logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/05/2016 lúc 11:03:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà văn Nguyễn Đức Lập đã từ giã cõi trần vào trưa Thứ Hai, 29 tháng Hai, 2016, tại bệnh viện Clear Lake Weber Texas, thành phố Houston, hưởng thọ 71 tuổi.
Hơn ba thập niên định cư ở Hoa Kỳ, Nguyễn Đức Lập đã ấn hành các tác phẩm:
- Thơ: Những Đêm Không Ngủ, 1986
- Truyện Ngắn: Cuộc Chiến Tàn Chưa, 1987 - Cặp Mắt Quay Lại, 1992 - Khung Rào Hẹp, 1992 - Lớp Trước, Lớp Sau, 1994

- Truyện Dài:
Kiếm Đạo 1, Bảo Kiếm Tặng Anh Hùng, 1987 - Kìếm Đạo 2 Thần Thư Trao Hào Kiệt, 1987 - Ngắn Cổ Khó Kêu, 1989 - Nhứt Biết Nhì Quen, 1990 - Phong Vũ Tiêu Tiêu, Lôi Vũ Động, 1991 - Giàn Đậu Mưa Rung, 1992 - Trần Ai Khoai Củ, 1994 - Mảnh Vụn Một Đời, 1999 - Đi Trước Về Sau, 2009…
Các tác phẩm Nguyễn Đức Lập đã hoàn tất nhưng tác giả lâm bệnh nên chưa ấn hành:
Kiếm Đạo 3, Đường Dân Tộc Khai Thông (chuyện dài)
- Truyện Dài: Kiếm Đạo 4, Thành Toàn Cách Mạng Việt - Người Sau Cùng - Nhựt Ký Bỏ Quên - “Bà” Cũng Gian Nan - Việt Kiếm - Nước Mắt Chảy Ngược và trường thiên tiểu thuyết Hai Sông Về Biển…
Ngoài ra các bài viết Hương Giáo Đề Thơ, tập đầu tiên ấn hành năm 1990 gom những bài viết trong 5 năm đăng trên tờ Bách Khoa, sau đó mục Hương Giáo Đề Thơ đăng đều đặn trên tờ Thời Báo. Thay Lời Tựa trong tập I nầy anh viết: “Đây là tập thư của vị thầy giáo làng gởi cho đứa học trò (Lê Văn Cui) cả đời không học hết được túi khôn của thánh hiền…”. Thời gian kế tiếp Nguyễn Đức Lập tiếp tục viết Hương Giáo Đề Thơ.
.
Trước khi qua đời, Nguyễn Đức Lập giao cho bào huynh của anh (nhà thơ Trạch Gầm) tuyển tập Hương Giáo Đề Thơ dày hơn một nghìn trang khổ 8.5 X 11 inch. Với kiến thức uyên bác, dựa vào lịch sử, văn học từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim… để dẫn chứng từng mẩu chuyện từ chính sử, huyền sử, giai thoại và từ đó người thầy Hương Giáo trò chuyện với trò Lê Văn Cui về nhân tình thế thái để rút ra bài học cho cuộc sống.
Trước đây, những mẩu chuyện trong Nghìn Lẽ Một Đêm ở Ba Tư xảy ra vào thế kỷ thứ VIII được chép lại và đến đầu thế kỷ XVIII được học giả Antoine Galland dịch ra tiếng Pháp, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng, phổ biến rộng rãi trên thế giới, trở thành di sản văn hóa cho dân tộc Ả Rập và thế giới. Tiểu thư Sheherazade, con gái của vị Tể Tướng dám hy sinh mạng sống để hiến thân trong một đêm cho bạo chúa Ba Tư Shahriyar nhưng nhờ trí thông minh của nàng đã kể từng mẩu chuyện từ thời cố đại với bao chủ đề đa dạng, phong phú, tình tiết hấp dẫn để rồi khi trời sắp sáng, kẻ bạo chúa tha cho nàng để còn được nghe tiếp.
.
Qua tác phẩm Hương Giáo Đề Thơ sẽ liên tưởng đến Nghìn Lẽ Một Đêm vì trong lời tựa của Antoine Galland “Chuyện đời xưa là bài học cho chuyện ngày nay” thì người thầy kể cho học trò vừa mở mang kiến thức, giải trí và rút ra bài học về đạo lý.
