa tràn ra quốc lộ biểu tình. Cuộc biểu tình không khoan nhượng này kéo dài gần một tuần lễ mà đã khiến chính quyền địa phương nơi đây phải

chấp nhận ra lệnh đình chỉ hành động khai thác cát.

Đến năm 2014 và 2015, phản kháng ô nhiễm môi trường đã thực sự trở thành một phong trào và có tính chiều sâu. Tiêu biểu là cuộc xuống đường

bảo vệ cây xanh ở chính Hà Nội - nơi Bộ Chính Trị ngự trị.

Sang năm 2016, cuộc xuống đường của thị dân ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Vũng Tàu phản kháng vụ “cá chết Formosa” đã trở thành hiện tượng

đầu tiên cho thấy ý thức người dân đô thị đã được nâng lên. “Lá lành đùm lá rách,” “lá rách đùm lá nát,” thị dân không chỉ đấu tranh cho quyền lợi

của mình mà còn cho đồng loại của họ nơi khúc ruột miền Trung quặn siết.

Mười năm phản kháng ô nhiễm môi trường. Hệt như diễn biến lao dốc của nền kinh tế và ngân sách quốc gia, thời điểm “Minsky hậu quả ô nhiễm”

đã và đang tương ứng với “Minsky nợ công và nợ xấu.” Tất cả đều đã tiếp cận và bắt đầu chạm vào giới hạn của bùng vỡ hậu quả kinh tế và bùng

nổ hậu quả môi trường.

Giờ đây, chỉ bằng mắt thường, người dân cũng có thể nhận ra sẽ còn nhiều hậu quả môi trường khốn khổ phát tác và khiến bùng cháy phản kháng

xã hội ở rất nhiều địa phương cùng đủ mọi thành phần dân chúng vào những năm tới.

Phạm Chí Dũng
song  
#6 Đã gửi : 15/05/2016 lúc 10:24:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
CSVN loay hoay chống đỡ sự phẫn nộ của dân chúng

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Có hàng loạt dấu hiệu cho thấy chính quyền Việt Nam đang hoảng sợ trước sự phẫn nộ của công chúng nhưng không tìm được giải pháp giảm sự giận dữ mà chỉ chống đỡ.

UserPostedImage
Một số thanh niên biểu tình ở Hà Nội hôm 15 Tháng Năm. (Hình: tinhdongchuacuuthe.com)

Các giải pháp mà chính quyền Việt Nam đã áp dụng như phát gạo cứu đói, mua lại toàn bộ hải sản mà ngư dân đánh bắt nhưng không bán được cho ai, tuyên bố giãn nợ, giảm lãi, cho các nạn nhân của thảm họa cá chết trắng biển vay thêm tiền, dắt díu nhau cùng tắm biển, ăn hải sản, liên tục công bố “kết quả quan trắc,”... nhằm chứng minh biển đã sạch, hải sản đã an toàn đều... vô tác dụng.

Biểu tình phản kháng tình trạng môi trường sống bị đầu độc vẫn bùng nổ tại nhiều nơi trong ba Chủ Nhật liên tiếp. Để có thể ngăn chặn mà không mang tiếng, chính quyền Việt Nam đã sử dụng dân phòng, dân quân, bảo vệ các doanh nghiệp, thanh niên xung phong và những kẻ mặc thường phục tấn công, bắt giữ người biểu tình. Tuy nhiên, sự tàn bạo không những không làm người ta sợ mà chỉ gây thêm căm phẫn và quyết tâm phản kháng.

Suốt tuần vừa qua, người sử dụng Internet tại Việt Nam đã hỗ trợ nhau truy tìm lai lịch của một số cá nhân mặc thường phục đã đánh đập họ. Ít nhất họ đã tìm ra được tung tích của một số kẻ hung hãn nhất. Một người được xác định là sĩ quan của công an quận 5, Sài Gòn, và một người là sĩ quan của tiểu đoàn Kiểm Soát Quân Sự của Bộ Chỉ Huy Quân Sự ở Sài Gòn.

Công an thành phố Sài Gòn xác nhận, sau khi bị nhận diện, “một số người tham gia giữ trật tự” trong cuộc biểu tình hôm 8 Tháng Năm bị “dọa giết,” có người bị hành hung ngay tại tư gia.

