logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/05/2016 lúc 07:45:01(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ảnh tư liệu: Áp phích tuyên truyền về cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc trên tường một khu chợ ở Bắc Kinh.


Hôm nay đánh dấu 50 năm ngày khởi đầu phong trào chính trị bạo động ở Trung Quốc gọi là cuộc Cách mạng Văn hóa.

Ai đứng sau chính sách này?

Lãnh tụ Cộng sản Mao Trạch Đông

Cuộc cách mạng văn hóa là gì?

Một chiến dịch chính trị xã hội dường như khởi đầu nhắm mục đích gợi lại nhiệt tình cách mạng trong dân chúng ở Trung Quốc. Chiến dịch chính trị

cứng rắn đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh giai cấp, thúc đẩy học sinh sinh viên bạo động nổi loạn chống lại các giáo viên, hàng xóm láng giềng,

đồng nghiệp và ngay cả thân nhân quay ra chống đối lẫn nhau. Học sinh sinh viên được gửi đến các vùng nông thôn để học hỏi nông dân, và hàng

triệu người khắp nước bị sỉ nhục trước công chúng.
Cuộc cách mạng chấm dứt khi nào?

Chiến dịch được coi là kết thúc với cái chết của Mao Trạch Đông vào ngày 9 tháng 9 năm 1976, và vụ Tứ nhân bang bị bắt sau đó.
Tứ nhân bang là gì?

Đó là một nhóm những phần tử hoạt động dưới sự lãnh đạo của Giang Thạch, vợ Mao Trạch Đông, hành động dưới quyền chồng. 4 người này chịu

trách nhiệm chính về việc lèo lái cuộc Cách mạng Văn hóa, và cả nước đi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn. Họ đưa ra những chỉ thị chính trị và

viết những bài phê bình các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và những người khác bị nhắm làm mục tiêu trong phong trào.

Cách mạng Văn hóa dẫn tới hậu quả gì?

•Trong thời gian 10 năm, hàng triệu người bị hành quyết, một số không rõ người bị giết hại và nền kinh tế bị phá hủy.

•Tứ nhân bang – gồm Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, và Diêu văn Nguyên đã bị đưa ra xử vào năm 1981. Giang Thanh và

Trương Xuân Kiều bị án tử hình và sau đó cải thành tù chung tân. Vương Hồng Văn bị án tử hình và Diêu văn Nguyên bị án tù 20 năm. Diêu văn

Nguyên là người cuối cùng chết vào năm 2005.

•Trong khi Đảng Cộng sản phần lớn làm lơ trước thời kỳ này, đường lối chính thức của đảng là ông Mao Trạch Đông “70 phần trăm là đúng và 30

phần trăm là sai.” Đảng cũng gọi chiến dịch này là “một tai họa tệ hại” và là “trở ngại nghiêm trọng nhất đối với lý tưởng xã hội chủ nghĩa kể từ năm

1949.”
Theo VOA
xuong  
#2 Đã gửi : 16/05/2016 lúc 07:46:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế hệ mất mát của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc

UserPostedImage
Khách tham quan chụp hình trước tượng Mao Trạch Đông và tướng Chu Đức (Zhu De) tại một viện bảo tàng ở Tứ Xuyên.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Libération hôm nay 16/05/2016 có bài viết về « Thế hệ mất mát của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc ». Cách đây 50 năm, Mao Trạch Đông tung ra một chiến dịch đàn áp dài hơi, làm cho nhiều triệu người chết và ngày nay, thập kỷ đẫm máu này vẫn là điều cấm kỵ tại Trung Quốc.

« Chúng tôi không còn là người nữa, mà đã trở thành chó sói ». Bà Yu Xiangzhen, một nhà báo về hưu ở Bắc Kinh 64 tuổi, chỉ mới là một thiếu nữ lúc Mao Trạch Đông tung ra Cách mạng Văn hóa tháng 5/1966, cho rằng mình đã bị biến thành một thứ quái vật. Vào thời điểm đó, cô Yu đang học lớp 10 tại Bắc Kinh, thì bất chợt có lệnh từ chính quyền trung ương buộc các trường phải cho học sinh nghỉ học. Các thanh niên Trung Quốc phải tham gia vào cuộc « Đại cách mạng văn hóa vô sản », mà Mao đang về già có sáng kiến phát động để cứu vãn quyền lực.

Năm 1966, người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã 72 tuổi, cảm thấy vị thế đang yếu đi sau thất bại đau đớn của cuộc Đại nhảy vọt (1958-1961). Chính sách kinh tế thảm hại này đã làm cho nhiều triệu người chết do nạn đói khủng khiếp. Hôm 16/5, Người cầm lái vĩ đại đã chính thức khởi động Cách mạng Văn hóa, để trừng phạt « bọn tư sản và những kẻ xét lại phản cách mạng ».