Năm 1926, Nguyễn Văn Học & Trần Lê Nhân ấn hành Cổ Học Tinh Hoa. Trong Lời Tựa, tác giả viết: “… Chúng tôi chỉ góp nhặt một đôi chút lý tưởng trong cổ học gọi là để cho người đọc thiệp liệp qua được một ít tinh hoa của lối học cũ mà thôi. Nên chúng tôi mới lạm dụng bốn chữ Cổ Học Tinh Hoa làm nhan sách...
... Chúng tôi mạo muội biên dịch quyển sách nầy có ý bảo tồn tinh hoa của cổ học và mong các bạn thiếu niên ta nhớ đến nguồn gốc từ bao nghiêu nghìn năm về trước, rõ các điển tích thường dẫn trong văn chương nước nhà, thêm trước được ít tài liệu có khi làm văn phải dùng đến, rộng được ít tri thức tuy thuộc về cổ học mà thật khác nào "như thóc gạo, như vải lụa", thường cần đến hàng ngày. Nếu quyển sách này, giúp được một phần trong muôn phần ấy, thì chúng tôi lấy làm hoan hỷ lắm vậy…”.
.
Trong quyển Cổ Học Tinh Hoa, tác giả dựa vào điển tích dẫn chứng và phần quan trọng là Lời Bàn để dẫn giải ý nghĩa, đạo lý theo nhân sinh quan hầu gạn lọc cái hay, cài dở, cái đúng, cái sai… mà học hỏi. Đơn cử hai chữ Tu Thân với Lời Bàn: “Cái đạo tu thân rút lại chỉ có theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người  ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình" có như thế thì mới tu thân được”.
.
Trong Hương Giáo Đề Thơ, Nguyễn Đức Lập dựa vào từng mẩu chuyện để viết với cách hành văn nhẹ nhàng, mộc mạc, giản dị như trò chuyện với nhau trong bối cảnh, sự việc xảy ra… Và, phần kết là lời chia sẻ của thầy Hương Giáo với người học trò. Điển hình như bài viết nói về Quê Hương:
“Trong quyển “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” của các ông Trần Trọng Kim, Đỗ Thận, Nguyễn Văn Ngọc có một bài tập đọc kể lại câu chuyện một người đi du lịch khắp năm châu bốn biển. Khi ông trở về làng, bạn bè lối xóm xúm lại hỏi rằng ông đi như vậy thì thấy nơi nào đẹp hơn cả. Ông nầy đáp lại rằng: “Nơi quê hương đẹp hơn cả!”...
.
Cuối bài viết thầy giáo chia sẻ với học trò:
“Trò Cui ơi,
Ngày nay, quê hương ta vẫn còn đẹp trong lòng hơn hai triệu người ly hương. Nhưng, một điều đau lòng là một số người, trong đó có những người trẻ tuổi, đã không còn cảm thấy vinh dự khi nhận mình là con dân đất Việt, thiếu điều họ muốn từ bỏ nguồn cội cho xong.
Vì sao có tình trạng nầy? Họ nói rằng quê hương đẹp làm sao mà bị xếp vào danh sách những quốc gia nghèo nhứt thế giới, dân tộc bất khuất làm sao mà hết phái đoàn nầy tới phái đoàn kia lếch thếch kéo nhau ra ngoại quốc để kêu xin lòng thương hại của người dị tộc. Nhục nhã nầy, biết rửa mấy sông cho hết.
Tại vì đâu mà như vậy? Bởi vì cũng có những con người là da vàng máu đỏ, cũng có gốc nguồn lai lịch của con dân đất Việt trời Nam, nhưng lại đội những người ngoại quốc lên đầu, coi như cha như ông, lại đem cái thứ chủ thuyết ngoại lai áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc. Những người nầy lại mê đắm quyền lực, hy sanh quê hương, hy sanh đất nước, hy sanh dân tộc để bảo vệ quyền lực. Họ đã dẫm nát quê hương. Họ đã vùi dân tộc xuống tận cùng hố sâu cơ cực nghèo đói.
