logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/05/2016 lúc 06:09:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VIỆT NAM (NV) - Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức quyết định “tuyệt thực cho đến chết mới thôi” từ ngày 24 Tháng Năm, đúng 7 năm ngày ông bị bắt giam.

Tin về quyết định tuyệt thực của ông Trần Huỳnh Duy Thức được loan tải rộng trên Internet. Một cựu tù nhân chính trị, ông Lê Công Ðịnh, viết trên trang facebook của mình:
UserPostedImage
Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức.

“Vào ngày 5 Tháng Năm 2016, tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo như anh Thức tường thuật với gia đình, khi khởi hành cuộc di chuyển dài đó, anh đã bị còng tay và bịt miệng, vì biểu lộ sự phản đối của mình đối với quyết định ngang ngược như thế của nhà cầm quyền.

“Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày Thứ Bảy, 14 Tháng Năm 2016 vừa qua.

“Trong buổi gặp ngắn ngủi bị canh gác ngặt nghèo bởi hàng chục nhân viên cảnh sát và an ninh, anh Thức đã tường thuật, qua vách kính thủy tinh dày ngăn cách, với gia đình về sự ngược đãi mà anh đã gánh chịu trong thời gian ở nhà tù Xuyên Mộc và hiện tại ở nhà tù Nghệ An.

“Anh bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do của mình, đồng thời thông báo với cha anh là nhà giáo Trần Văn Huỳnh, cùng toàn thể gia đình, về ý định tuyệt thực của anh, nguyên văn như sau: ‘Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24 Tháng Năm không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước.’

“Ngày 24 Tháng Năm 2016 sắp tới đây là tròn 7 năm ngày anh Thức bị bắt giam. Anh chọn ngày kỷ niệm đó để bắt đầu tuyệt thực, mà theo lời anh nói với gia đình lúc chia tay, ‘tuyệt thực cho đến chết mới thôi’! Anh đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này.

“Khi hết giờ thăm gặp lần cuối hôm Thứ Bảy tuần trước, anh Thức đã mượn lời bài hát Quốc Tế Ca để truyền đạt ý định dứt khoát của anh trước cái chết có thể xảy ra: ‘Ðấu tranh này là trận cuối cùng!’”

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 50 tuổi, vốn là một doanh nhân thành đạt, nhưng đã tham gia vận động dân chủ hóa Việt Nam qua một số bài viết phổ biến trên mạng Internet, đụng chạm đến nhà cầm quyền CSVN, đặc biệt là Nguyễn Tấn Dũng, lúc bấy giờ còn là thủ tướng.

Ông bị bắt ngày 24 Tháng Năm, 2009 và bị truy tố cùng một vụ với Luật Sư Lê Công Ðịnh, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung và ông Lê Thăng Long vì bị cáo buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền...” theo Ðiều 79 Bộ Luật Hình Sự. Ông bị kết án nặng nhất, tới 16 năm tù; ông Ðịnh bị kết án 5 năm tù, ông Trung 7 năm tù, và ông Long 3 năm rưỡi.

Các ông Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long được thả trước hạn tù qua các áp lực từ ngoại quốc trong khi ông Trần Huỳnh Duy Thức vẫn còn trong tù.

Bản tin của ông Lê Công Ðịnh trên facebook ngày 16 Tháng Năm, 2016, kêu gọi “cùng nhau cầu nguyện cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà tranh đấu lớn vì quyền con người của người Việt Nam và sự hùng cường của đất nước Việt Nam. Anh là một biểu tượng khổng lồ của phong trào tranh đấu vì nền dân chủ giữa ngục tù cộng sản trên quê hương chúng ta hiện nay.”