Mùa hè năm 1966, một ngàn học sinh trường trung học của Yu nằm ngay trung tâm thủ đô Bắc Kinh, đã bị lôi vào những cơn điên của cuộc « cách mạng » này. Bà kể lại : « Chúng tôi phải đả kích và sỉ nhục các thầy cô giáo của mình, tất cả đã bắt đầu như thế. Tháng 7/1966, phiên đấu tố đầu tiên diễn ra ngay trong trường. Một bạn học lớn tuổi hơn đã đổ một nửa hũ keo lên đầu cô hiệu trưởng. Trời rất nóng, mùi nồng nặc không chịu nổi và tôi bị khủng hoảng ».

Dần dần cô gái bị cuốn theo làn sóng, và tháng sau cô gia nhập lực lượng Hồng vệ binh. Các học sinh cấp 2 và cấp 3 trẻ măng đeo băng đỏ đã gieo rắc kinh hoàng trong « những năm tháng đỏ » từ 1966 đến 1968.

Trong ba năm đó, những người tôn thờ Mao như thần thánh đã gây nên những tội ác tệ hại nhất của Cách mạng Văn hóa. Nhân danh cuộc đấu tranh chống « Tứ cựu » (bốn cái cũ) – gồm ý tưởng, văn hóa, phong tục và tập quán cũ - tức trước năm 1949, năm thành lập Trung Quốc cộng sản, họ đã phá hủy các đền chùa, sỉ nhục những người trí thức, đốt các sách cũ. Một ví dụ điển hình là nhà văn nổi tiếng Lão Xá (Lao She) bị lăng nhục, đã tự sát vào tháng 8/1966.

Cách mạng Văn hóa kéo dài mười năm, từ 1966 đến khi Mao Trạch Đông chết năm 1976. Đó là một trong những thảm họa lớn nhất của lịch sử đương đại Trung Quốc. Nhà sử học Jonathan Spence viết : « Số nạn nhân không thể đếm xuể, có thể lên đến nhiều triệu người », mà theo các nguồn tin khác nhau, số người chết từ vài trăm ngàn đến nhiều triệu.

Thảm kịch Cách mạng Văn hóa ám ảnh cả một thế hệ

Thập kỷ thảm kịch này in dấu lên cả một thế hệ trong suốt cuộc đời. Một số dần dà bắt đầu kể lại những kỷ niệm khủng khiếp thời đó cho con cháu, trước khi quá muộn. Chẳng hạn bà Liu, 66 tuổi, chỉ tâm sự với người con trai duy nhất từ năm 2007 khi cảm thấy thời gian không còn nhiều. Bà bị đày lên Nội Mông lúc đang tuổi vị thành niên để đi chăn cừu, cũng như nhiều triệu trí thức trẻ khác. Mao hy vọng sẽ xóa sạch tư tưởng tư sản khi họ sống cùng với nông dân và quần chúng vô sản.

Nửa thế kỷ sau, sách giáo khoa vẫn chỉ nói sơ sài về Cách mạng Văn hóa, báo chí thận trọng tránh né chủ đề này, và người Trung Quốc cũng ít đề cập đến dù trong những cuộc trò chuyện riêng tư. Cách mạng Văn hóa vẫn luôn là cấm kỵ trong xã hội Trung Quốc, và đảng Cộng sản không hề có công trình nghiên cứu nào để ghi nhớ thời kỳ này. Những bộ phim hiếm hoi nói về Cách mạng Văn hóa như « Phải sống » (To Live, tên tiếng Hoa là Hoạt Trứ) của Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou), giải thưởng lớn Liên hoan điện ảnh Cannes 1994, đều bị kiểm duyệt.

Tập Cận Bình đã khuyến khích việc tôn sùng cá nhân lãnh tụ để củng cố địa vị, có thể so với thời Mao Trạch Đông, tuy bản thân ông ta cũng từng bị đưa về nông thôn trong Cách mạng Văn hóa. Theo nhà sử học Hà Lan Frank Dikötter : « Mục đích nhằm tạo ra không khí sợ hãi, đe dọa và làm nản chí các nhà sử học. Tập Cận Bình nghiên cứu rất kỹ Mao Trạch Đông và các cựu lãnh tụ xô-viết trong đó có Gorbatchev. Ông ta biết rằng nếu cho phép tranh luận nhiều hơn, nhất là về lịch sử Liên Xô, thì sẽ rất tai hại ».

Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nghị quyết thông qua năm 1981 đã nhìn nhận Cách mạng Văn hóa là « thảm họa cho Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ». Nghị quyết đã chấm dứt mọi tranh cãi, nhưng tại Bắc Kinh, thỉnh thoảng Cách mạng Văn hóa vẫn nhẹ nhàng quay lại : trong công viên sau Tử Cấm Thành, nhiều người về hữu vẫn cất cao giọng hát những bài hát đỏ vinh danh Mao Trạch Đông.

Thái tử đảng Trung Quốc phản đối làm sống dậy Cách mạng Văn hóa

«Cách mạng Văn hóa vẫn làm giới thái tử đảng bất bình», đó là nhận xét của thông tín viên báo Le Monde tại Bắc Kinh. Nhiều tên tuổi lo ngại trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa mao-ít, trong dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện này.

Hôm 2/5 tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Thiên An Môn, một vở ca kịch ca ngợi Mao do 56 nữ diễn viên trình bày đã gây tranh cãi tại Trung Quốc, vào thời điểm gần đến ngày 16/5, dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở màn cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966.

Các cô đã hợp ca « Để ra biển lớn, cần có Người cầm lái vĩ đại » - một trong những bài hát phổ biến nhất vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Ca từ có những câu : « Như cá không thể sống thiếu nước…quần chúng cách mạng phải gắn bó với đảng », « Tư tưởng Mao Trạch Đông là mặt trời vĩnh cửu »…Mặt trời đỏ của Mao được chiếu lên màn hình khổng lồ, tiếp đến là hình ảnh của Tập Cận Bình giữa những người nông dân vui tươi. Sau đó xuất hiện một băng-rôn kêu gọi « Các dân tộc trên thế giới đoàn kết lại để đánh bại đế quốc Mỹ và đồng lõa ».

Sự tái xuất của chủ nghĩa mao-ít đã khiến ngay cả những người được mệnh danh là « thái tử đảng » cũng bực tức. Bà Mã Hiểu Lực (Ma Xiaoli) đã gởi thư đến văn phòng chủ tịch nước đòi phải mở điều tra. Mã Hiểu Lực là con gái của Mã Văn Thụy (Ma Wenrui), bộ trưởng Lao động đã bị ngồi tù trong Cách mạng Văn hóa vì cùng phe với Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình. Bà dẫn nghị quyết lịch sử của đảng năm 1981, chính thức lên án Cách mạng Văn hóa là « Một đại thảm họa, và là một bước thụt lùi khổng lồ trong lịch sử Trung Quốc ».

Trên internet, Mã Hiểu Lực tỉ thí với « giáo sư cuồng Mao » Trương Hoàng Lương (Zhang Hongliang). Bà được những người khác hợp lực như La Điểm Điểm (Luo Diandian), con gái của La Thụy Khanh (Luo Ruiqing) - cựu bộ trưởng Công an bị thanh trừng ngay đợt đầu cùng với chủ tịch thành phố Bắc Kinh Bành Chân (Peng Zhen) vào mùa xuân 1966. Bà La Điểm Điểm còn đi xa hơn, nhắc nhở rằng các lãnh đạo nước Đức đã phải nói lời xin lỗi về các tội ác của Đức quốc xã, kêu gọi đưa sự thật ra ánh sáng.
Theo RFI
phai  
#3 Đã gửi : 17/05/2016 lúc 10:43:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo chí Trung Quốc: Cách Mạng Văn Hóa sẽ không bao giờ lặp lại

UserPostedImage
Bích chương tuyên truyền cho cuôc "đại cách mạng văn hóa vô sản Trung Quốc".
Nguồn: wikipedia

Hôm nay, 17/05/2016, Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cuối cùng đã nhận định rằng cuộc Cách Mạng Văn Hóa diễn ra tại Trung Quốc cách đây 50 năm, thực sự là « một sai lầm » và điều đó « sẽ không bao giờ lặp lại ».

Ngày 16/05/1966 đã bắt đầu với tuyên bố chính thức về một cuộc « đại cách mạng văn hóa vô sản », kéo dài một thập niên, làm đảo lộn hoàn toàn sân khấu chính trị Trung Quốc. Cựu lãnh tụ Mao Trạch Đông đã khởi xướng phong trào này nhằm mục đích lấy lại quyền lực, cho dù nó đã làm sụp đổ Nhà Nước, cho dù phải truy bức hàng chục triệu người, trong đó có không ít người là đảng viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Nhân Dân Nhật báo, cơ quan truyền thông chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cuối cùng đã lên tiếng : « Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép lặp lại một sai lầm tương tự như cuộc Cách Mạng Văn Hóa ». Tờ báo này cũng nhận định rằng giai đoạn của cuộc Cách Mạng Văn Hóa « thực sự là một sai lầm cả trên lý thuyết lẫn trong thực tế ».