Quê hương ta vẫn đẹp luôn cả và cái tinh thần bất khuất của dân tộc vẫn còn tiềm tàng. Đã tới lúc cái tinh thần nầy sống dậy. Người dân Việt ngày nay đã không còn chịu im hơi lặng tiếng để mặc cho “cường quyền dậm đạp mái đầu”. Tinh thần bất khuất sống dậy nầy rồi sẽ xua đi mấy đám mây đen che phủ lên đất nước, để cho quê hương tươi đẹp hơn, dưới ánh dương quang”.


Bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư xuất bản vào năm 1939 là một trong những cuốn sách giáo khoa tiếng Việt được dạy ở các trường tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên ở thế kỷ 20. Công trình biên soạn sách của những học giả, nhà văn, nhà giáo Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận rất được tín nhiệm. Nội dung tác phẩm được đưa vào học đường cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục cho thấy tầm quan trọng của nền giáo dục nhân bản: Đức Dục, Trí Dục, Thể Dục. Bộ sách gồm có 3 quyển: Quyển dành cho lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) - Quyển dành cho lớp Dự Bị (Cours Préparatoire) - Quyển dành cho lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire). Tựa đề mỗi bài viết lấy từ ca dao, tục ngữ, thành ngữ VN… mỗi bài có tranh minh họa và bài tập để học sinh thực tập. (Nền giáo dục của VN hiện nay không có môn Công Dân Giáo Dục cho lớp trẻ trong xã hội bị băng hoại vì vậy ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức suy đồi).
.
Thời điểm tác giả viết Hương Giáo Đề Thơ, hệ thống internet chưa được phổ biến nên việc sưu tầm tài liệu khó khăn. Sách báo Việt ngữ cũng hạn chế, nhờ có trí nhớ rất tốt, kiến thức sâu rộng và chịu khó tìm tòi để dẫn chứng là cả vấn đề, đáng khâm phục.
Điểm đặc biệt trong Hương Giáo Đề Thơ là những điều cảm nhận, chia sẻ của Hương Giáo trước hiện tình đất nước, thực trạng xã hội Việt Nam trong những thập niên qua cho đến nay không bị lỗi thời. Nhãn thức của Nguyễn Đức Lập vừa song hành với thời cuộc và đi trước thời cuộc được thể hiện bàng bạc trong Hương Giáo Đề Thơ.
.
Bộ sách Hương Giáo Đề Thơ có 753 bài viết dày 1836  trang, gồm 4 quyển:
- Q I: Từ 1-206 (496 trang) - Q II: Từ 207-399 (450 trang) - Q III: từ 400-589 (444 trang) - Q IV: từ 590-753 (446 trang).
Trước năm 1975, thế hệ của nhà văn Nguyễn Đức Lập không xa lạ gì với Nghìn Lẽ Một Đêm, Cổ Học Tinh Hoa, Quốc Văn Giáo Khoa Thư… Có lẽ ở hải ngoại, Nguyễn Đức Lập muốn thực hiện hoài bảo của mình theo gót người xưa vì vậy mới bỏ nhiều công sức để hoàn thành tác phẩm nầy.
Khi đảm trách mục nào cho tờ báo cũng phải tiên liệu nội dung lâu dài, với đề tài Hương Giáo Đề Thơ cho tuần báo, qua 753 bài viết, nếu liên tục thì kéo dài 12 năm. Đọc bài số 1 cho đến bài cuối cùng 753, số lượng chữ trong bài viết tương tự như nhau, cho thấy sự dàng dựng tài tình của tác giả. Đọc Hương Giáo Đề Thơ để nhớ lại hàng trăm mẩu chuyện rất lý thú mà thời gian đã làm phôi phai trí nhớ.
Tác phẩm Hương Giáo Đề Thơ do thân nhân nhà văn Nguyễn Đức Lập và Liên Đoàn Lam Sơn Hướng Đạo Việt Nam Tây Nam Hoa Kỳ thực hiện.
Quý độc giả muốn có bộ sách nầy, liên lạc qua điện thoại: (714) 653-4837 hoặc email: minh.nguyen@yahoo.com.
Nhà văn Nguyễn Đức Lập đã ra người thiên cổ nhưng ngòi bút của anh vẫn sống mãi trong lòng mọi người.

12/5/2016
Vương Trùng Dương

Sửa bởi người viết 15/05/2016 lúc 11:22:16(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.