Dòng cuối của bài viết có câu: “Nếu anh Thức chết vì chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không thể để cái chết của anh trở nên vô nghĩa. Nhà cầm quyền dứt khoát phải trả giá!”
Theo báo Người Việt
chung  
#2 Đã gửi : 17/05/2016 lúc 06:58:26(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Lời xin lỗi của người tù Trần Huỳnh Duy Thức

UserPostedImage
Gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần đòi tự do cho anh. Photo courtesy of danluan.org

“Từ ngày hôm bữa ngồi trên đó (nhà tù số 6, tỉnh Nghệ An) khóc rất nhiều, cả nhà không ai cầm được nước mắt. Bản thân anh Thức cũng rơi lệ. Anh chia tay giống như đợt này đi rất xa, không biết chừng nào có thể về. Cho đến bữa nay, ba tôi vẫn còn suy tư. Có những bài hát của anh Thức trước đây sáng tác cùng với Trần Vũ Anh Bình, ba tôi bật lên nghe và cứ nằm khóc một mình.”

Đó là bày tỏ của Trần Huỳnh Duy Tân trong cuộc nói chuyện sáng nay với Đài Á Châu Tự Do, cho biết về lời tuyên bố tuyệt thực không thời hạn từ ngày 24 tháng 5 của người tù nhân lương tâm này.

Cát Linh: Thưa anh Duy Tân, theo nguồn tin được đưa ra từ trang cá nhân của LS Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tuyệt thực từ ngày 24 tháng 5. Sự việc cụ thể như thế nào thưa ông?

Trần Huỳnh Duy Tân: Ngày 5 tháng 5 vừa rồi, gia đình rất bất ngờ khi nhận được tin là anh Thức bị chuyển từ trại giam Xuyên Mộc ra ngoài Nghệ An, rất là xa. Sau đó, trại giam ngoài đó cho anh Thức gọi về nhà thông báo là anh đã bị chuyển đi. Gia đình tức tốc ra thăm anh Thức ngày 14 tháng 5 vừa rồi. kỳ này, họ giám sát rất nghiêm ngặt. Trong buổi gặp, ảnh xin lỗi gia đình, xin lỗi ba, xin lỗi vợ con là ảnh sẽ quyết định tuyệt thực từ ngày 24 tháng 5 này, vì vấn đề thượng tôn pháp luật và quyền con người. Ảnh quyết định tuyệt thực không thời hạn. Đó là ảnh cũng lường trước được khả năng của ảnh có thể bị tuyệt mạng.

Cát Linh: Có phải điều đó đã thể hiện trong câu nói “Đấu tranh này là trận cuối cùng”?

Trần Huỳnh Duy Tân: Đó là câu cuối cùng khi chia tay dắt ảnh vào trong, ảnh hát câu đó để động viên gia đình và cho thấy sự quyết tâm của ảnh.

Cát Linh: Sức khoẻ của Thức như thế nào ạ?

Trần Huỳnh Duy Tân: Có lẽ ảnh kiệt sức. Tôi thấy sự mệt mỏi ở anh và anh xuống cân nhiều. Mắt của ảnh bị thâm quầng, có vẻ là suy nghĩ rất nhiều. Cũng căng thẳng về mặt tinh thần, về sức khoẻ, có lẽ do bị chuyển từ trong này ra đó.

Cát Linh: Về thông tin ông Trần Huỳnh Duy Thức được đề nghị đi Mỹ để đổi lấy tự do. Đây là lần thứ mấy chính quyền nhà nước Việt Nam đề cập đến việc này và câu trả lời của ông Thức trước đây cũng như lần này thế nào thưa anh?
Trần Huỳnh Duy Tân: Trong những lần trước, gia đình luôn muốn ảnh được tự do càng sớm càng tốt. Cứ mỗi lần, khi gặp có điều kiện thì gia đình nói là anh ra được thì anh ra, chứ đừng ở trong lao tù rất khó khăn, không ai muốn như vậy.

Nhưng rất nhiều lần ảnh nói với ba là “Con sẽ không đi. Con sẽ ở lại đây. Con sẽ đấu tranh cho mục tiêu của con”.

Trước đây về thông tin mà gia đình nhận được thì chị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha cũng có nói là Bộ Công an đặt vấn đề đó.