Tại Trung Quốc, Cách Mạng Văn Hóa không phải là một đề tài cấm kỵ, nhưng Đảng Cộng Sản Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ các cuộc thảo luận về đề tài này, nhằm tránh gây tổn hại cho tính chính đáng của chính quyền hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát và chuyên gia Trung Quốc đang kêu gọi tiến hành một cuộc phân tích lịch sử sâu sắc hơn về sự kiện này, nếu không, một thảm họa tương tự sẽ là điều khó tránh khỏi.

Hoàn Cầu Thời Báo, một nhật báo thân cận với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, hôm nay cũng nhấn mạnh trong bài xã luận : « Cuộc Cách Mạng Văn Hóa không thể trở lại và sẽ không bao giờ xảy đến nữa. Nó không có chỗ đứng trong nước Trung Quốc hiện nay »

Theo RFI
chung  
#4 Đã gửi : 18/05/2016 lúc 09:55:07(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Cách mạng văn hóa khác cho Trung Quốc

UserPostedImage
Hàng trăm ngàn người Trung Quốc tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn bất kể lệnh thiết quân luật ở Bắc Kinh hôm 02/06/1989 để đòi hỏi dân chủ.

Cách nay nửa thế kỷ, vào Tháng Năm năm 1966, cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản Vĩ đại do Mao Trạch Đông phát động là biến cố lịch sử khi một hai triệu người mất mạng trong 10 năm bạo động cho tới khi họ Mao qua đời năm 1976. Ngày nay, lãnh đạo Bắc Kinh tránh nhắc đến tai họa đó vì đấy là một trang sử đẫm máu của đảng Cộng sản Trung Hoa sau cái Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại cũng của Mao Trạch Đông để công nghiệp hóa một cách điên rồ làm gần 40 triệu người chết đói trong thời bình, từ năm 1958 đến 1961. Chúng ta có thể rút tỉa được bài học kinh tế nào từ các cuộc vận động đẫm máu này?
“Vụ án xét lại chống đảng”
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, đúng 50 năm trước, ngày 16 Tháng Năm năm 1966, sóng gió đột nhiên bùng nổ tại Trung Quốc khi Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa để loại bỏ các đối thủ chính trị của ông ngay trong đảng Cộng Sản Trung Hoa và gây ra 10 năm biến động khiến cả triệu người bị mất mạng cho tới khi họ Mao tạ thế vào năm 1976. Ngày nay, tuần này, Bắc Kinh hoàn toàn không muốn ai nhắc tới biến cố bất thường và độc ác đó, nhưng tiết mục Diễn đàn Kinh tế của chúng ta vẫn lần giở lại trang sử cũ để rút tỉa một số bài học của quá khứ khi mà các biến động tại Trung Quốc đều dội vào tình hình của Việt Nam. Ông nghĩ sao về vụ này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin tập trung vào khía cạnh kinh tế của một thảm kịch chính trị với ảnh hưởng tai hại cho Việt Nam và nhắc đến một chuyện hiện đại trên trường quốc tế. Một ngẫu nhiên mỉa mai của lịch sử là khi lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay cố quên đi những sai lầm chết người của lãnh tụ đảng Cộng sản thì cuối tháng tới, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ có phán quyết về việc Philippines kiện Trung Quốc vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển khi ngang nhiên chiếm đoạt nhiều quần đảo tại vùng Trường Sa. Đây là cơ hội cho thế giới thấy bộ mặt thật của Trung Quốc. Với bản thân tôi, cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản Vĩ đại hay Đại Văn Cách của Mao Trạch Đông nhắc nhở chúng ta về hai biến cố trong lịch sử xứ này.

Biến cố thứ nhất, cũng bùng nổ vào một Tháng Năm là cuộc Vận động Ngũ Tứ ngày bốn Tháng Năm năm 1919 dẫn tới việc đảng Cộng sản Trung Hoa ra đời năm 1921. Thời đó, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập từ năm 1912 có một ưu điểm chưa hề thấy trong lịch sử Trung Hoa là quyền tự do tư tưởng và lập hội, nhưng trên nền móng suy yếu của xã hội lạc hậu và dưới sự cai trị của nhiều lãnh chúa quân phiệt. Khi Thế chiến I kết thúc, các nước thắng trận đã chia quyền lợi với nhau và lấy tỉnh Sơn Đông do Đức chiếm đóng mà trao cho nước Nhật. Vì vậy, giới thanh niên trí thức Trung Hoa nổi giận và mở ra cuộc vận động ngũ tứ để phản đối sự nhu nhược của Chính quyền Dân Quốc do Quốc dân đảng lãnh đạo mà thực tế lại nằm trong tay một lãnh chúa xưng danh Thủ tướng là Đoàn Kỳ Thụy. Kết cuộc thì đảng Cộng sản Trung Hoa ra đời chỉ với 13 trong số 60 đại biểu rải rác trên toàn quốc….

