Liệu nhà báo có nên luôn trung lập? Nhà báo cần làm gì khi viết về những nhân vật như Donald Trump? Waleed Aly và Scott Stephens, hai phóng viên hàng đầu của Úc, thảo luận về vai trò của báo chí chính trị trong xã hội hiện nay.
Từ năm 1930, đặc biệt là sau vụ Watergate tai tiếng, báo chí chính trị thường được coi có nhiệm vụ phơi bày và tạo áp lực buộc các chính trị gia phải giải thích và trả giá cho những sai phạm, lỗi lầm của họ.
Nhưng liệu báo chí chính trị có đang trở thành bè đảng của các chính trị gia, những người đang dùng kiến thức tay trong về bộ máy bầu cử và biến chính trị trở thành một trò chơi con số bất nguyên tắc? Liệu điều này có làm giảm sự tin tưởng của công chúng vào chế độ dân chủ?
Waleed Aly và Scott Stephens dẫn chương trình The Minefield (ABC RN/Jeremy Story Carter)
Trong thời điểm hiện tại, khi Úc đang bắt đầu cuộc bầu cử liên bang, và Mỹ thì đang bó buộc trong khung cảnh mập mờ về các ứng cử viên chính, chúng ta nên nhớ rằng trong quá khứ, các nhà báo chính trị thường được coi là những người bảo vệ sự lạc quan của công chúng về chế độ dân chủ.
Liệu nhà báo có nhiệm vụ công dân nào lớn hơn là nhiệm vụ phục vụ lợi ích của công chúng, một khái niệm khá mơ hồ?
Waleed Aly (ABC RN/Jeremy Story Carter)
Waleed: Báo chí hiện đại được điều chỉnh không phải để đưa ra những luận điểm tốt nhất, mà để tập trung khai thác những khía cạnh sẽ khiến các chính trị gia lúng túng, xấu hổ. Và một khi những thông tin gây mất mặt mũi này được phát tán, mục đích tốt nhất sau cùng đã bị mất đi và chỉ có lợi ích áp chót được phụng sự
Scott: Việc coi truyền thông và chính trị như kẻ thù của nhau là một sai lầm căn bản. Thay vào đó, chúng ta nên coi truyền thông và chính trị như hai phe phái cùng hướng về một điểm chung thứ 3. Dù là thông qua việc phơi bày các vụ bê bối hay qua việc tạo áp lực khiến các bộ trưởng, chính trị gia và các nhân vật công chúng giái thích các sai trái, lỗi lầm của họ, nhiệm vụ chính của truyền thông vẫn là duy trì và giữ vững niềm hi vọng của công chúng vào quá trình dân chủ.
Scott Stephens (ABC RN/Jeremy Story Carter)
Scott: Tôi nghĩ các cử tri có nhiều kiến thức hơn về các chiến lược chính trị, các cách quan hệ trong chính trị cũng như các bộ máy chính trị. Đó là môt điều điều đáng mong muốn. Nhưng liệu kiến thức này phục vụ gì cho lợi ích sau cùng? Có vẻ như việc chính trị gia có quá nhiều kiến thức tay trong đang làm chúng ta mất niềm tin cũng như hi vọng vào thể chế dân chủ
Waleed: Một trong những điều thú vị về báo chí hiện đại là cách nó luôn tự động muốn hướng tới tính trung lập – mặc dù xu hướng này đang có dấu hiệu phai nhạt. Ngày xưa, các tờ báo là dụng cụ dùng để biện hộ và hoan nghênh các chủ trương cấp tiến. Đó là cách báo chí từng tự coi vị trí của nó trong xã hội. Các tờ báo khi đó là tập san của các bài viết nêu ý kiến trước khi chúng trở thành những tờ báo chỉ toàn tin về sự kiện và sự việc. Chúng ta có thể không nhận thấy lịch sử báo chí của chúng ta đã từng tuyệt đối và không nhượng bộ như thế nào.
Theo ABC