Cát Linh: Có rất nhiều tổ chức cũng như cá nhân có chuẩn bị những kế hoạch để gửi thông điệp mà họ cần nói đến Tổng thống Hoa kỳ Obama trong chuyến thăm Việt Nam sắp đến. Anh và gia đình có sự chuẩn bị hay dự định nào để lên tiếng kêu gọi tự do cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức?

Trần Huỳnh Duy Tân: Gia đình chúng tôi rất mong muốn thông điệp cũng như thông tin của chúng tôi đưa ở đây sẽ đến với Tổng thống Obama, để ông biết được ở Việt Nam có một người đang đấu tranh vì sự thượng tôn của pháp luật và quyền con người. Gia đình chúng tôi rất mong muốn ông Obama đọc được những thông điệp như vậy.

Mặc dù anh Thức đã chọn con đường này, ảnh không muốn đi tỵ nạn, nhưng gia đình vẫn mong muốn các tổ chức quốc tế về nhân quyền, các quốc gia, các chính quyền cũng như người dân trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ để anh Thức được trả tự do.

Cát Linh: Xin cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện này.
Theo RFA
chung  
#3 Đã gửi : 17/05/2016 lúc 07:00:45(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Trần Huỳnh Duy Thức dưới cái nhìn của luật sư Lê Công Định

UserPostedImage
Từ trái sang: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và LS Lê Công Định tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010. AFP

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã thông báo cho gia đình anh một quyết định quan trọng đó là sẽ tuyệt thực tới chết để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi thể chế, lắng nghe nguyện vọng của người dân cũng như trả tự do cho anh vì anh không vi phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn LS Lê Công Định, một người bạn đồng hành và cùng chung vụ án với anh để biết thêm chi tiết về quyết định một mất một còn của người tù nhân lương tâm này.
“Anh ấy nói như vậy thì anh sẽ làm”
Mặc Lâm: Thưa LS như ông đã biết, nguồn tin từ gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức nói rằng anh ấy sẽ tuyệt thực cho tới khi chết mới thôi nếu nguyện vọng của anh ấy không được giải quyết. LS là bạn của Trần Huỳnh Duy Thức rất lâu và cùng chung vụ án nữa. Ông thấy tin này chính xác không và theo ông khi anh Thức nói như vậy thì anh ấy có giữ lời không?

LS Lê Công Định: Tôi cũng nghe nguồn tin từ gia đình kể lại ngay sau khi được găp anh Thức, và gia đình lúc đó thật sự rất lo lắng và hỏi ý kiến của tôi làm như thế nào trong trường hợp như vậy. Tôi hoàn toàn hiểu rõ tính của anh Thức vì chúng tôi có quan hệ với nhau trên 10 năm nay, khi anh Thức nói thì ảnh sẽ làm. Ảnh là người khi làm bất cứ việc gì cũng rất cẩn trọng, suy nghĩ rất thấu đáo và tôi thực sự lo khi anh tuyên bố là sẽ tuyệt thực vô thời hạn và chấp nhận lấy cái chết ra quyết tâm yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tổ chức trưng cầu dân ý, thay đổi thể chế để dược hưởng sự tự do và nền dân chủ thực sự cho đất nước chứ không phải chỉ là những lời hứa hẹn hão.
Tôi biết rằng khi anh quyết định như vậy là anh đã suy nghĩ rất kỹ. Thực tình mà nói tôi ủng hộ tư tưởng của anh nhưng trước một quyết định ngặt nghèo như vậy thì tôi cảm thấy lo vì người như anh Thức không thể thiếu cho phong trào đấu tranh cho tương lai của Việt Nam, và sự có mặt của anh cổ võ cho chúng ta rất nhiều.

Anh cũng là một người cha rất tốt với gia đình và một người con rất hiếu thảo nếu anh có mệnh hệ gì thì gia đình và bạn bè của anh Thức sẽ rất đau lòng. Tôi hiểu rằng khi anh ấy nói như vậy thì anh sẽ làm chứ không phải là anh chỉ nói để đưa tin ra ngoài mà không thực hiện. Điều đó khiến cho tôi cảm thấy rất lo lắng và làm cho tôi mang thông tin này đến mọi người.