Nguyên Lam: Độc giả của chúng ta đã quen với cách nhìn vấn đề từ một bối cảnh sâu xa của ông Nghĩa, nhưng thưa ông, chuyện ấy nó liên hệ thế nào đến cuộc Cách mạng Văn hóa?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta không quên là trong cảnh loạn lạc của Trung Hoa trăm năm trước với dân số khỏang ba bốn trăm triệu, giới đầu tư quốc tế Âu-Mỹ-Nhật vẫn đem tiền vào xứ này làm ăn và mở ra một hy vọng mới cho người dân quá nghèo đói. Đảng Cộng sản Trung Hoa ra đời trong khung cảnh ấy và hứa hẹn hai chuyện do chính Mao Trạch Đông đề ra từ năm 1919. Thứ nhất là khôi phục lại sự vinh quang của Hán tộc và thứ hai là đem lại áo cơm cho bá tánh. Ít ai ngờ là 30 năm sau, đảng Cộng sản còn mơ mơ hồ hồ này lại chiến thắng vào năm 1949. Họ thắng hai việc, thứ nhất là mượn sức Quốc dân đảng để đánh Nhật rồi thứ hai thắng Quốc dân đảng để cai trị cả nước. Ngoài yếu tố quốc tế là Nhật bị Hoa Kỳ khuất phục, sức mạnh của người cộng sản đến từ việc huy động được quần chúng lầm than đông đảo, nhất là tại các tỉnh lạc hậu bị khóa trong lục địa. Nhưng sau khi chiến thắng, họ không biết làm sao quản lý xứ sở.
Về quản lý, Mao Trạch Đông phải nhờ Liên Xô dưới sự lãnh đạo sắt máu của Stalin và coi lãnh tụ này là một thần tượng nên học hỏi để công nghiệp hóa xứ sở lạc hậu của mình. Ông thất bại hoàn toàn với chiến dịch gọi là Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại hay Đại Dược Tiến làm gần 40 triệu người chết đói từ năm 1958 đến năm 1961 và bị các đồng chí khác phê bình ở bên trong. Đấy là động lực chính yếu của cuộc Cách mạng Văn hóa là dùng quần chúng ngoài đảng đánh vào thượng tầng đảng để lần lượt loại bỏ mọi đối thủ chính trị như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài hay Bành Chân, La Thụy Khanh, Dương Thượng Côn, Đặng Tiểu Bình, v.v….

Ngoài ra, ta không quên một yếu tố ở Liên Xô lại tác động vào cách suy nghĩ của Mao. Vào đầu năm 1956, trong Đại hội khóa 12 của đảng Cộng sản Xô viết, lãnh tụ Nikita Krushchev tố cáo những sai lầm tai hại của Stalin khi thanh trừng nội bộ và sát hại nhiều người vô tội. Với Mao, việc Stalin bị hạ bệ là mối lo chính trị cho bản thân ông vì sợ rằng nhiều đảng viên khác ở chung quanh cũng đi vào con đường ông ta gọi là “xét lại” của Krushchev. Cộng sản Hà Nội cũng học theo đó mà bày ra “vụ án xét lại chống đảng”. Sau khi lãnh tụ Krushchev bị đảo chính năm 1964 thì Mao thấy ra cơ hội thanh trừng các đồng chí của mình và củng cố lại quyền bính từ những sai lầm của bước Nhảy vọt Vĩ đại. Giữ vị trí số hai trong đảng, Lưu Thiếu Kỳ là đối tượng cần triệt hạ và quả nhiên là bị bỏ đói đến chết vì dám nói rằng bước nhảy vọt này là nhân họa, do con người gây ra, chứ chẳng phải là thiên tai.
Chuyển giao quyền lực bằng bạo lực