Cũng trong tuần vừa qua, nhiều cựu thành viên của lực lượng thanh niên xung phong ở Sài Gòn đã chính thức lên tiếng phản đối việc sử dụng “thanh niên xung phong” để đàn áp biểu tình vì điều đó “trái với truyền thống” của họ. Đang có khá nhiều ý kiến cho rằng phải kiện thanh niên xung phong ra tòa vì “lạm quyền” khi “trấn áp, bắt người” như công an.

Cuối tuần vừa qua, khi có dấu hiệu cho thấy dân chúng nhiều nơi sẽ tiếp tục biểu tình lần thứ ba (Chủ Nhật, 15 Tháng Năm) và đặc biệt lần thứ tư (Chủ Nhật, 22 Tháng Năm, vừa là ngày bầu đại biểu quốc hội, vừa là thời điểm ông Barack Obama, tổng thống Hoa Kỳ, đến thăm Việt Nam), chính quyền Việt Nam đã áp dụng thêm nhiều giải pháp nữa.
UserPostedImage
Giáo dân giáo xứ Song Ngọc ở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, biểu tình hôm Chủ Nhật, 15 Tháng Năm. (Hình: tinhdongchuacuuthe.com)

Có những lời kêu gọi, ý kiến phân tích sự cần thiết phải bày tỏ thái độ về nhu cầu được sống an toàn lan rộng và được hưởng ứng mạnh mẽ trên Internet, từ trưa cho đến chiều ngày Thứ Bảy, 14 Tháng Năm, mạng Internet tại Việt Nam đột nhiên tê liệt. Nếu nội dung các tin nhắn qua điện thoại có những từ thời sự như “cá chết,”... đều không thể gửi cho người nhận. Chưa rõ việc chặn Internet và hạn chế hoạt động của các mạng điện thoại di động có thể giảm tác động của những lời kêu gọi biểu tình hay không nhưng những điều này gây khó chịu cho toàn xã hội.

Cảm nhận sự sợ hãi của chính quyền về sự kiện “cá chết” càng lúc càng rõ ràng khi người ta tận mặt chứng kiến một MC của hệ thống truyền hình quốc gia, giựt lại microphone từ tay một giáo viên lúc ông này đề cập đến hai từ “cá chết,” khi trả lời phỏng vấn của MC này về đội tuyển do ông dẫn đi tham dự một cuộc thi chế tạo robot.

Nếu hai tuần trước, dù biểu tình bùng nổ tại nhiều nơi nhưng hệ thống truyền thông của Việt Nam không hề đả động đến những sự kiện đó thì tới giữa tuần này, một số tờ báo bắt đầu khuyến cáo dân chúng rằng tham gia biểu tình là bị “kẻ xấu lợi dụng.”

Hôm Thứ Bảy, các tờ báo đồng loạt đưa thông báo của công an Sài Gòn, khẳng định, các cuộc biểu tình là do đảng Việt Tân “tổ chức.” Bởi vì chắc chắn lý do này sẽ khiến nhiều người ngần ngại vì việc tham dự biểu tình của họ chỉ thuần túy là bày tỏ sự bất bình về tình trạng môi trường sống bị đầu độc, qua Internet, một số người đã đề nghị người biểu tình cầm theo các biểu ngữ “Đả đảo Việt Tân” nhằm vô hiệu hóa những cáo buộc vô căn cứ ấy.

Bên cạnh đó, một số người dùng Internet tại Việt Nam cũng đã chụp lại, công bố thông báo của một số trường đại học, cao đẳng, buộc sinh viên phải tập trung để “ôn tập đột xuất” vào... sáng Chủ Nhật. Những thông báo này cảnh báo việc vắng mặt sẽ ảnh hưởng đến chuyện học hành của sinh viên.

Cũng trong ngày Thứ Bảy, Bộ Khoa Học-Công Nghệ và Môi Trường của Việt Nam hối hả công bố “nguyên nhân” dẫn tới thảm họa môi trường khiến cá chết trắng bờ biển miền Trung. Cũng giống như hai lần trước, lần này, sau khi kể lể dông dài về nỗ lực của chính quyền Việt Nam, một thứ trưởng của bộ này tuyên bố “sẽ có câu trả lời với căn cứ khoa học.” Hai yếu tố cốt lõi và là một trong những nguyên nhân khiến người Việt tràn ra đường biểu tình: Độc chất nào làm cá chết và chúng từ đâu ra (?) vẫn còn nằm ở tương lai.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.557 giây.