Mặc Lâm: Vâng, như LS vừa nói thì anh Trần Huỳnh Duy Thức là một khuôn mặt rất cần cho hiện nay, có thể vì lý do đó nên nhà cầm quyền đã cố tình đẩy anh vào thế một mất một còn hay không?

LS Lê Công Định: Tôi không rõ vừa rồi trong trại giam nhà cầm quyền đã đối xử với anh như thế nào khiến anh phải đi đến quyết định như vậy. Tôi nghĩ chắc chắn phải có một nguyên nhân nào đó mà gia đình thông báo từ tháng trước thì tôi biết rằng nhà cầm quyền đã có những hoạt động gây áp lực với anh, đặt anh trong vị trí rất nghiệt ngã trong tù khi anh còn trong trại giam Xuyên Mộc.

Chúng ta biết họ đột nhiên áp giải anh ra Nghệ An với hành động rất nghiêm trọng chẳng hạn như còng tay, bịt miệng do đó tôi nghĩ họ cố tình đẩy anh vào cái quyết định rất khó khăn cho chính bản thân anh và tôi biết khi anh quyết định như vậy hẳn là phải có một lý do nào đó.
Mặc Lâm: Vâng có thể chúng ta chưa biết sự thật nó như thế nào nhưng theo gia đình kể lại thì anh Thức đã từ chối đi Mỹ do nhà cầm quyền đưa ra, theo LS thì điều này có hợp lý với cá nhân của anh Thức hay không?
UserPostedImage
Nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, tại Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 20/1/2010.

LS Lê Công Định: Tôi đã biết khi chúng tôi ở chung với nhau trong trại giam Xuyên Mộc trong một thời gian không dài lắm. Chúng tôi đã nói với nhau rất nhiều việc trong quá khứ khi chúng tôi bị bắt sau đó. Trong tương lai chúng tôi không biết có còn ở chung với nhau hay không bởi vì có thể người ra trước còn người ra sau cho nên chúng tôi bàn hết tất cả mọi việc thì quan điểm của anh Thức rất dứt khoát không bao giờ rời khỏi Việt Nam. Ảnh chấp nhận dù có phải ở mãi mãi trong tù thì cũng sẽ ở Việt Nam chứ dứt khoát không đi nước ngoài. Tôi biết rằng khi anh quyết định như vậy và gia đình kể lại cho tôi nghe thì tôi hoàn toàn tin rằng đó là quyết định thực sự của anh Thức chứ không phải anh chỉ nói và gia đình tường thuật không chính xác.

Có một điều như thế này: khi anh Thức bị áp giải ra Nghệ An, sau đó cho anh Thức gọi điện thoại về nhà báo tin cho gia đình thì anh có nói rằng anh được yêu cầu là phải đi Mỹ và anh muốn gặp tất cả toàn thể gia đình dù anh biết từ Sài Gòn ra Nghệ An rất khó khăn, phức tạp nhưng anh vẫn muốn gặp tất cả mọi người.

Tôi tin những người an ninh theo dõi cuộc nói chuyện trên điện thoại của anh Thức thì họ cũng tin rằng là anh Thức có vẻ như đi theo sự áp đặt của họ là phải đi nước ngoài thì họ mới đồng ý cho gia đình anh Thức tất cả là 14 người vào thăm anh, tất nhiên dưới sự giám sát rất chặt của họ.

Anh Thức cũng dùng điều đó để gặp gia đình nhưng khi gặp tất cả mọi người rồi thì anh tuyên bố sẽ tuyệt thực cho đến chết. Tôi tin rằng đó là quyết định thật sự của anh bởi vì anh muốn gặp mọi người dường như là lần cuối theo suy tính của anh. Tôi tin rằng anh quyết tâm đi đến chọn lựa cái chết buộc nhà cầm quyền phải thay đổi. Tôi thấy đó là quyết đinh thực sự khó khăn nhưng tôi tin rằng của chính anh Thức chứ không phải của ai khác.

Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 17/05/2016 lúc 07:08:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#4 Đã gửi : 18/05/2016 lúc 11:50:12(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Việt Nam lấy gì để mặc cả với Mỹ nếu không có Trần Huỳnh Duy Thức?

Có thể đã có lời giải cho sự xuất hiện “bí ẩn” của bà Jenifer Neidhart de Ortiz - viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cựu tùy viên Chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đặc trách về vấn đề nhân quyền - trong đoàn đến Việt Nam vào tháng 5/2016 của ông Tom Malinowski - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách các vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động.

Mấy ngày qua, tin tức từ gia đình tù nhân lương tâm nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức cho biết ông Thức đã kiên quyết không chấp nhận thói cờ bạc của chính quyền Việt Nam trong ván bài mặc cả “dùng nhân quyền đổi vũ khí” với người Mỹ. Không những không chịu để bị tống xuất sang Hoa Kỳ như các trường hợp tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày năm 2014, ông Thức còn tuyên bố sẽ tuyệt thực đến chết để phản đối điều kiện hà khắc của trại tù Việt Nam.

Cần nhắc lại, bà Jenifer rất có “duyên” với việc thả tự do cho tù chính trị ở Việt Nam. Tháng 4 năm 2014, bà Jenifer là người thu xếp các thủ tục pháp lý về phía công an và chính quyền Việt Nam, cũng như thủ tục pháp lý của Mỹ để đưa tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ sang Hoa Kỳ.

Đến tháng 10/2014, cùng với chuyến làm việc đàm phán nhân quyền tại Hà Nội của ông Tom Malinowski, chính quyền Việt Nam đã phải trả tự do trước thời hạn cho tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Và cũng chính Jenifer là người thu xếp các thủ tục để sau đó “hộ tống” Điếu Cày đến Mỹ.

Vào tháng 5/2016, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị chuyển trại giam từ trong Nam ra Nghệ An. Cần lưu ý rằng trước khi bị tống xuất sang Mỹ, Điếu Cày cũng đã ở trại Nghệ An.

Tại trại tù Nghệ An, ông Thức đã được công an “gợi ý” đi Mỹ. Như vậy, có thể thấy chính quyền Việt Nam đã chọn Trần Huỳnh Duy Thức chứ không phải luật sư Nguyễn Văn Đài để trao đổi nhân quyền với Hoa Kỳ, lồng trong bối cảnh trước chuyến thăm Việt Nam của Obama và chính quyền Việt Nam đang rất cần TPP, được dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, được công nhận “kinh tế thị trường đầy đủ” và được tiếp tục vay tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Tuy nhiên, việc Trần Huỳnh Duy Thức từ chối đi Mỹ rất có thể đang khiến chính quyền Việt Nam lúng túng khi không biết lấy ai để “làm quà” cho chuyến công du của Obama.

Không những không có “quà”, hành động tuyệt thực đến chết của Trần Huỳnh Duy Thức càng khiến dư luận quốc tế và Quốc hội Mỹ phẫn nộ trước thái độ quá sống sượng của chính quyền và công an Việt Nam. Những lời lên án sẽ càng vang lên và tác động mạnh mẽ đến thái độ của Tổng thống Obama khi ông bước chân đến Hà Nội. Tương lai “dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương” mà giới lãnh đạo Việt Nam đang hết sức trông đợi cũng vì thế sẽ trở nên khó khăn hơn.

Có thông tin cho bết luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cũng không chịu đi Mỹ theo dạng tống xuất. Là người hoạt động nhân quyền nhiều năm qua, luật sư Đài hẳn đã hiểu rất rõ về những thủ đoạn của chính quyền Việt Nam hành xử với nhân quyền trong mối liên hệ với các sự kiện đối ngoại và lợi ích kinh tế lẫn quân sự của chế độ.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.172 giây.