Nguyên Lam: Bây giờ thì bản thân Nguyên Lam hiểu ra vì sao ông ưa nhắc tới các biến cố lịch sử từ năm sáu chục năm trước. Các biến cố đó cho thấy cuộc tranh luận về đường hướng quản lý kinh tế nhằm hiện đại hóa xứ sở. Nhưng do tánh chất chuyên chế độc tài của ý thức hệ cộng sản, các cuộc tranh luận không được công khai hóa cho quần chúng suy xét và chọn lựa mà bị che giấu bằng các cuộc thanh trừng đẫm máu. Kết cuộc thì chế độ cộng sản có xu hướng giải quyết việc chuyển giao quyền lực bằng bạo lực. Thưa ông, có phải như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng ta đều thấy một nét chung xuất phát từ ách chuyên chính vô sản của người cộng sản. Lên kế nhiệm Lenin thì Stalin ám sát Trotsky và diệt phe Đệ tứ; Krushchev muốn nắm quyền thì phải dựa vào phe này để loại phe kia. Mao Trạch Đông cũng vậy và ngày nay thật ra vẫn thế với việc Tập Cận Bình sử dụng kế hoạch diệt trừ tham nhũng không để thanh lọc đảng viên bị hủ hóa, biến chất mà để thanh trừng các đối thủ chính trị. Nét văn hóa chung của chế độ là sự đớn hèn của bọn cầm quyền, khi biết lãnh tụ sai mà vì ham sống nên cúi đầu cấu kết với cái sai để tồn tại. Đó là thông lệ các đảng viên trên thượng tầng.
Riêng về Trung Quốc thì ta còn thấy một bản sắc muôn đời. Đó là Thiên tử ở trên thì luôn luôn có lý và các quan mà nói khác là có thể bị nọc ra giữa triều đình lãnh cả trăm roi mà chẳng ai dám can ngăn. Cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao khởi đi từ đó, khi một sử gia của đảng và Phó Đô trưởng Bắc Kinh là Ngô Hàm soạn ra một vở hát bội là “Hải Thụy Bãi Quan” vào năm 1961 để ca tụng một viên quan khảng khái đời Minh Mục Tông 400 năm về trước. Ẩn ý của ông là để bênh vực Nguyên soái Bành Đức Hoài và gián tiếp can ngăn Mao Trạch Đông. Nhưng các đảng viên nịnh bợ họ Mao mở chiến dịch đả kích vở tuồng với kết quả là thượng cấp của Ngô Hàm là Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Bắc Kinh, ông Bành Chân, cùng các lãnh tụ khác bị kết án là chống đảng và biến cố ấy mới là phát pháo lệnh cho Cách mạng Văn hóa. Ngày nay, nếu tinh ý thì ta thấy lịch sử vẫn tái diễn với đây đó nhiều bài đả kích Tập Cận Bình là bất tài và không đáng chức. Từ đầu năm tới nay đã có cả chục vụ kỳ lạ như vậy.

Nguyên Lam: Thưa Ông, vừa nhắc lại hai ý kiến do Mao Trạch Đông đề xướng từ năm 1919 là, thứ nhất khôi phục lại sự vinh quang của Hán tộc, và thứ hai là đem lại cơm áo cho người dân. Về tôn chỉ thứ hai, Trung Quốc ngày nay đã phần nào thành công sau khi Đặng Tiểu Bình áp dụng quy luật của kinh tế thị trường 36 năm trước. Thưa ông Nghĩa, về tôn chỉ thứ nhất thì phải chăng họ cũng thành công vì Hán tộc hết bị các nước khinh thường?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Với khoảng cách thời gian để nhìn lại thì dù bị mọi nhược điểm và thua trận mà lui về Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc có một ưu điểm không nên quên là phát huy quyền tự do tư tưởng và thoát khỏi chế độ văn hóa lạc hậu là nạn độc quyền chân lý khiến thiểu số cầm quyền luôn luôn có lý và trừng phạt bất cứ ai nghĩ khác. Đấy là điều kiện tất yếu cho một xã hội cởi mở nhờ đó mới xây dựng ra dân chủ theo kịp các xứ khác. Người Hoa tại Đài Loan làm được mà người Hoa tại Trung Quốc lại không. Ta rất nên chú ý sự kiện này.

Thứ hai, sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách thì Trung Quốc xây dựng chế độ tư bản nhà nước và thực tế thì chi phối và đàn áp thị trường nên chỉ có tăng trưởng đầy bất công chứ không phát triển. Ngày nay, nền kinh tế ấy đi vào chu kỳ suy thoái nhưng vì nạn độc quyền chân lý, lãnh đạo cứ loay hoay mà chưa tìm ra giải pháp khác. Vì vậy, hứa hẹn áo cơm cho bá tánh đang đi hết giới hạn của nó và sẽ gây bất mãn trong quần chúng nên đảng trở lại trò đàn áp và tuyên truyền. Thứ ba, đảng vuốt ve tự ái của Hán tộc và luivề truyền thống xưa là muốn thành bá chủ qua chính sách bành trướng. Nhưng nhân loại đã bước qua Thế kỷ 21 rồi, động thái bành trướng ấy đang gây phản ứng từ các lân bang, điển hình là vụ kiện của Philippines.
UserPostedImage
Một người đàn ông đang nhìn các bức chân dung của các cựu lãnh đạo Trung Quốc (từ trái sang) Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ khi ông đi ngang qua một studio ở Bắc Kinh, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.

Ngược với nhận thức của nhiều người, phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ gây lúng túng cho Bắc Kinh khi họ tranh thủ sự hợp tác của các nước khác qua thể thức đàm phán song phương nhằm bẻ đũa từng chiến. Bắc Kinh có thể phủ nhận thẩm quyền của Tòa án này, nhưng rốt cuộc thì họ có còn tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển gọi là UNCLOS không? Nếu ra khỏi hệ thống UNCLOS hiện hữu từ năm 1994 thì lợi bất cập hại, và các nước khác sẽ có thời gian là nhiều năm để đối phó về pháp lý, chưa kể đến thái độ của Nhật Bản là một cường quốc cũng có tranh chấp về chủ quyền và không dễ bắt nạt. Vẫn còn ở trong hệ thống UNCLOS thì họ chỉ có thể gậm nhấm từng phần như tầm ăn dâu nhưng thế giới điều biết chuyện ấy nên Hán tộc có thể hết bị khinh thường mà lại bị khinh ghét.

Sau cùng, xuyên qua những gì đang thấy tại Việt Nam, thế giới nhìn ra Trung Quốc là một trung tâm đầu độc với tai họa về môi sinh ở bên trong đang lan rộng qua các lân bang, như chuyện Mekong cạn dòng, cá chết và ô nhiễm suốt vùng duyên hải. Thành thử, kết luận của tôi là Trung Quốc cần một cuộc cách mạng văn hóa khác để trở thành một xứ văn minh hiện đại! Nửa thế kỷ đã qua rồi mà họ chưa ra tới đó thì quả là học chậm mà lại mau quên!

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích này.
Theo RFA
nga  
#5 Đã gửi : 21/05/2016 lúc 10:59:36(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc : Nửa thế kỷ cấm kỵ

UserPostedImage
Áp-phích tuyên truyền Hồng vệ binh tiến công "bọn phản động" trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc.
JEAN VINCENT / AFP

Đáng chú ý nhất trong tuần này trên các tuần báo Pháp có lẽ là loạt bài về Trung Quốc trên tờ Courrier International ra ngày 19/05/2016 trong hồ sơ mang chủ đề : « Cách Mạng Văn Hóa 50 năm cấm kỵ tại Trung Quốc », tựa thứ nhất ngay trên trang bìa. Trên 6 trang, tuần báo Pháp đã trích đăng nhận định của cả báo giấy lẫn báo mạng ở Hồng Kông và Trung Quốc, nhìn lại thảm kịch khởi sự cách nay đúng 50 năm mà có giả thiết cho là đã khiến 20 triệu người chết !

Đối với Courrier International, không thể để cho một sự kiện bi thảm như cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc rơi vào quên lãng như chế độ Cộng Sản đã làm. Trong phần giới thiệu hồ sơ, tuần báo Pháp đã nêu bật lời cảnh báo của sử gia Trung Quốc Mã Dũng (Ma Yong) trên trang web tập đoàn truyền thông Phượng Hoàng tại Hồng Kông : « Bắc Kinh phải tự vấn lương tâm về thập niên 1966-1976 (thời diễn ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc) bởi vì sự lãng quên luôn hàm chứa hiểm nguy ».

Trào lưu mù quáng theo Mao tại Pháp

Là một tuần báo Pháp, dĩ nhiên Courrier International cũng xem xét lại quan điểm của người Pháp về cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc và trong bài xã luận mang tựa đề « Các bộ quần áo cũ của Mao », nhà bình luận Eric Chol đã không ngần ngại nêu bật quan điểm theo Mao mù quáng của nhiều trí thức Pháp thời đó.

Với lời lẽ hết sức mỉa mai, Courrier International nhắc lại một nhận xét nổi tiếng : « Họ đã hứa hẹn một chế độ ‘chuyên chính vô sản’. Nhưng thực tế lại khác xa. Quả đúng là đã có chuyên chính, nhưng đó lại là sự độc tài của một người duy nhất ».

Theo Courrier International, những dòng chữ vừa kể là của nhà văn Pháp André Gide, cựu đảng viên đảng Cộng Sản Pháp, đã được viết ra từ năm 1936, sau khi tác giả thăm Liên Xô trở về. Trong một cuốn sách quan trọng và là một lời chứng chấn động về nước Liên Xô của Stalin, ông đã nói lên nỗi « bàng hoàng khủng khiếp » của mình.

Đối với Courrier International, ba mươi năm sau, khi hàng trăm ngàn hồng vệ binh Trung Quốc như những con người vô tri giác muốn « nổ súng vào tổng hành dinh » và « xua đuổi quỷ sứ và tà ma », xã hội Pháp đã thiếu đi một André Gide. Một cách mù quáng, giới tinh hoa trí thức tại Pháp đã hồ hởi hoan nghênh cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc. Dù là người thiên tả hay theo xu hướng De Gaulle, dù là nhà báo hay văn nghệ sĩ, nước Pháp thời hậu tháng Năm năm 1968 như đều quỳ mọp dưới chân Người Cầm Lái Vĩ Đại, tước hiệu của Mao Trạch Đông.

Vào khi ấy, theo tuần báo Pháp, phải hướng mắt qua những nơi khác thì mới thấy được sự thật, như trên tờ South China Morning Post ở Hồng Kông hay Los Angeles Times ở Mỹ chẳng hạn. Và đặc biệt là trong tập biên khảo « Những bộ quần áo mới của Mao Chủ Tịch », trong đó tác giả người Bỉ Simon Leysngay từ năm 1974, đã cho thấy quy mô to lớn của thảm họa đã đổ ập xuống đầu Trung Quốc.

Điều oái oăm, theo Courrier International, là trong những tuần lễ gần đây, nhân kỷ niệm 50 năm Cách Mạng Văn Hóa, trong lúc ở mọi nơi đều rộ lên những bài phân tích của các nhà báo và các nhà Hán học về thập niên bị hy sinh nói trên tại Trung Quốc, thì tại chính nước này, sự kiện đó chỉ được gợi lên một cách tối thiểu. Cứ như là kể từ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố vào năm 1981 rằng Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm « nghiêm trọng » của Mao Trạch Đông, thì chủ đề này đã được đóng lại.

Cần phải chấm dứt việc che giấu lịch sử

Trong hồ sơ của mình, Courrier International đã điểm lại diễn tiến của cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc, và nêu bật các nhận định của chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc ngày nay.

Theo tuần báo Pháp, số nạn nhân của Cách Mạng Văn Hóa cho đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là một chủ đề cấm kỵ. Tuy nhiên tờ báo cũng nhắc đến con số từ 1 đến 3 triệu người chết, do các sử gia đưa ra, và nhất là con số 20 triệu người được nguyên soái Trung Quốc Diệp Kiếm Anh nêu bật.

Về trách nhiệm và nguyên do dẫn đến thảm họa, Courrier International đã trích dịch một bài phỏng vấn sử gia nổi tiếng Mã Dũng, được đăng trên trang web của tạp chí Phượng Hoàng tại Hồng Kông vào tháng Hai vừa qua, nhưng đã bị xóa bỏ vào tháng Năm này, đúng vào lúc báo chí chính thức tại Trung Quốc được lệnh im lặng về ngày kỷ niệm 50 Cách Mạng Văn Hóa.

Dưới tựa đề « Cần phải chấm dứt việc che giấu lịch sử », tờ báo đã ghi lại nội dung bài phỏng vấn trong đó ông Mã Dũng, sử gia tại Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Hiện Đại thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, cho là dù cho nhiều thủ phạm đã bị vạch mặt chỉ tên, nhưng sự chỉ đạo về mặt ý thức hệ tạo nên tình trạng mơ hồ.

Đối với ông Mã Dũng mọi sự đều đã được thực hiện để tránh tội cho Mao Trạch Đông, vì vậy, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nếu không có một nghiên cứu xứng đáng nào về điều này, lịch sử có nguy cơ tái diễn.

Và như để chứng minh cho nỗi lo ngại kể trên, Courrier International đã trích dịch nhận xét của môt nhà văn trên trang mạng Qq.com ở Thẩm Quyến, cho rằng chính tệ sùng bái lãnh tụ là căn nguyên dẫn đến cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc, và là một biểu hiện tai hại nhất. Do vậy, tệ nạn này không được quyền tái sinh. Vấn đề là nó như đã ăn sâu vào bên trong chế độ Trung Quốc, một hàm ý nhắc đến các hành động của đương kim chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.283 giây.